5.6.24

Gerard Toal, Oceans Rise Empires Fall. Why Geopolitics Hastens Climate Catastrophe

Gerard Toal, OCEANS RISE EMPIRES FALL. WHY GEOPOLITICS HASTENS CLIMATE CATASTROPHE, Oxford University Press

“Hoàn toàn rõ ràng là những tác động của việc biến đổi khí hậu tăng tốc sẽ là thảm họa, dù cho đó là mực nước biển tăng lên, bão mạnh hơn hay là sa mạc hóa. Như thế tại sao các Nhà nước-quốc gia khó khăn đến thế để triển khai những chính sách xuyên quốc gia nhằm làm giảm việc sản xuất các-bon và làm chậm lại sự nóng lên của hành tinh? Trong cuốn Oceans Rise Empires Fall, Gerard Toal chỉ ra thủ phạm là địa chính trị. Các Nhà nước thích giảm phát thải trên lí thuyết, nhưng trong cuộc tranh đua lớn trên thế giới vì quyền lực địa chính trị bao giờ họ cũng dành ưu tiên cho việc tiếp cận các nhiên liệu phát thải khí các-bon giúp tạo ra kiểu tăng trưởng kinh tế giúp cạnh tranh với các quốc gia khác. Do đó, mặc dù ngày nay chúng ta biết tác động trong dài hạn của biến đổi khí hậu, các cuộc đấu tranh địa chính trị tiếp tục gạt sang một bên những nỗ lực ngăn chặn hay làm chậm lại quá trình này.

Đặc biệt cuộc xung đột Ukraina làm lộ ra ánh sáng những ưu tiên của chúng ta. Để tránh phụ thuộc vào dự trữ dồi dào về dầu hỏa và khí đốt của Nga, các Nhà nước gia tăng sản xuất nhiên liệu hóa thạch, điều này tất yếu làm gia tăng lượng các-bon trong khí quyển. Những đòi hỏi kiểm soát lãnh thổ của các cường quốc ngăn cản mọi sự hợp tác để đối phó với những thách thức chung. Những bi kịch lãnh thổ, công nghệ và nguồn lực diễn ra trên bàn cờ địa chính trị hiện nay che khuất sự hủy hoại các hệ thống sống còn của hành tinh. Trong sự cạnh tranh giữa địa chính trị và các chính sách khí hậu bền vững, địa chính trị được ưu tiên, đặc biệt khi cạnh tranh biến thành xung đột công khai”.

Nguyễn Đôn Phước dịch

Nguồn: Gerard Toal, Oceans Rise Empires Fall. Why Geopolitics Hastens Climate Catastrophe, Oxford University Press, Le Grand Continent, 31.5.2024

Print Friendly and PDF