2.7.21

Biểu tượng của nhà sáng tạo ở Hoa Kỳ vẫn là người đàn ông da trắng - và đó là trở ngại cho việc hòa nhập về giới và chủng tộc

BIỂU TƯỢNG CỦA NHÀ SÁNG TẠO Ở HOA KỲ VẪN LÀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG DA TRẮNG - VÀ ĐÓ LÀ TRỞ NGẠI CHO VIỆC HÒA NHẬP VỀ GIỚI VÀ CHỦNG TỘC

Tác giả: Anjali Vats

Khi Tổng thống Barack Obama ký Đạo luật Cấp phát bằng sáng chế của Hoa Kỳ vào năm 2011, xung quanh ông là một nhóm người thuộc nhiều lứa tuổi, giới và chủng tộc. Bài phát biểu của ông về luật đã làm thay đổi các yêu cầu kỹ thuật đối với việc đăng ký bằng sáng chế, nêu bật sự đa dạng trên bằng cách nhấn mạnh rằng ngày nay bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà sáng chế ở Hoa Kỳ.

Bất chấp sự lạc quan của Obama về việc nữ giới và người da màu sáng chế và đăng ký bằng sáng chế cho các công nghệ mới và sáng tạo của quốc gia, cả hai nhóm này vẫn tụt hậu đáng kể so với các đồng nghiệp nam giới da trắng trong việc được công nhận là nhà sáng chếsở hữu bằng sáng chế, ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Nữ giới và người da màu có cùng năng lực trí tuệ giống như những đồng nghiệp nam giới da trắng. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm liên tục cho thấy rằng luật bằng sáng chế đã cấp bằng sáng chế một cách áp đảo cho nam giới da trắng vì lao động và kỹ năng của họ.

Điều này một phần là do nữ giớingười da màu tham gia các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) với số lượng thấp hơn nhiều so với nam giới da trắng. Năm 2017, nữ giới chiếm hơn một nửa lực lượng lao động, nhưng chỉ chiếm 29% các công việc STEM. Nhưng ngay cả những người nữ và người da màu đi vào lĩnh vực STEM có sáng chế và được cấp bằng sáng chế cũng ít hơn nhiều lần so với những người đồng nghiệp nam da trắng của họ.

Câu hỏi là tại sao.

Benjamin Franklin (1706-1790)
Elon Musk (1971-)

Là một nhà nghiên cứu chuyên về chủng tộc, hùng biện và luật sở hữu trí tuệ, tôi có thể nói rằng khoảng cách giữa chủng tộc và giới với bằng sáng chế của Hoa Kỳ một phần là kết quả của sự thất bại trong trí tưởng tượng. Những câu chuyện mà mọi người kể về sáng chế ở Hoa Kỳ tiếp tục tập trung vào những người đàn ông da trắng – nào là những Benjamin Franklin, những Thomas Edison và những Elon Musk - mà không cho nữ giới và người da màu có cùng địa vị đó, một địa vị cao hơn so với địa vị về mặt sinh học tự nhiên của họ.

Những huyền thoại quốc gia về quyền sáng chế và các rào cản chính trị đối với việc cấp bằng sáng chế đã khiến nữ giới và người da màu thất bại bằng cách coi sự phân biệt đối xử thâm căn cố đế là bình thường ngay cả khi họ tham gia các lĩnh vực STEM.

Những câu chuyện chúng ta kể về các nhà sáng tạo

Các nhà lý thuyết phê bình về chủng tộc chỉ ra bằng cách nào những thuật ngữ pháp lý và các câu chuyện hàng ngày có vẻ như thể cảm thấy như họ đang tạo ra một sân chơi bình đẳng trong khi chúng vẫn cho phép thành kiến ​​ngm phát trin. Trong cun sách mi của tôi, “The Color of Creatorship“ (“Màu sắc của quyền sáng tạo”), tôi xem xét cách thức luật sở hữu trí tuệ đã phát triển về mặt chủng tộc trong hơn 200 năm.

Người da đen và da nâu không còn bị pháp luật cấm sở hữu bằng sáng chế và bản quyền như những năm 1700 và 1800. Tuy nhiên, luật bản quyền và bằng sáng chế dường như mù màu vẫn tiếp tục hầu như ưu đãi các nhà sáng chế và nhà sáng tạo nam da trắng bằng cách sử dụng các định nghĩa và kiểm định pháp lý để bảo vệ các sáng chế và sáng tạo có xu hướng phù hợp với quan niệm và kỳ vọng của phương Tây, chẳng hạn như về chuyên môntính sáng tạo.

Từ câu nói sáo rỗng “nghĩ bên ngoài chiếc hộp” hiện nay đến khẩu hiệu của Apple “suy nghĩ khác biệt, sự đổi mới, một thành phần trung tâm của sáng tạo, gắn liền với việc phá vỡ các giới hạn. Tuy nhiên, người Mỹ phần lớn đã thất bại trong việc thay đổi cách họ nghĩ và nói về chính bản thân sự sáng tạo.

Thomas Jefferson (1743-1826)

Ngay cả bài phát biểu của Obama về Đạo luật Cấp phát bằng sáng chế của Hoa Kỳ cũng bắt đầu bằng cách giải thích rằng Thomas Jefferson là hiện thân hoàn hảo của tinh thần huyền thoại của quốc gia về sáng tạo và đổi mới. Tuy nhiên, ngay cả Jefferson mà còn giữ quan điểm phân biệt chủng tộc rằng người Da đen thiếu khả năng trở thành những người sáng tạo thực sự giàu trí tưởng tượng, huống hồ là trở thành công dân của quốc gia này. Hóa ra, việc phá vỡ các giới hạn thường là một đặc ân dành cho người da trắng.

Thời điểm lịch sử hiện tại, với những sự thật có thể thương lượng được, với chủ nghĩa dân tộc da trắng đang trỗi dậy và quốc gia này đang vượt qua đại dịch, chính là thời điểm quan trọng để xác định lại huyền thoại về sự sáng tạo của Hoa Kỳ. Tôn vinh năng lực sáng tạo của nữ giới và những người da màu là điều quan trọng. Nhận ra thiên tài sáng tạo của họ, trong những bộ phim như “Hidden Figures[1], giúp chuyển những câu chuyện bị gạt ra ngoài lề thành những câu chuyện trọng tâm của lịch sử.

Ayanna Howard là một nhà chế tạo rô bốt, nhà sáng chế, người có bằng sáng chế và sắp là hiệu trưởng của Trường Kỹ thuật tại Đại học Tiểu bang Ohio. Ảnh: Đại học Tiểu bang Ohio

Việc Obama đề cập đến Jefferson đã củng cố sự hiểu biết truyền thống về sáng tạo và đổi mới, một sự hiểu biết hạn hẹp và mạnh mẽ. Câu chuyện văn hóa đại chúng thường nhắc đến những đóng góp của nam giới da trắng trong khi xóa bỏ những đóng góp của nữ giới và người da màu. Ví dụ, bộ phim The Men Who Built America (Những người đàn ông đã xây dựng nên Hoa Kỳ) của kênh truyền hình về Lịch sử tập trung vào những sáng tạo và đổi mới của Cornelius Vanderbilt, John D. Rockefeller, Andrew Carnegie và Henry Ford, những người khổng lồ trong kinh doanh đã đạt được thành công to lớn nhờ đạo đức đáng ngờ.

Thomas Jennings (1791-1856)
Sarah E. Goode (1855-1905)

Việc sử dụng lý thuyết Người đàn ông Vĩ đại để truyền thông về sáng chế và khởi nghiệp khiến nhiều phụ nữ và người da màu bị gạt ra ngoài, không được nêu tên như: Thomas Jennings, Elijah McCoy, Miriam E. Benjamin và Sarah E. Goode, đó là những người mà Shontavia Johnson, một học giả về pháp lý cho thấy họ không chỉ sáng chế và được cấp bằng sáng chế trong cùng thời kỳ mà họ lại còn sử dụng công việc của mình để vận động cho quyền bầu cử của nữ giới và người da màu, như học giả về pháp lý Kara Swanson đã nêu.

Tấn công sự đổi mới của Châu Á

Những tưởng tượng tập trung vào nam giới da trắng của Hoa Kỳ về khả năng sáng chế và được cấp bằng sáng chế vượt ra ngoài biên giới quốc gia, trong những tuyên bố bài ngoại thường nhắm vào các quốc gia châu Á. Người đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, gần đây đã tuyên bố: “Thành công ở Ấn Độ dựa trên sự học tập, có một công việc làm… sức sáng tạo nằm ở đâu?”

Steve Wozniak (1950-)

Tương tự, Tổng thống Trump tuyên bố cần phải “bảo vệ những đổi mới, sáng tạo và sáng chế mang lại sức mạnh cho đất nước chúng ta tránh xa các sinh viên tốt nghiệp người Hoa, những người thuộc nhóm chủng tộc từ lâu đã thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ, thúc đẩy đổi mới toàn cầuđề nghị hỗ trợ đại dịch.

Từ chối công nhận sự đa dạng trong bản quyền sáng chế là một vấn đề được cả hai đảng chia sẻ. Ứng cử viên tổng thống lúc bấy giờ và đương kim Tổng thống đắc cử Joseph Biden đã tuyên bố gây sốc về sự đổi mới ở Trung Quốc: “Tôi thách thức bạn, hãy liệt kê cho tôi một dự án sáng tạo, một thay đổi sáng tạo, một sản phẩm sáng tạo đến từ Trung Quốc”.

Sáng tạo ra những cách mới để nói về sáng tạo

Phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và bài ngoại, các tiêu chuẩn sáng chế và cấp bằng sáng chế không phải là những sự thật bất di bất dịch. Đó là những thực hành được xây dựng dựa trên những câu chuyện mang tính loại trừ và cảm giác loại trừ, được chuyển thể thành những câu chuyện thần thoại quen thuộc, bao gồm cả giấc mơ Mỹ. Những câu chuyện loại trừ này thường hoạt động như những tiếng còi siêu âm huấn luyện chó[2] từ lâu đã được sử dụng để kích thích sự lo lắng của người da trắng về người da màu và sự lo lắng của nam giới về nữ giới. Chúng gây khó khăn cho nữ giới và người da màu trong việc chứng minh họ có kiến thức chuyên môn cần thiết để sáng chế và được cấp bằng sáng chế.

Tuy nhiên, nếu những bộ phim như “Hidden Figures” thể hiện sự phân biệt đối xử một cách rõ ràng, người ta cũng có thể kể những câu chuyện mang tính hòa nhập. Tôi lập luận rằng việc kể những câu chuyện này là một hành động có đạo đức vì nó bảo đảm rằng xã hội thừa nhận thiên tài của những người thuộc mọi bản sắc - chủng tộc, giới tính, quốc tịch, tôn giáo, khả năng, độ tuổi - trong việc đóng góp vào sáng tạo và đổi mới, hiện nay và trước đây trong lịch sử.

Các nhà tu từ học thường tuyên bố rằng “từ ngữ tạo ý nghĩa cho sự vật.” Điều này chắc chắn đúng khi tưởng tượng ai có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, chẳng hạn như sáng chế và được cấp bằng sáng chế. Vào thời điểm mà Hoa Kỳ phải đối mặt với các mối đe dọa đối với dân chủ, môi trường và kinh tế, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải sáng tạo ra những cách nói mới về sáng tạo. Con người thuộc mọi bản sắc đều xứng đáng có cơ hội tạo ra và sở hữu các giải pháp sáng tạo của họ để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của thế giới. Có một điều quan trọng hơn, đó là họ xứng đáng được đối xử như những công dân đầy đủ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và đổi mới.

Vài nét về tác giả

Anjali Vats

Anjali Vats

Anjali Vats là Phó Giáo sư về Truyền thông và Nghiên cứu về Cộng đồng người Châu Phi ở nước ngoài và ở Châu Phi và Phó Giáo sư Luật (cùng trường), Trường đại học Boston.

Anjali Vats quan tâm đến các vấn đề liên quan đến chủng tộc, luật pháp, hùng biện và văn hóa đại chúng, đặc biệt tập trung vào luật sở hữu trí tuệ. Cuốn sách của bà, “The Color of Creatorship: Intellectual Property, Race and the Making of Americans”/Màu sắc của quyền sáng tạo: Sở hữu trí tuệ, chủng tộc và hình thành người Mĩ (Nhà xuất bản Đại học Stanford, 2020), xem xét mối quan hệ giữa luật bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu và chủng tộc. Bà đã công bố trên Quarterly Journal of Speech, Communication and Critical/Cultural Studies (Tạp chí Phát biểu, Truyền thông và Phê bình/Nghiên cứu Văn hóa), và Culture & Critique, and the Cardozo Arts & Entertainment Law Journal (Tạp chí Luật về Văn hóa & Phê bình, và Nghệ thuật Cardozo & Giải trí).

Trong năm 2016 - 2017, với tư cách là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Hiệp hội Phụ nữ Đại học Hoa Kỳ, Vats đã giảng dạy tại Trường Luật UC Davis. Trước đây bà là giảng viên Khoa Truyền thông và Văn hóa tại Đại học Indiana và Thành viên Khoa Liên kết tại Trung tâm Nghiên cứu Sở hữu Trí tuệ tại Trường Luật Maurer. Bà cũng đã từng là thư ký luật của Chánh án A. William Maupin của Tòa án Tối cao Nevada nay đã nghỉ hưu.

Người dịch: Lê Thị Hạnh




Chú thích:

[1] Tên phim bằng tiếng Việt: “Bộ ba ưu việt” hoặc “Những người hùng thầm lặng” (ND).

[2] Còi dùng sóng siêu âm nên con người không nghe thấy được (ND).

Print Friendly and PDF