13.5.20

Sự bất trắc triệt để của virus Corona


SỰ BẤT TRẮC TRIỆT ĐỂ CỦA VIRUS CORONA

Sự bất trắc triệt để (radical uncertainty) nảy sinh khi chúng ta biết điều gì đó, nhưng không đủ để cho phép chúng ta tự tin hành động. Và đó là một tình huống tất cả chúng ta gặp phải quá thường xuyên
Ảnh vi điện tử truyền của các hạt virus SARS-CoV-2, được phân lập từ một bệnh nhân. Ảnh: Flickr / NIAID, được sử dụng trong Creative Commons 2.0
Khi chúng tôi bắt đầu viết một cuốn sách về sự bất trắc triệt để vào hai năm trước, hoàn thành vào năm ngoái và thống nhất ngày công bố là ngày 5 tháng 3 năm 2020, chúng tôi không biết - làm sao mà chúng tôi biết được chứ? - là thế giới vào đúng thời điểm đó sẽ rơi vào tình trạng bất định triệt để bởi một sự kiện bất trắc triệt để. Nhưng như chúng tôi đã viết trong cuốn sách đó, “chúng ta phải phòng trước việc sẽ bị ảnh hưởng bởi một bệnh dịch truyền nhiễm do một loại virus chưa từng tồn tại”. Không vui vẻ gì khi thấy cảnh báo này thành hiện thực.
Nassim Nicholas Taleb (1960-)
Donald Rumsfeld (1932-)
Covid-19 đã được mô tả là một “thiên nga đen”. Không phải vậy. Nhà giao dịch quyền chọn nay trở thành nhà hiền triết Nassim Nicholas Taleb đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ đáng nhớ này để mô tả những gì mà chính trị gia đã trở thành hiền triết (kém thành công hơn) Donald Rumsfeld mô tả một “unknown unknown” [điều ta chưa biết mà ta còn không biết là ta chưa biết]. Người châu Âu đã từng tin rằng tất cả thiên nga đều rặt màu trắng - vì tất cả những con thiên nga châu Âu đều có màu trắng - cho đến khi những người đi khai hoang châu Úc quan sát thấy có thiên nga đen. Việc quan sát thấy một con thiên nga đen không phải là một sự kiện có xác suất thấp; đó là một sự kiện không thể tưởng tượng được, với kiến ​​thc ca người châu Âu về thiên nga. Khi những người tù bị đi khai hoang bước chân lên đoàn tàu First Fleet, không ai trong số họ có thể suy đoán khả năng (huống hồ là xác định xác suất của khả năng) rằng có thể có những con thiên nga không phải màu trắng ở Úc. Ý nghĩ đó không nảy ra trong đầu họ.
Tương tự như vậy, trước khi bánh xe được phát minh, không ai có thể nói về xác suất phát minh ra bánh xe, và sau đó chẳng còn gì không chắc chắn để bàn nữa. Những unknown unknown, ngay lập tức, biến thành known known [những điều ta biết là mình biết]. Theo nghĩa này, để xác định xác suất phát minh ra bánh xe [chính] là phát minh ra bánh xe.
Một thế kỷ trước, một chiếc điện thoại bỏ vừa trong túi, chụp ảnh được, có thể tính căn bậc hai của một số, điều hướng đến một điểm đến bạn không biết và trên đó bạn có thể đọc bất kỳ quyển nào trong một triệu cuốn tiểu thuyết, là một chuyện không chắc là có thực. Đơn giản là điều đó không nằm trong phạm vi của trí tưởng tượng hay trong không gian của những khả thể.
Martin Rees (1942-)
Những con “thiên nga đen” thật sự - như trong các ví dụ này - là những trạng thái mà ta không thể gắn với những xác suất vì chúng ta không thể hình dung được những trạng thái này. Những con khủng long trở thành nạn nhân của một unknown unknown - thậm chí ngay cả khi chúng chết, chúng vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra với mình.
Nhưng sự tuyệt chủng của loài người nhiều khả năng sẽ xảy ra theo một cách khác. Martin Rees, một nhà khoa học của Cambridge và nhà thiên văn học Hoàng gia, đã thành lập một Trung tâm Nghiên cứu Nguy cơ với sự sống (Centre for the Study of Existential Risk) để xác định các mối đe dọa tiềm tàng như vậy và đề xuất các biện pháp giảm thiểu chúng. Ông cảnh báo về khả năng chúng ta mất kiểm soát sự biến đổi khí hậu, robot, và xác đáng hơn ngay lúc này, các đại dịch. Mặc dù chúng ta có thể và đã tưởng tượng tất cả những điều này, nhưng chúng vẫn là những ví dụ về sự bất trắc triệt để.
David Viniar (1955-)
Một đại dịch toàn cầu không phải là một “thiên nga đen”, một unknown unknown. Nó cũng không phải là một sự kiện có xác suất thấp, một quan sát ở thái cực của một phân phối xác suất đã biết, chẳng hạn như tung đồng xu 100 lần và đều nhận được mặt ngửa hướng lên trên. (Một cách ngẫu nhiên, nếu bạn đã tung đồng xu một trăm lần và mặt ngửa đều xuất hiện trong mọi lần tung, bạn nên khôn ngoan mà cân nhắc những lời giải thích khác trước khi kết luận rằng bạn đã gặp một sự kiện bất thường “cả đời mới có một lần”. Vào tháng 8 năm 2007, David Viniar, lúc bấy giờ là Giám đốc tài chính của Goldman Sachs, nói với Financial Times rằng ngân hàng đã trải qua “những thứ có độ lệch chuẩn 25, trong vài phiên liên tiếp”. Điều ông nên nói phải là các mô hình của Goldman Sachs là những hướng dẫn sai lệch đối với thế giới thực.)
Một đại dịch toàn cầu là một sự kiện có khả năng tại một thời điểm nào đó, một known unknown [điều chưa biết nhưng ta biết là ta chưa biết] theo nghĩa đó. Nhưng sự xuất hiện của một đại dịch như vậy vào năm 2020 là một sự kiện rất có thể xảy ra và chúng ta không thể làm gì trước ngoài việc đoán xem nó sẽ diễn ra như thế nào, và thậm chí sau đó phỏng đoán của chúng ta có thể bị hạn chế qua việc pha trộn và kết hợp giữa những gì chúng ta biết về các mầm bệnh quen thuộc hơn. Chúng ta có thể nhận biết khả năng của một cái gì đó mới và khác biệt, ngoài phạm vi kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng chỉ có khả năng hạn chế để tưởng tượng về thứ mà điều này có thể là, chưa nói đến việc nghĩ đến khả năng xảy ra của nó để vượt qua. Câu hỏi “Xác suất virus corona sẽ bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019 là bao nhiêu?” không phải là một câu hỏi có bất kỳ câu trả lời cụ thể nào.
Bất trắc triệt để nảy sinh khi chúng ta biết điều gì đó, nhưng không đủ để cho phép chúng ta hành động một cách tự tin. Và đó là một tình huống tất cả chúng ta gặp phải quá thường xuyên.
Dominic Cummings (1971-)

Khát khao sự chắc chắn hơn là một phản ứng khá tự nhiên, và điều này [có thể] cảm nhận sâu sắc ở phố Downing [số 10 phố Downing là dinh thủ tướng Anh - ND]. Dominic Cummings gần đây đã đưa cuốn sách Superforecasting (Siêu dự báo) của Philip Tetlocl vào mục tin tức, khi việc theo đuổi của ông đối với “những kẻ lập dị” giới thiệu một “superforecaster” đến với Số 10 trước khi quyết định sau một số tranh cãi rằng một superforecaster - hoặc ít nhất là vị superforecaster đặc biệt đó - nói cho cùng thì có lẽ không còn cần thiết nữa. Cái sau có thể là quyết định khôn ngoan hơn, cho dù Andrew Sabisky có thể tận mắt thấy điều đó đến hay không.
“Superforecaster” giỏi trong việc trả lời các câu đố, câu hỏi được xác định rõ và sẽ có câu trả lời khách quan chính xác, chẳng hạn “liệu số ca nhiễm coronavirus được xác nhận ở Anh có vượt quá 100.000 vào ngày 15 tháng 5 năm 2020?” Nhưng những câu hỏi mà chúng ta thực sự muốn có câu trả lời được xác định kém rõ ràng hơn nhiều.  
Đợt bùng phát này sẽ nghiêm trọng đến thế nào trước khi đạt đỉnh? Tác động lên nền kinh tế là gì? Không phải là những câu đố mà là những điều bí ẩn, những câu hỏi mà câu trả lời sẽ không nhất thiết phải làm rõ ngay cả khi dịch bệnh đã qua lâu.
Ngôn ngữ và toán học của phép tính xác suất là một cách thuyết phục để phân tích những trò chơi may rủi. Và các mô hình tương tự đã tỏ ra hữu ích trong một số ngành vật lý. Phép tính xác suất cũng có thể được sử dụng để mô tả nguy cơ tử vong chung vì phép tính này cũng hình thành nên cơ sở cho dự báo thời tiết ngắn hạn và dự đoán về tần suất xảy ra tai nạn xe máy. Nhưng những cách dùng phép tính xác suất này là khả thi bởi vì chúng ở trong miền của những quá trình dừng. Các yếu tố quyết định chuyển động của các hạt trong chất lỏng, hoặc tỉ lệ tử vong nói chung của con người (khác với tỷ lệ tử vong do đại dịch), không thay đổi theo thời gian, hoặc chỉ thay đổi chậm.
Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề chúng ta gặp phải trong chính trị, kinh doanh (bao gồm cả tài chính) và xã hội đều không như vậy. Chúng ta không có, và sẽ không bao giờ có loại hiểu biết về hành vi của con người cạnh tranh được với hiểu biết về hành vi vật lý đem đến những phương trình chuyển động hành tinh. Tệ hơn nữa, hành vi của con người thay đổi theo thời gian không như các phương trình chuyển động hành tinh. Và sao Kim tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo của mình mà không hề bị ảnh hưởng bởi ý kiến ​​ca chúng ta v nó, trong khi nim tin ca con người v virus và bt c điu gì khác, dù đúng hay sai, thường s có nh hưởng ln đến hành vi ca con người. 
“Hành vi của con người thay đổi theo thời gian không như các phương trình chuyển động hành tinh”
Diễn ngôn về sự không chắc chắn đã trở thành nạn nhân của ngụy khoa học. Khi những định lượng có ý nghĩa không khả thi, môn đại số chỉ có thể đem đến sự chính xác giả mạo, đồng thời ngôn ngữ trở nên tình cờ và cẩu thả. Các thuật ngữ rủi ro, bất trắc và thất thường (risk, uncertainty, volatility) được xem là tương đương; các từ hợp lí, tin cậy và xác suất (likelihood, confidence, probability) cũng được sử dụng như thể chúng có cùng ý nghĩa. Nhưng rủi ro không giống như bất trắc, mặc dù từ này phát sinh từ từ kia, và độ tin cậy của một tuyên bố, trong trường hợp tốt nhất, hiếm khi liên quan đến xác suất tuyên bố này là đúng.
Sai lầm được Viniar của Goldman Sachs minh họa cho việc thắt chặt tín dụng là đã tin rằng một con số xuất phát từ một mô hình “thế giới nhỏ” - một sự đơn giản hóa dựa trên một bộ dữ liệu lịch sử - có thể được áp dụng trực tiếp vào “thế giới lớn hơn”, phức tạp và liên tục phát triển mà chúng ta đang sống. Cả hai chúng tôi đều từng gắn bó với việc xây dựng và sử dụng các mô hình - chúng tôi đã dành phần lớn sự nghiệp của mình trong những viện học thuật và trong thế giới tài chính và kinh doanh để làm chính những việc đó. Nhưng nhờ thế đã giúp chúng tôi nhận thức được những hạn chế của các mô hình cũng như việc sử dụng chúng.
***
Robert May (1936-2020)
Roy M. Anderson (1947-)
Trong một đại dịch trước đó, đại dịch virut Aids, WHO đã thiết kế một mô hình phức tạp lấy dữ liệu từ dữ liệu nhân khẩu học mới nhất theo từng quốc gia. Mô hình đó đã đánh giá thấp một cách đáng kể mức độ thiệt hại mà virus có thể gây ra. Một mô hình đơn giản hơn nhiều do các nhà khoa học người Anh Robert May và Roy Anderson tạo ra đã nhận thức được rằng thứ liên quan đến sự lây lan của Aids không phải là tần suất giao hợp mà là số bạn tình - một người ngủ với 10 người khác nhau sẽ làm lây nhiễm căn bệnh này nhiều hơn một người chỉ ngủ với một người 10 lần. Mô hình của họ, kết hợp với hiểu biết đơn giản này, là một hướng dẫn tốt hơn cho việc tính toán sự lây lan lẫn tỷ lệ mắc bệnh so với các tính toán phức tạp hơn đã bỏ lỡ điểm cơ bản này.
Một chức năng chính của một mô hình tốt là hướng sự chú ý đến số lượng thông số thường nhỏ nhưng thực sự quan trọng. Các mô hình dịch tễ học đã dạy chúng ta rằng các đại dịch nghiêm trọng có khả năng tự giới hạn sẵn có - một loại virus thành công về mặt tiến hóa, giống như các loại virus cảm lạnh mà con người phải chịu đựng triền miên, là một loại khiến cho người mang mầm bệnh của nó đủ sức khỏe để lây lan. Các thông số quan trọng là số người không nhiễm bệnh bị mỗi người nhiễm bệnh làm cho lây bệnh, và tỷ lệ tử vong hoặc biến chứng nghiêm trọng của những người mắc bệnh. Từ những gì chúng ta biết cho đến nay - và thông tin đã được tiết lộ công khai khá chắp vá - với coronavirus, thông số đầu tiên trong số này tương đối lớn và thông số thứ hai tương đối thấp.
Các mô hình từ dịch tễ học có thể giúp chúng ta hiểu các quá trình lây lan khác - cơn hoảng loạn thị trường chứng khoán, rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng và thiếu hụt giấy vệ sinh, và sự cạnh tranh giữa các nhà lãnh đạo chính trị để trở nên ít nhất là mạnh mẽ tương đương với những người khác trong việc công bố các phản ứng với đại dịch.
Không nên xem các mô hình là công cụ dự báo mà nên xem chúng là cách tổ chức suy nghĩ của chúng ta. Xây dựng và giải thích chúng cần được đánh giá. Giá trị của chúng phụ thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta về các quy trình làm phát sinh dữ liệu ta quan sát và chất lượng của dữ liệu đó. Chúng ta sẽ không bao giờ thực sự biết tỷ lệ nhiễm bệnh hoặc tỷ lệ tử vong do coronavirus vì nhiều người sẽ mắc bệnh nhưng không bao giờ được xét nghiệm, và rất nhiều người chết sẽ là những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn (có thể hoặc không giết chết họ dù thế nào đi nữa) - là những người sau đó được xét nghiệm dương tính với virus trong quá trình điều trị.
Rất ít người, thậm chí cả chuyên gia tính toán bảo hiểm và chuyên gia thống kê, sử dụng phép tính xác suất để quản lý cuộc sống của chính họ. Chúng ta đối phó với một thế giới chứa đựng nhiều bí ẩn hơn những câu đố bằng cách kể chuyện, xây dựng một “tự sự tham chiếu” kết dính những kì vọng thực tế của ta. Khi sự bất trắc lấn sang câu chuyện đó, điều này có thể tốt hoặc xấu - cơn rùng mình trước sự không chắc chắn thu hút con bạc đến những sới bạc và sự không chắc chắn gắn liền với việc ghé thăm những nơi mới, gặp những người mới, và tận hưởng những trải nghiệm mới làm tăng thêm niềm vui cuộc sống. Và chính sự bất trắc tạo ra những cơ hội cho tinh thần kinh doanh và lợi nhuận, và là động lực của nền kinh tế thị trường. Nhưng để con người phát triển mạnh trong một thế giới bất định, bạn cần phát triển khả năng quản lý sự bất trắc, và thậm chí nắm lấy nó. Điều đó dễ dàng hơn trong một thế giới có chăm sóc sức khỏe toàn cầu, và trong một nền kinh tế không quá phụ thuộc vào việc hành nghề độc lập (self-employment) và nền kinh tế kĩ thuật số (gig economy), mà thay vào đó đòi hỏi một mối quan hệ hỗ trợ nhiều hơn từ các nhà tuyển dụng. Nghe có vẻ giống Châu Âu hơn Châu Mỹ, và do đó Châu Âu nói cho cùng có thể được đặt ở vị trí tốt hơn để giải quyết tình trạng khẩn cấp về dịch tễ hiện nay, và sự đứt gãy kinh tế (economic dislocation) theo sau.
Philip Ball (1962-)
Phác hoạ một hành trình tốt đẹp qua một thế giới có nhiều điều chưa biết có nghĩa là đảm bảo rằng tự sự tham chiếu của mỗi người - cá nhân, tài chính, thương mại hoặc chính trị - là vững chắc và có khả năng phục hồi trước các sự kiện mà chúng ta không thể lường trước được. Việc thành lập Liên minh quốc tế về Phòng chống và Đổi mới [liên quan đến] Dịch bệnh (Coalition for Epidemic Prevention and Innovation) năm 2017 là một nỗ lực nhằm thúc đẩy sự vững chắc và khả năng phục hồi đó, và sự tồn tại của nó có thể đẩy nhanh việc tìm kiếm vắc-xin cho virus corona, mà Philip Ball thảo luận chi tiết trong mục vấn đề của tháng này trên tờ Prospect.
Sự vững chắc và khả năng phục hồi trong các hệ thống phức tạp đạt được bằng cách đảm bảo rằng hệ thống được tổ chức sao cho sự thất bại của một phần của nó phải không gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống. Trong kinh doanh và tài chính trong hơn 50 năm qua, chúng tôi đã xem sự bảo vệ và năng lực mà điều này đòi hỏi là bằng chứng cho sự không hiệu quả, khi Northern Rock công bố kế hoạch trả lại vốn “thặng dư” cho các cổ đông ngay trước khi thị trường bán buôn cạn kiệt quỹ ngắn hạn khiến ngân hàng này ngừng hoạt động. Northern Rock trở thành nạn nhân của sự bất trắc triệt để, khủng hoảng tín dụng là một sự kiện có thể xảy ra mặc dù không có khả năng.
Nhưng khi nền kinh tế bị chấn động bởi những lệnh phong tỏa do coronavirus gây ra, đóng cửa và mua dự phòng (panic purchases), những mốt công ty hiện đại (phi tài chính) khác như sản xuất tinh gọn và quản lý hàng tồn kho kịp thời (just-in-time inventory) cũng bị phơi bày như những kế sách nguy hiểm để tôn lợi nhuận ngắn hạn lên mà bỏ qua sự phục hồi kinh doanh dài hạn. Sự thăng trầm của thế giới đầy bất trắc của chúng ta không chỉ bắt xã hội chúng ta phải khuất phục trước kịch bản nếu diễn ra căn bệnh hiểm nghèo này, mà còn phơi bày sự nhạy cảm của nền kinh tế của chúng ta, theo cách nói lúc này, trước một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn.
Nguyễn Thị Trà Giang dịch
Nguồn: The radical uncertainties of coronavirus, Prospect Magazine, 30 tháng 3 năm 2020
Print Friendly and PDF