8.3.16

Giới tính, hoạch định chính sách tiền tệ, và những ưu tiên của đất nước




Giới tính, hoạch định chính sách tiền tệ, những ưu tiên của đất nước

Donato Masciandaro, Paola Profeta, Davide Romelli
Người ta ít biết về các động cơ của sự đa dạng về giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ. Bài viết này trình bày nghiên cứu mới cho thấy những ưu tiên của giới có thể có nguồn gốc từ bên trong liên quan đến các thiết lập cơ cấu và thể chế tổng thể. Sự hiện diện của nữ giới cao hơnliên quan tới các mức độ độc lập cao hơn của ngân hàng trung ương và sự tham gia giám sát ngân hàng và ngành tài chính thấp hơn của ngân hàng trung ương.
John McDonnell (1951-)
Janet Yellen (1946-)
Một vài tuần trước, John McDonnell, bộ trưởng bộ tài chính thuộc nội các trong bóng tối của Đảng Lao động, muốn bản báo cáo đánh giá của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh để xem liệu có thể cải thiện việc hoạch định chính sách tiền tệ hay không. Trong số những vấn đề cần được xem xét lại, ông nhấn mạnh sự cân bằng về giới trong Ủy ban. Đây là một điểm rất quan trọng ngày càng tăng trong việc thiết kế quản trị ngân hàng trung ương. Phụ nữ đang ngày càng hiện diện trong các ngân hàng trung ương. Từ tháng 1/2015, 16 ngân hàng trung ương đã được phụ nữ lãnh đạo, hoặc tạm thời hoặc toàn thời gian, nổi tiếng nhất Janet Yellen ở Hoa Kì và Elvira Nabiullina ở Nga. Nhìn chung, sự hiện diện của nữ giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ dường như đã và đang tăng lên trong những năm qua. Một câu hỏi tự nhiên đặt ra: Điều gì ảnh hưởng lên cơ cấu giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ?
Elvira Nabiullina (1963-)
Cơ cấu giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ: Những phát hiện cho đến nay
Tài liệu về chính sách tiền tệ thừa nhận rằng trong thế giới thực, các ủy ban chỉ đạo chính sách tiền tệ. Và tài liệu cũng cho rằng các ủy ban có thể đưa ra quyết định tiền tệ hiệu quả hơn thông qua sự không đồng nhất đa dạng. Đồng thời, tính không đồng nhất của các thành viên có thể kích hoạt những qui luật trong động thái tiền tệ. Đa dạng về giới, một dạng không đồng nhất quan trọng, là đặc điểm phù hợp tiềm tàng trong hoạch định chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chúng ta biết rất ít về các động cơ của sự đa dạng về giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ.
Khi xử lý các khác biệt về giới trong các ủy ban ngân hàng trung ương, một câu hỏi quan trọng là liệu tính trung bình thì nữ giới có thái độ ‘bồ câu’ nhiều hơn hay thái độ ‘diều hâu’ hơn so với nam giới. Nghiên cứu trước đây đã cung cấp một số hiểu biết cho câu hỏi này, mặc dù chưa phải là kết luận cuối cùng. Sử dụng các hồ sơ biểu quyết và bản sao của ủy ban, Chappell và McGregor (2000) sưu tầm hành vi biểu quyết của mỗi thành viên FOMC (Federal Open Market Committee) trong giai đoạn 1966-1996, cung cấp một bảng xếp hạng tiện lợi của 84 cá nhân – ‘ôn hòa’ – làm việc ở FOMC. Trong thời gian này, bảy phụ nữ làm việc trong Hội đồng thống đốc của Fed (Cục dự trữ liên bang Mĩ - ND), và sáu trong số họ được xếp trong số 13 thành viên ôn hòa nhất. Tất cả các thành viên nữ trong FOMC có thể thường xuyên hơn được xem là ôn hòa hơn là hiếu chiến. Farvaque và cộng sự (2010) thì thu được kết quả ngược lại, họ đã nghiên cứu tác động của cơ cấu các ủy ban chính sách tiền tệ lên tình trạng lạm phát của chín ngân hàng trung ương của các nước OECD chính và 175 thống đốc ngân hàng trung ương trong giai đoạn 1999-2008. Họ thấy rằng mức lạm phát thấp hơn được kết hợp với một tỷ lệ cao các thành viên nữ; vì vậy, nữ giới dường như hiếu chiến hơn, và vấn đề về giới quan trọng hơn ở các nước theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu.
Một cách đối chọn để điều tra mối quan hệ giữa giới và tính ôn hòa nhìn vào hành vi biểu quyết bất đồng chính sách trong các ủy ban chính sách tiền tệ; mức độ bất đồng dương sẽ báo hiệu độ hiếu chiến, trong khi mức độ âm báo hiệu độ ôn hòa. Nhằm giải thích mức độ bất đồng trong việc xác định các quyết định chính sách tiền tệ của Fed trong giai đoạn 1994 - 2008, Bennani và cộng sự (2014) nhận thấy trong suốt 121 cuộc họp được xem xét, các thành viên nữ dường như có thái độ bất đồng cao, dù bất cứ chiều hướng của mức độ bất đồng là gì. Hơn nữa, phân tích các cuộc họp của Fed trong giai đoạn 1989-2008, Lahner (2015) thấy rằng các thành viên nữ trong FOMC xác suất cao hơn đáng kể trong việc biểu quyết không nhất quán so với các thành viên nam giới.
Đa dạng về giới và chính sách tiền tệ: Nghiên cứu mới
Nói chung, có thể giải thích thái độ hiếu chiến ở nữ giới là do xu hướng chung bảo thủ hơn của các ngân hàng trung ương được quan sát trong hai thập niên qua. Để được bổ nhiệm, nữ giới cần tiêu chuẩn đầy đủ hơn, và trong trường hợp này, một danh tiếng hiếu chiến sẽ hội đủ điều kiện, cả trước khi bổ nhiệm lẫn trong quá trình làm việc tại ủy ban. Do đó, những ưu tiên của giới có thể có nguồn gốc từ bên trong liên quan đến các thiết lập cơ cấu và thể chế tổng thể. Đây chính là quan điểm mà chúng tôi thực nghiệm điều tra trong bài nghiên cứu của chúng tôi. 
  • Đầu tiên, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi cần một thước đo. Do đó, chúng tôi xây dựng chỉ số đầu tiên nhằm nắm bắt sự đa dạng về giới của các ủy ban chính sách tiền tệ - Chỉ số GMP - đo lường tỷ trọng nữ giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ.
Lý do căn bản của Chỉ số GMP là đơn giản. Tỷ lệ GMP chỉ đơn giản dựa vào thương số giữa số thành viên nữ trong ủy ban trên tổng số thành viên của ủy ban đó. Tỷ trọng trung bình nữ giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ trong mẫu của chúng tôi gồm 112 nước 16%, tuy nhiên sự thay đổi giữa các nước khá cao, với độ lệch chuẩn là 0,17. Phân tích mô tả tổng thể về sự hiện diện của nữ giới trong các ủy ban ngân hàng trung ương dường như báo hiệu một số qui luật, nghĩa là dường như có nhiều khả năng có tính đại diện giới nếu quốc gia (i) là một phần của một khu vực địa lý xác định cụ thể, chẳng hạn như Bắc và Trung Mỹ; (ii) thu nhập tương đối thấp; và (iii) tôn giáo chính thức là Tin Lành hay Lutheran. Nhưng những phát hiện này vững chắc đến mức nào? 
  • Thứ hai, phân tích thực nghiệm của chúng tôi nhằm mục đích xác định các động cơ của sự đa dạng về giới trong các ủy ban chính sách tiền tệ.
Chúng tôi ước lượng một mô hình trong đó mức GMP được tính trong năm 2015 là một hàm của một tập các biến cấu trúc ngoại sinh. Các kết quả xác nhận những dự kiến về thái độ hiếu chiến của các nước đặc trưng bởi mức độ nữ giới tham gia cao hơn. 
  • Điều thú vị là, chúng tôi thấy rằng sự hiện diện của nữ giới cao hơn có liên quan với các mức độ độc lập cao hơn của ngân hàng trung ương và sự tham gia giám sát ngân hàng và ngành tài chính thấp hơn của ngân hàng trung ương.
Thật vậy, các mức độ độc lập cao hơn của ngân hàng trung ương thường được kết hợp với các chính sách tiền tệ cứng rắn hơn. Đặc biệt, sự độc lập kinh tế cao hơn tương ứng với sự kiểm soát chính trị (đảng phái) ít hơn lên quan điểm chính sách tiền tệ, được kết hợp với các chính sách tiền tệ lạm phát ít hơn (Grilli và cộng sự 1991). Sự tham gia giám sát thấp báo hiệu rằng các ủy ban ngân hàng trung ương sự hiện diện của nữ giới cao hơn có nhiều khả năng xảy ra ở các nước mà những nhà hoạch định chính sách thích tránh đối mặt với các ngân hàng trung ương quá quyền lực, tức là các ngân hàng tham gia vào cả chính sách tiền tệ lẫn hoạt động giám sát (Masciandaro 2007).
Đa dạng về giới và các hệ thống thông luật
Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy có thể dễ dàng giải thích mối tương quan dương giữa Chỉ số GMP hệ thống thông luật. Nói chung, sự bình đẳng giới cao hơn là đặc trưng của các hệ thống Anglo-Saxon. Đồng thời, tương quan dương giữa tôn giáo chính thống Chỉ số GMP có thể được giải thích bởi phần tài liệu nhấn mạnh rằng các nước đặc trưng bởi đạo Công giáo La mã chia sẻ quan điểm truyền thống về vai trò phụ nữ trong gia đình, và điều này có thể hạn chế các cơ hội của nữ giới trong thị trường lao động sự nghiệp của họ.
Sự tham gia của lực lượng lao động nữ tỷ lệ phần trăm nữ giới trong quốc hội là hai biến xấp xỉ cho các biến ‘phụ nữ và xã hội’. Trong khi biến sau không có ý nghĩa thống kê thì biến đầu lại có ý nghĩa trong hầu hết các hồi quy có tương quan dương với Chỉ số GMP. Do đó, chúng tôi có bằng chứng cho thấy sự tham gia của lao động nữ cao hơn sẽ giúp thúc đẩy bình đẳng giới tốt hơn.
Cuối cùng, chúng tôi thấy rằng nguồn gốc thuộc địa Pháp cũng quan trọng. Các dữ liệu cho thấy thiết lập thể chế cụ thể của Pháp trong những năm chủ nghĩa thực dân có thể đã tạo ra môi trường đặc biệt, trong đó các yếu tố văn hóa và xã hội trước hết là làm phong phú và sau đó sáp nhập với nhau nhằm thiết lập môi trường thích hợp cho phụ nữ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn và tốt hơn.
References
Bennani H, E Farvaque and P Stanek (2014), “FOMC Members’ Incentive to Disagree: Regional and Background Influences, mimeo.
Chappell Jr, H W M, and R R McGregor (1993), “Partisan monetary policies: Presidential influence through the power of appointment”, The Quarterly Journal of Economics, 185-218.
Farvaque, E, H Hammadou, and P Stanek (2010), “Selecting Your Inflation Targeters: Background and Performance of Monetary Policy Committee Members”, German Economic Review, 12(2), 223-238.
Grilli V, D Masciandaro and G Tabellini (1991), “Political and Monetary Institutions and Public Financial Policies in the Industrial Countries”, Economic Policy, N13, 341-376.
Lahner T (2015), “Inconsistent Voting Behavior in the FOMC”, mimeo.
Masciandaro, D (2007), “Divide et Impera: Financial Supervision Unification and Central Bank Fragmentation Effect”,  European Journal of Political Economy , Vol.23, n.2, June, 285-315.
Masciandaro, D, P Profeta and D Romelli (2015), “Gender and Monetary Policymaking: Trends and Drivers”, Baffi Carefin Centre, Bocconi University, WP Series, n.12.
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch
Nguồn: Gender, monetary policymaking, and country preferences”, Vox, 26 November 2015
Print Friendly and PDF