27.1.19

Xã hội học văn chương

XÃ HỘI HỌC VĂN CHƯƠNG
Trần Hữu Quang
I. Vài nét tổng quát
Gisèle Sapiro (1965-)

Đối tượng của môn xã hội học văn chương là nghiên cứu về sự kiện văn chương xét như một sự kiện xã hội. Nói như vậy có nghĩa trước hết là coi văn chương như một hiện tượng xã hội trong đó có nhiều định chế và cá nhân tham gia vào việc sản xuất, phân phối, tiêu thụphê bình các tác phẩm. Đồng thời cũng có nghĩa là quan tâm tới những dấu ấn của thời đại và đặc trưng của xã hội nằm trong các văn bản sáng tác văn chương (Gisèle Sapiro, 2014, tr. 5).
đây, người ta có thể nêu ra một loạt câu hỏi khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta cần nghiên cứu về tác phẩm nào, có phải là tác phẩm do chính tác giả công bố? Nếu vậy thì nói thế nào về những tác phẩm của Kafka mà Max Brod xuất bản sau khi ông qua đời? Hay là đối với những phiên bản khác nhau do cùng một tác giả công bố? Hoặc những dị bản mà người ta khám phá qua các nguồn bản thảo khác nhau? Chúng ta cần chú trọng tới quá trình sinh thành của sản phẩm và đặt nó trong “dự phóng sáng tạo” (projet créateur) của tác giả như Sartre nói, hay là phải chú ý tới những cách lý giải về sản phẩm ấy, vốn có thể hết sức khác nhau tùy theo từng nhóm độc giả và từng thời kỳ lịch sử? (G. Sapiro, 2014, tr. 5)
Franz Kafka (1883-1924)
Max Brod (1884-1968)
Quả thực, chúng ta không thể quy giản ý nghĩa của mộttác phẩmnói riêng hay một sản phẩm văn hóa nói chung vào ý định của bản thân tác giả mà thôi. Ngoài chuyện tác giả không phải lúc nào cũng ý thức đầy đủ về điều mình m, ý nghĩa của tác phẩm còn phụ thuộc vào hai nhân tố nằm bên ngoài người sáng tác ra (G. Sapiro, 2014, tr. 5).
Nhân tố thứ nhất, ý nghĩa của một tác phẩm không chỉ bộc lộ qua kiến trúc nội tại của nó, như các nhà thông diễn học thường nhấn mạnh, mà còn thể hiện trong một không gian sản xuất văn hóa hiện tại quá khứ khi mà nó được xuất bản hoặc tái bản nói cách khác, ý nghĩa của nó được định hình trong mối quan hệ với các sản phẩm văn hóa khác xét về mặt chủ đề, thể loại thủ pháp. Tác phẩm thường chuyển tải những quan niệm của thế giới xã hội ít nhiều được chia sẻ bởi những người đương thời, tùy theo tầng lớp, giới tính, tộc người... Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là như sau: bối cảnh xã hội chi phối tác phẩm thực ra là gì? Có phải là tiểu sử đặc thù của tác giả như Sartre chú trọng khi ông nghiên cứu về Flaubert, hay là tầng lớp xã hội xuất thân của tác giả như các nhà lý thuyết mác-xít thường nhấn mạnh, hay là các đặc trưng xã hội của đối tượng công chúng của tác phẩm?
Gustave Flaubert (1821-1880)
Nhân tố thứ hai liên quan đến những cách tiếp nhận sử dụng tác phẩm, cũng như những ý nghĩađộc giả gán cho . Quá trình tiếp nhận hoàn toàn không nằm ngoài chuyện sản xuất văn chương. Trước hết, việc tiếp nhận tác phẩm không chỉ tác động tới ý nghĩa xã hội của tác phẩm, mà còn tác động tới vị trí của tác phẩm trong trật tự thứ bậc của các sản phẩm văn hóa (do cách đánh giá của các nhà phê bình, hoặc do cách thức quảng bá lượng phát hành các tiệm sách). Kế đến, sự tiếp nhận của công chúng cũng có thể tác động tới chính tác giả đôi khi tác giả đi đến chỗ điều chỉnh “dự phóng sáng tạo” của mình tùy theo sự phản ứng, sự mong đợi hoặc thị hiếu của công chúng. Điểm thứ ba, việc tiếp thụ (hoặc tái tiếp thụ) các tác phẩm của quá khứ hoặc của những nền văn hóa khác (nhất là thông qua kênh dịch thuật) cũng có thể là yếu tố làm thay đổi tính chất hay chiều hướng của không gian văn chương (và từ đó cũng có thể ảnh hưởng tới chiều hướng sáng tác của các tác giả) (G. Sapiro, 2014, tr. 5-6).
Cũng tương tự như nhiều chuyên ngành xã hội học khác, môn xã hội học văn chương cũng trải qua những giai đoạn giằng xé giữa hai ngành có liên quan trực tiếp là xã hội học và văn học. Do đặc trưng độc đáo của các tác phẩm văn chương, nên những công trình nghiên cứu xã hội học văn chương có lúc bị giới văn học coi là “quá xã hội học” vì họ thường dị ứng với những lối tiếp cận và lập luận thiên về quan điểm “tất định luận” mà họ cho là quá máy móc và thô thiển, nhưng cũng có lúc lại bị chính giới xã hội học coi là “quá văn học”. Tuy nhiên, chính sự giao thoa giữa hai ngành xã hội học và văn học thực ra có thể mang lại nhiều thành quả đầy hứa hẹn cho tri thức học thuật (G. Sapiro, 2014, tr. 7).
Môn xã hội học văn chương chủ yếu nghiên cứu lãnh vực văn chương dưới góc độ xã hội học (bao gồm cả những phương pháp, những kỹ thuật khảo sát và phân tích định lượng và định tính). Về lối tiếp cận và lối đặt vấn đề, đây cũng là nơi giao thoa giữa các môn xã hội học về nghệ thuật, về văn hóa, truyền thông đại chúng, xuất bản, dịch thuật... Nhờ đối thoại thường xuyên với các nhà văn học sử, nên môn này cũng có những nhãn giới nghiên cứu gần gũi với xu hướng nghiên cứu về giới (gender studies) cũng như xu hướng nghiên cứu hậu thuộc địa (postcolonial studies) (G. Sapiro, 2014, tr. 7).
Pierre Ansart (1922-2016)
Nói một cách tổng quát, sở dĩ môn xã hội học văn chương quan tâm tới các thể loại văn chương như anh hùng ca (hay sử thi), văn chương dân gian, thơ ca, kịch hay tiểu thuyết là vì hai lẽ sau đây: một mặt, những thể loại văn chương này thường mang dấu ấn của nền văn hóa mà trong đó chúng được sáng tác được đọc hoặc nghe; mặt khác, chúng kiến tạo nên những vũ trụ tưởng tượng (hay vũ trụ hư cấu) vốn tuân theo lô-gic nội tại của mình. Như vậy, đối tượng của môn xã hội học văn chương là khảo sát nghiên cứu về cả hai khía cạnh ấy, khía cạnh xã hội khía cạnh văn chương, cũng như các mối quan hệ đa diện giữa hai khía cạnh này (Pierre Ansart, 1999, tr. 309).[1]
Theo Pierre Ansart, môn xã hội học văn chương thường những hướng nghiên cứu quan trọng như sau.
(a) Hướng nghiên cứu đầu tiên là tìm cách tái hiện thế giới xã hội đã được trình bày trong tác phẩm. Người ta thường m điều này chẳng hạn đối với các tiểu thuyết theo xu hướng hiện thực (của Balzac, Maupassant, Zola Pháp; hay Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao Việt Nam), hay kể cả với thể loại bi kịch cổ điển (như các vở kịch của Corneille) mà nhờ đó người ta có thể tái hiện diện mạo của một thế giới chính trị cụ thể với những xung đột, hệ thống tôn ti thứ bậc, các quy tắc, luật lệ, giá trị, những cuộc thương lượng giằng co... Lối tiếp cận này coi tác phẩm văn chương như một khối tư liệu phong phú có ý nghĩa về mặt xã hội học.
Lucien Goldmann (1913-1970)

(b) Hướng nghiên cứu kế tiếp là tìm cách trả lời cho một câu hỏi xã hội học chính yếu sau đây: đâu là những mối quan hệ giữa các thực tại xã hội của thời đại với các sản phẩm văn chương? Nhiều công trình đã đi theo quan điểm lý thuyết mác-xít khi nghiên cứu về những mối quan hệ giữa các cấu trúc xã hội với các nội dung văn chương (như György Lukács, Lý thuyết về tiểu thuyết [La théorie du roman], 1920). Lucien Goldmann đề xướng một giả thuyết cho rằng các cấu trúc của thế giới tiểu thuyết có thể tương đồng với các cấu trúc tinh thần của những nhóm xã hội đương thời với tác phẩm (Lucien Goldmann, Hướng đến một môn xã hội học về tiểu thuyết [Pour une sociologie du roman], Gallimard, 1964, tr. 345). Còn Mikhaïl Bakhtine thì cho rằng các vở truyện của Rabelais đã chuyển tải những nét đặc trưng của nền văn hóa bình dân Pháp thời trung cổ thời Phục hưng như sự cười cợt, lễ hội tiệc tùng của nông dân, những hình ảnh thô lỗ của thân thể (Mikhaïl M. Bakhtine, Tác phẩm của Rabelais nền văn hóa bình dân thời trung cổ thời Phục hưng [L’oeuvre de Rabelais et la culture populaire au Moyen Âge et sous la Renaissance], Gallimard, 1970, tr. 67) (các tác giả vừa nêu đều được chúng tôi dẫn lại theo P. Ansart, 1999, tr. 309).
(c) Một hướng nghiên cứu kháckhông chỉ khảo sát những mối quan hệ giữa các hình thái xã hội với nội dung văn chương, mà còn tìm hiểu những mối quan hệ giữa các hình thái xã hội với các thể loại văn chương, cách lựa chọn ngôn ngữ thể hiện, các phong cách hành văn.
(d) Một hướng nữa là nghiên cứu xã hội học về các nhà văn, vị trí xã hội cũng như vai trò thực tế của họ trong xã hội đương thời. Đây cũng là một lãnh vực nghiên cứu quan trọng vì vị trí của các nhà văn thường thay đổi một cách lớn lao qua các thế kỷ. Chẳng hạn vào thời kỳ lãng mạn của thế kỷ 19, người ta thấy xuất hiện vai trò nổi bật của giới nghệ sĩ khi họ đảm nhiệm sứ mệnh miêu tả tố cáo thực trạng xã hội (Balzac, Zola) hay sứ mệnh hướng dẫn tư tưởng cho cả giới trí thức lẫn giới bình dân (Hugo).
Pierre Bourdieu (1930-2002)
(e) Việc khảo sát về các hệ thống sản xuất và phân phối cũng là một hướng nghiên cứu đem lại nhiều kết quả đáng chú ý. Mạng lưới các nhà xuất bản, các ấn phẩm, các tờ báo và tạp chí, với tất cả các chủ trương và các phương tiện tài chánh của mình, có thể tạo điều kiện, thúc đẩy, lèo lái hoặc ngăn trở việc công bố các tác phẩm văn chương. Những biện pháp kiểm duyệt khác nhau cũng có thể can thiệp vào đây một cách hết sức đa dạng, theo các tiêu chuẩn thương mại, chính trị, tôn giáo hoặc đạo đức, tùy từng trường hợp cụ thể. Lãnh vực phân phối và phát hành cũng thường phải tuân theo lô-gic thương mại trong tình thế cạnh tranh giữa các nhà xuất bản, tuân theo lô-gic của những định chế chính đáng hóa, khả năng tài chánh của bộ phận quảng cáo... Thông qua khái niệm “trường văn chương”, Bourdieu từng đề nghị nghiên cứu các tác giả, các nhà phê bình và các bộ máy “tấn phong” (consécration) như một trường tự trị với những quy tắc chính đáng hóa (légitimation) và ưu biệt hóa (distinction) riêng của nó (Pierre Bourdieu, Các quy tắc của nghệ thuật. Nguồn gốc sinh thành và cấu trúc của trường văn chương [Les règles de l’art. Genèse et structure du champ littéraire], Seuil, 1992).
(f) Cuối cùng là hướng nghiên cứu về độc giả, về sự lựa chọn, thị hiếu, thói quen đọc sách báo của họ. Điều này ngày nay càng quan trọng khi mà nền văn hóa đại chúng ngày càng tạo ra một không gian mông mênh cho lãnh vực sản xuất văn chương. Lãnh vực xã hội học này đề cập tới những vấn đề như: cách thức tập luyện m quen với việc đọc sách báo văn chương, quá trình xã hội hóa thông qua việc đọc, những hiệu ứng của sự sản xuất sự tiêu thụ các sản phẩm văn chương... Lãnh vực nghiên cứu này cũng quan tâm tới hiệu ứng xã hội của các thể loại văn chương, các lối văn phong, các chủ đề hư cấu, cũng như quan tâm tới vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong khâu lựa chọn và khâu phân phối các sản phẩm văn chương (P. Ansart, 1999, tr. 309).
II. Văn chương xã hội học
Giữa văn chương xã hội học, người ta thấy từng những mối liên hệ xung khắc hay cạnh tranh nhau, nhưng cũng thường trao đổi thâm nhập hoặc hòa lẫn vào nhau (G. Sapiro, 2014, tr. 9).
Văn chương thường quan tâm tới đời sống xã hội dưới nhiều góc cạnh đa dạng. Với những bức tranh xã hội sống động và sắc sảo như của Balzac hay Flaubert, truyền thống hiện thực trong văn chương Pháp ngay từ cuối thế kỷ 18 đã đi vào mô tả nền phong hóa của những tầng lớp xã hội khác nhau (từ quí tộc đến tiện dân và tư sản), những nhóm nghề nghiệp (nhà báo, giới y tế, giới chứng khoán...), những định chế như hôn nhân, gia đình, nhà trường, hay những sự biến đổi của xã hội và những hiện tượng di động xã hội (thăng tiến, sa cơ thất thế...) (G. Sapiro, 2014, tr. 9).
Khuynh hướng tả thực cũng từng xuất hiện một cách sôi động trong văn chương Việt Nam vào những thập niên 1930 và 1940. Do “cái chân tướng của ngoại cảnh và của nội giới có thiên hình vạn trạng”, theo nhận xét của Dương Quảng Hàm, nên chủ đề của các nhà văn tả thực cũng hết sức phong phú, như mô tả sinh hoạt của các tầng lớp bình dân, lao động (Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan; Tôi kéo xe của Tam Lang; hay Lầm than của Lan Khai tả cuộc đời của giới phu mỏ), những “mặt trái của xã hội ăn chơi, trụy lạc” (như Giông tố của Vũ Trọng Phụng; Hà Nội lầm than của Trọng Lang tả sinh hoạt của gái giang hồ và giới làng chơi, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng tả cuộc đời của dân ăn cắp), hoặc tả cảnh vật, phong tục và sinh hoạt thôn quê (Cậu bé nhà quê của Nguyễn Lân; Cô Dung của Lan Khai) (Dương Quảng Hàm, 1968, tr. 452).
Pháp, nếu trước kia việc mô tả đời sống xã hội gần như là lãnh vực độc quyền của giới nhà văn, thì kể từ cuối thế kỷ 19, khi ngành xã hội học chính thức được xác lập như một ngành khoa học chuyên biệt trong trường đại học, ngành này đã khiến giới nhà văn không còn vị thế độc quyền ấy nữa. Tuy nhiên, phải đợi đến hậu bán thế kỷ 20, người ta mới thấy xuất hiện ở Pháp bộ môn xã hội học văn chương. Lúc đầu, môn này nằm trong khuôn khổ nghiên cứu văn học, về sau mới trở thành một bộ môn nằm trong ngành xã hội học (G. Sapiro, 2014, tr. 9).
Văn chương, theo John Hall, xét về mặt hình thái điển-hình ý-thể (ideal-typical form) của nó, phải nói lên sự thật của quá trình trải nghiệm xã hội, mặc dù sự thật này nhiều khi quá rắc rối nên không dễ mà trình bày được một cách rạch ròi, tách bạch. Hall cho rằng nói đến “sự thật” ở đây thực ra có nghĩa là nói đến những nỗ lực khám phá hoặc làm sáng tỏ ý nghĩa của kinh nghiệm xã hội (J. Hall, 1979, tr. 35).
Charles Dickens (1812-1870)
John A. Hall (1949-)
Theo John Hall, “sự thật văn chương” bao hàm hai khía cạnh sau đây. (a) Trước hết, văn chương là một kiểu diễn ngôn khác với diễn ngôn xã hội học. Một công trình xã hội học luôn luôn cần được kiểm chứng hoặc phản biện, nhưng đối với một tác phẩm văn chương thì lại không như thế. Nếu một công trình điều tra thực nghiệm về thành phố London chẳng hạn chưa đúng hoặc chưa thấu đáo, thì người ta có thể phải tiến hành thêm một công trình khác để bổ khuyết. Nhưng người ta không thể làm điều này với những cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens: nhà văn này khắc họa một bức tranh về tầng lớp trung lưu của thành phố London hơn là về bản thân thành phố này; thế nhưng chúng ta không thể bác bỏ hay coi thường hình ảnh này. Sự khác biệt ở đây cũng tương tự như sự khác biệt giữa một tấm hình chụp với một bức tranh: tấm hình chụp có thể cho thấy đủ mọi chi tiết, nhưng bức tranh có ưu thế là tô đậm một số điểm bằng cách bỏ qua một số chi tiết. (b) Khía cạnh thứ hai: đặc trưng của hình thái văn chương là nó mang tính chất “tự chứng thực” (self-authenticating). Văn chương “là một thứ tư liệu về những sắc thái cảm nhận của con người, và cách nhìn độc nhất vô nhị có khả năng khiến cho con người xúc động một cách mạnh mẽ vô song” (J. Hall, 1979, tr. 35).[2]
Như vậy, văn chương là một nỗ lực của con người “nhằm hiểu được kinh nghiệm xã hội của mình(J. Hall, 1979, tr. 36). Nếu văn chương mô tả những kinh nghiệm xã hội đặc thù, không mang tính chất đại diện cho toàn bộ từng tầng lớp hay toàn bộ xã hội, thì có thể nói môn xã hội học văn chương thường quan tâm tới những xu thế tổng quát của quá trình phát triển văn chương hơn là tới từng tác giả cụ thể. Việc phân tích những tác giả cụ thể nào đó có thể giúp chúng ta hiểu biết về những kinh nghiệm xã hội đặc thù của họ, nhưng việc khảo cứu về những nguồn gốc xã hội của xu hướng hiện thực và xu hướng hiện đại trong văn chương chẳng hạn lại có thể cho phép chúng ta đi đến những kết luận tổng quát hơn (như trên, tr. 37).
Émile Durkheim (1858-1917)
Nếu văn học có thể tận dụng được lối tiếp cận xã hội học để hiểu sâu hơn vào nội dung văn bản văn chương, thì ngược lại, xét về phía xã hội học, ngành này cũng có thể đạt được nhiều cái lợi khi nghiên cứu về văn chương. Điểm thứ nhất, xã hội học không thể tự cho mình cái độc quyền tìm ra sự thật của xã hội; văn chương có một khả năng to lớn là giúp cho nhà xã hội học trở nên nhạy cảm hơn đối với xã hội nói chung và những phản ứng của các cá nhân trong xã hội nói riêng. Thứ hai, “trí tưởng tượng văn chương” (literary imagination) là một điều hết sức đáng trân trọng, bởi lẽ nó có khả năng khảo sát và đi vào chiều sâu những cảm nghĩ và xúc cảm thực tế của các cá nhân. Thứ ba, nếu bằng chứng văn chương được sử dụng một cách đúng đắn (tức là được sử dụng như một “vật sở chỉ xã hội” chứ không phải như một “vật phản ánh xã hội”),[3] thì nhiều khi nó đem lại những thông tin sắc sảo về những vấn đề cụ thể nào đó mà người ta không thể tìm được qua bất cứ kênh nào khác. Và cuối cùng, điểm thứ tư, bằng chứng mà văn chương cung cấp có thể mang lại một lối lý giải hết sức tổng hợp và toàn diện: những cuốn tiểu thuyết mà trong đó nhà văn Conrad khảo sát những thân phận cá nhân đơn độc thường kết thúc bằng cái chết có lẽ mang lại cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc và trọn vẹn hơn về thực tại cảm xúc của con người so với những công trình xã hội học của Durkheim về hiện tượng tự tử hay về tình trạng “phi chuẩn mực” hay mất phương hướng của cá nhân trong xã hội (J. Hall, 1979, tr. 38).
Ngược với giả định cho rằng tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn độc lập với xã hội không hề chịu sự chi phối hay tác động gì bởi xã hội (như quan niệm lãng mạn coi nghệ sĩ là “người sáng tạo” thuần túy), cũng trái với lối tiếp cận duy hình thức (formalism) hoặc lối tiếp cận duy văn bản, môn xã hội học văn chương quan niệm rằng văn chương là một hoạt động xã hội luôn luôn phụ thuộc vào những hoàn cảnh sản xuất tác phẩm và tiêu thụ tác phẩm, đồng thời cũng thường gắn liền với những giá trị, với một thế giới quan hay nhân sinh quan nhất định nào đó (G. Sapiro, 2014, tr. 10). Do vậy, khi khảo cứu về mối quan hệ giữa văn bản với bối cảnh xã hội, môn này thường bao hàm cả hai vế: phân tích nội tại phân tích ngoại tại. Việc phân tích nội tại tập trung vào cấu trúc của tác phẩm. Còn việc phân tích ngoại tại thì chú trọng tới bối cảnh xã hội và chức năng xã hội của tác phẩm.
(Về chiều kích xã hội của văn chương, xem thêm: Huỳnh Như Phương, 2014, tr. 12-18; về mối quan hệ giữa mỹ học nghệ thuật xã hội học nghệ thuật, xem thêm Bùi Quang Thắng, 1998, tr. 55-68.)
III. Một số lý thuyết và cách tiếp cận xã hội học về văn chương
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày trước hết một số quan niệm tiền xã hội học về văn chương, sau đó là một số lý thuyết xã hội học văn chương ra đời từ khoảng thập niên 1960 cho tới nay trên thế giới.
1. Một số quan niệm tiền xã hội học
Trước khi ra đời môn xã hội học văn chương, cũng đã không ít tác giả công trình đề cập tới những ý tưởng liên quan tới ảnh hưởng xã hội của văn chương cũng như mối quan hệ giữa văn chương với xã hội.
Theo Gisèle Sapiro, châu Âu đã từng một số quan niệm tiền xã hội học về văn chương như sau (2014, tr. 10-15).
- Platon Hy Lạp thời cổ đại: quan niệm rằng nghệ thuật có thể khơi mào một cơ chế “bắt chước” (mimèsis) đồng hóa (với nhân vật trong tác phẩm) nơi công chúng, để tránh điều này thì cần phải trang bị cho công chúng một vốn văn hóa đủ mạnh để m chủ được các tác động xấu của các tác phẩm nghệ thuật.
- Giáo hội Công giáo, nhiều người trong giới trí thức cũng như giới cầm quyền Âu châu trong những thế kỷ 18 19: hoài nghi định kiến về giá trị của các ấn phẩm văn chương báo chí, cho rằng chúng có thể gây ảnh hưởng xấu nguy hại cho trật tự xã hội, cho thuần phong mỹ tục.
Germaine de Staël (1766-1817)
- Một số nhà nghiên cứu tội phạm học châu Âu vào thế kỷ 19 cũng đổ tội cho văn chương kể cả giới nhà văn là thủ phạm của tình trạng suy đồi phạm pháp trong xã hội.
- Germaine de Staël (Về văn chương xét trong mối quan hệ với các định chế xã hội, 1800): bà là tác giả đầu tiên bắt đầu tìm cách xác định[4] những định luật chi phối lịch sử văn chương; bà cũng quan tâm tới những điều kiện xã hội-chính trị khiến nảy sinh những thể loại mới như thi ca. (Vào thế kỷ 18 ở Pháp cũng như ở Anh, thuật ngữ “văn chương” [littérature] vẫn còn được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả triết học, khoa học, và thơ ca, tiểu thuyết.)
Alexis de Tocqueville (1805-1859)
- Alexis de Tocqueville (Chế độ cũ và cách mạng, 1856)[5]: giới học giả và giới nhà văn đã thay thế giai cấp quí tộc phong kiến và trở thành một “tầng lớp quí tộc về mặt tư tưởng”; tuy những người này không có chức tước, tài sản hay bổng lộc, cũng không có quyền hành gì, nhưng lại mang nhiều uy tín trong hoạt động chính trị và nắm giữ vai trò “lãnh đạo về mặt công luận”.
Hippolyte Taine (1828-1893)
- Hippolyte Taine (Lịch sử văn chương Anh, 1864)[6]: giải thích rằng một tác phẩm văn chương là “một bản sao của nền phong hóa [trong xã hội] [là] dấu hiệu của một tình trạng tinh thần”. Taine cho rằng có ba nhân tố quy định tình trạng luân lý của một xã hội và do đó cũng quy định cả tính chất của các tác phẩm văn chương: chủng tộc (race) (mỗi tộc người có những tính cách và tâm thế bẩm sinh); môi trường (milieu), bao gồm các điều kiện địa lý và khí hậu, cũng như các điều kiện xã hội và chính trị; thời điểm (moment) ở từng chặng của lịch sử nhân loại.
(Về quan niệm của Germaine de Staël Hippolyte Taine, xem thêm Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học. Một số vấn đề” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 21-23.)
Gustave Lanson (1857-1934)
- Gustave Lanson (Lịch sử văn chương xã hội học, 1904)[7]: là người đầu tiên khẳng định rằng “‘hiện tượng văn chươngvề bản chất là một sự kiện xã hội”. Tuy không phủ nhận tính chất cá nhân của sự sáng tạo, nhưng ông cho rằng công việc của nhà phê bình là đặt tác phẩm vào trong bối cảnh của hoạt động sáng tác, không chỉ chú ý tới tác giả mà còn phải quan tâm tới xã hội đương thời cách thức mà công chúng tiếp nhận tác phẩm khi nó mới ra đời. Lanson cho rằng cần phải nghiên cứu lịch sử xã hội của văn chương: nhà văn vừa là một “sản phẩm xã hội”, vừa là một “biểu hiện xã hội”. Lanson không quan niệm một mối liên hệ nhân quả đơn giản giữa tác phẩm với xã hội, vì ông coi đây là một mối liên hệ phức tạp nảy sinh từ sự “truyền thông giữa một cá nhân với một công chúng”. Quả vậy, công chúng không phải chỉ là kẻ tiếp nhận tác phẩm: “Công chúng đặt hàng tác phẩm sẽ được trình làng: họ đặt hàng mà không hề hay biết.” Ngoài ra, Lanson còn nêu ra một số định luật của lịch sử văn chương, như định luật về mối liên hệ tương quan giữa văn chương với đời sống (“văn chương bộc lộ xã hội”), định luật về những ảnh hưởng từ nước ngoài, định luật về sự kết tinh của các thể loại, định luật về mối liên hệ tương quan giữa hình thức nội dung thẩm mỹ, định luật về những điều kiện xuất hiện các kiệt tác văn chương, định luật về tác động của tác phẩm đối với công chúng (Voltaire đã mang lại cho xã hội thế kỷ 17 nguyên tắc bao dung; Dickens đã gây ý thức cho xã hội đương thời của ông về nhu cầu cải tổ nhà trường và nhà tù). Tuy mang nhiều ý tưởng khơi mào cho xu hướng phân tích xã hội học, nhưng những nỗ lực của Lanson không dẫn đến một trào lưu xã hội học văn chương thực thụ nào (G. Sapiro, 2014, tr. 10-15).
(Về quan niệm của Gustave Lanson, xem thêm Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học ở Pháp” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 34-37.)
Ở Việt Nam, chúng ta cũng có thể tìm thấy nơi nhiều công trình văn học sử những ý tưởng mang dấu ấn tiền xã hội học về mối quan hệ giữa văn chương với xã hội.
Dương Quảng Hàm (1898-1946)

Trong cuốn văn học sử đầu tiên của Việt Nam (Việt Nam văn học sử yếu, 1941), Dương Quảng Hàm khi đề cập tới sự ra đời của nền quốc văn mới trong nửa đầu thế kỷ 20, sau khi nói tới những ảnh hưởng của trào lưu tân học Trung Hoa với những tác giả như Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu, đã nhận xét rằng giới trí thức và nhà văn nước ta “đã hấp thụ các tư tưởng mới” do “tiếp xúc với nền Pháp học” trong thời thuộc địa. Dương Quảng Hàm viết: “Về đường luân lýxã hội, thì chủ nghĩa cá nhân (trọng quyền lợi và hạnh phúc của cá nhân) và những quan niệm về công dân (có nghĩa vụ mà cũng có quyền lợi), nghề nghiệp (biết trọng cả các nghề), về danh dự (cho danh dự không phải chỉ do phẩm tước mà thứ nhất là do tài đức, nhân cách mà có) dần dần được nhiều người theo. (...) Về đường văn chương, xưa kia các cụ thường viết văn chữ nho mà có ý khinh miệt nhãng bỏ quốc văn; thường chuộng từ chương mà không vụ thực sự; thường chú trọng đến các hạng người cao quí mà ít lưu tâm đến kẻ thường dân. Nay các nhà học thức đã biết trọng quốc văn, biết quan sát và mô tả các cảnh vật xác thực, biết để ý đến cuộc sinh hoạt của người bình dân” (Dương Quảng Hàm, 1968, tr. 404-405).

Sự xuất hiện của những thể loại văn chương mới vào nửa đầu thế kỷ 20 như kịch, văn xuôi, tiểu thuyết, thơ mới... cũng mang dấu ấn của những sự biến đổi lớn lao trong xã hội (xem Dương Quảng Hàm, 1968, tr. 420-428). Ở cuối cuốn Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930, Bằng Giang từng đặt ra một số câu hỏi có thể được dùng làm tiền đề cho những công trình xã hội học văn chương thực thụ, chẳng hạn “tại sao vườn thơ [ở Nam kỳ] lại quạnh quẽ?” trong thời kỳ ấy, hoặc “tại sao văn học kịch bản [ở Nam kỳ] lại phong phú (183 [kịch bản]) chỉ đứng sau có tiểu thuyết (211 [cuốn tiểu thuyết])?” (Bằng Giang, 1992, tr. 423).
2. Quan niệm của Jean-Paul Sartre: văn chương xét với tư cách là hành vi truyền thông
Jean-Paul Sartre (1905-1980)
Theo Jean-Paul Sartre (Văn chương là gì? 1948),[8] việc viết cũng như việc đọc đều là những hành vi (acte). Theo ông, cuốn sách “tự trình diện ra [trước độc giả] như một cứu cánh theo sự tự do của độc giả” (1975, tr. 54).[9] Chính vì thế, ông phản bác định nghĩa của Kant về tác phẩm nghệ thuật là một “mục tiêu tối hậu không có cứu cánh” (finalité sans fin). Nếu Sartre đồng ý với Kant rằng tác phẩm nghệ thuật không có cứu cánh thì chỉ vì Sartre cho rằng tác phẩm nghệ thuật tự nó là một cứu cánh. Bởi lẽ tác phẩm nghệ thuật chỉ tồn tại nếu có người chiêm ngưỡng nó. Việc đọc không phải chỉ là một hành vi cá nhân, mà nó bao hàm một sự cam kết, một sự dấn thân của độc giả; nó đòi hỏi sự tự do và khả năng sáng tạo của chính độc giả để làm cho tác phẩm có thể tồn tại. Do vậy, đọc là một “hiệp ước rộng lượng giữa tác giả và độc giả” (1975, tr. 62).[10] Tác giả buộc độc giả phải “sáng tạo” cái mà ông ta đã “hé lộ” (dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 19).[11]
Chức năng truyền thôngSartre gán cho văn chương khiến cho ông đi đến nhận định cho rằng nhà văn có một sứ mệnh trong thời đại của mình. Ngày nay, khi mà trình độ biết chữ trở nên phổ biến nhất là với sự phát triển của báo chí các phương tiện truyền thông đại chúng, sứ mệnh của nhà văn lại càng quan trọng hơn. Quyền tự do viết lách được bao hàm trong quyền công dân. Chính vì thế, theo Sartre, nghệ thuật văn chương không thể thích ứng với bất cứ chế độ nào, mà cần phải liên đới và ủng hộ cho chế độ dân chủ, vì chỉ trong khuôn khổ này thì nghệ thuật văn chương mới bảo tồn được đầy đủ ý nghĩa của nó (dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 19).
(Về quan niệm xã hội học văn chương của Jean-Paul Sartre, xem thêm Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học ở Pháp” (trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 34-37.)
3. Xã hội học văn chương của Robert Escarpit 

Robert Escarpit (1918-2000)
Năm 1958, Robert Escarpit xuất bản cuốn Xã hội học về văn chương (Que sais-je?, 1958), và năm 1960, Escarpit lập ra Trung tâm xã hội học về các sự kiện văn chương tại đại học Bordeaux, sau đó trung tâm này trở thành Viện văn chương nghệ thuật đại chúng.
Cũng quan niệm văn chươngmột hành vi truyền thông theo chân Sartre, đồng thời cũng đi theo trào lưu nghiên cứu về các phương tiện truyền thông đại chúng (media studies) vốn đang thịnh hành lúc ấy, Escarpit đã khai triển bộ môn xã hội học văn chương trong cuốn sách nêu trên. Xét như hành vi truyền thông, hoạt động văn chương bao gồm ba lãnh vực: người sản xuất, người phân phối, người tiêu thụ. Tương ứng với mỗi lãnh vực nàynhững chủ đề nghiên cứu sau: các điều kiện xã hội của quá trình sản xuất; khảo sát về việc xuất bản các tác phẩm văn chương các phương tiện phân phối; khảo sát về việc đọc sách văn chương.
Tuy nhiên, môn xã hội học văn chương của Escarpit đi theo hướng phân tích ngoại tại (analyse externe), vì thiên về lối tiếp cận định lượng tự giới hạn vào việc khảo sát xã hội học về lãnh vực xuất bản về việc đọc sách mà thôi, chứ không đi vào những nét đặc thù của văn bản văn chương.
(Xem thêm:

- Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học trong nghiên cứu của Robert Escarpit và trường phái Bordeaux” (trong Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc và Phùng Ngọc Kiên, Xã hội học văn học, Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr. 83-107
- Robert Escarpit, “Xã hội học văn học”, Nguyễn Phương Ngọc dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 323-373
- Robert Escarpit, “Văn học và xã hội”, Nguyễn Phương Ngọc dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., tr. 374-411.)
4. Từ lý thuyết phản ánh luận đến lý thuyết cấu trúc luận sinh thành và lý thuyết cultural studies
Trong đường hướng tư tưởng mác-xít, theo định đề duy vật, văn chương (cũng tương tự như tôn giáo) thuộc về kiến trúc thượng tầng, phản ánh các mối quan hệ sản xuất trong xã hội.[12] Tuy vậy, lý thuyết phản ánh luận cũng dẫn đến những tư tưởng khá phong phú về tính tự trị của các tác phẩm văn chương xét trong mối liên hệ với các điều kiện xã hội (Goldmann, 1970; Macherey, 1971; Williams, 1977, dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 19). Phải chăng văn chương chỉ là một sự phản ánh lại thế giới xã hội, hay thực ra bộc lộ một ý thức hệ, một thế giới quan? Thế giới quan này thể hiện ý thức tập thể của giai cấp thống trị, hay phản ánh những mâu thuẫn đang tồn tại trong quan hệ sản xuất? Đấy là một vài câu hỏi điển hình mà các nhà lý thuyết mác-xít từng nêu lên (xem Sayre, 2011, dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 20).
Khác với lối tiếp cận tiểu sử vốn thống lãnh trong truyền thống văn học (mà điển hình là Sartre trong công trình nghiên cứu về Flaubert), đặc trưng của lối tiếp cận mác-xít là chuyển góc độ phân tích từ bình diện cá nhân lên bình diện tập thể. Xã hội học văn chương theo quan điểm mác-xít có thể được phân loại ra thành hai nhánh. Nhánh thứ nhất tập trung vào việc phân tích tác phẩm, các mối quan hệ giữa các hình thức văn chương với các hoàn cảnh xã hội, và những mối liên hệ của tác phẩm với ý thức tập thể (điển hình như György Lukács, Lý thuyết về tiểu thuyết, 1920; Tiểu thuyết lịch sử, 1937; Balzac xu hướng hiện thực trong văn chương Pháp, 1945). Nhánh thứ hai quan tâm tới các hoàn cảnh xã hội của việc sản xuất việc tiếp nhận tác phẩm văn chương (khởi sự từ Nhật ký trong tù của Antonio Gramsci; Lịch sử xã hội của nghệ thuật văn chương của Arnold Hauser). Hướng nghiên cứu này về sau được tiếp tục khai triển bởi trường phái cultural studies (“nghiên cứu văn hóa”) ở Anh (G. Sapiro, 2014, tr. 20).
Dựa trên các công trình của Lukács, nhà phê bình văn học Pháp Lucien Goldmann đã phát triển phương pháp cấu trúc luận sinh thành (structuralisme génétique). Theo Goldmann, tác giả thực thụ của tác phẩm không phải là cá nhân tác giả, mà là nhóm xã hộiông ta hay bà ta thuộc về. Thế giới quan của nhóm xã hội chính là sự trung giới (médiation) giữa cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội với các tác phẩm văn chương. Theo ông, một sựtương đồng về mặt cấu trúc” (homologie structurale) giữa các vở bi kịch của Racine hay cuốn Pensées (Suy tưởng) của Pascal với thế giới quan Jansenius vốn thể hiện ý thức tập thể của giới quí tộc khoa bảng đương thời[13] (G. Sapiro, 2014, tr. 20).
(Xem thêm:
- Lộc Phương Thủy, “Xã hội học văn học trong các công trình nghiên cứu của Lucien Goldmann” (trong Lộc Phương Thủy Nguyễn Phương Ngọc và Phùng Ngọc Kiên, Xã hội học văn học, Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr. 59-82.
- Lucien Goldmann, “Phương pháp cấu trúc phát sinh trong lịch sử văn học”, Lộc Phương Thủy dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 260-275.
- Lucien Goldmann, “Tiểu thuyết Mới và hiện thực”, Lộc Phương Thủy dịch, trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 297-322.)
Richard Hoggart (1918-2014)

Cũng đáng chú ý là trường phái cultural studies (“nghiên cứu văn hóa”) ở Anh với những tác giả như Richard Hoggart (The Uses of Literacy [Cách sử dụng trình độ biết chữ], 1957), Raymond Williams (Culture and Society [Văn hóa xã hội], 1958, The Long Revolution [Cuộc cách mạng lâu dài], 1961).
Tập trung nghiên cứu về nền văn hóa đại chúng mà trường phái Frankfurt tố cáo là một dạng huyền thoại hóa nhằm nô dịch làm tha hóa ý thức của giai cấp công nhân, Hoggart đã mở đầu cho hướng nghiên cứu xã hội học về việc tiếp nhận các tác phẩm văn chương thông qua những cuộc điều tra về việc đọc sách báo nơi các tầng lớp lao động, bình dân. Phản bác quan điểm cho rằng các tầng lớp lao động chỉ là những người tiếp nhận một cách thụ động các sản phẩm của nền công nghiệp văn hóa, Hoggart chế tạo ra cụm từ “cách đọc xiên xẹo” (lecture oblique) để nói về cách tiếp nhận đặc thù của các tầng lớp thiệt thòi trong xã hội.[14]

Raymond Williams (1921-1988)
Chú ý đến vấn đề m thế nào để các tầng lớp bình dân có thể tiếp cận được “nền văn hóa cao cấp”, Williams phân biệt giữa nền văn chương bình dân được sản xuất “bởi” người dân (folk) với nền văn chương đại chúng hiện đại được sản xuất “cho” người dân.[15] Khi nghiên cứu về sự xuất hiện của khái niệm “văn hóa” trong thời kỳ lãng mạn những hiệu ứng của cuộc cách mạng công nghiệp đối với văn chương, Williams cũng đã xây dựng những nền tảng cho môn xã hội học lịch sử về các định chế của đời sống văn chương (như các nhà xuất bản, các tạp chí, giới hàn lâm, các câu lạc bộ), từ đó mở ra một môn xã hội học về văn hóa về truyền thông.[16]
(Về trường phái cultural studies, xem thêm Trần Hữu Quang, 2015, tr. 273-280.)
5. Lý thuyết “trường” của Pierre Bourdieu
Khái niệmtự trị” (autonomy) vốn xuất phát từ quan điểm mác-xít nhằm điều chỉnh quan niệm phản ánh luận, đã được nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu định nghĩa lại hoàn toàn trong lý thuyếttrườngcủa ông. Lý thuyếttrườngcủa Bourdieu trong lãnh vực xã hội học văn chương dựa trên hai nguyên tắc chính sau đây: (a) văn chương không phảimột hoạt động nằm ngoài sự chi phối của xã hội; (b) tuy vậy, văn chương cũng không thể bị quy giản vào những sự định đoạt về mặt xã hội, kinh tế hay chính trị (G. Sapiro, 2014, tr. 24).
Trước khi đi vào lý thuyết trườngcủa Bourdieu trong lãnh vực xã hội học văn chương, chúng ta hãy tìm hiểu ba khái niệm căn bản trong lý thuyết của tác giả này, đó là: habitus, vốn, và trường.
Khái niệm habitus
Erwin Panofsky (1892-1968)
Loïc Wacquant (1960-)
Theo Loïc Wacquant, habitusmột khái niệm triết học được sử dụng từ xa xưa bởi Aristoteles (với thuật ngữ tiếng Hy Lạp là ξις, hexis, nghĩamột tình trạng tương đối ổn định về mặt sức khỏe, về mặt kiến thức, hay về mặt tính cách), cũng như bởi những triết gia khác như Thomas Aquinas, Hegel, Weber, Durkheim, Mauss, Husserl. Pierre Bourdieu đã sử dụng lại thuật ngữ này vào năm 1967 khi giải thích công trình của nhà sử học nghệ thuật Erwin Panofsky về mối quan hệ giữa tư tưởng kinh viện lối kiến trúc gô-tic trong thời trung cổ (L. Wacquant, 2006, tr. 6).
Bourdieu sử dụng thuật ngữ habitus để nói về một hệ thống thiên hướng tâm thế (dispositions) tương đối vững bền (nhưng có thể biến đổi) mà nhờ đó chúng ta tri nhận, phán đoán hành động trong thế giới xã hội. Những sơ đồ vô thức này được chúng ta tiếp thụ trong tiến trình trải qua những hoàn cảnh xã hội đặc thù, thông qua việc nội tâm hóa những chế ước ngoại tại cũng như những khả năng hành động trong đời sống ngoại tại. Mặc dù mỗi cá nhân chúng ta có một tiểu sử không ai giống ai, nhưng do cùng sống với nhau cùng trải nghiệm những khuôn khổ xã hội chung (hay những “ma trận” chung, common matrix, bao gồm những chế ước những khả năng hành động ấy), nên trong từng xã hội hay cộng đồng nhất định, chúng ta thường có chung các sơ đồ vô thức ấy đó là lý do tại sao các cá nhân có cùng quốc tịch, cùng giai cấp, cùng giới tính, v.v. thường cảm thấy một cách tự phát, hồn nhiên như mìnhđang ở nhà” (at home) khi tiếp xúc với nhau.
Habitus vừacái đã được cấu trúc (structured) bởi những lực xã hội nhất định, vừacái khả năng cấu trúc (structuring), vì chi phối “tạo hìnhcác hoạt động đa dạng của cá nhân trong các lãnh vực của đời sống. Chính do vậy mà Bourdieu gọi habitus là “sản phẩm của cấu trúc, người sản xuất ra thực tiễn, người tái sản xuất ra cấu trúc” (L. Wacquant, 2006, tr. 6-7).
Khái niệm vốn
Bourdieu cho rằng vị trí của mỗi cá nhân trong một xã hội hay một cộng đồng nào đó phụ thuộc vào mức độ trang bị vốn” (capital) của mình. Bourdieu định nghĩa vốn là bất cứ nguồn lực nàomột cá nhân được trong một đấu trường xã hội nhất định nào đó, cho phép người này chiếm hữu được những lợi ích đặc thù khi tham gia đua tranh trong đấu trường ấy. Vốn bao gồm ba loại chính: vốn kinh tế (tài sản vật chất và tài chánh), vốn văn hóa (hàng hóa biểu tượng quí hiếm, tài năng hay kỹ năng, chức tước hay danh hiệu), vốn xã hội (những nguồn lực có được nhờ là thành viên của một nhóm nào đó). Loại vốn thứ tư là vốn biểu tượng (symbolic capital); đây là những hiệu ứng của bất cứ loại vốn nào khi mà người ta không coi đấy là hiệu ứng (chẳng hạn khi người ta gán những phẩm chất đạo đức cao cả cho những người thuộc tầng lớp trên do họ “cống hiến” thời gian tiền bạc vào việc từ thiện) (L. Wacquant, 2006, tr. 7).
Khái niệm trường
Khái niệm trường hay trường lực (tiếng Pháp: champ, tiếng Anh: field) được Pierre Bourdieu chế tạo ra vào giữa thập niên 1960 nhằm mục tiêu khảo sát thực nghiệm về lịch sử sinh thành chuyển hóa của các thế giới nghệ thuật văn chương. Sau đó, khái niệm này được Bourdieu các cộng sự viên của ông hoàn chỉnh khai triển trong quá trình nghiên cứu về các lãnh vực tư tưởng, triết học, khoa học, tôn giáo, hàn lâm, thơ ca, xuất bản, chính trị, luật pháp, kinh tế, thể thao, hành chánh báo chí (xem công trình của Bourdieu mang tên“Flaubert trường văn chương Pháp).
Trong các xã hội phát triển, các lãnh vực đa dạng trong đời sống như nghệ thuật, khoa học, tôn giáo, kinh tế, luật pháp, chính trị, v.v. luôn luôn có xu hướng trở thành những tiểu vũ trụ biệt lập nhau, trong đó mỗi tiểu vũ trụ đều có những quy tắc, luật lệ hình thái quyền lực riêng biệt Bourdieu gọi đấy là các “trường”.
Trước hết, trường là một không gian đã được cấu trúc hóa một cách rạch ròi, trong đó bao gồm các vị trí nhất định; đó là một “trường lực” (force field) mà trong đó nó áp đặt những quy định đặc thù của mình lên bất cứ ai muốn gia nhập. Chẳng hạn, một người muốn trở thành một nhà khoa học thì không có cách nào khác là buộc phải thủ đắc được một cái “vốn khoa học” tối thiểu mà giới khoa học yêu cầu, phải tuân thủ các tập tục quy định của giới khoa học thuộc về một thời gian một không gian nhất định.
Đặc điểm thứ hai: trường là một đấu trường trong đó các tác nhân các định chế luôn luôn tìm cách duy trì hoặc lật ngược thế cờ phân bố vốn (trong lãnh vực khoa học chẳng hạn, biểu hiện thông qua việc xếp hạng các định chế, các ngành khoa học, các lý thuyết, các phương pháp, các chủ đề, tạp chí, giải thưởng, v.v.). Nhưng cũng có thể trở thành một bãi chiến trường thực sự nếu hệ thống tôn ti trật tự của liên tục rơi vào cảnh giành giựt tranh chấp.
Đặc điểm thứ ba: trường thường mang tính chất tự trị (L. Wacquant, 2006, tr. 7-8).
Mối liên hệ giữa habitus trường
Nếu habitus tạo hình cho hành động thực tiễn của cá nhân từ bên trong, thì trường cấu trúc cho hành động suy nghĩ của cá nhân từ bên ngoài. Trường bày ra trước mặt cá nhân một loạt quan điểm đường đi nước bước mà anh ta/chị ta có thể chọn, mỗi điều đều tương ứng với cái được, cái mất những điều có thể xảy ra. Sự chọn lựa của mỗi cá nhân thường phụ thuộc vào vị trí của mình trong trường có liên quan: những người chiếm giữ vị trí thống trị thường có xu hướng đi theo những chiến lược bảo thủ (bảo vệ trật tự phân bố vốn đang tồn tại), còn những người bị đẩy vào những vị trí lệ thuộc thì thường thiên về những chiến lược m loạn hoặc lật đổ. Những người vị trí ổn định thường muốn bảo tồn trật tự hiện hành, còn những kẻ mới gia nhập thì lại muốn đảo lộn trật tự ấy.
Hành động thực tiễn (practice) của con ngườikết quả của mối quan hệ giữa habitus với trường. Chính là sự gặp gỡ giữa habitus (thiên hướng tâm thế) với vị trí (trong một trường nào đó nhất định), cũng như sự tương hợp (hay sự bất tương hợp) giữa các cấu trúc tinh thần với các cấu trúc xã hội sản sinh ra hành động thực tiễn của con người cá nhân. Chính vì thế mà Bourdieu gọi lý thuyết của mình là “cấu trúc luận sinh thành” (genetic structuralism) (L. Wacquant, 2006, tr. 8).
“Trường” trong lãnh vực văn chương
Trong lãnh vực văn chương, theo Bourdieu, “trường” văn chương chính là không gian của những khả thể mà nhà văn có thể chọn lựa trong dòng đời của mình (chẳng hạn, chọn câu vần hay câu thơ tự do, chọn người kể chuyện là người trong cuộc hay người ngoài cuộc, chọn văn phong gián tiếp hay văn phong trực tiếp, v.v.). Nhà văn thường được coi là mặc nhiên chấp nhận những luật chơi đang hiệu lực trong trường văn chương đương thời. Việc chọn lựa yếu tố thẩm mỹ văn chương cũng tùy thuộc vào vị trí mỗi nhà văn đang chiếm giữ trong trường này. Những vị trí này được xác định tùy theo khối lượng và thành phần của vốn biểu tượng cụ thể mà nhà văn đang có, nghĩa là phụ thuộc vào mức độ và loại hình mà nhà văn được công nhận với tư cách là nhà văn. Sự công nhận về mặt biểu tượng (bởi đồng nghiệp hay bởi các nhà phê bình) không nhất thiết luôn luôn đi đôi với những sự thành công về mặt vật chất (số lượng tác phẩm bán được, hay sự tôn phong trên bình diện định chế), và ngược lại. Như vậy, chúng ta có thể thấy một sự tương đồng cấu trúc giữa vị trí của nhà văn với sự chọn lựa lập trường của anh ta/chị ta (G. Sapiro, 2014, tr. 24).
Chính tình hình phân bố vốn một cách chênh lệch đã định hình nên cấu trúc các vị trí khác nhau trong trường văn chương. Những nhà văn có tên tuổi thường giữ vị trí thống trị do đó có thể áp đặt quan niệm văn chương của họ lên những người khác; còn những nhà văn ở vào vị trí bị trị thường là những người mới gia nhập hoặc những nhà văn nằm ở ngoài lề. Tuy nhiên, do tính đặc thù của trường văn chương nên sự phân ly giữa người “thống trị” với kẻ “bị trị”, giữa người đã thành danh với kẻ ngoài rìa, hay giữa người cũ với người mới, thường mang những sắc thái đặc biệt tùy theo những phương thức tích lũy vốn biểu tượng hết sức đặc thù trong thế giới văn chương. Thí dụ, kể cả sau khi trường phái lãng mạn đã xác lập được xu thế áp đảo của mình rồi, thì những người theo trào lưu tiền phong (chẳng hạn phái siêu thực) vẫn có thể tự khẳng định vị trí của mình bằng cách chối bỏ các quan niệm thống soái của giới văn chương đương thời (G. Sapiro, 2014, tr. 24-25).
Cấu trúc của trường văn chương còn được định hình bởi sự đối lập giữa các lực tự trị với các lực ngoại trị. Những người bênh vực cho nguyên tắc tự trị của phán đoán thẩm mỹ trong thế giới văn chương thường luôn phải chống lại những sức tác động hoặc áp đặt về mặt đạo đức, chính trị hay kinh tế đến từ bên ngoài thế giới văn chương. Những sự chống đối này có thể mang những hình thái khác nhau, tùy theo những cấu hình xã hội-lịch sử cụ thể chẳng hạn, quan điểm tự trị có lúc thì được hiện thân trong lập trường nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng cũng có lúc lại chọn một lập trường dấn thân (G. Sapiro, 2014, tr. 25).
Người ta có thể phân biệt loại cấu hình xã hội trong đó trường văn chương giữ được tính tự trị tương đối, với loại cấu hình xã hội trong đó trường văn chương phải gánh chịu sự can thiệp “ngoại trị” mạnh mẽ để hóa giải những xung đột xảy ra trong nội bộ trường, căn cứ trên những tiêu chuẩn đạo đức, chính trị và kinh tế mà hoạt động thẩm mỹ văn chương phải lệ thuộc vào đấy (G. Sapiro, 2014, tr. 25). Trong cuốn Các quy tắc của nghệ thuật (1992), Bourdieu cũng đã phân tích một tình huống đặc thù trong đó xuất hiện hai cực đối lập nhau trong trường văn chương: một cực sản xuất hẹp nơi giới nhà văn, và một cực sản xuất lớn nơi giới xuất bản; một cực thì đề cao sự phán đoán thẩm mỹ giữa giới nhà văn đồng môn với nhau, còn cực kia thì lại coi trọng những tiêu chuẩn kinh tế của sự thành công (chẳng hạn doanh thu bán sách) (G. Sapiro, 2014, tr. 25).
Trên đâymột số điểm liên quan đến khả năng vận dụng lý thuyếttrườngcủa Bourdieu vào việc phân tích nhà văn thế giới văn chương. Tuy nhiên, lý thuyếttrườngnày cũng từng được chính Bourdieu áp dụng vào việc phân tích bản thân một tác phẩm văn chương. Trong phần đầu của cuốn Các quy tắc của nghệ thuật, Bourdieu đã phân tích các nhân vật trong tác phẩm Giáo dục tình cảm (1869) của nhà văn Gustave Flaubert theo quan điểm lý thuyết ấy. Bourdieu viết như sau: “Như vậy, khi Flaubert xây dựng hai cực của trường quyền lực xét như một môi trường thực thụ hiểu theo nghĩa của Newton, trong đó các lực xã hội, gồm các lực hút lực đẩy, diễn ra dưới dạng các động cơ tâm lý như tình yêu hoặc tham vọng, Flaubert đã thiết lập các điều kiện cho một thứ thí nghiệm xã hội học: năm chàng thanh niên, trong đó có nhân vật chính Frédéric, tạm thời tập hợp thành một nhóm bởi họ đềusinh viên, sẽ được phóng vào không gian ấy, giống như những hạt được phóng vào trong một trường lực [tiếng Pháp: champ de forces; tiếng Anh: force-field], các quỹ đạo của những hạt này sẽ được quy định bởi mối quan hệ giữa các lực đang hiện diện trong trường bởi chính lực quán tính [hay sức ỳ inertia] của mỗi hạt. Lực quán tính này, một mặt, nằm trong những thiên hướng [hay tâm thế dispositions] bắt nguồn từ nguồn gốc [xã hội] quỹ đạo của mỗi hạt [tức của mỗi người sinh viên] những thiên hướng [hay tâm thế] này có xu hướng tồn tại dai dẳng đi theo một quỹ đạo có nhiều khả năng xảy ra. mặt khác, lực quán tính này nằm trong những loại vốn mà họ [tức các sinh viên này] thừa hưởng những loại vốn này góp phần xác định những khả thể những bất khả thể mà trường ấn định cho họ.[17]” Về những điều “khả thể” “bất khả thể” này, Bourdieu ghi chú thêm như sau: “Trong thực tế, tương lai xuất hiện như một mớ quỹ đạo có thể xảy ra dưới những dạng không đồng đều, giữa một giới hạn cao chẳng hạn, đối với Frédéric, đó là chuyện trở thành bộ trưởng người yêu của Dambreuse , một giới hạn thấp chẳng hạn, cũng trong trường hợp Frédéric, đó là chuyện trở thành một nhân viên thư ký cho một văn phòng luật sư và cưới Roque.”[18]
(Về quan niệm xã hội học văn chương của Pierre Bourdieu, xem thêm Nguyễn Phương Ngọc, “Xã hội học văn học của Pierre Bourdieu”, trong Lộc Phương Thủy et al., 2014, tr. 108-134.)
6. Định chế văn chương
Jacques Dubois (1933-)
Dựa trên ý niệm định chế từng được đề cập bởi một số tác giả mác-xít, Jacques Dubois (giáo văn chương Pháp tại đại học Liège, Bỉ) đã định nghĩa khái niệmđịnh chế văn chương” (institution littéraire) là một tập hợp các sự kiện xã hội cấu thành hoạt động văn chương, một “tập hợp các chuẩn mực vốn được áp dụng vào một lãnh vực hoạt động cụ thể xác định một tính chính đáng thông qua một bản hiến chương hay một bản điều lệ”.[19] Theo Dubois, bằng cách khảo sát những dấu ấn xã hội trong các văn bản, mục tiêu của việc nghiên cứu xã hội học văn chương là khám phá ra chiều kích ý thức hệ của các tác phẩm những quan niệm về thế giới xã hội mà các tác phẩm này chuyển tải. Ông coi văn chương là một thứ “diễn ngôn xã hội” (discours social) mà nhà nghiên cứu cần phân tích.
Định chế văn chương theo Dubois bao gồm hai lãnh vực sản xuất (hẹp rộng), các chức năng xã hội của văn chương, các tổ chức sản xuất các tổ chức chính đáng hóa, vị thế xã hội của nhà văn, các điều kiện của việc đọc các tác phẩm văn chương, vị thế của văn bản cũng như của văn chương.
7. Lý thuyết hệ thống đa hợp (polysystème)
Theo Itamar Even-Zohar (giáo về văn chương đối chiếu tại đại học Tel-Aviv, Israel),[20] hệ thống văn chương bao gồm các hoạt động văn chương mạng lưới các mối quan hệ trong các hoạt động này. Ông đã dựa trên sơ đồ truyền thông của Roman Jakobson[21] để thiết lập sơ đồ hệ thống văn chương (xem Hình 1).
Hình 1. Hệ thống văn chương (theo Even-Zohar)
                                   Định chế [bối cảnh]
                                   Kho thể tài [quy tắc]
Người sản xuất   ______________________   Người tiêu thụ
    (“nhà văn”)                                                         (“độc giả”)
                                 Thị trường [phân phối]
                                 Sản phẩm [thông điệp]
Nguồn: Even-Zohar, “Polysystem Studies”, Poetics Today, vol. 11, no. 1, 1990, tr. 31 (trích lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 28).
Even-Zohar (1939-)
Hệ thống văn chương chính là những mối quan hệ giữa những người sản xuất (nhà văn) với những người tiêu thụ (độc giả), thông qua hai loại định chế trung giới: (a) trước hết, đó là các nhà xuất bản, các tạp chí, các nhà phê bình, các nhóm nhà văn, các tổ chức nhà nước, hệ thống nhà trường, các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v., cũng như kho thể tài (répertoire); (b) kế đến, đó là “thị trường”, bao gồm không chỉ những nơi phát hành phân phối như các tiệm sách, các thư viện, mà kể cả những tác nhân những hoạt động nằm trong khâu lưu hành “sản phẩm”.
“Kho thể tài”[22] (répertoire) là một khái niệm do Even-Zohar đề xuất để chỉ tổng thể những luật lệ, quy tắc những kiểu mẫu (chủ đề, thể loại, phong cách, thủ pháp ngôn ngữ) vốn chi phối việc sáng tạo ra các văn bản văn chương. Trong kho thể tài này, ông phân biệt giữa những yếu tố “có sẵn trong tầm tay” (disponibles) mà các nhà văn thường sử dụng, với những yếu tố “có thể vận dụng” (accessibles) đây là những yếu tố ít được hoặc không được vận dụng trong một thời đại nào đó, mặc dù chúng vẫn nằm trong cái “kho” chung. Ông cũng phân biệt giữa loại kho thể tài thủ cựu (thường e ngại áp dụng những yếu tố mới) với loại kho thể tài mang tính cách tân (sẵn sàng tiếp nhận những kiểu mẫu mới đến từ bên ngoài) (G. Sapiro, 2014, tr. 28).
Trong thời trung cổ thời Phục hưng, thế giới văn chương của châu Âu chính là một thứ hệ thống đa hợp (polysystème), trong đó trung tâm là những văn bản viết bằng tiếng La-tinh, ngoại vi là những văn bản viết bằng các thứ tiếng địa phương. Nhưng đa hệ thống này dần dà bị tan rã bởi quá trình hình thành các quốc gia. Tuy vậy, về sau, mối quan hệ giữa các nền văn chương của các quốc gia Âu châu cũng tiếp tục chịu sự chi phối của trật tự tôn ti giữa trung tâm với ngoại vi: chẳng hạn, ở châu Âu lúc đầu, văn chương Pháp chiếm vị trí trung tâm, sau đó là văn chương Đức (G. Sapiro, 2014, tr. 29).
Even-Zohar cũng là người khởi xướng trào lưu nghiên cứu về các tác phẩm dịch thuật (translation studies): theo ông, dịch thuật chính là một nhân tố quan trọng trong quá trình kết tinh của các nền văn hóa quốc gia đây là một hiện tượng mà trước đây người ta hầu như không chú ý.[23] Một trong những đóng góp chính của lý thuyết đa hệ thống là chuyển mối quan tâm từ nền văn hóa nguồn (gốc) sang nền văn hóa tiếp nhận (đích) bằng cách truy tìm những cơ chế chọn lọc các tác phẩm cũng như những chuẩn mực dịch thuật (G. Sapiro, 2014, tr. 29).
Trong nền văn học sử Việt Nam, Dương Quảng Hàm nhận xét rằng “[ở] nước ta ngày xưa, triết học và lịch sử chỉ viết bằng Hán văn (trừ quyển Đại Nam quốc sử diễn ca là viết bằng văn nôm)”, còn ba thể loại thơ ca, kịch và tiểu thuyết thì mới có Hán văn và Việt văn (Dương Quảng Hàm, 1968, tr. 458). Về ba thể loại này, “tuy trong lúc ban đầu (thế kỷ thứ XIV và XV), các tác phẩm còn chịu ảnh hưởng của Hán văn một cách quá nặng nề nhưng dần dần về sau đã thoát ly được cái ảnh hưởng ấy mà tự gây lấy tính cách biệt lập” (như trên, tr. 460). Liên quan đến “kho thể tài” trong lịch sử văn chương Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo chẳng hạn nhận xét sau đây cũng của Dương Quảng Hàm: “Xưa kia, văn nôm tuy vẫn có, nhưng chỉ là phần phụ đối với văn chữ nho là phần chính” (như trên, tr. 411); tuy nhiên, khi chuyển sang nền “quốc văn mới, các thể biền văn (phú, tứ lục, kinh nghĩa, văn sách) hầu như không dùng đến nữa, các thể văn vần (thơ cổ phong, thơ Đường luật, lục bát, song thất, hát nói, ca khúc) vẫn có một số ít người viết, nhưng, ngoài lối cũ, lại xuất hiện lối thơ mới (...); duy có các thể văn xuôi là thịnh hành nhất” (như trên, tr. 420).
***
Ba hướng tiếp cận lý thuyết vừa nêu trên, với ba khái niệm “trường”, định chế văn chương hệ thống đa hợp, chính là những quan điểm lý thuyết chủ trương đặt các tác phẩm văn chương vào trong bối cảnh xã hội của quá trình sáng tác nhằm chống lại quan điểm bản chất luận (essentialist) trong việc phân tích xã hội học về tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, ba hướng tiếp cận này hoàn toàn không hề coi các tác phẩm văn chương như chịu sự chi phối quyết định của các hoàn cảnh xã hội ngoại tại, mà ngược lại, cả ba đều nhấn mạnh coi trọng tính đặc thù của hoạt động văn chương, bằng cách đặt hoạt động này trong một hệ thống quan hệ tương đối tự trị (không gian của những khả thể, định chế, kho thể tài...) được cấu trúc theo những nguyên tắc tôn ti thứ bậc riêng của lãnh vực văn chương.
Ngoài ra, những lối tiếp cận cấu trúc, định chế và hệ thống ấy còn cho phép chúng ta có thể so sánh giữa các nền văn hóa với nhau hoặc giữa các thời kỳ với nhau, bằng cách nhận diện ra những sự khác biệt có ý nghĩa xét về những khía cạnh như hoàn cảnh sáng tác, không gian của những khả thể hay các kho thể tài, những nguyên tắc phân định tôn ti thứ bậc (trong trường văn chương), hoặc các quỹ đạo xã hội (tức tiểu sử) của các tác giả (G. Sapiro, 2014, tr. 29).
T.H.Q., tháng 7-2016
Tài liệu tham khảo

1.   Ansart, Pierre (1999), “Sociologie de la littérature”, in André Akoun et Pierre Ansart (Dir.), Dictionnaire de sociologie, Paris, Le Robert, Seuil, p. 309-310.
2.   Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930, TP.HCM, Nxb Trẻ.
3.   Bourdieu, Pierre (1995), The Rules of Art. Genesis and Structure of the Literary Field (1992), translated by Susan Emanuel, Stanford, California, Stanford University Press.
4.   Bùi Quang Thắng (1998), Xã hội học nghệ thuật, Hà Nội, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa-Thông tin.

Cao Xuân Hạo (1930-2007)
5.   Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt. Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Hà Nội, Nxb Giáo dục.
6.   Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu (1941), Sài Gòn, Bộ Giáo dục, Trung tâm Học liệu xuất bản, in lần thứ mười.
7.   Gros, Edmond (1989), “Sociologie de la littérature”, in  Marc Angenot, Jean Bessière, Douwe Fokkema, Eva Kushner (Dir.), Théorie littéraire. Problèmes et perspectives, Paris, P.U.F., pp. 127-149.
8.   Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lí Hoài Thu (2001), Lí luận văn học, tái bản lần thứ bẩy, Hà Nội, Nxb Giáo dục.

9.   Hall, John (1979), The Sociology of Literature, London and New York, Longman.
10.                Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học.
11.                Huỳnh Như Phương (2014), Lý luận văn học (Nhập môn), tái bản lần thứ nhất, TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
12.                Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc và Phùng Ngọc Kiên (2014), Xã hội học văn học, Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Hữu Quang

13.                Sapiro, Gisèle (2014), La sociologie de la littérature, Paris, La Découverte, Coll. Repères.
14.                Trần Hữu Quang (2015), Xã hội học báo chí, tái bản lần thứ nhất, có bổ sung và cập nhật, TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
15.                Wacquant, Loïc (2006), “Pierre Bourdieu”, in Rob Stones (Ed.), Key Contemporary Thinkers, London and New York, Macmillan, new edition, Chapter 16.




Chú thích:

[1] Cũng có một số tác giả phân biệt giữa xã hội học văn chương với lối tiếp cận phê bình xã hội trong văn học, chẳng hạn như Edmond Gros: “Có lẽ thoạt nhìn thì xã hội học văn chương [sociologie de la littérature] và sự phê bình xã hội [sociocritique] có thể gây ra cảm giác là cả hai đôi khi cùng quan tâm tới những đối tượng y hệt nhau, nhưng nếu không kể đến những sự chồng lấn bề ngoài ấy thì hiển nhiên là chúng có những mối bận tâm đối lập nhau một cách căn bản”. Trong lúc lối tiếp cận xã hội học quan tâm tới những cái nằm ngoài văn bản hoặc có trước văn bản, thì lối tiếp cận phê bình xã hội tuy không phải không quan tâm tới những điều đó nhưng chú ý đi vào phân tích nội dung văn bản nhiều hơn (Edmond Gros, 1989, tr. 149).

[2] Nguyên văn câu này như sau: “[Literature] is a document of how human beings feel and its singleness of vision is capable of moving human feelings in a uniquely powerful way” (J. Hall, 1979, tr. 35).

[3] John Hall quan niệm rằng khi phân tích về lãnh vực văn chương, chúng ta nên sử dụng khái niệm “vật sở chỉ xã hội” (social referent), chứ không nên sử dụng khái niệm “vật phản ánh xã hội” (social reflector) vì khái niệm “vật phản ánh xã hội” bao hàm quan điểm coi nhà văn như một tác nhân thụ động trước sức tác động của các yếu tố ngoại giới (thiên theo sơ đồ kích thích/phản ứng). Còn khái niệm “vật sở chỉ xã hội” thì nhìn nhà văn như một tác nhân tích cực, luôn luôn nỗ lực tìm hiểu xã hội thông qua sự sáng tạo của mình, chứ không chỉ máy móc “phản ánh” lại thực tại ngoại giới (J. Hall, 1979, tr. 32). Chúng tôi dịch thuật ngữ referent là “vật sở chỉ” dựa theo Cao Xuân Hạo (1998, tr. 713). “Vật sở chỉ xã hội” là một đối vật xã hội mà một từ ngữ hoặc một tác phẩm muốn nói về, muốn chỉ định.

[4] De la littérature considérée dans ses rapports avec les institutions sociales (1800) của Germaine de Staël.

[5] L’ancien régime et la révolution (1856) của Alexis de Tocqueville.

[6] Histoire de la littérature anglaise (1864) của Hippolyte Taine.

[7] Đây là một bài thuyết trình của Gustave Lanson vào năm 1904 mang tên là “Histoire littéraire et sociologie” trình bày tại trường École des hautes études sociales ở Paris theo lời mời của Émile Durkheim.

[8] Qu’est-ce que la littérature? (1948) của Jean-Paul Sartre (Nxb Gallimard, 1975).

[9] Nguyên văn câu này: le livre “se propose comme une fin à la liberté du lecteur” (Jean-Paul Sartre, Qu’est-ce que la littérature? , Nxb Gallimard, 1975, tr. 54, dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 19).

[10] Nguyên văn: “pacte de générosité entre l’auteur et le lecteur” (Jean-Paul Sartre, sách đã dẫn, tr. 62, dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 19).

[11] Nhà văn học sử Bằng Giang cũng từng cho rằng việc “đọc một tác phẩm văn chương để thưởng thức là một hành vi tự nguyện” (Bằng Giang, 1992, tr. 418). Do “mỗi người có một thương số trí năng, tính nhạy cảm không đồng đều”, và “[x]ã hội cho dù đạt đến chỗ toàn thiện toàn mỹ cũng vẫn là một xã hội đa dạng chớ không đơn điệu” (như trên, tr. 420), nên đối với “một tác phẩm văn chương, không phải tất cả mọi người đều hiểu như nhau mà có mức độ nhiều hay ít là tùy từng người. Ở đây không thể có chủ nghĩa bình quân được từ hai phía: người viết và người đọc. Rồi từng người trong những thời điểm khác nhau lại hiểu tác phẩm văn chương thêm một bậc nữa, hoặc thẩm định lại, hoặc phát hiện thêm cái hay, cái đẹp của nó về nội dung nghệ thuật” (như trên, tr. 419).

[12] Xem chẳng hạn nhận định sau đây: “Mỗi thời đại lịch sử có một nền nghệ thuật tương ứng. ‘Xã hội thế nào văn nghệ thế ấy’” (Hà Minh Đức chủ biên, 2001, tr. 7). “Mối quan hệ của nghệ thuật với thực tiễn đời sống bộc lộ trước hết ở sự tác động của cơ sở kinh tế xã hội. Nhưng với tư cách là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, nghệ thuật không tồn tại một cách cô lập, thụ động mà tồn tại, phát triển trong mối liên hệ qua lại với các hình thái ý thức khác và những phạm vi hoạt động khác trong đời sống thực tiễn” (như trên, tr. 8-9). “Trong bối cảnh của thế giới hiện đại, khi những mối quan hệ giai cấp không còn đơn giản như xưa, (…) mối tương quan mang tính quyết định luận của đời sống xã hội với nghệ thuật cũng biểu lộ một cách đa dạng, phức tạp hơn” (như trên, tr. 10).

[13] Khuynh hướng jansénisme là một khuynh hướng tư tưởng ở Pháp xuất phát từ Jansenius (một vị giám mục Công giáo, 1585-1638), chủ trương chống lại sự chuyên quyền của vương triều và sự bảo thủ của giáo hội. Vào thế kỷ 16 và 17, giới quí tộc thường được phân ra làm hai loại: (a) giới quí tộc khoa bảng (noblesse de robe), thường tốt nghiệp từ môi trường đại học và đảm nhiệm những nhiệm vụ tư pháp và tài chánh trong triều đình – vì họ thường mặc áo thụng nên được gọi là giới noblesse de robe; và (b) giới quí tộc chiến binh (noblesse d’épée) bao gồm những nhà quí tộc đảm nhiệm những nhiệm vụ quân sự.

[14] Richard Hoggart, Văn hóa của người nghèo. Khảo sát lối sống của các giai cấp bình dân ở Anh (1957), bản dịch tiếng Pháp của Nxb Minuit, 1970, tr. 296 (dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 21).

[15] Raymond Williams, “On High and Popular Culture” [Về nền văn hóa cao cấp và nền văn hóa bình dân], New Republic, vol. 171, no. 21, tr. 15 (dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 21).

[16] Raymond Williams, Culture and Society (1958), và Marxism and Literature (1977) (dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 21).

[17] Nguyên văn tiếng Pháp: “En mettant ainsi en place les deux pôles du champ du pouvoir, véritable milieu au sens newtonien, où s’exercent des forces sociales, attractions ou répulsions, qui trouvent leur manifestation phénoménale sous la forme de motivations psychologiques telles que l’amour ou l’ambition, Flaubert instaure les conditions d’une sorte d’expérimentation sociologique: cinq adolescents – dont le héros, Frédéric –, provisoirement rassemblés par leur position commune d’étudiants, seront lancés dans cet espace, telles des particules dans un champ de forces, et leurs trajectoires seront déterminées par la relation entre les forces du champ et leur inertie propre…” (Pierre Bourdieu, Les règles de l’art, 1992, tr. 28). Bản dịch tiếng Anh: “In thus laying out the two poles of the field of power, a true milieu in the Newtonian sense, where social forces, attractions or repulsions, are exercised, and find their phenomenal manifestation in the form of psychological motivations such as love or ambition, Flaubert institutes the conditions of a kind of sociological experimentation: five adolescents – including the hero, Frederic – provisionally assembled by their situation as students, will be launched into this space, like particles into a force-field, and their trajectories will be determined by the relation between the forces of the field and their own inertia. This inertia is inscribed on the one hand in the dispositions they owe to their origins and to their trajectories, and which imply a tendency to persevere in a manner of being, and thus a probable trajectory, and on the other in the capital they have inherited, and which contributes to defining the possibilities and the impossibilities which the field assigns them” (Pierre Bourdieu, The Rules of Art. Genesis and Structure of the Literary Field, translated by Susan Emanuel, Stanford, California, Stanford University Press, 1995, tr. 9-10).

[18] Nguyên văn tiếng Anh: “The future presents itself in fact as a bundle of unequally probable trajectories situated between an upper limit – for example, for Frederic, minister and lover of Mme Dambreuse – and a lower limit – for example, for the same Frederic, clerk to a provincial solicitor, married to Mlle Roque” (Pierre Bourdieu, The Rules of Art, sách đã dẫn, tr. 10).

[19] Jacques Dubois, L’institution littéraire (1978), Bruxelles, Labor, 2005, tr. 31 (dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 26).

[20] Itamar Even-Zohar, “Polysystem Studies”, Poetics Today, vol. 11, no. 1, 1990 (dẫn lại theo G. Sapiro, 2014, tr. 27).

[21] Xem sơ đồ mô hình truyền thông của Roman Jakobson trong Trần Hữu Quang, 2015, tr. 9.

[22] “Thể tài” được định nghĩa là “hình thức, thể loại của tác phẩm nghệ thuật được xác định bằng đề tài hoặc bằng những đặc trưng khác về chủ đề, phong cách. Thí dụ: thể tài kí sự” (Hoàng Phê, 2000, tr. 933).

[23] Về các tác phẩm dịch thuật trong văn học sử Việt Nam, xem chẳng hạn hai bài viết của Bằng Giang: “Trương Minh K‎ý (1855-1900). Người đi tiên phong trong văn học dịch Hán-Việt”, và bài “Không có vùng trắng nửa thế kỷ văn học Pháp ở Việt Nam (1867-1913)” (xem Bằng Giang, Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930, TP.HCM, Nxb Trẻ, 1992, tr. 85-87, và tr. 88-93). Xem thêm Vũ Bạch Ngô, “Việc dịch thuật xuất hiện từ bao giờ trong văn học nước nhà?”, Kiến thức Ngày nay, số 56, ngày 15-3-1991 (dẫn lại theo Bằng Giang, 1992, tr. 85).

Print Friendly and PDF