2.12.21

Dỡ bỏ bằng sáng chế đối với các loại vắc-xin: một yêu cầu khẩn cấp cốt tử

HỒ SƠ. DỠ BỎ BẰNG SÁNG CHẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI VẮC-XIN: MỘT YÊU CẦU KHẨN CẤP CỐT TỬ

Cần làm gì với sự xuất hiện của biến chủng “Omicron”? Đóng cửa biên giới? Tăng cường lịch tiêm chủng bằng cách tiêm mũi thứ 3 và mở rộng tiêm chủng đối với trẻ em? Tăng mức độ tiêm chủng trên toàn thế giới? Giải pháp cuối cùng này, ít thấy xuất hiện trong các cuộc tranh luận trên các phương tiện truyền thông, lại là cách tốt nhất để phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chủng dễ lây lan hơn và kháng vắc-xin nhiều hơn.

Vào tháng 10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị mỗi nước cần đạt tỷ lệ 40% tiêm chủng, và 70% vào giữa năm sau. Đáng tiếc! Chỉ có 5 nước châu Phi được kỳ vọng sẽ đạt 40% tỷ lệ tiêm chủng vào cuối năm6% dân số lục địa này hiện đã được tiêm chủng đầy đủ so với 55% dân số ở châu Âu. Với nhịp độ đang diễn ra, tỷ lệ tiêm chủng ở lục địa châu Phi sẽ chỉ đạt 10% vào ngày 1 tháng 3 [năm 2022], theo dự đoán của nhà dịch tễ học và thống kê học Ali Mokdad và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Washington ở Seattle.

Cách tốt nhất để tăng tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới là dỡ bỏ các bằng sáng chế đối với các loại vắc-xin chống Covid. Đúng vậy, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên lịch tổ chức, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12, một hội nghị liên bộ trưởng về vấn đề này, để xem xét một đề xuất, vốn được đưa ra từ hơn một năm nay, của Ấn Độ và Nam Phi và được hàng trăm nước khác ủng hộ.

Với sự xuất hiện và lan nhanh của biến chủng Omicron, được nhận diện lần đầu tiên ở Nam Phi vào ngày 9 tháng 11 và được WHO tuyên bố là “đáng quan ngại” vào ngày 26 tháng 11, hội nghị nói trên đã bị hoãn lại vô thời hạn.

Trách nhiệm của các nước giàu

Một liên minh các tổ chức phi chính phủ (Médecins du Monde, Global Health Action, Aides, Oxfam France, Sidaction, ONE) đã vạch rõ trách nhiệm của các nước giàu trong sự xuất hiện biến chủng mới đáng lo ngại này. Họ nói: “Sự xuất hiện của một biến chủng mới không có gì đáng ngạc nhiên.” Chính các nước châu Phi sẽ phải trả giá cho thói đạo đức giả của các nước châu Âu, những nước đã đưa ra những diễn ngôn rất hay về vắc-xin, nào là ‘sản phẩm công cộng của thế giới’, nhưng trên thực tế lại bảo hộ sự độc quyền của các công ty dược phẩm”, theo lời của Cécile Duflot, giám đốc Oxfam Pháp.

Vào tháng 6, [tổng thống] Emmanuel Macron đã tuyên bố ủng hộ đề xuất của Ấn Độ và Nam Phi. Nhưng cuối cùng ông đã đứng về phía quan điểm của Ủy ban châu Âu, cơ quan đang ngăn chặn các cuộc đàm phán.

Để chống lại tình trạng này, đã có đề xuất về một bản kiến ​​nghị có ký tên, cùng với một sáng kiến ​​của công dân châu Âu, mà mục tiêu là đạt được một triệu chữ ký vào ngày 1 tháng 8. Đã có nhiều cuộc biểu tình được tổ chức ở Pháp và ở Châu Âu vào hôm thứ Ba tuần này, ngày 30 tháng 11, theo sáng kiến ​​của tập thể “Trưng dụng: Các bằng sáng chế đối với các loại vắc-xin chống covid!, tập hợp các tổ chức nghiệp đoàn (Sud Santé Social, CGT Santé Action sociale, AMUF), các tập thể (Collective Inter Urgences) và các hiệp hội (Tổ chức quan sát tính minh bạch trong các chính sách về thuốc trị bệnh).

Để hiểu rõ hơn các thách thức và hoạt động của hệ thống hiện tại, trang Alternatives Economiques đã tập hợp những bài báo đã được đăng trong những tháng gần đây về vấn đề nói trên.

Dưới đây là những bài có liên quan trên PTKT:

PHỎNG VẤN

“Ngành dược mang tính vừa siêu bao cấp vừa siêu độc quyền”

Vào ngày 5 tháng 5, Hoa Kỳ đã tuyên bố ủng hộ việc dỡ bỏ các bằng sáng chế đối với các loại vắc-xin chống Covid-19.

CÉLINE MOUZON GHI LẠI | NGÀY 18/05/2021 |

PHỎNG VẤN

Tiếp cận vắc-xin: “Cần phải vượt ngoài phạm vi giải phóng các bằng sáng chế”

Một năm sau tuyên bố chính thức của WHO về đại dịch Covid-19 vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, đã có nhiều tổ chức và tập thể kêu gọi “giải phóng việc sản xuất vắc-xin” chống lại căn bệnh này...

CÉLINE MOUZON GHI LẠI | NGÀY 03/11/2021 |

QUỐC TẾ

Tình hình tiêm chủng trên thế giới đến đâu rồi?

Kể từ tháng 12 năm 2020, tức gần một năm sau khi bùng phát đại dịch Covid-19 do nhiễm virus SARS-CoV2, cuộc chiến ngăn chặn đại dịch đã bước sang một giai đoạn mới với việc đưa vào sử dụng các loại vắc-xin đầu tiên, trong một thời gian ngắn kỷ lục...

OLIVIER APPAIX | NGÀY 24/11/2021 |

COVID

Ấn Độ ở trung tâm cuộc chạy đua vắc-xin trên thế giới

Kể từ đầu tháng 4, Ấn Độ đã phải vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ hai tàn bạo, dưới hiệu ứng các biến chủng [virus] Anh, Nam Phi, Brazil và một chủng mới “đột biến kép”...

BÉNÉDICTE MANIER | NGÀY 01/06/2021 |

BẤT BÌNH ĐẲNG

Vắc-xin: ở Brazil, người giàu muốn được ưu tiên tiêm chủng!

Tháng tư thảm họa.

JULIEN DOURGNON | NGÀY 27/04/2021 |

BẰNG SÁNG CHẾ

Hãy giải phóng vắc-xin!

“Chính phủ tin tưởng mạnh mẽ vào việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ, nhưng để chấm dứt đại dịch này, cần ủng hộ việc tạm dừng bảo hộ các quyền đó đối với các loại vắc-xin Covid-19.”

CHRISTIAN CHAVAGNEUX | NGÀY 01/06/2021 |

SỨC KHỎE

Covid-19: Giá vắc-xin rất đắt!

Sau khi đăng bài báo đầu tiên, vào ngày 1 tháng 6, về kinh tế học vắc-xin Covid-19, đã có rất nhiều độc giả hỏi chúng tôi về chi phí sản xuất các loại vắc-xin.

CHRISTIAN CHAVAGNEUX | NGÀY 07/06/2021 |

COVID-19

Vắc-xin: mô hình siêu tài trợ cho công tác nghiên cứu

Cuộc chạy đua chế tạo vắc-xin chống Covid-19 đang bước vào một trong những giai đoạn cuối và các nhóm nghiên cứu đã tăng giá [vắc-xin] cao hơn nữa trong các thông báo liên quan đến “tỷ lệ hiệu quả” của vắc-xin...

JUSTIN DELÉPINE | NGÀY 30/11/2020 |

ĐỔI MỚI

Covid-19: Liệu vắc-xin có thể thoát khỏi công việc kinh doanh?

Trước tình hình đại dịch, vốn đang kéo dài, thế giới vẫn đang tìm lối thoát.

JUSTIN DELÉPINE | NGÀY 08/09/2020 |

SỨC KHỎE

Vắc-xin: Chính phủ các nước châu Âu bỏ mặc cho các phòng thí nghiệm

Việc buôn bán vắc-xin vẫn nằm trong tay những công ty khổng lồ của ngành dược phẩm.

STEFANO VALENTINO | NGÀY 22/03/2021 |

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: Levée des brevets sur les vaccins : une urgence vitale, Alternatives Economiques.

Print Friendly and PDF