14.10.20

Giải “Nobel kinh tế” được trao cho các nhà “đấu giá”

GIẢI “NOBEL KINH TẾ” ĐƯỢC TRAO CHO CÁC NHÀ “ĐẤU GIÁ”

Christophe Alix

Ngày 12 tháng 10 năm 2020

Ban giám khảo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố những người nhận giải Nobel kinh tế, vào hôm thứ Hai. Ảnh Anders Wiklund. Reuters

Các công trình của hai nhà kinh tế học người Mỹ từ Đại học Stanford, Paul Milgrom và Robert Wilson, đã giúp họ nhận được giải thưởng vào hôm thứ hai: họ đã phát triển một mô hình đấu giá để phân bổ các nguồn lực công khan hiếm như các tần số mạng 5G. Một sự tôn vinh các cơ chế thị trường, trong khi giải thưởng năm 2019 thưởng cho các công trình của Esther Duflo về cuộc chiến chống đói nghèo.

Các cuộc đấu giá hoàn hảo có tồn tại theo nghĩa có lợi cho cả người bán, người mua và người nộp thuế hay không? Có, các nhà kinh tế học người Mỹ, Paul Milgrom và Robert Wilson, đều ủng hộ trả lời khẳng định có. Vào hôm thứ hai, họ đã được trao giải Nobel kinh tế vì đã “cải tiến lý thuyết và phát minh ra những định dạng mới”, theo lời của ban giám khảo của Học viện Hoàng gia Khoa học Thụy Điển. Cặp đôi này, làm việc tại Đại học Stanford ở California, đặc biệt nổi tiếng là ở đầu nguồn việc thích nghi khái niệm nói trên trong việc bán các nguồn lực khan hiếm hoặc hạn chế, chẳng hạn như các dải băng tần viễn thông bên kia Đại Tây Dương, hoặc việc phân bổ các đường rãnh cất cánh và hạ cánh - các slots trong biệt ngữ tiếng Anh - ở các sân bay. Một đóng góp về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, theo lời tôn vinh của ban giám khảo, nhấn mạnh đến việc “các định dạng mới này phục vụ cho xã hội trên toàn thế giới”.

Các cuộc đấu giá được sử dụng để bán rất nhiều loại sản phẩm, từ các tác phẩm nghệ thuật đến các nguyên liệu thô, qua quảng cáo trực tuyến và có thể khoác lên nhiều đặc điểm khác nữa: chúng có thể được tổ chức theo hình thức mở - mọi người đều nhìn thấy được - hoặc đóng, liên quan đến những hàng hóa có giá trị chuẩn hóa rất cao, chẳng hạn như dầu hỏa, hoặc một món hàng có giá trị mang tính chủ quan rất lớn, chẳng hạn như các tác phẩm nghệ thuật. Người đấu giá có thể nhận được thông tin bình đẳng hay không, và trong trường hợp sau người ta gọi là thông tin không đối xứng, v.v.. Bấy nhiêu sự chênh lệch càng phải đấu tranh chống lại​​ khi các cuc đấu giá này liên quan đến các ngun lc công khan hiếm như các tn s mng 5G.

“Lời nguyền của người thắng”

Robert Wilson, 83 tuổi, là người đầu tiên “kiến tạo một khung chung” cho kiểu đấu giá này, chứng minh rằng, trong số nhiều kiểu đấu giá khác, người đấu giá “duy lý” có xu hướng đưa ra mức giá thấp hơn tình huống tối ưu, vì lo sợ hớ giá. Điều mà ông gọi là “lời nguyền của người thắng”. Tại cuộc họp báo ngay sau khi công bố giải thưởng, ông cho biết chưa từng tham gia một cuộc đấu giá nào. “Bản thân tôi, tôi chưa từng tham gia một cuộc đấu giá nào. […] Vợ tôi lưu ý tôi rằng chúng tôi có những đôi giày trượt tuyết được mua trên mạng eBay, tôi đoán đó là một cuộc đấu giá”, ông nói đùa với cử tọa. Paul Milgrom, 72 tuổi, học trò của Wilson, về phần mình đã xây dựng một lý thuyết tổng quát hơn về đấu giá. Lý thuyết này đặc biệt cho thấy một cuộc đấu giá có thể tạo ra một mức giá cao hơn, khi người mua có được thông tin về các mức chào giá được dự kiến của những người đấu giá khác trong cuộc đấu giá.

Các công trình của họ đã giúp cải tiến hệ thống đấu giá của FCC, cơ quan viễn thông liên bang của Mỹ. Trong khi cho đến năm 1993, cơ quan này đã cấp các giấy phép sóng điện từ [hertz] cho các nhà khai thác, hoặc dưới hình thức bốc thăm, hoặc dưới hình thức các quá trình điều trần dai dẳng - các cuộc thi sắc đẹp và vận động hành lang, theo lời chế nhạo của họ -, giờ thì cơ quan này đã áp dụng hệ thống mà Wilson và Milgrom đã phát triển. Tức là, các cuộc đấu giá đồng thời theo nhiều vòng với một hệ thống đơn giản đủ sức để tất cả người mua hiểu được trên cơ sở bình đẳng và đủ sức khuyến khích để giúp FCC thu được thu nhập tối đa từ đó. Một hệ thống đã được th thách và đã được sử dụng trên toàn thế giới để phân bổ các tần số vô tuyến (Canada, Anh, Tây Ban Nha, v.v.). Đây cũng là trường hợp mới vài tuần trước đối với mạng 5G ở Pháp, nơi các cuộc đấu giá đã mang về cho Nhà nước 2,786 tỷ euro.

Sự điều tiết nền kinh tế theo hướng tân tự do

Esther Duflo (1972-)
Abhijit Banerjee (1961-)

Trong khi giải Nobel kinh tế năm ngoái được trao cho các công trình về xóa đói giảm nghèo của nhà kinh tế người Mỹ gốc Pháp Esther Duflo và nhà kinh tế người Mỹ gốc Ấn Abhijit Banerjee (hiện là vợ chồng), thì giải Nobel kinh tế năm 2020 nối lại với cách tiếp cận cổ điển hơn về kinh tế học bằng cách một lần nữa đánh giá cao vai trò trung tâm của thị trường. Giống như năm ngoái, giải thưởng đã tưởng thưởng cách tiếp cận rất thực dụng dựa trên quan sát về hành vi của con người - trong một trường hợp là hành vi của những người đấu giá, và trong một trường hợp khác là cách thức mà người nghèo phản ứng lại với việc thực hiện các biện pháp thử nghiệm được cho là giúp họ. Lần này bằng cách chứng minh cho thấy một sự đối đầu không bị bóp méo về cung cầu giúp đạt được một mức giá hợp lý có lợi cho tất cả các bên liên quan (các doanh nghiệp, người tiêu dùng, Nhà nước). Một giải thưởng phù hợp với ý tưởng về một sự điều tiết nền kinh tế theo hướng tân tự do có thể tỏ ra là rất hiệu quả, và kết thúc một mùa 2020, qua đó các mối quan tâm về xã hội và y tế không bị lãng quên trong năm đại dịch này.

Trước khi giải Nobel kinh tế lần thứ 52 kết thúc mùa phát giải của Viện Hàn lâm Thụy Điển, giải Nobel Hòa bình đã được trao, vào cuối tuần trước, cho Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, một chương trình mang đến sự hỗ trợ hàng ngày cho gần 100 triệu người bị đói trên thế giới.

Christophe Alix

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: Le “Nobel” d'économie adjugé aux “enchères”, Liberation, ngày 12/10/2020.

Print Friendly and PDF