1.2.19

Dân số học

  DÂN SỐ HỌC
Demography, Population Theory
® Giải Nobel: HAAVELMO, 1989 FOGEL, 1993
Dân số học, mà đối tượng là việc nghiên cứu định lượng các dân số, đòi hỏi phải có, một mặt, những công cụ thống kê và toán học và mặt khác, những nguồn thông tin khác nhau, chủ yếu là ba nguồn. Trước hết những nguồn này có thể là những đăng kí hành chánh về những biến cố gắn với hộ tịch (sinh đẻ, cưới hỏi, li dị, tử vong). Thứ hai là những cuộc tổng điều tra dân số, được tiến hành giữa những khoảng thời gian ít nhiều đều đặn, cũng góp phần liệt kê dân số của một nước. Sau cơ quan thống kê Pháp (SGF), được thành lập năm 1833, mà hậu thân là Phòng quốc gia thống kê (SNS) tiếp đến là Viện quốc gia thống kê và nghiên cứu kinh tế (INSEE), thành lập năm 1946, được giao nhiệm vụ tổng điều tra dân số. Thứ ba, kể từ sau thế chiến, những cuộc điều tra chọn mẫu bổ sung cho những cuộc tổng điều tra. Do Sauvy thành lập năm 1945, Viện quốc gia nghiên cứu dân số (INED), hợp nhất những nghiên cứu về dân số học của nhiều bộ môn khoa học xã hội, công bố định kì những công trình khác nhau về dân số.
Đối với thông tin liên quan đến những dân số của quá khứ, do có ít, đôi lúc hoàn toàn không có, những dữ liệu đáng tin nên nhà sử học dân số xây dựng lấy những dữ liệu riêng nhờ những nguồn khác nhau như những sổ sách của nhà thờ, sổ thuế, hồi kí của những quản gia, sổ sách của công chứng viên, và những tư liệu khác. Phương pháp chính là phương pháp “tái hiện lại gia đình” được Henry hoàn chỉnh ngay từ 1956 mà cốt lõi là tập hợp trên một “phiếu gia đình”  toàn bộ những thông tin dân số. Do đó dân số học lịch sử dựa trên những phương pháp khác với những phương pháp được dân số học lí thuyết hay thuần tuý sử dụng. Việc hiểu dân số học lí thuyết tất yếu phải thông qua việc trình bày những công cụ thống kê hợp thành cơ sở kĩ thuật của bộ môn này.


ARMANGAUD A., La population franVaise au XIXè siècle, Paris, PUF, 1976. BOURGEOIS-PICHAT J., Les facteurs de la fécondité non dirigée, Population, n0 3, p. 383-424. BURGUIÈRE A., Pour une typologie des formes dorganisation domestique de lEurope moderne, Annales, Économies, Sociétés, Civilisations, 1986, n0 3, p. 639-655. CHESNAIS J.-C., La transition démographique, Paris, PUF, 1986, Cahier INED, n0 113. COALE A., A New Method for Calculating Lotkas r, Population Studies, 1957, n0 9, p. 92-94. DUPÂQUIER J., Introduction à la démographie historique, Paris, Gonthier, 1975; Dénatalité, lantériorité franVaise, FESTY P., La fécondité des pays occidentaux de 1870 à 1970, Paris, PUF, 1979, Cahiers INED n0 85. FLANDRIN J.-L., Familles: parenté, maison, sexualité dans lAncienne Société, Paris, Hachette, 1976. FOGEL R. W., Economic Growth, Population Theory, and Physiology [1], AER, 1994, vol. 84,  n0 3, p. 369-395. HENRY L.,” Fécondité et famille,  Population, 1957,  n0 3, p. p. 413-444. KEYFITZ N., Applied Mathematical Demography, Springer-Verlag, 1985. KUCZYNSKI R., Fertility and Reproduction, New York, 1932. LASLETT P., Household and Family in Past Time, Cambridge University Press, 1972. LE BRAS H., Retour dune population à létat stable après une” catastrophe, Population, 1969, p. 861-896; Éléments pour une théorie des populations instables, Population, 1971, p. 525-572; Une formulation générale de la dynamique des populations, Population, 1977,  numéro spécial, p. 261-293. LE PLAY F., Lorganisation de la famille selon le vrai modèle signalé par lhistoire de toutes les races et de tous les temps, Paris, Téqui, 1871. LE ROY LADURIE E., Histoire économique et sociale de la France,  LOPEZ A., Problems in Stable Population Theory, Princeton University, 1961. LOTKA A. J., Orphanhood in relation to demographic factors, Revue Metron, 1931, n0 9, p. 37-109; Théorie analytique des associations biologiques, Paris, Hermann, 1939.  MALTHUS T.,-R., An Essay on the Principle of Population (1798), Baltimore, Penguin, 1970. NOTESTEIN F. W., Population. The Long View, Food for the World, University of Chicago Press, 1945, p. 36-57. SAUVY A., Théorie générale de la population,  Paris, PUF, 1966.
Marie-Christine THAIZE CHALLIER
Tiến sĩ kinh tế học, nhà nghiên cứu CNRS, Đại học Pierre Mendes France (Gernoble 2)
® Bất bình đẳng; Duy lí tân cổ điển (tính); Gia đình; Kì vọng toán; Kinh tế học lao động; Lương hưu; Tăng trưởng kinh tế; Thế hệ đan chéo; Thời gian; Vốn con người




Chú thích:

[1] bản dịch tiếng Việt: “Tăng trưởng kinh tế, lý thuyết dân số, và triết lí (sic): đưa những quá trình dài hạn vào việc hoạch định chính sách kinh tế”, trong Các thuyết trình tại lế trao giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế, tập 3: 1991-1995, trang 122-177, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 (ND).

Print Friendly and PDF