9.12.19

Khi đã bỏ túi giải Nobel, những người được giải thưởng nên cảnh giác với “căn bệnh Nobel”

KHI ĐÃ BỎ TÚI GIẢI NOBEL, NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG NÊN CẢNH GIÁC VỚI “CĂN BỆNH NOBEL”
Ngay cả một số nhà nghiên cứu lớn đôi khi cũng nói điều quá đáng.
AFP
Sau khi nhận giải, những người được giải thưởng nên cảnh giác với “căn bệnh Nobel”.
KHOA HỌC – Đây là ngày trọng đại đối với một số ít các nhà khoa học được lựa chọn cẩn thận. Chủ nhật này, ngày 10 tháng 12, những người được giải thưởng năm 2017 sẽ nhận Giải Nobel. Giải thưởng nổi tiếng, một dạng Chén Thánh tuyệt đối trong hầu hết các ngành khoa học, thường biến một nhà nghiên cứu vô danh thành người nổi tiếng chỉ bằng một cái búng tay. Cùng với tất cả những bất cập kèm theo. Điều đáng chú ý là [người được giải] bị đánh thức vào nửa đêm để nhận thông báo, rồi phải trả lời câu hỏi của cánh các nhà báo.
Nhưng cũng có một vấn đề ít được biết đến, nhưng vẫn ảnh hưởng đến nhiều người được giải thưởng. Thi thoảng, chúng ta gọi đó là “căn bệnh Nobel”, đặc biệt bởi những người theo chủ nghĩa hoài nghi khoa học, những người đặt nghi vấn về tất cả những khẳng định nào không được xác thực bởi các thực tế.
Ví dụ, từ điển hoài nghi định nghĩa “căn bệnh Nobel”: “nỗi đau buồn của một số người được giải Nobel, một đau buồn dẫn họ đến việc chấp nhận những ý tưởng khoa học kỳ lạ hoặc sai trái, thường xảy ra rất lâu sau này trong cuộc sống của họ”.
Luc Montagnier, từ việc khám phá ra AIDS đến sự thù hằn đối với vắc-xin
Luc Montagnier (1932-)
Henri Joyeux (1945-)
Bản tin thời sự Pháp gần đây đã cho thấy một ví dụ điển hình của hiện tượng này. Vào ngày 7 tháng 11, một cuộc tranh luận đã được tổ chức tại Paris, phản đối 11 loại vắc-xin bắt buộc bởi chính phủ. Hai ngôi sao [của buổi tranh luận], theo tường thuật của báo Libération: Giáo sư Joyeux, nổi tiếng vì bị khai trừ khỏi y sĩ đoàn, và Giáo sư Luc Montagnier.
Giáo sư Luc Montagnier không phải là người tầm thường: ông được trao giải Nobel Y học năm 2008 vì đã khám phá ra HIV. Ngoại trừ việc kể từ đó, mọi thứ đều trở nên tồi tệ cho nhà khoa học lập dị này, theo tường thuật của Slate.
Bị Viện Pasteur chối bỏ, bị Viện Hàn lâm Y học Quốc gia tố cáo, Giáo sư Montagnier thường xuyên khẳng định rằng có một liên kết giữa sự tiêm chủng và, theo tuỳ chọn, sự đột tử ở trẻ sơ sinh, viêm gan B hoặc xơ gan. Những khẳng định mà, trong trường hợp tốt nhất là có các nền tảng khoa học đáng ngờ nhất (và đáng được nghiên cứu nhiều hơn với những bằng chứng nhiều hơn), và trong trường hợp tồi tệ nhất là không hề có cơ sở khoa học, như Slate đã nhắc lại.
Kary Mullis (1944-2019)
Brian Josephson (1940-)
Vả lại, vắc-xin không chỉ là vấn đề duy nhất mà Luc Montagnier đã phát biểu mà, và đây là một uyển ngữ, còn lâu mới đạt được sự nhất trí. Tương tự như thế đối với các mối liên kết mà ông đưa ra giữa chứng tự kỷ với “nguồn gốc vi khuẩn” của căn bệnh này. Hoặc khi khẳng định, không có bằng chứng được công bố trên các tạp chí khoa học được thẩm định, rằng nước có một “bộ nhớ” các phân tử, khi những phân tử này tiếp xúc với nước, có thể đo lường được nhờ vào các trường điện từ.
AIDS, khí hậu và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Luc Montagnier không phải là người duy nhất được giải thưởng có vẻ bị mắc căn bệnh Nobel này. Chúng ta có thể kể đến Kary Mullis, giải Nobel hóa học năm 1993 về phương pháp PCR, cho phép sao chép chuỗi DNA với số lượng lớn. Như báo New York Times nhắc lại, ông bị mê hoặc bởi khoa chiêm tinh học, đã phát biểu những nghi ngờ về sự nóng lên của khí hậu, lỗ hổng trong tầng ôzôn, hoặc virus HIV là nguyên nhân của AIDS.
James Watson (1928-)
William Shockley (1910-1989)
Tờ nhật báo cũng dẫn trường hợp của Brian Josephson, Giải Nobel Vật lý năm 1973 (về siêu dẫn), người bị thuyết phục rằng cơ học lượng tử sẽ mở ra cánh cửa của thần giao cách cảm. Hoặc trường hợp của James Watson, giải Nobel Y học năm 1962, người đã khẳng định vào năm 2007 rằng người da đen châu Phi không thông minh bằng người da trắng.
Trên danh sách này còn có William Shockley, giải Nobel Vật lý năm 1956 vì những công trình của ông về bán dẫn, người đã đồng ý cho tinh dịch của mình cho một cái gọi là ngân hàng tinh trùng dành cho các thiên tài, sau khi, ông cũng vậy, khẳng định rằng người da trắng ưu việt người da đen do di truyền.
Những “trường hợp” ít nhiều nghiêm trọng hơn (và có thực)
David Gorski
Linus Pauling (1901-1994)
Thuật ngữ “căn bệnh Nobel” đã được David Gorski, một bác sĩ phẫu thuật, blogger và người hoài nghi, phổ biến vào năm 2008. Mục tiêu? Linus Pauling, Giải Nobel Hóa học năm 1954 và Giải Nobel Hòa bình năm 1962. Vào những năm 1970, nhà nghiên cứu đã bắt đầu khẳng định rằng vitamin C có thể chữa được một số bệnh ung thư. Nhưng các nghiên cứu được chủ nhân giải Nobel công bố đầy rẫy những thiên lệch và sai sót. Tuy nhiên, đúng là đã có nhiều nhà nghiên cứu đang tự hỏi về hiệu ứng của vitamin C. Nhưng cho đến hiện tại, thì chưa có một nghiên cứu đủ kiểm soát nào có tính đại diện để đưa ra một kết quả thỏa đáng.
Eusapia Palladino (1854-1918)
Pierre Curie (1859-1906)
Chúng ta cũng có thể kể đến trường hợp của Pierre Curie, giải Nobel vật lý năm 1903 (về phóng xạ), bị thuyết phục bởi tài năng của bà đồng Eusapia Palladino. Song, hãy cẩn thận, đừng nhầm thời đại. Để bào chữa cho nhà nghiên cứu người Pháp, cần nhắc lại là nhiều nhà khoa học đã tra vấn, vào thời đó, là khoa nghiên cứu các hiện tượng ngoại cảm [parapsychology] có thật hay không.
Một số chủ nhân giải Nobel cũng có thể là nạn nhân của sự thành công của mình và khả năng quấy rầy của báo chí cũng như ​​của công luận. Ví dụ, trang web hoài nghi Rational Wiki, trong danh sách những bệnh nhân của căn bệnh Nobel, đã kể đến Albert Einstein. Nhân một cuộc gặp với bà đồng Gene Dennis, ông có thể đã khẳng định, vào lúc bấy giờ, rằng bà đã đúng khi đoán được những điều không thể biết về nhà nghiên cứu nổi tiếng. Ngoại trừ việc là trong cuộc gặp, được bàn tán nhiều rất lâu sau đó, nhà thông thái đúng hơn là đã bị lừa và không thể dễ dàng xác thực các năng lực ngụy siêu nhiên của Gene Dennis, theo một chứng từ.
Những chủ nhân giải Nobel, trên hết cũng là con người
Nếu có một câu hỏi được đặt ra xung quanh những điều vớ vẩn này của các nhà Nobel, thì đó là làm sao có thể giải thích việc những ngôi sao sáng khoa học lại có thể có những suy nghĩ không mấy chặt chẽ như vậy?
Frank Wilczek (1951-)
Thomas Cech (1947-)
Tất nhiên, việc nhận giải thưởng Nobel có thể dẫn đến việc ai đó có những quan điểm về những chủ đề mà họ không chuyên. “Một trong những bất cập chính [của Giải Nobel] là những cám dỗ mà người ta có thể cưỡng lại – đặc biệt là sự cám dỗ để ngủ trên vòng nguyệt quế, và sự cám dỗ kép muốn phán về những vấn đề lớn”, theo lời khẳng định vào năm 2012 của Frank Wilczek, Giải Nobel Vật lý năm 2004, khi được báo Guardian phỏng vấn.
Các chủ nhân Giải Nobel là những con người bình thường”, theo lời triết lý vào năm 1997 của Thomas Cech, Giải Nobel Hóa học năm 1989 vì những công trình nghiên cứu của ông về RNA, khi được báo Libération phỏng vấn. Vả lại, từ điển hoài nghi cũng liệt kê nhiều nhà khoa học không nhận Giải Nobel cũng mắc “căn bệnh của các tiến sĩ”. Những triệu chứng tương tự, nhưng với nhiều bệnh nhân hơn và ít nổi tiếng hơn.
Thế nhưng, chúng ta có thể mong đợi một nhà nghiên cứu, nhiều hơn đối với một chủ nhân Giải Nobel, tôn trọng nhiều hơn ai hết các sự kiện khoa học. Xin đừng khẳng định nếu không có bằng chứng. Xin đừng cắt xén dữ liệu. Nhưng thực tế thì phức tạp hơn. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy việc phủ nhận khoa học, tất yếu, không thuyên giảm với việc sở đắc một kiến ​​thức khoa học (để tìm hiểu thêm về chủ đề này, xin bấm vào đây).
Gregory Rozieres
Khi các nhà nghiên cứu hỏi người Mỹ liệu nguyên nhân sự nóng lên của khí hậu có phải là do con người hay không, kết quả thật ấn tượng. Nếu việc chấp nhận sự đồng thuận khoa học này tăng trung bình lên cùng với trình độ học vấn, thì tình hình sẽ thay đổi nếu tính đến quan điểm chính trị. Vì vậy, những người Mỹ gần với Đảng Cộng hòa, những người được trang bị một nền tảng học lực khoa học cao nhất, là những người nhiều nhất đặt lại vấn đề về nguyên nhân và trách nhiệm của con người đối với sự gia tăng nhiệt độ của khí hậu. Một hành vi có thể được giải thích bởi tác động của môi trường văn hóa, thứ sẽ thúc đẩy chúng ta làm méo mó thực tế càng nhiều càng tốt để gắn nó với thế giới quan của mình.
Lần sau nếu bạn đọc thấy câu “theo lời của người được giải Nobel”, thì hãy dành thời gian tự hỏi xem liệu người đó có phát biểu về một chủ đề chuyên sâu của họ hay không và liệu các khẳng định của họ có được các đồng nghiệp của họ xác thực hay không.
Nhà báo viết về khoa học và công nghệ, phụ trách mục C'est Demain
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
* * *
TRANG PHỤC CHO BUỔI LỄ TRAO GIẢI NOBEL, CẢ MỘT NGHỆ THUẬT
Huy chương, nơ bướm và túi xách: các quy tắc của sự thanh lịch Scandinavian phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
GIẢI NOBEL – Cho dù là lên bục nhận giải thưởng uy tín hay đơn giản là tham dự buổi lễ, thì cũng không nên phạm phải một điều vụng về nào. Vào cuối năm 2017, tại Oslo và Stockholm, sẽ diễn ra buổi Lễ trao Giải Nobel trong sáu lĩnh vực (vật lý, hóa học, y học, văn học, kinh tế học, và tất nhiên về hòa bình) trước hàng trăm khách mời từ khắp nơi trên thế giới. Mọi người [khách mời và người nhận giải thưởng] đều sẽ tuân thủ một cách nghiêm ngặt nghi thức trang phục từ quỹ Nobel, xem video ở phần đầu của bài viết.
Đạt Lai Lạt Ma (1935-)
Matthieu Balu
Như vậy, mọi người sẽ tuân thủ quy định mặc áo sơ-mi trắng và áo vét đuôi tôm đối với nam, và trang phục dạ hội có trang trí nữ trang đối với nữ, kể cả các thành viên gia đình hoàng gia của Na Uy và Thụy Điển. Chỉ có một cách duy nhất để thoát khỏi quy định cổ điển này: “mặc trang phục dân tộc là một giải pháp thay thế cho trang phục và áo dài dạ hội”, theo trang web phụ trách về công tác tổ chức buổi lễ trao giải. Đó là một lựa chọn, đặc biệt, của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi lên nhận giải Nobel Hòa bình ở Oslo vào năm 1989.
Phóng viên video tại Huffington Post.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF