13.12.19

Tình trạng ô nhiễm và công nghệ số: bước đầu nhận thức


TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM VÀ CÔNG NGHỆ SỐ: BƯỚC ĐẦU NHẬN THỨC
Hai bản báo cáo, từ Green IT và Arcep, đều chỉ ra tình trạng ô nhiễm theo cấp số nhân của công nghệ số.
Các số liệu và báo cáo tích tụ [ngày càng nhiều] và biên bản ghi nhận đều dứt khoát: công nghệ số gây ra tình trạng ô nhiễm. Tình trạng phát thải khí nhà kính, cạn kiệt một số tài nguyên thiên nhiên... việc phát triển các công nghệ mới, nhìn bề ngoài có vẻ phi vật chất, nhưng lại có một tác động hiển nhiên đến môi trường.
Công ty Green IT [Điện toán xanh], trong một báo cáo được công bố vào ngày 22 tháng 10, đã tường thuật chi tiết dấu ấn của thế giới công nghệ số lên môi trường: Nếu công nghệ số là một quốc gia, thì nó sẽ có khoảng từ hai đến ba lần dấu ấn của nước Pháp.” Dấu hiệu của bước đầu nhận thức, khi cơ quan giám sát ngành [bưu chính chính viễn thông] của Pháp, Arcep (Cơ quan điều tiết viễn thông điện tử và bưu chính), cũng nắm lấy chủ đề này và đã công bố một bản phân tích vào ngày 23 tháng 10.
34 tỷ thiết bị
Green IT đưa ra những số liệu về sự đóng góp của công nghệ số vào hóa đơn về môi trường của thế giới: 3,8% lượng phát thải khí nhà kính, 0,2% lượng tiêu thụ nước, 5,5% lượng tiêu thụ điện. Trên thực tế, việc sản xuất và sử dụng công nghệ số tiêu thụ nhiều năng lượng, cho dù là để sạc lại pin điện thoại thông minh, vận hành hệ thống mạng và các trung tâm dữ liệu, những trung tâm dữ liệu nổi tiếng làm nơi trú ngụ cho các máy chủ. Thế nhưng hỗn hợp điện toàn cầu vẫn bao gồm một phần lớn nguồn nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là nguồn than đá. Việc sản xuất năng lượng phát thải khí CO2, nguyên nhân chính của tình trạng khí hậu nóng lên toàn cầu.
Frédéric Bordage
Những con số này là một trong những hậu quả của khối thiết bị công nghệ thông tin: 3,5 tỷ chiếc điện thoại thông minh, 3,8 tỷ chiếc điện thoại, 19 tỷ các thiết bị kết nối, 1,1 tỷ hộp ADSL hoặc cáp quang, 10 triệu ăn-ten chuyển tiếp, 67 triệu máy chủ... tổng cộng, thế giới công nghệ số được hình thành từ 34 tỷ thiết bị phục vụ cho 4,1 tỷ người dùng, tức tám thiết bị cho mỗi người dùng”, theo ghi nhận của Frédéric Bordage thuộc công ty Green IT.
Đặc biệt, các tác động đến môi trường có nguy cơ tiếp tục gia tăng, giống như sự tăng trưởng của lưu lượng truy cập internet và việc sản xuất thiết bị không ngừng gia tăng: Dấu ấn công nghệ số sẽ tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba trong 15 năm tới”, theo lời của Frédéric Bordage.
Hiệu ứng vang dội
Đặc biệt trong thế giới công nghệ số, hiệu ứng vang dội đặc biệt quan trọng. Hiệu quả năng lượng của dịch vụ có xu hướng cải thiện, điều đó có nghĩa là sẽ cần đến ít năng lượng hơn cho cùng một hành động. Nhưng sự cải thiện này gây ra song song làm giảm chi phí sản xuất và dịch vụ có liên quan, từ đó có thể tạo ra khối lượng lớn hơn hàng hóa hoặc dịch vụ với một mức giá thấp hơn và có tác dụng kích thích mức cầu”, theo ghi nhận của Arcep. Tóm lại: việc làm cho một ứng dụng tiết kiệm hơn về mặt năng lượng không làm cho mức tiêu thụ giảm đi, mà ngược lại. Do đó, việc chỉ dựa vào hiệu quả năng lượng tốt hơn là điều cho thấy có vẻ vô ích.
Hơn nữa, công nghệ có xu hướng nhân bội, và thay vì thay thế cái cũ, nó lại được cộng thêm. Từ mạng di động, chẳng hạn như mạng 3G hay 4G, đến cáp quang hoặc ADSL, tất cả các công nghệ này cho phép người dùng kết nối với mạng, nhưng không có những đặc tính năng lượng giống nhau. Với cùng một mức tiêu thụ dữ liệu, một người dùng mạng 4G sẽ tiêu thụ khoảng 50 kWh điện so với 16 kWh đối với ADSL và 5 kWh đối với đường truyền cáp quang. Vì vậy, theo Arcep, câu hỏi được đặt ra là việc duy trì sử dụng một số công nghệ nào, đặc biệt đối với những công nghệ có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn.
Rộng hơn nữa, để cho công nghệ số gây ít hậu quả cho môi trường hơn, nhiều tác nhân khác nhau cần ủng hộ một hình thức tiết độ trong quan niệm và sử dụng. Sau bước nhận thức, là lúc phải có những câu trả lời cụ thể.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Pollution et numérique: début d’une prise de conscience, Alternatives Economiques, 28/10/2019.
Print Friendly and PDF