TẠI SAO GIÁ ĐỒNG BITCOIN LAO DỐC
CON SỐ TRONG TUẦN. Sự phá sản của các loại tiền mã hóa đang ngày càng lớn: đồng tiền mã hóa nổi tiếng đã mất một phần ba giá trị chỉ trong một tuần.
Giá đồng Bitcoin đã giảm 33% trong một tuần và giảm 70% so với ngày 9 tháng 11 năm 2021. © Jean-Luc Flémal / MAXPPP / BELPRESS/MAXPPP |
Giá đồng bitcoin đã giảm vào sáng thứ Tư ngày 15 tháng 6 xuống còn 20,183 đô-la, tức giảm 33% trong một tuần và giảm 70% so với đỉnh điểm 68,925 đô-la đạt được vào ngày 9 tháng 11 năm 2021. Còn định giá toàn bộ hàng nghìn loại tiền mã hóa được thống kê đã bị chia hơn ba trong vòng chưa đầy bảy tháng, từ 3.000 đô-la tỷ xuống còn 900 tỷ đô-la.
Thị trường tài sản tiền mã hóa là nạn nhân của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu quyết định tăng lãi suất, để chống lại tình trạng lạm phát, do đó cũng chấm dứt luôn một thời kỳ dài tồn tại của đồng tiền miễn phí, vốn có lợi cho các khoản đầu tư mang tính đầu cơ. Thị trường này cũng đang hứng chịu một làn sóng ngờ vực chung đối với một nền tài chính phi tập trung và phi điều tiết này, sự ngờ vực đã tăng cao bởi sự sụp đổ, cách đây một tháng, của đồng stablecoin TerraUSD (UST), vốn đã mất 99,8% giá trị trong vài giờ. Trong bối cảnh phá sản này và đối mặt với các động thái lớn bán ra, nền tảng cho vay tiền mã hóa Celsius Network đã buộc phải tuyên bố đóng băng các khoản rút tiền, vào hôm đầu tuần, một quyết định làm tăng thêm cảm giác hoảng loạn và củng cố thêm sự ngờ vực vốn đè nặng lên tính không giả mạo của các tài khoản và tính vững chắc về tài chính của nhiều tác nhân trong lĩnh vực này.
Christine Lagarde (1956-) |
F. V. de Galhau (1959-) |
Ngoài cáo buộc về tính thiếu minh bạch của thị trường tiền mã hóa, giới lãnh đạo các ngân hàng trung ương, gần đây, đã cảnh báo về tính chất rủi ro cao của việc đầu tư vào các loại tiền mã hóa này, thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, François Villeroy de Galhau, đã không ngần ngại so sánh sự hâm mộ đối với đồng bitcoin với sự hâm mộ được quan sát thấy đối với sự kiện bong bóng hoa tulip ở Hà Lan vào thế kỷ XVII, bong bóng đầu cơ lớn đầu tiên trong lịch sử tài chính thời hiện đại. “Ý kiến rất khiêm tốn của tôi là các tài sản tiền mã hóa không có giá trị gì hết, theo lời của bà Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde vào hôm cuối tháng 5. Các tài sản đó không dựa trên bất kỳ thứ gì, không gắn với bất kỳ tài sản cơ bản nào có thể mang lại sự an toàn.”
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty KPMG đại diện cho tổ chức Adan (Hiệp hội phát triển các tài sản kỹ thuật số), có 8% người Pháp nắm giữ tiền mã hóa vào đầu năm 2022, tức một tỷ lệ cao hơn so với 6,7% sở hữu các tài sản chứng khoán trực tiếp, trong khi có 30% số người được hỏi dự kiến sẽ mua loại tiền mã hóa đó.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Pourquoi le cours du bitcoin s’effondre, Le Point, ngày 15/06/2022.