14.1.16

Tuyên bố của các nhà kinh tế về Bảo hiểm Y tế Phổ quát


Tuyên bố của các nhà kinh tế về Bảo hiểm Y tế Phổ quát

Tháng 9 năm 2015, 267 nhà kinh tế từ 44 quốc gia, dẫn đầu là Lawrence H. Summers thuộc Đại học Harvard, đã ký vào bản Tuyên bố của các nhà kinh tế về Bảo hiểm phổ quát, kêu gọi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu ưu tiên cho một lộ trình để người nghèo tiếp cận chính sách bảo hiểm y tế phổ quát như là một trụ cột then chốt để phát triển bền vững. Tuyên bố này được công bố trên tạp chí Lancet và đăng trên tờ The New York Times.
Sự ủng hộ đối với bản Tuyên bố tiếp tục gia tăng kể từ khi nó ra đời, với hơn 300 nhà kinh tế hiện nay đang ủng hộ văn bản lịch sử này.
Với việc Liên Hợp Quốc chuẩn bị khởi động một nghị trình phát triển bền vững táo bạo, đây là thời điểm quyết định để các nhà lãnh đạo toàn cầu cân nhắc các khoản đầu tư tài chính cần thiết để tối đa hóa tiến độ đến năm 2030. Như là một dữ liệu được đưa vào các cuộc thảo luận xung quanh những khoản đầu tư trên, những người ký tên vào tuyên bố này, 267 nhà kinh tế từ 44 nước, kêu gọi các nhà làm chính sách toàn cầu ưu tiên cho một lộ trình vì người nghèo về chương trình bảo hiểm y tế phổ quát như là một trụ cột phát triển thiết yếu.
Chương trình bảo hiểm y tế phổ quát có nghĩa là đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu chất lượng cao mà không bị khó khăn về tài chính. Những hạn chế về nguồn lực đòi hỏi từng nước sẽ xác định một định nghĩa riêng của họ về từ "thiết yếu" – trong khi thừa nhận, theo lời của Gro Harlem Brundtland cựu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, rằng "... nếu phải cung cấp dịch vụ cho mọi người, thì không có nghĩa là tất cả các dịch vụ đều phải được cung cấp. Trước tiên phải cung cấp những dịch vụ có chi phí hiệu quả nhất".
Ngay cả khi thừa nhận những ràng buộc về nguồn lực, thì thế hệ chúng ta có một cơ hội lịch sử để đạt được một sự "hội tụ lớn" về vấn đề y tế toàn cầu, làm giảm những bệnh tật có thể phòng ngừa được đối với các bà mẹ, trẻ em, và những ca tử vong vì bệnh truyền nhiễm xuống mức thấp ở phạm vi toàn thế giới trước năm 2035. Trong báo cáo, Vấn đề y tế toàn cầu năm 2035, Ủy ban Lancet về Đầu tư vào Y tế cho thấy, với các công cụ mạnh mẽ ngày nay để cải thiện dịch vụ y tế, và viễn cảnh những công cụ ấy tiếp tục được cải thiện, thì chương trình bảo hiểm y tế phổ quát, khả thi về mặt tài chính đối với từng nước, có thể dẫn đến một sự hội tụ lớn với những lợi ích đi kèm cả về vấn đề y tế lẫn vấn đề phòng chống các rủi ro tài chính liên quan đến y tế.[1]
Chúng tôi bàn rộng những điểm ấy dưới đây.
Xã hội toàn cầu của chúng ta có quyền lợi riêng trong việc đầu tư vào lãnh vực y tế để biến đổi cuộc sống và sinh kế.
Y tế là điều cần thiết để xóa bỏ đói nghèo cùng cực và thúc đẩy sự tăng trưởng về phúc lợi.[2],[3] Trong thập kỷ qua, những cải thiện về mặt y tế – được đo lường bằng giá trị của tuổi thọ – chiếm 24% sự tăng trưởng của tổng thu nhập ở những nước có mức thu nhập thấp và trung bình.[1]
Những hệ thống y tế hướng tới chương trình bảo hiểm y tế phổ quát, hết sức có giá trị trong chính quyền lợi của chúng, tạo ra rất nhiều lợi ích: trong thời kỳ khủng hoảng, chúng sẽ giảm nhẹ tác động của các cú sốc đối với cộng đồng; trong thời kỳ yên bình, chúng sẽ thúc đẩy các xã hội gắn kết với nhau hơn và thúc đẩy các nền kinh tế sản xuất nhiều hơn.
Những lợi ích đầu tư về mặt kinh tế trong sự hội tụ lớn được ước tính là lớn hơn chi phí gấp 10 lần – có nghĩa là những giai đoạn ban đầu trên con đường tiến tới chương trình bảo hiểm y tế phổ quát, tập trung vào các biện pháp can thiệp hội tụ quan trọng và có lợi, sẽ có giá trị cao so với chi phí huy động thu nhập, bao gồm khoản mất trắng do thuế (hay phúc lợi), hay (trong hầu hết các trường hợp) so với giá trị sử dụng trong các lĩnh vực khác.[4]
Sự thành công của chương phát triển tiếp theo xoay quanh khả năng thực sự cung cấp các giải pháp y tế đã được chứng thực cho những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất.
Có một hồ sơ vững chắc về sự thành công của khu vực công và của sự hỗ trợ phát triển về tài chính và cung cấp các biện pháp can thiệp y tế mang tính biến đổi – chủng ngừa, điều trị HIV/AIDS, bệnh lao và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em, và sự diệt trừ hay diệt trừ gần hết các bệnh truyền nhiễm chính. Cùng lúc đó, hầu hết các nước đã trải nghiệm những khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc hàng đầu và thứ yếu cho cả khu vực công lẫn khu vực tư. Những tiến bộ hướng tới chương trình bảo hiểm y tế phổ quát sẽ đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề cung cấp dịch vụ nói trên.
150 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo mỗi năm phải chi trả cho dịch vụ y tế từ tiền túi.[5] Khi chia kết hợp tài trợ và cung cấp sớm các dịch vụ y tế ban đầu, chương trình bảo hiểm y tế phổ quát làm giảm sự phụ thuộc vào các khoản chi từ tiền túi, do đó bảo vệ các hộ gia đình khỏi những rủi ro kiệt quệ về tài chính.
Dịch bệnh virus Ebola nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ khỏe bằng các liên kết yếu nhất của chúng ta. Hiệu ứng suy nhược của Ebola có thể được giảm thiểu bằng cách xây dựng những hệ thống y tế công cộng tại các nước Guinea, Liberia và Sierra Leone, với chi phí chỉ bằng một phần ba chi phí đối phó Ebola cho đến nay.[6]
Mỗi nước đều có cơ hội để đạt được chương trình bảo hiểm y tế phổ quát.
Hơn 100 nước trong phổ phát triển đã bắt đầu làm việc hướng tới chương trình bảo hiểm y tế phổ quát – thử nghiệm và ngày càng chứng minh tính khả thi của chương trình.
Các nước sẽ tìm thấy giá trị lớn nhất bằng tiền qua việc tài trợ cho mọi người các dịch vụ liên quan đến sự hội tụ với chất lượng cao và miễn phí hay với chi phí thấp tại điểm cung cấp dịch vụ. Khi các nguồn lực trong nước tăng lên, thì các nước sẽ mở rộng các gói dịch vụ thiết yếu được công khai tài trợ cho mọi người.
Hầu hết các nước đều có khả năng huy động thêm nguồn vốn trong nước cho y tế thông qua các hệ thống cải thiện thuế khóa và các cơ chế tài trợ sáng tạo. Và qua mức tăng trưởng kinh tế được dự đoán của các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp, thì hầu hết các nước sẽ có những phương tiện tài chính bổ sung để đầu tư nhiều hơn vào các dịch vụ y tế và cung cấp dịch vụ y tế. Khi phân bổ hiệu quả, thì những khoản đầu tư lớn hơn vào lãnh vực y tế có thể dẫn đến những chi phí tổng thể thấp hơn cho hệ thống.[1]
Hỗ trợ phát triển trong lãnh vực y tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành một sự hội tụ lớn trong lãnh vực y tế toàn cầu và bảo hiểm y tế phổ quát.
Chỉ có tài trợ trong nước thôi thì chưa đủ đối với nhiều nước có mức thu nhập thấp để cung cấp ngay cả những dịch vụ y tế liên quan đến sự hội tụ. Tập trung sự trợ giúp y tế đối với một nước cụ thể về các biện pháp can thiệp hội tụ ở những nước có thu nhập thấp (nhưng cam kết) có thể là một sự giúp đỡ vô giá.
Các khoản đầu tư đáng kể từ các nhà hảo tâm vào một sự hội tụ lớn trong lãnh vực y tế toàn cầu sẽ giúp ích rất nhiều trong các nhiệm vụ toàn cầu bị bỏ quên về hỗ trợ phát triển y tế: cung cấp các sản phẩm công cộng toàn cầu như nghiên cứu và phát triển y tế, đối phó với các yếu tố ngoại sinh mang tính xuyên biên giới như các đại dịch và sự đề kháng lại với kháng sinh, và hỗ trợ vai trò lãnh đạo và quản lý của các thể chế toàn cầu. Sự tài trợ thích đáng của các nhiệm vụ toàn cầu này có nhiều khả năng chứng minh là con đường hiệu quả nhất để cải thiện điều kiện của người nghèo ở các nước có mức thu nhập trung bình.[7]
Do đó, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, tha thiết kêu gọi:
  • Các nhà lãnh đạo chính phủ tăng cường nguồn vốn trong nước cho sự hội tụ y tế toàn cầu và cung cấp sự lãnh đạo chính trị để tiến hành những cải cách về chính sách đối với chương trình bảo hiểm y tế phổ quát vì người nghèo;
  • Các nước tài trợ thực thi các cam kết của mình đối với sự hỗ trợ phát triển quốc tế và cam kết đầu tư vào những nhiệm vụ toàn cầu về hỗ trợ phát triển trong lãnh vực y tế, đặc biệt là công tác nghiên cứu và phát triển đối với các bệnh tật đói nghèo;
  • Tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề phát triển tài trợ hướng tới sự công bằng một cách rõ ràng, bao gồm việc ai là người trả tiền trong nước và ai là người hưởng lợi;
  • Amartya Sen (1933-)
    Các nhà hoạch định chính sách nước nắm lấy chương trình bảo hiểm y tế phổ quát, như đã định nghĩa ở trên, như là một cách tiếp cận tích hợp để đo lường sự tiến bộ hướng tới các mục tiêu y tế trong khuôn khổ phát triển toàn cầu sau năm 2015.
Ngay cả với những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đáng kể, thì các nguồn lực trong lãnh vực y tế (và các lãnh vực khác) sẽ vẫn còn rất nhiều hạn chế. Giá trị nội tại của việc cải thiện y tế – và sự chứng tỏ tiềm năng của các chính phủ và của các cơ quan viện trợ nhằm cung cấp những biện pháp can thiệp y tế trọng điểm – nhắm đến việc duy trì và mở rộng cam kết trong lãnh vực y tế thông qua việc đầu tư vào các biện pháp vì người nghèo tiến tới chương trình bảo hiểm y tế phổ quát. Amartya Sen đã gọi cơ hội này là "giấc mơ trong tầm tay."[8]

DANH SÁCH CÁC NHÀ KINH TẾ ĐÃ KÝ TÊN VÀO BẢN TUYÊN BỐ

Australia
Nejat Anbarci
Hristos Doucouliagos
Mark McGillivray
Barbara McPake
Jorida Zeneli
Bangladesh
Syed Abdul Hamid
Mohammad A. Jabbar
Belgium
Michel Huybrechts
Andre Sapir
Reinhilde Veugelers
Belize
Ignez Tristao
Bolivia
Luis Tejerina
Botswana
Linah K. Mohohlo
Brazil
Tania Maria Beume
Marcia Cristina Gomes da Rocha
Marcella Distrutti
Naercio Menezes Filho
Bruno Cara Giovannetti
Andre Medici
Marcelo J. Moreira
Rodrigo Soares
Cameroon
Zakariaou Njoumemi
Canada
Matilde Bombardini
Timothy Evans
Alan Freeman
Prabhat Jha
Steve Morgan
M. Kent Ranson
Alan Whiteside
Chile
Camilo Cid
Manuel Llorca-Jaña
Miguel Quiroga-Suazo
China
Jikun Huang
Justin Yifu Lin
Gordon G. Liu
Colombia
Giancarlo Romano G
Côte d’Ivoire
Ibrahim Magazi
Cyprus
Christopher Pissarides
Denmark
Bjørn Lomborg
Egypt
Ahmed Kouchouk
Ethiopia
Degnet Abebaw
Assefa Abebe
Tadele Feree Agaje
Joseph Atta-Mensah
Alemayehu Geda
Netsanet Walelign Workie
France
Jerome Creel
Alan Kirman
Thomas Piketty
Eric de Roodenbeke
Germany
John Komlos
Dalia Marin
Ghana
Philip Kofi Adom
Frank Adu
Moses Aikins
Genevieve Cecilia Aryeetey
Francis Mensah Asenso-Boadi
Chris Atim
Richmond Commodore
Selassi Amah d’Almeida
Augustin Kwasi Fosu
Edward Nketiah-Amponsah
Justice Nonvignon
Peter Quartey
Daniel Sakyi
Nii Kwaku Sowa
Henry Telli
Ebo Turkson
George Tweneboah
Timothy O. Williams
India
Vinod B. Annigeri
Kishor Hari Badatya
Sugata Bag
Aditya Bhattacharjea
Pratap Singh Birthal
Satya R. Chakravarty
Sarbajit Chaudhuri
Mausumi Das
Indraneel Dasgupta
S. Mahendra Dev
Chetan Ghate
Ashima Goyal
K. S. James
Somdeb Lahiri
Ramanan Laxminarayan
Srijit Mishra
Diganta Mukherjee
Subrata Mukherjee
Anjan Mukherji
Arnab Mukherji
Soumyanetra Munshi
Amarendu Nandy
Pulin B. Nayak
Rupayan Pal
Durgesh C. Pathak
M. Govinda Rao
Ayanendu Sanyal
Subrata Sarkar
Anindya Sen
Soumyen Sikdar
Charan Singh
Anup Sinha
Pankaj Sinha
Uday Bhanu Sinha
E. Somanathan
Krishnamurthy Subramanian (Subbu)
Aviral Tiwari
Beena Varghese
Indonesia
Teguh Dartanto
Djoni Hartono
Athia Yumna
Arief Anshory Yusuf
Israel
Sergiu Hart
Italy
Ferdinando Regalia
Japan
Masahiro Kawai
Alistair Munro
Takashi Oshio
Kenichi Ueda
Akihito Watabe
Kenya
Japheth Awiti
Joy Mueni Kiiru
Diana Kimani
George Kosimbei
Dianah Mukwate
Joseph Muchai Muniu
Mwenda Mwilaria
Jennifer Njaramba
Martine Odhiambo Oleche
Perez Onono
Apurva Sanghi
Malaysia
Syed Mohamed Aljunid
Mexico
Javier Dorantes Aguilar
Pablo Ibarraran
Matthew Kovach
Alejandro Figueroa Lara
David Mayer-Foulkes
Isidro Soloaga
Carlos M. Urzúa
Morocco
Driss M. Zine-Eddine El-Idrissi
Myanmar
Alex Ergo
Nicaragua
Carlos Herrera U

Nigeria
Kehinde Akeem Adegoke
Ayodeji Ajiboye
Shehu Rano Aliyu
Elaine Baruwa
Nkata Chuku
Musa Ibrahim Jega
Kenneth Ojo
Olumide Okunola
Olubajo Olalekan
Obinna Onwujekwe
Chibuzo Opara
Afees Adebare Salisu
Francis Nwachukwu Ukwuije
Norway
Halvor Mehlum
Kjetil Storesletten
Howard White
Peru
Sandro Parodi
Singapore
Antonio Fatas
Kai Hong Phua
South Africa
Haroon Bhorat
Stan du Plessis
J. Paul Dunne
Jaya Josie
Patrizio Piraino
Nicola Viegi
Nick Vink
Martin Wittenberg
Ingrid Woolard
South Korea
Cheolsu Kim
Spain
Irma Clots-Figueras
Guillem Lopez-Casasnovas
Andreu Mas-Colell
Sweden
Justice Mensah
Thomas Sterner
Switzerland
David B. Evans
Michael Gerfin
Alberto Holly
Jürgen Maurer
Xenia Scheil-Adlung
Simon Wieser
Thailand
Viroj NaRanong
Ammar Siamwalla
Siripen Supakankunti
Chalongphob Sussangkarn
Nualnoi Treerat
The Netherlands
Rob Baltussen
J.L. (Hans) Severens
Eddy van Doorslaer
The Philippines
Karl Kendrick Chua
Turkey
Bilin Neyapti
Ilhan Can Ozen
Ilhan Ozturk
Ali C. Tasiran
Erol Taymaz
Ebru Voyvoda
A. Erinc Yeldan
Uganda
Mugisha David
Willy Rwamparagi Kagarura
Norbert Mubiru
Jean-Pascal N. Nganou
United Kingdom
Tony Atkinson
Nicholas Barr
Andrew Briggs
Karl Claxton
Paul Collier
Joan Costa-Font
Anthony J. Culyer
Tim Ensor
Eric French
Stephany Griffith-Jones
Andrew Hughes Hallett
Kara Hanson
Jenni Hislop
Mireia Jofre-Bonet
Andrew M. Jones
Richard Layard
Paul Levine
Anil Markandya
Alistair McGuire
Giovanni Melina
Anne Mills
Joseph Pearlman
Zahidul Quayyum
Lucrezia Reichlin
Paul Revill
Bibhas Saha
Mark Sculpher
Peter C. Smith
Richard D. Smith
Nicholas Stern
Frances Stewart
Marc Suhrcke
Adair Turner
Anna Vassal
Sophie Witter
Olivia Wu
Robert Yates
Winnie Yip
United States
M. Caridad Araujo
Suchit Arora
Kenneth Arrow
Dean Baker
Kaushik Basu
Peter Berman
Stefano M. Bertozzi
David Blanchflower
Rebekah Heinzen Borse
Jim Campen
Karen Cavanaugh
Frank J. Chaloupka
Menzie D. Chinn
Daniel Cotlear
Janet Currie
David Cutler
Patricia Danzon
Brad DeLong
Asif Ud Dowla
Pascaline Dupas
James Fearon
Brandon Fenley
Carolyn Fischer
Victor R. Fuchs
Amanda Glassman
Alexander Gleason
Rachel Glennerster
Nora Gordon
Karen A. Grépin
Michael Grossman
Jonathan Gruber
Robert Haveman
Peter Heller
Rebecca Henderson
Christopher Hollenbeak
William Hsiao
Wenke Hwang
John Irons
Paul Isenman
Dean Jamison
Seema Jayachandran
Arjun Jayadev
Geoffrey Joyce
Ted Joyce
Dean Karlan
Eric Kramer
Sanjeev Kumar
Caroline Ly
Carlos Martins-Filho
Keith E. Maskus
Bruce Mizrach
Akbar Noman
Rachel Nugent
Anne Morrison Piehl
Steve Radelet
Lakshmi K. Raut
Alvin Roth
Will Semmler
Lara Shore-Sheppard
Vernon L. Smith
Agnes Soucat
Joseph E. Stiglitz
Lawrence H. Summers
Anita A. Summers
Daria Taglioni
Nathan W. Tefft
David J. Vanness
Nicholas Wilson
Barbara L. Wolfe
Tetsuji Yamada
Harry Zhang
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch




[1] Jamison, DT, Summers, LH, Alleyne, G et al. Global health 2035: a world converging within a generation (Y tế toàn cầu năm 2035: một thế giới hội tụ trong một thế hệ). The Lancet. 2013; 382: 1898–1955

[2] Ủy ban về Kinh tế học vĩ mô và Y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO- World Health Organization). Macroeconomics and health: investing in health for economic development (Kinh tế học vĩ mô và y tế: đầu tư vào lãnh vực y tế để phát triển kinh tế). Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva; 2001

[3] Ủy ban WHO về Kinh tế học vĩ mô và Y tế của tổ chức WHO và Nhóm công tác số 1. Health, economic growth and poverty reduction (Y tế, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo). Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva; 2002

[4] Kydland, FE, Mundell, R, Schelling, T, Smith, V và Stokey, N. và nhóm chuyên gia. trong: B Lomberg (chủ biên) Global problems, smart solutions: costs and benefits (Những vấn đề toàn cầu và giải pháp thông minh: chi phí và lợi ích). Cambridge University Press, Cambridge; 2013: 701–716

[5] Xu, K, Evans, DB, Carrin, G, Aguilar–Rivera, AM, Musgrove, P và Evans, T. Protecting households from catastrophic health spending (Bảo vệ các hộ gia đình khỏi những chi tiêu thảm khốc về y tế). Health Affairs. 2007; 26: 972–983

[6] Save the Children. A wake-up call: lessons from Ebola for the world’s health systems (Hãy cứu lấy trẻ em. Một lời cảnh báo: những bài học từ Ebola đối với các hệ thống y tế của thế giới). Save the Children, London; 2015

[7] Schäferhoff, M, Fewer, S, Kraus, J et al. How much donor financing for health is channelled to global versus country-specific aid functions? (Bao nhiêu tiền tài trợ về y tế của các nhà hảo tâm được sử dụng vì mục đích viện trợ toàn cầu so với viện trợ cho một nước cụ thể?) The Lancet. 2015 (công bố trực tuyến ngày 13 tháng bảy)

[8] Sen, A.Universal healthcare: the affordable dream (Chăm sóc y tế phổ quát: giấc mơ trong tầm tay). The Guardian (London); ngày 6 tháng Giêng năm 2015

Print Friendly and PDF