16.10.19

Esther Duflo, người có những ý tưởng phong phú


ESTHER DUFLO, NGƯỜI CÓ NHỮNG Ý TƯỞNG PHONG PHÚ
Tania Kahn – ngày 2 tháng 7 năm 2013 (cập nhật ngày 14 tháng 10 năm 2019)
Esther Duflo, tháng 6 năm 2013, Paris. Serge PICARD
Nhà kinh tế nữ người Pháp, người nghiên cứu về nghèo khổ, đã được trao giải thưởng Nobel về kinh tế vào hôm thứ Hai, cùng với các nhà nghiên cứu Abhijit Banerjee và Michael Kremer. Báo “Libération” đã phỏng vấn bà vào năm 2013 cho chuyên mục chân dung nhân vật, mà giờ chúng tôi đăng tải lại.
Với mái tóc cắt vuông kín đáo, khuôn mặt có dáng đẹp mà không cần trang điểm hay tạo dáng, bà có nét tự nhiên uốn cong đến phần rỗng của vai, từ lâu trung thành với sự khiêm tốn theo đạo Tin lành. Tên của bà không làm chúng ta ngạc nhiên. Esther, nhà kinh tế nữ chuyên về nghèo khổ, có điểm chung với vị nữ hoàng trong kinh Cựu Ước, người vợ của vua Ba Tư Assuérus, mà bà đã trau giồi một sự tu luyện khổ hạnh tự phát, cùng với lòng vị tha sôi nổi.
Michael Kremer (1964-)
Abhijit Banerjee (1961-)
Không có gì trong dáng người mảnh khảnh này bộc lộ hào quang đang bao quanh bà, càng không phải là cách nói chuyện gần như thì thầm này, với những khẳng định giống như là bay bổng, để tìm ra một từ thích hợp. Thế nhưng, vào năm 2010, Esther Duflo – người viết mục thời luận cho báo Libération từ năm 2002 đến năm 2009 – đã được trao giải John Bates-Clark, một giải thưởng kiểu mở đường cho giải thưởng Nobel về kinh tế. Năm 2011, tạp chí Time xếp nữ giảng viên này, thuộc đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT), trong số một trăm nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Và vào năm 2012, một sự ngọt ngào lớn nhất, bà gia nhập Ủy ban Phát triển Toàn cầu, chịu trách nhiệm tư vấn cho [tổng thống] Barack Obama về những vấn đề viện trợ phát triển cho các nước nghèo. Khiêm tốn đến độ đáng ngạc nhiên, khi những người khác huênh hoang phát biểu, Esther Duflo bằng lòng khép lại chương này: “Đây là một nhiệm vụ tư vấn thuần túy, giống như hàng trăm nhiệm vụ khác. Tôi chưa bao giờ gặp mặt Obama, và cũng chẳng hề trao đổi thư từ gì với ông ấy.” Đó là cách mà Esther Duflo khéo léo né tránh bên rìa quyền lực, đóng góp ý kiến và lời khuyên kỹ thuật cho người có quyền lực, nhưng không bao giờ tham gia vào vũ đài chính trị. Bà nói: “Tôi không bao giờ có thể làm chính trị được, bởi vì nó đòi hỏi mình phải tin vào chân lí của bản thân hoặc hoàn toàn là vô liêm sỉ. Và rồi, tôi sẽ chẳng có sự lôi cuốn cũng như cá tính để đưa bản thân lên hàng đầu.”
Chính trong thời gian đồng sáng lập J-PAL [Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab], Phòng thí nghiệm giải pháp thoát nghèo, với các nhà kinh tế Ấn Độ Abhijit Banerjee và Sendhil Mullainathan, thuộc trường MIT ở Cambridge, và được triển khai thành hệ thống trên khắp thế giới (Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu và Châu Á), mà nhà nữ kinh tế can dự vào những chính sách công nhắm vào đối tượng người nghèo. Phương pháp đánh giá của bà, được gọi là kinh tế học vi mô thực nghiệm, dựa trên việc quan sát những ràng buộc hàng ngày để đưa ra câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi thực tế. Ví dụ: bà cho rằng để làm sạch nguồn nước ở các làng mạc ở Kenya, thì việc bỏ chất clo ở gần các giếng nước sẽ hiệu quả hơn. Bà nhận xét rằng người nông dân Ấn Độ có thiên hướng tiêm vắc-xin cho con mình để đổi lấy một túi đậu lăng. Một kỹ thuật lấy cảm hứng từ các thử nghiệm lâm sàng, chuộng chủ nghĩa kinh nghiệm hơn là những diễn ngôn về phương pháp, và qua đó buông lỏng cuộc tranh luận về số tiền viện trợ phát triển để tập trung vào cách thức tiền viện trợ được chi tiêu.
Geneviève Fioraso (1954-)
Được [nữ chính trị gia người Pháp] Geneviève Fioraso vinh danh nhân một cuộc tranh luận về các khóa học tiếng Anh, Esther Duflo giương cao huy hiệu của một thế hệ toàn cầu hóa. Được đào tạo ở Paris (ENS, École Normale Supérieure), ở Moscow và Cambridge (MIT), bà lấy chồng là nhà kinh tế Ấn Độ Abhijit Banerjee. Hai người có một bé gái tên là Noémie, có nghĩa là “ngon tuyệt” trong tiếng Do Thái cổ. “Một cái tên dễ phát âm theo ba ngôn ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Bengal, để bé hiểu mình thuộc về ba thế giới này”, theo lời của người mẹ. Esther Duflo kể lại về Abhijit, lớn hơn bà mười hai tuổi, thuộc một gia đình theo đạo Bà-la-môn ở Calcutta: “Bố mẹ, thầy cô của Abhijit, đã ảnh hưởng sâu sắc đến anh ấy. Đó là một môi trường nghèo nhưng có học thức, sôi nổi và được rèn luyện với một thuyết vô thần mãnh liệt, vả lại đây không phải là một cuộc hôn nhân được sắp đặt.”
Trước nguy cơ đánh mất những tình cảm tốt đẹp, Duflo nhớ lại thời niên thiếu bình yên ờ vùng Bois-Colombes: “Khi còn rất trẻ, tôi đã nghĩ trong đầu cần phải giúp đỡ mọi người, cứu rỗi thế giới. Điều đó luôn là một phần của con người tôi.” Bà tiếp tục kể lại sự bay bổng của mình: “Có hai câu hỏi làm cho tôi luôn bức xúc. Vì sao tôi được sinh ra ở đây? Và điều đó mang lại cho tôi trách nhiệm gì?” Một thiên hướng truyền giáo được thúc đẩy bởi một người cha là nhà toán học và người mẹ là bác sĩ nhi khoa và một sự thấm nhuần văn hóa thanh giáo (Tin lành) cánh tả. Vì thế, bà giao du với giới có đạo, sinh hoạt với các nhóm hướng đạo sinh và lui tới một xứ đạo khu phố, “tự do và cởi mở với thế giới, được dẫn dắt bởi các mục sư trẻ tuổi và nhiều tham vọng,” bà nói.
Từ nay là người mang hai quốc tịch Mỹ và Pháp, Esther Duflo, từ hai bờ Đại Tây Dương, lúc thì bỏ phiếu cho đảng xã hội chủ nghĩa, lúc thì bỏ phiếu cho đảng dân chủ và tránh bất kỳ lời giải thích nào về chính sách của nước Pháp mà bà quan sát từ xa. Sống vĩnh viễn ở nước ngoài, bà kéo dài thêm danh sách những bộ não di dân người Pháp, không có triển vọng quay trở về nước. Điều đó nói rằng, phân tích của bà là đúng: “Mọi người đang [bỏ nước] ra đi, đó là vấn đề cố hữu trong giới học thuật, vấn đề thực không phải là giữ chân họ, mà là biết cách thu hút người khác.” Và [biết cách] hỗ trợ sự vận động ủng hộ các khóa học tiếng Anh. Vả lại, Duflo đang toả sáng trong ngôn ngữ của Shakespeare, về mặt nghề nghiệp, và trong ngôn ngữ của Molière, về mặt cá nhân. Bà giải thích: “Có rất nhiều nhà kinh tế học người Pháp suy nghĩ bằng tiếng Anh, có nhiều từ khá thích hợp, trong khi những từ đó lại không tồn tại hoặc ít được sử dụng trong tiếng Pháp.” Và bà là người may mắn nhận được một khoản tài trợ lớn bằng đồng rial Ả Rập Saudi cho phòng thí nghiệm của mình mô tả một hệ thống, nơi mà khu vực công và tư đầu tư khá nhiều tiền của vào công trình nghiên cứu, so với nước Pháp. Hoa Kỳ gần giống miền Tây hoang dã,” bà nói. Đó cũng là một tổ chức có cấu trúc phẳng hoàn toàn, nơi mà người học có quyền nói, ngang hàng với giáo viên.” Đôi khi Esther Duflo luyến tiếc sự nhanh nhẹn của lối suy nghĩ “ưu tiên cho một bài báo hơn là cho một cuốn sách”. Sự đột nhập vào lĩnh vực truyền thông đại chúng của bà là khá hiếm và có chọn lọc, nhưng, không vì thế, mà liên kết sự lu mờ đó với sự nhút nhát. “Tôi không cảm thấy có vấn đề gì khi phát biểu trước công chúng”, người khai trương ghế giáo sư chủ nhiệm môn Kiến thức chống nghèo khổ tại trường Collège de France. Hélène Giacobino, người bạn lâu năm và tổng giám đốc J-PAL Châu Âu, kể lại chi tiết về con người bà: “Bà ấy đặc biệt thích công việc của mình như là một nhà nghiên cứu và giáo sư. Những công việc khác, bà ấy chỉ làm khi thấy cần thiết.”
Bộ ba Esther-Abhijit-Noémie di chuyển như con thoi giữa Boston và Delhi, nơi mà Duflo quản lý chi nhánh địa phương thuộc phòng thí nghiệm của bà. Ở đó, họ thuê một căn hộ ở một quận từng dành cho các nhà báo. Và khi nói đến vấn đề tiền nong, người làm ra tiền một cách “trắng trợn”, hóa ra lại là một người quản lý tồi. Khi bị bỏ rơi, khối tiền chất chồng lên tài khoản vãng lai của bà, vun đắp ở đó một đạo đức Công giáo nhiều hơn là đạo đức Tin lành về tiền bạc. Bà cũng không còn tâm hồn của một khách hàng thân thiết, tránh xa các cửa hàng, trong khi người chồng mua quần áo cho bà “với những sắc thái màu vàng, màu cam, và cả sắc sọc.” Khi người đàn bà vừa đúng bốn mươi tuổi này mua dài hạn báo New York Times, trong phiên bản kỹ thuật số, bà thú nhận có một quan hệ không đúng lúc với các công nghệ mới. Thứ mà bà tóm tắt bằng giai thoại này: “Chính vào lúc tôi quyết định mua một chiếc iPhone thì giá của Apple trên thị trường chứng khoán đã bắt đầu giảm”.
Esther Duflo qua 5 mốc thời gian
Tháng 10/1972: Sinh ở Paris.   
1999: Giảng sư (rồi Giáo sư) tại trường MIT Cambridge.
2003: Đồng sáng lập J-PAL, Phòng thí nghiệm giải pháp thoát nghèo.
2008: Người khai trương ghế giáo sư chủ nhiệm môn Kiến thức chống nghèo khổ tại Collège de France.
Tháng 12 năm 2012: được [tổng thống] Obama bổ nhiệm vào Ủy ban Phát triển Toàn cầu.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Esther Duflo, riches idées, Libération, ngày02/07/2013.
Print Friendly and PDF