5.11.15

HECKMAN James, sinh năm 1944



James Heckman (1944-)

HECKMAN James, sinh năm 1944

James Heckman sinh ngày 19 tháng tư 1944 tại Chicago. Sau khi tốt nghiệp cử nhân toán (với lời khen của ban giám khảo) Collorado College năm 1965, ông đỗ tiến sĩ kinh tế học đại học Princeton năm 1971 với một luận án có tựa là Ba tiểu luận về cung lao động của các hộ gia đình và cầu sản phẩm thị trường. Sau khi nghiên cứu tại National Bureau of Economics Research từ 1972 đến 1975, ông trở thành phó giáo sư từ 1973 đến 1977 tại Yale University, giáo sư tại đây kể từ 1977 rồi lần lượt là giáo sư đại học Chicago năm 1985, đại học Gütenborg ở Thụy Điển năm 1980. Hiện nay ông là giáo sư kinh tế học tại Chicago University. Năm 1983, ông được huy chương John Bates Clark của American Economic Association thưởng cho những nhà nghiên cứu trẻ dưới bốn mươi tuổi. Hoạt động khoa học với cường độ cao, ông là đồng chủ biên Journal of Political Economy từ 1981 đến 1987, rồi lần lượt chủ biên các tạp chí sau: Evaluation Review từ 1991 đến 1995, Journal of Econometrics từ 1977 đến 1983, Journal of Labor Economics từ 1982 đến 2000, Review of Economic Studies từ 1982 đến 1985, Econometric Review từ 1987 đến 2000, Journal of Economic Perspectives từ 1989 đến 1996, Journal of Economics and Statistics từ 1994 đến 2000. Thành viên của Hội kinh trắc học, American Academy of Arts and Sciences và cuối cùng của National Academy of Sciences, năm 2000 ông được giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel.
James Heckman có nhiều đóng góp có ý nghĩa vào tư liệu kinh trắc vừa về mặt lí thuyết lẫn ứng dụng trong hai mươi năm qua, đặc biệt là trong việc triển khai những chương trình xã hội cũng như đo đạc những tác dụng của các chương trình này. Đóng góp của ông chủ yếu liên quan đến việc xử lí những độ chệch lựa chọn, vốn có một tầm quan trọng lớn đối với các nhà nghiên cứu kinh trắc vì những độ chệch này ảnh hưởng một cách đáng kể đến những ước lượng thực nghiệm. Vấn đề là xử lí về mặt kinh trắc hiện tượng là một số mẫu thống kê (như những dữ liệu theo lớp cắt cùng thời đơn giản hay lặp lại, hay những dữ liệu panel) có những độ chệch vì chúng không dược rút ra một cách ngẫu nhiên từ tổng thể (1976, 1979, 1985 và 1986). Như vậy những công trình của ông tạo nên một kiểu bảng hướng dẫn phương pháp luận liên quan đến việc đồng nhất hoá những mô hình lựa chọn, một khái niệm trước đấy chưa được xử lí trong kinh văn, đặc biệt là với những dữ liệu panel. Như thế ông định hình toàn bộ những giới hạn tối thiểu cần thoả mãn để tiến hành việc nhận dạng những ước lượng nhất quán với mỗi loại dữ liệu. 
Heckman nghiên cứu nhiều chủ đề trong đó những độ chệch lựa chọn có những hệ quả quan trọng, như những mô hình cung lao động (1974), đặc biệt là cho những phụ nữ có chồng (1977 và 1978), những phương thức nhận thức ra quyết định (1999), lương tối thiểu (1981c), phát triển giáo dục tổng quát (thông qua những chứng chỉ tương đương trong giáo dục phổ thông, 1993), những hàm ghép cặp (1997) và pháp luật chống phân biệt đối xử (1975 và 1998). Ông chứng minh là việc tính đến những độ chệch lựa chọn là rất quan trọng, đặc biệt là khi những cá thể thuộc mẫu có thể thay đổi trạng thái, ví dụ bằng cách chọn việc tự đào tạo để có được một hoạt động được trả lương khá hơn, hoặc không tự đào tạo lại và nhận một trợ cấp thất nghiệp trong thời gian đó. Ông thành công trong việc trả lời câu hỏi khó đâu là tác động của việc đào tạo nghiệp vụ trên thu nhập. Hay là trong số những cá thể chọn tự đào tạo lại thì đâu là hiệu ứng trung bình của đào tạo trên thu nhập của họ? Cuối cùng mức thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu nếu không được đào tạo lại?
Daniel McFadden (1937-)
Có thể sửa những chọn lựa bằng phương pháp hợp lí cực đại, nhưng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian tính toán và bộ nhớ máy tính. Vì lí do đó, phương thức do Heckman đề xuất ít tốn thời gian hơn đã trở nên thông dụng hơn. Đây là một phương thức hai bước: 1) ước lượng những tham số của quyết định lựa chọn (ví dụ bằng một mô hình probit) 2) ước lượng riêng rẻ mô hình hồi qui (ví dụ bằng phương pháp bình phương bé nhất). Những biến thể có thể của phương pháp này cũng do Heckman thiết kế, ví dụ liên quan đến việc đánh giá những độ chệch của ước lượng hợp lí cực đại (trên một mẫu giới hạn) bằng phương pháp Monte-Carlo áp dụng vào những mô hình probit với hiệu ứng cố đinh (1981a) hoặc khi mẫu có những dữ liệu panel rời rạc (1981b). Một số tác giả cũng sử dụng phương pháp những biến công cụ. Dù sao đi nữa việc sử dụng những dữ liệu theo lớp cắt cùng thời có lặp lại có thể là rất có hiệu quả để ước lượng những mô hình chọn lựa và hơn nữa là ít tốn kém hơn. Ông cũng nghiên cứu nhiều những vấn đề kinh trắc phức tạp do việc phân tích những hiện tượng kéo dài trong thời gian (như thất nghiệp, 1980, 1982 và 1984). 
Năm 2000, cùng với Daniel McFadden, ông được Viện hàng lâm khoa học hoàng gia trao giải vì đã phát triển những lí thuyết và phương pháp phân tích những mô hình chọn lựa [] Những công trình của hai nhà nghiên cứu đã cho phép giải quyết nhiều vấn đề cơ bản mà phân tích thống kê những vi dữ liệu đặt ra.
· The common structure of statistical models of truncation: sample selection and limited dependent variables and a simple estimator for such models [Cấu trúc chung của những mô hình chặt cụt: chọn mẫu và những biến phụ thuộc giới hạn và một ước lượng đơn giản cho những mô hình như thế], Annals of Economic and Social Measurement, 1976, vol. 5, p. 475-492. A partial survey of recent research on labor supply of women [Điểm qua một phần nghiên cứu gần đây về cung lao động của phụ nữ], American Economic Review, Papers and Proceedings, May 1978 Sample selection bias as a specification error”´[Độ chệch lựa chọn như một sai lầm chỉ định], Econometrica, Feb. 1979.   The statistical models for discrete panel data [Những mô hình thống kê cho dữ liệu panel rời rạc], trong MANSKI F. và McFADDEN D. ed., Structural Analysis of Discrete Data with Econometric Applications [Phân tích cấu trúc của dữ liệu rời rạc với những ứng dụng kinh trắc], Cambridge, Cambridge University Press, 1981a, p. 114-178.   The incidental parameters problem of initial conditions in estimating a discrete time-discrete data stochastic process, [Vấn đề những tham số ngẫu nhiên của những điều kiện ban đầu trong việc ước lượng một quá trình ngẫu nhiên có dữ liệu rời rạc], trong MANSKI F. và McFADDEN D. ed., Structural Analysis of Discrete Data with Econometric Applications [Phân tích cấu trúc của dữ liệu rời rạc với những ứng dụng kinh trắc], Cambridge, Cambridge University Press, 1981a, p. 179-195.   Matching as an econometric estimator: evidence from evaluating a job training program [Ước lượng tương xứng như một ước lượng kinh trắc: những điều hiển nhiên từ một chương trình đào tạo việc làm], Review of Economic Studies, October 1977 Detecting discrimination[Phát hiện phân biệt đối xử], Journal of Economic Perpectives, vol. 12(2), Summer 1998.    HECKMAN J. & ASHENFLETER O, The estimation of income and substitution effects in a model of family labor supply [Ước lượng những hiệu ứng thu nhập và thay thế trong một mô hình cung lao động gia đình], Econometrica, Jan. 1974, p. 73-86; Evaluating the effect of an antidiscrimination program [Ước lượng tác động của một chương trình chống phân biệt đối xử], Evaluating the Labor Market Effects of Social Programs [Đánh giá những hiệu ứng trên thị trường lao động của những chương trình xã hội], Princeton University Press, 1975. HECKMAN J. & WILLIS R., A beta-logistic model for the analysis of sequential labor force participation by married women [Một mô hình beta logistic cho việc phân tích sự tham gia liên tiếp vào lực lượng lao động của phụ nữ có chồng], Journal of Political Economy, Feb. 1978.   HECKMAN J. & SEDLACKER, The impact of the minimum wage on the employment and earnings of workers in South Carolina [Tác động của lương tối thiểu trên việc làm và thu nhập của người lao động ở bang South Carolina], Report of the Minimum Wage Commision, US Goevernment Printing Office, June 1981 [1981c], vol 5, p. 225-272. HECKMAN J. & BORJAS D., Does unemployment causes future unemployment? Definitions, questions and answers from a continuous time model of heteregoneity and state dependence [Thất nghiệp có tạo nên thất nghiệp tương lai không? Định nghĩa, câu hỏi và trả lời từ một mô hình thời gian liên tục của tính không thuần nhất và sự phụ thuộc vào trạng thái], Economica, 1980, vol. 47, p. 247-283. HECKMAN J. &  SINGER B. The identification problem in econometric models for duration time [Vấn đề đồng nhất hoá trong những mô hình kinh tế về thời lượng], trong HILDENBRAND W. ed., Advances in Econometrics, Cambridge University Press, 1982, trang 39-77; Econometric duration analysis [Phân tích kinh trắc thời lượng], Journal of Econometrics, 1984, vol. 23, p. 33-132. HECKMAN  J. & ROBB R., Alernative Methods for Estimating the Impact of Intervention [Những phương pháp khác nhau để ước lượng tác động của sự can thiệp] trong HECKMAN J. &  SINGER B. ed., Longitudinal Analysis in Labor Market Data [Phân tích theo chiều dọc trong dữ liệu của thị trường lao động], Cambridge University Press, 1985; Alternative methods for solving the problem of selection bias in evaluating the impact of treatment of outcomes [Những phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề chênh lệch lựa chọn trong việc đánh giá tác động của việc xử lí những kết quả] trong WAINER H. ed., Drawing Inference from Self Select Samples [Suy luận từ những mẫu tự chọn], Spiringer-Verlag, 1986. HECKMAN  J. & CAMERON S., The nonequivalence of high school equivalents [Tính không tương đương của những tương đương trung học], Journal of Labor Economics, Jan. 1993 CAWLEY J, HECKMAN J., LOCKNER L & VYTLACH E., Understanding the role of cognitive ability in accounting for the recent rise in the economic return to education [Tìm hiểu vai trò của khả năng nhận thức khi tính đến sự lớn lên mới đây của lợi tức kinh tế của giáo dục], trong ARROW K, BOWLES S. & DURLAUF S, ed., Meritocraty and Economic Inequality [Chế độ nhân tài và bất bình đẳng kinh tế], Princeton, Princeton University Press, 1999.
Damien Gaumont
Phó giáo sư đại học Panthéon-Assas (Paris 2)
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn: Những giải khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel của Damien Gaumont trong Dictionnaire des sciences économiques do Claude Jessua, Christian Labrousse và Daniel Vitry chủ biên, Paris, Presses Universitaires de France, 2001, trang 993-1054.
Print Friendly and PDF