PARIS 2024 ĐẠT ĐƯỢC SỐ LƯỢNG
BẰNG NHAU VỀ GIỚI CỦA CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN, NHƯNG THỂ THAO XƯA NAY VẪN KIỂM SOÁT CƠ THỂ PHỤ NỮ
Các vận động viên chạy bộ chạm đích năm 1922. Agence Rol/Gallica |
Thế vận hội Paris 2024 sẽ là kỳ Thế vận hội đầu tiên đạt được sự cân bằng giới hoàn toàn. Từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8, 5.250 vận động viên nam và 5.250 vận động viên nữ sẽ tranh tài tại kỳ Thế vận hội hiện đại lần thứ 33.
Với việc đạt được con số này, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã hoàn thành
khuyến nghị thứ 11 của Chương trình nghị sự Olympic 2020, hướng tới mục tiêu cân bằng giới 50:50 giữa các
vận động viên nam và nữ, đồng thời tăng số lượng các nội dung đồng đội hỗn hợp,
sẽ chiếm khoảng 20 trong tổng số 329 nội dung tại Thế vận hội.
Sự tham gia của phụ nữ trong Thế vận hội đã diễn ra không chính thức bắt đầu từ kỳ Thế vận hội
hiện đại lần thứ hai, cũng được tổ chức tại Paris vào năm 1900. Trong số 997 vận
động viên, có 22 phụ nữ, họ thi đấu ở năm môn: quần vợt,
thuyền buồm, croquet, cưỡi ngựa và golf.
Người ta thường tin rằng phụ nữ trước đây ít khi chơi thể thao, mặc dù điều này không liên quan nhiều đến việc thiếu hứng thú với hoạt động thể chất, mà là do chính trị giới đã áp đặt sự phân biệt cứng nhắc giữa nam thanh niên và nữ thanh niên. Thể thao đóng vai trò chủ chốt trong việc tách biệt giới tính.
'Kitô giáo cơ bắp': hệ tư
tưởng làm nền tảng cho Thế vận hội hiện đại
Tham vọng giáo dục của Pierre de Coubertin, cha đẻ của Thế vận hội hiện đại, chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ từ cái gọi là “Kitô giáo cơ bắp”, một phong trào coi thể thao là trọng tâm trong
việc hình thành đức tin và sự nam tính ở những người đàn ông trẻ.
Pierre de Coubertin, người được coi là "cha đẻ của Thế vận hội Olympic hiện đại". Bain News Service/Wikimedia commons |
Năm 1883, Coubertin, khi đó mới 20 tuổi, theo học chương trình giáo dục thể chất tại Rugby, một trường tư thục của Anh, nguồn gốc của cái tên bóng bầu dục (Rugby) và là bối cảnh cho cuốn tiểu thuyết Tom Brown's School Days của Thomas Hughes.
Ám ảnh bởi thất bại nhục nhã của Pháp trong cuộc chiến
tranh Pháp-Phổ năm 1870, Coubertin coi tư duy thể thao của người Anh là giải
pháp cho sự chuẩn bị chiến tranh kém cỏi của Pháp. Theo
thời gian, ông ca ngợi thêm tiềm năng ngoại giao
của thể thao trong việc duy trì hòa bình giữa các đế quốc. Mối liên hệ giữa thể
thao với các cuộc đấu tranh dân tộc, chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh đã gạt bỏ
những tầm nhìn đa dạng và vui tươi hơn về thể thao, dẫn đến việc Coubertin coi
Thế vận hội như một sự kiện tôn vinh nam tính, dành riêng cho người da trắng được
cho là ưu việt.
Thế vận hội hiện đại không mấy thân thiện với phụ nữ. Trên thực tế, Thế vận hội đóng vai trò thiết
yếu trong việc giữ thể thao hiện đại nằm gọn trong lãnh địa của nam giới, và chỉ thông qua sự kiên
trì và đấu tranh không ngừng, sự hiện diện của phụ nữ tại Thế vận hội mới dần
được chấp nhận và chính thức công nhận.
Francesca Pianzola, người giành huy chương vàng môn ném lao tại Thế vận hội Phụ nữ năm 1922 tại Paris. Agece Rol/Wikimedia Commons |
Olympic Nữ lần thứ hai, được tổ chức tại Paris năm 1922, đã thu hút 20.000 khán giả.
Năm 1960, một trong những thành viên của IOC tiết lộ rằng, vào năm 1923, IOC đã tranh luận về
cách giải quyết những tác động của chủ nghĩa nữ quyền đối với thể thao và miễn
cưỡng đồng ý mở rộng các sự kiện dành cho phụ nữ để kiểm soát sự hiện diện và
tham gia ngày càng tăng của họ tại các sự kiện này.
Thiếu sự cân bằng về giới trong ban điều hành IOC
Mặc dù đây là đòi hỏi mang tính lịch sử của chủ nghĩa nữ quyền, nhưng cân
bằng giới có thể che giấu động cơ thầm
kín là duy trì quyền kiểm soát.
Hiến
chương Olympic năm 1996 nêu rõ cam kết của IOC trong việc thúc đẩy sự
hiện diện của phụ nữ “ở mọi cấp độ và trong mọi cơ cấu, đặc biệt là trong các
cơ quan điều hành của các tổ chức thể thao quốc gia và quốc tế nhằm mục đích áp
dụng nghiêm ngặt nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ”.
Tuy nhiên, sự cân bằng trong ban điều hành không được đưa vào Chương
trình nghị sự Olympic 2020. Nếu có thì khuyến nghị thứ 11 vẫn chưa được thực hiện,
vì hội đồng
IOC hiện bao gồm 11 nam và 5 nữ.
Làm suy yếu các vận động viên nữ
Ngoài những nguyên tắc nhiều vô kể, thể thao còn bị chi phối bởi những
nguyên tắc khiến cho sự bình đẳng thực sự trở nên bất khả thi, một trong số đó
là giáo điều phân biệt giới tính vốn là nền tảng cho
chính ý tưởng về sự cân bằng.
Được cho là nhằm bảo vệ phụ nữ, sự tách biệt giới tính đã định hình nên quyết định của các liên
đoàn thể thao mỗi khi một vận động viên nữ thách thức sự vượt trội của nam giới.
Điều này đã xảy ra với xạ thủ Trung Quốc Zhang Shan sau khi cô giành huy chương vàng và phá kỷ lục
Olympic ở môn bắn đĩa bay hỗn hợp tại Thế vận hội
Barcelona 1992. Sau chiến thắng của cô, Liên đoàn Bắn súng Quốc tế đã cấm phụ nữ
tham gia, vì vậy Zhang không thể bảo vệ huy chương vàng của mình tại Thế vận hội
Atlanta 1996, mặc dù đại hội này được quảng cáo là khuyến khích sự tham gia của nữ giới.
Tại Paris 2024 sẽ có một nội dung bắn súng hỗn hợp, nhưng với các đội gồm một
nam và một nữ. Hình thức "hỗn hợp" này sẽ tránh việc nam và nữ cạnh tranh trực tiếp với
nhau.
Lindsey Van trong vòng tập luyện trước cuộc thi cá nhân nữ tại Giải vô địch trượt tuyết thế giới Bắc Âu ở Oslo. Tadeusz Mieczyński/Wikimedia Commons, CC BY-SA |
Vận động viên nhảy cầu trượt tuyết Lindsay Van cũng không thể bảo vệ thành tích của mình tại Thế vận hội mùa đông Vancouver 2010, vì phụ nữ bị cấm tham gia sự kiện này, dù thực tế người đang nắm giữ kỷ lục chung cuộc lại là một nữ vận động viên. Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế đã viện dẫn khả năng gặp vấn đề về sinh sản trong tương lai ở các nữ vận động viên nhảy ván để biện minh cho lệnh cấm. Những lập luận tương tự đã được sử dụng để ngăn cấm phụ nữ tham gia thể thao vào đầu thế kỷ 20, hơn một thế kỷ trước đó.
Dù có vẻ mang tính giai thoại, những sự kiện này cho thấy bất kỳ động thái nào hướng tới bình đẳng giới cũng đều kết thúc bằng việc áp đặt các ràng buộc
cạnh tranh lên phụ nữ. Trong nhiều năm, những điều này diễn ra dưới hình thức
các bài kiểm tra xác minh giới tính, và ngày nay, mức testosterone được xem xét kỹ
lưỡng, khiến nhiều phụ nữ châu Phi bị loại
khỏi thi đấu.
Về mặt văn hóa, Pháp đã cấm các vận động viên đội khăn trùm đầu tham gia đội tuyển Olympic của mình, trong
khi các vận động viên nữ ở một số môn thể thao phản đối đối trang phục có
tính gợi dục hóa.
Cơ thể của các nữ vận động viên vẫn là một trong những đối tượng quản lý chính của các ủy
ban thể thao. Chừng nào thể thao còn bị phân biệt theo giới tính, sự khác biệt giữa nam và nữ sẽ luôn phải
được đánh dấu, duy trì và kiểm soát.
Tác giả
Olatz González Abrisketa |
Profesora de Antropología, Đại học País Vasco/Euskal Herriko Unibertsitatea
Tuyên bố công khai
Olatz González Abrisketa không làm việc, tư vấn, sở hữu cổ phần trong
hoặc nhận tài trợ từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào có thể hưởng lợi từ bài viết
này và không có sự trực thuộc nào ngoài giới chuyên môn của mình.
Huỳnh Thị Thanh Trúc dịch
Nguồn: Paris
2024 reaches gender parity among athletes, but sport has always policed women’s
bodies, The Conversation, July 24, 2024.