7.12.21

Miễn dịch cộng đồng trên toàn cầu vẫn nằm ngoài khả năng do phân phối vắc xin không công bằng - 99% người dân ở các nước nghèo vẫn chưa được tiêm chủng

MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN TOÀN CẦU VẪN NẰM NGOÀI KHẢ NĂNG DO PHÂN PHỐI VẮC-XIN KHÔNG CÔNG BẰNG - 99% NGƯỜI DÂN Ở CÁC NƯỚC NGHÈO VẪN CHƯA ĐƯỢC TIÊM CHỦNG

Ngày 23 tháng 6 năm 2021 lúc 4:59 sáng theo giờ AEST

Tác giả: Maria De Jesus

Bệnh viện dã chiến COVID-19 ở Santo Andre, Brazil. Đại dịch đã giết chết hơn 503.000 người ở Brazil; chỉ 11% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Hình ảnh Mario Tama/Getty

Trong cuộc chạy đua giữa sự truyền nhiễm và tiêm chủng, tiêm chủng đã thua.

Các chuyên gia y tế công cộng ước tính rằng khoảng 70% trong số 7,9 tỷ người trên thế giới phải được tiêm chủng đầy đủ để chấm dứt đại dịch COVID-19. Tính đến ngày 21 tháng 6 năm 2021, 10,04% dân số toàn cầu đã được tiêm chủng đầy đủ, gần như đều ở các nước giàu.

Chỉ 0,9% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều.

Tôi là một học giả về y tế toàn cầu, người chuyên nghiên cứu về những sự không công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Sử dụng bộ dữ liệu về phân phối vắc-xin được tổng hợp bởi the Global Health Innovation Center’s Launch and Scale Speedometer ở Đại học Duke, Hoa Kỳ, tôi đã phân tích lỗ hổng trong tiếp cận vắc-xin toàn cầu có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới.

Khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

Nguồn cung không phải là lý do chính khiến một số nước có thể tiêm chủng cho cư dân của họ trong khi những nước khác lại trải qua những đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng - phân bố là như vậy.

Nhiều nước giàu theo đuổi chiến lược mua trước liều lượng vắc-xin COVID-19 quá mức. Các phân tích của tôi chứng minh rằng Hoa Kỳ, chẳng hạn, đã mua được 1,2 tỷ liều vắc-xin COVID-19, hay 3,7 liều cho mỗi người. Canada đã đặt hàng 381 triệu liều; mỗi người Canada có thể được chủng ngừa 5 lần với 2 liều cần thiết.

Nhìn chung, các nước chỉ chiếm 1/7 dân số thế giới đã dự trữ hơn 1/2 số vắc-xin có sẵn vào tháng 6 năm 2021. Điều đó khiến các nước còn lại rất khó mua những liều tiêm chủng, trực tiếp hoặc thông qua COVAX, sáng kiến ​​toàn cu được to ra để cho phép các nước thu nhp thp đến thu nhp trung bình tiếp cn công bng vi vắc-xin COVID-19.

Ví dụ, Benin đã thu được khoảng 203.000 liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc - đủ để tiêm chủng đầy đủ cho 1% dân số nước này. Honduras, chủ yếu dựa vào AstraZeneca, đã mua được khoảng 1,4 triệu liều. Lượng vắc-xin đó sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 7% dân số của Honduras. Trong những “sa mạc vắc-xin” này, ngay cả các nhân viên y tế tuyến đầu cũng chưa được tiêm chủng.

Haiti đã nhận được khoảng 461.500 liều vắc-xin COVID-19 do quyên góp và đang phải vật lộn với một đợt bùng phát nghiêm trọng.

Ngay cả mục tiêu của COVAX - để các nước thu nhập thấp “nhận đủ liều để tiêm chủng cho 20% dân số của họ” - cũng sẽ không kiểm soát được việc lây truyền COVID-19 ở những nước đó.

Cái giá phải trả của việc không hợp tác

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northeastern đã mô hình hóa 2 chiến lược triển khai vắc-xin. Những mô phỏng số [numerical simulations] của họ cho thấy nếu các nước hợp tác thực hiện kế hoạch phân phối công bằng vắc-xin trên toàn cầu thì 61% số ca tử vong trên toàn thế giới sẽ được ngăn chặn, còn nếu chỉ các nước thu nhập cao nhận vắc-xin trước thì con số đó là 33%.

Tóm lại, khi các nước hợp tác, số ca tử vong do COVID-19 giảm xuống chừng một nửa.

Tiếp cận vắc-xin cũng không công bằng trong các nước - đặc biệt là ở các nước đã tồn tại tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng.

Ví dụ, ở khu vực Mỹ Latinh, một số lượng không tương xứng trong rất ít người dân đã được tiêm chủng là giới tinh hoa: các nhà lãnh đạo chính trị, các ông trùm kinh doanhnhững người có khả năng ra nước ngoài để tiêm chủng. Điều này đào sâu thêm sự không công bằng về sức khỏe và xã hội ngày càng nới rộng.

Hiện tại, kết quả là 2 xã hội tách biệt và không công bằng, trong đó chỉ những người giàu mới được bảo vệ khỏi căn bệnh quái ác, thứ đang tiếp tục hoành hành những người không có khả năng tiếp cận vắc-xin.

Lặp lại những bước đi sai lầm của bệnh AIDS?

Đây là một câu chuyện quen thuộc từ thời HIV.

Trong những năm 1990, sự phát triển của các loại thuốc điều trị HIV/AIDS hiệu quả đã cứu sống hàng triệu người ở các nước thu nhập cao. Tuy nhiên, khoảng 90% người nghèo trên toàn cầu đang sống chung với HIV không được tiếp cận với những loại thuốc đặc trị này.

Lo ngại về việc cắt giảm thị trường của họ ở các nước thu nhập cao, các công ty dược phẩm sản xuất thuốc kháng HIV, chẳng hạn như Burroughs Wellcome, đã áp dụng mức giá phù hợp cho quốc tế. Azidothymidine, loại thuốc đầu tiên chống lại HIV, có giá khoảng 8.000 đô la Mỹ một năm – tương đương hơn 19.000 đô la Mỹ hiện nay.

Điều đó đã khiến những loại thuốc điều trị HIV/AIDS hiệu quả nằm ngoài tầm với của những người dân ở các quốc gia nghèo - bao gồm cả các nước ở châu Phi cận Sahara, tâm điểm của dịch bệnh. Vào năm 2000, 22 triệu người ở châu Phi cận Sahara đang sống chung với HIV, và bệnh AIDS là nguyên nhân tử vong hàng đầu của khu vực.

Cuộc khủng hoảng về khả năng tiếp cận việc điều trị AIDS vốn không công bằng bắt đầu chiếm ưu thế trên các tiêu đề trên mặt báo quốc tế, và bổn phận của thế giới giàu để đáp ứng trở nên quá lớn để có thể phớt lờ.

“Lịch sử chắc chắn sẽ phán xét khắc nghiệt chúng ta nếu chúng ta không phản ứng bằng tất cả sức lực và nguồn lực mà chúng ta có thể mang lại trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS”, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nói vào năm 2004.

Một bé gái 9 tuổi ở Johannesburg, Nam Phi, cầu nguyện trước khi uống thuốc điều trị HIV 2 lần mỗi ngày vào năm 2002. Per-Anders Pettersson/Getty Images

Các công ty dược phẩm bắt đầu tài trợ thuốc kháng vi rút cho các nước có nhu cầu và cho phép các doanh nghiệp địa phương sản xuất các phiên bản chung, cung cấp khả năng tiếp cận vắc-xin hàng loạt với chi phí thấp cho các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng. Các tổ chức toàn cầu mới như Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét đã được thành lập để tài trợ cho các chương trình y tế ở các nước nghèo.

Bị áp lực bởi các phong trào xã hội trong mỗi nước, Hoa Kỳ và các nước thu nhập cao khác cũng đã chi hàng tỷ đô la để nghiên cứu, phát triển và phân phối các phương pháp điều trị HIV với giá cả phải chăng trên toàn thế giới.

Một liều lượng hợp tác toàn cầu

Phải mất hơn một thập kỷ sau sự phát triển của thuốc kháng HIV, và hàng triệu ca tử vong không đáng xảy ra, các nước giàu mới phổ biến rộng rãi những loại thuốc đặc trị đó.

Mười lăm tháng sau đại dịch hiện tại, các nước giàu, được tiêm chủng cao đang bắt đầu đảm nhận một số trách nhiệm cho việc thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu.

Những nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản gần đây đã cam kết tài trợ tổng cộng 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 cho các nước nghèo hơn.

Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch “tiêm chủng thế giới” vào cuối năm 2022 của họ sẽ được thực hiện như thế nào và liệu các nước tiếp nhận có nhận đủ số liều để tiêm chủng đầy đủ cho đủ lượng người nhằm kiểm soát sự lây lan của vi rút hay không. Và mục tiêu đến cuối năm 2022 như vậy sẽ không cứu được những người ở thế giới đang phát triển vốn đang thập tự nhất sinh vì COVID-19 với những con số kỷ lục như hiện nay, từ Brazil đến Ấn Độ.

Ngoại giao vắc-xin

Các công ty ở nhiều quốc gia đang sản xuất các loại vắc-xin chống vi rút corona gây ra đại dịch COVID-19, và gửi chúng đi khắp thế giới. Hãy băn khoăn xem vắc-xin đến từ đâu, nó đi đến đâu và bao nhiêu liều lượng nó liên quan.

Đại dịch HIV/AIDS cho thấy rằng việc chấm dứt đại dịch coronavirus trước hết sẽ yêu cầu ưu tiên tiếp cận với vắc-xin COVID-19 trong chương trình nghị sự chính trị toàn cầu. Sau đó, các quốc gia giàu sẽ cần làm việc với các nước khác để xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất vắc-xin của họ, mở rộng quy mô sản xuất trên toàn thế giới.

Cuối cùng, các nước nghèo hơn cần nhiều tiền hơn để tài trợ cho hệ thống y tế cộng đồng của họ và cho việc mua vắc-xin. Các nước và nhóm nước giàu như G-7 có thể cung cấp nguồn vốn đó.

Những hành động này cũng mang lại lợi ích cho các nước giàu. Chừng nào cư dân trên thế giới còn chưa được chủng ngừa, thì COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan và đột biến. Các biến thể mới sẽ nổi lên.

Như một tuyên bố của UNICEF vào tháng 5 năm 2021: “Trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta, không ai được an toàn cho đến khi tất cả đều an toàn”.

[Tiêu đề các bài báo quan trọng nhất về chính trị trên tờ The Conversation, trong bản tin Chính trị hàng tuần của chúng tôi.]

Maria De Jesus

Tác giả

Maria De Jesus

Phó giáo sư và thành viên nghiên cứu tại Center on Health, Risk, and Society [Trung tâm Sức khỏe, Rủi ro và Xã hội], American University School of International Service [Trường Dịch vụ Quốc tế thuộc Đại học Mỹ].

Tuyên bố công khai

Maria De Jesus không làm việc, tư vấn, sở hữu cổ phần hoặc nhận tài trợ từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào được hưởng lợi từ bài báo này, và không có sự trực thuộc nào ngoài giới chuyên môn của mình.

Hoàng Kim Bảo dịch

Nguồn: Global herd immunity remains out of reach because of inequitable vaccine distribution – 99% of people in poor countries are unvaccinated, The Conversation, June 23, 2021.

----

Bài có liên quan:

Print Friendly and PDF