13.9.16

Các nhà kinh tế làm thuê bị chất vấn

Các nhà kinh tế làm thuê bị chất vấn

Renaud Lambert
Các bài xã luận, các bản tin phát thanh buổi sáng, các bản tin đài truyền hình: trong cao trào chiến dịch tranh cử tổng thống, một nhóm các nhà kinh tế bao vây không gian truyền thông và giới hạn những không gian khả thể. Được giới thiệu là học giả hàn lâm, họ là hiện thân của sự hiểu biết chuyên môn chặt chẽ ở trung tâm của cuộc đấu tranh ý thức hệ. Nhưng liệu những chẩn đoán của họ có đáng tin hay không nếu các "chuyên gia" này công khai các hoạt động khác của họ?
Người ta gọi đó là "hiệu ứng Dracula": giống như con ma cà rồng nổi tiếng xứ Carpathe, những sự sắp đặt không chính đáng sẽ không trụ vững khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ví dụ, việc tiết lộ thông tin về Hiệp định Đầu tư Đa phương (MAI, Multilateral Agreement on Investment) năm 1998, được đàm phán bí mật để tăng cường sự tự do hóa kinh tế, đã dẫn đến sự tan rã của hiệp định này.
Lần này, cuộc tranh luận liên quan đến sự thông đồng giữa các nhà kinh tế và các định chế tài chính. Thật vậy, nhiều học giả và ngay cả nhiều nhà nghiên cứu khoa học do các chính phủ trả lương làm tư vấn, được giới truyền thông mời để làm sáng tỏ cuộc tranh luận công khai lại được các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp lớn trả thù lao. Liệu một chuyên gia, "hoàn toàn độc lập", có thể nào chủ trương việc bãi bỏ các quy định về tài chính, khi đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của một quỹ đầu tư?
Lawrence Summers (1954-)
George Demartino
Các mối liên hệ nguy hiểm này, nguồn gốc của xung đột lợi ích, không phải là điều bí mật. Nhưng những người hưởng lợi thì cẩn thận không công khai chúng. Trước khi tai họa lớn năm 2008 xảy ra, mỗi người đều bằng lòng với những thông tin mơ hồ: các nhà báo công bố tên của những chuyên gia được cho là trung lập, những người đã thu lợi từ sự hiện diện khắp nơi của họ nhờ đó danh tiếng nổi như cồn và tiền vào rủng rẻng. Nhưng kể từ năm 2008, những mối quan hệ mật thiết của các nhà kinh tế không còn là điều bí mật. Liệu hiệu ứng Dracula có lật tẩy được hình thức từ nhiệm trí thức này không? Công bố công khai có đủ để chiến thắng hình thức này không? Đó là sự đánh cược của Hiệp hội Kinh tế Mỹ (AEA, American Economic Association) có uy tín.
Kể từ đầu năm nay, các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học thành viên của Hiệp hội phải công bố những xung đột lợi ích tiềm tàng, nếu có, của các tác giả. Như vậy, các nhà kinh tế sẽ phải liệt kê "những bên liên quan"[1] đã từng trả cho họ một khoản thù lao tài chính đáng kể, có nghĩa là một số tiền bằng hoặc lớn hơn 10,000 US$ [khoảng 7600 euro], trong vòng ba năm qua" (thông cáo báo chí ngày 05 tháng 1 năm 2012). Biện pháp này cũng đồng thời áp dụng cho “người thân” các tác giả bài báo. Đứng đầu một số tạp chí có uy tín nhất trong ngành kinh tế học, Hiệp hội AEA đáng kính – chuẩn bị kỷ niệm năm thứ một trăm ba mươi ngày thành lập Hiệp hội – thường không có những ngẫu hứng thất thường. Quyết định của AEA đã gây ấn tượng mạnh.

Gerald Epstein
Sau thành công của phim tài liệu Inside Job (Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế) của Charles Ferguson, người ta đã có thể cảm thấy được sự nổi giận. Tiền thù lao của một số trợ lý thân cận của Tổng thống Barack Obama liên quan đến việc tự do hóa hoạt động giao dịch ngân hàng đã dấy lên những câu hỏi trong công chúng. Ví dụ, tiền thù lao của ông Lawrence Summers, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia (National Economic Council, NEC) lên đến 5,2 triệu US$ từ năm 2008 đến năm 2009, được quỹ đầu cơ D.E. Shaw trả, và một số tiền lên đến 135,000 US$ cho các buổi diễn thuyết của ông, thường được các công ty tài chính tổ chức – chưa kể khoản tiền trả theo số dòng bài viết (béo bở) cho tờ Financial Times. Sự tức giận cũng nổi lên trong giới kinh tế học. Trong năm 2011, George Demartino thuộc Đại học Denver giải thích, “một loạt các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng xung đột lợi ích là một quy tắc hơn là một ngoại lệ”. Ngày 03 tháng 1 năm 2011, theo sáng kiến ​​ca các giáo sư Gerald Epstein và Jessica Carrick-Hagenbarth, mt bc thư ng đã gióng lên hi chuông báo động, kêu gọi Hiệp hội AEA có phản ứng. Bức thư đã được hơn ba trăm nhà kinh tế ký tên, trong đó có George Akerlof, người đoạt giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, và Christina Romer, cựu cố vấn của Tổng thống Obama. Mười hai tháng sau, họ đã được lắng nghe.
George Akerlof (1940-)
Christina Romer (1958-)
Nhưng tiếng vang của sự thức tỉnh đạo đức này vất vả lắm mới băng qua được Đại Tây Dương[2]... Trong tờ Le Monde xuất bản ngày 01 tháng 2, nhà kinh tế Olivier Pastre lớn tiếng chống lại những dự án nhằm thoát khỏi đồng tiền chung châu Âu. Ông tự cho mình một sứ mệnh: "Giải thích cho những người Pháp yếu ớt nhất và bị thông tin đánh lạc hướng nhiều nhất về những rủi ro của việc từ bỏ đồng euro[3]”. Tờ nhật báo ra buổi chiều giới thiệu tác giả là “giáo sư kinh tế tại Đại học Paris VIII”. Thế mà Pastré cũng là một chủ tịch của ngân hàng IMBank của Tunisia. Và là thành viên của Hội đồng quản trị của ngân hàng Crédit Municipal de Paris (CMP Bank), của Hiệp hội các giám đốc ngân hàng, cũng như của Viện Tài chính Europlace. Đó chính là "vị giáo sư đại học" thường xuất hiện vào mỗi sáng thứ bảy trong chương trình phát thanh của đài France Culture về "Các vấn đề kinh tế", mà ông là nhà đồng sản xuất.
Michael Woodford (1960-)
Olivier Pastre (1950-)
Khi 2 + 2 = 5
"Đây là một ví dụ hoàn hảo về kiểu tình huống đã dẫn chúng ta đến chỗ phải phản ứng," theo nhận xét của giáo sư Michael Woodford, thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội AEA, khi được hỏi về trường hợp này. Thực vậy, Hiệp hội cổ vũ "tất cả các nhà kinh tế áp dụng những nguyên tắc tương tự đối với tất cả các công bố: tạp chí khoa học, bài xã luận, bài báo, ý kiến ​​được phát sóng trên đài phát thanh hay trên đài truyn hình". Woodford nói tiếp, "Trong trường hợp này, theo tôi, độc giả có quyền được biết liệu vị chuyên gia được nói đến bảo vệ một phân tích hay các lợi ích của định chế mà ông ta làm việc”. Pastré đảm bảo, trong bài báo của ông được đăng ngày 1 tháng 2, rằng trong trường hợp từ bỏ đồng euro, các ngân hàng "sẽ thấy các chi phí nợ ngắn hạn và dài hạn của họ bùng nổ", báo động về một khả năng "giảm lợi nhuận của họ."
Jean-Hervé Lorenzi (1947-)
Patrick Artus (1951-)
Đối với Patrick Artus, phụ trách công tác nghiên cứu kinh tế cho ngân hàng Natixis và là thành viên Hội đồng quản trị của công ty Total, luận điểm mà Woodford bảo vệ "có ý nghĩa tại Hoa Kỳ và Anh quốc. Nhưng tôi thực sự không nghĩ rằng nó có thể áp dụng được cho khu vực đồng euro" bởi vì "số lượng các nhà kinh tế liên quan đến giới tài chính là rất nhỏ so với thế giới anglo-saxon (nói tiếng Anh – ND)[4]." Có thể là một nhóm nhỏ... nhưng rất đông trong số các chuyên gia có mặt trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Laurence Boone (1969-)
Ngày 03 tháng 11, năm 2011. Bản tin buổi sáng của đài France Inter phân tích những cái được thua của Nhóm G20 sẽ nhóm họp tại Cannes. Bản tin này mời những ai? "Jean-Hervé Lorenzi, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế”. Hiếm khi được giới thiệu, hội này quy tụ Jean-Paul Betbèze (nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Credit Agricole), Laurence Boone (nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Merrill Lynch), Anton Brender (nhà kinh tế trưởng tại công ty quản lý tài sản Dexia Asset Management), Artus, Pastre, v.v.. Một vài ngày sau, cũng trên đài phát thanh công cộng này, chương trình "Le téléphone sonne (Chuông điện thoại reo)" "rút ra những bài học" từ cuộc họp. Phát ra từ mi-crô, "Đây là Jean-Hervé Lorenzi, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế."
Anton Brender (1946-)
Jean-Paul Betbèze (1949-)
Cũng chính với chức danh này mà Lorenzi, cũng là cố vấn cho ứng cử viên tổng thống của đảng xã hội chủ nghĩa Francois Hollande, phân tích thị trường bất động sản trên tờ Les Echos, phân tích sự sụp đỗ của thị trường chứng khoán trên đài Europe 1 hay "định mệnh khó tin của nước Pháp" trên đài RTL[5]. Tuy nhiên, chiếc danh thiếp này bỏ qua một số chi tiết. Lorenzi là thành viên Hội đồng quản trị của công ty PagesJaunes (niên giám Trang vàng), của công ty tài chánh Associates in Finance, của Hiệp hội các nhà khai thác điện thoại di động Pháp (AFOM), của công ty bảo hiểm BNP Paribas Assurance. Ông cũng là thành viên kiểm duyệt của công ty bảo hiểm Euler Hermes, là thành viên của Hội đồng kiểm soát công ty tài chính Saint-Honoré, của BVA, của Tập đoàn Ginger và là cố vấn cho Ban giám đốc công ty tài chánh Edmond de Rothschild Banque.
Martine Aubry (1950-)
Còn ông Christian Saint-Etienne, được giới thiệu là giáo sư tại Conservatoire national des arts et métiers (CNAM) trên đài France 24 và là nhà kinh tế và nhà phân tích chính trị cho các mục báo của tờ Point. Chưa bao giờ được giới thiệu là cố vấn khoa học của Hội đồng chiến lược châu Âu, một công ti tư vấn về quản lý di sản. Trên đài France Inter hay trên tờ Le Figaro, Elie Cohen, cũng là một cố vấn của ông Hollande, là "giám đốc nghiên cứu" tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS) và giáo sư tại Đại học Sciences Po. Chưa bao giờ được giới thiệu là thành viên Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp PagesJaunes hoặc EDF Energies nouvelles. Jacques Mistral ư? Nhà kinh tế trên các mục báo của tờ Monde và đài France Culture, và là Giám đốc Nghiên cứu kinh tế tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) trong chương trình "C dans l'air" (đài France  5). Chưa từng được giới thiệu là nhà quản lý của công ty bảo hiểm BNP Paribas Assurance. Daniel Cohen, cố vấn của bà Martine Aubry, là một người kín đáo hơn với chức danh cố vấn cấp cao của ngân hàng Lazard – bà cố vấn, ví dụ, cho chính phủ Hy Lạp về việc đàm phán lại các khoản nợ của họ – khi nhắc lại chức danh giáo sư về kinh tế học của bà tại trường Ecole Normale Supérieure và Đại học Paris-I.
Daniel Cohen (1953-)
Jacques Mistral (1947-)
Thù lao cho sự hiện diện trong các buổi họp của các hội đồng quản trị các tập đoàn lớn (chi phí trung bình 35.000 euro trong một nhiệm kỳ đối với các công ty thuộc CAC 40 (Cotation Assistée en Continu – chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Pháp, được tính như con số trung bình của tổng giá trị 40 công ty lớn nhất Pháp – ND) và một nửa số tiền nói trên đối với các công ty niêm yết khác, theo số liệu của Viện quản lý Pháp [IFA]), cho các buổi diễn thuyết tại các hội nghị tư nhân (được Lorenzi, ví dụ, hét đến 6.600 euro), cho công viết báo cáo... Theo nhận xét của Demartino, cũng giống như các đồng nghiệp người Mỹ, các nhà kinh tế Pháp "có vô số cách để kiếm rất, rất nhiều tiền. Tuy nhiên, họ là những người biết rõ hơn ai hết rằng không có điều gì là miễn phí, rằng mọi lợi nhuận đều phải trả một cái giá. Và cái giá, ở đây, là việc đánh mất sự độc lập".
Deirdre McCloskey (1942-)
"Tôi nghĩ có một kiểu không khí của những năm 1930, Lorenzi phản đối. Vấn đề là liệu cách thức mà bạn kiếm sống có ảnh hưởng đến sự nhận định của bạn hay không. Và đây không phải là trường hợp như vậy”. Chung quy, liệu người ta có thể biện luận rằng 2 + 2 = 4, dù là viết cho một trường đại học hay cho một ngân hàng hay không. "Không nghi ngờ gì, Woodford trả lời với một nụ cười. Nhưng hầu hết những vấn đề mà các nhà kinh tế phải đối mặt lại rơi vào những tình huống nhận định mang tính tinh tế hơn. Và không nên tự lừa dối mình: các cuộc thảo luận của chúng ta đều có một tác động trực tiếp đến một số lợi ích cá nhân nào đó". Liệu có cần kết luận, cùng với nữ giáo sư Deirdre McCloskey thuộc Đại học Illinois, rằng "các nhà kinh tế hành xử giống như các luật sư, bảo vệ một quan điểm nào đó, bất luận các sự kiện[6]"? Hay – nói một cách khác – vì quá quan tâm đến kết quả, đôi khi họ cố thuyết phục rằng 2 + 2 = 5?
Đạo diễn phim tài liệu Inside Job, Ferguson đã có một cuộc gặp với nhà kinh tế Frederic Mishkin, thuộc trường Columbia Business School:
Frederic Mishkin (1951-)
Ferguson. – Vào năm 2006, ông là đồng tác giả của một nghiên cứu về hệ thống tài chính của Iceland: "Đó là một đất nước tiên tiến với những thể chế tuyệt vời. Một đất nước ít có nạn tham nhũng, một Nhà nước pháp quyền, một nền kinh tế chấp nhận tự do hóa tài chính. Các biện pháp điều tiết và giám sát mang tính thận trọng và có chất lượng..."
Mishkin. – Sai lầm là ở chỗ đó [vào năm 2008, nền kinh tế của Iceland sụp đổ – BBT]. Xem ra các biện pháp điều tiết và giám sát mang tính thận trọng là điều chưa đủ.
- Điều gì đã khiến ông nghĩ ngược lại?
- Chúng tôi tin tưởng vào các thông tin sẵn có. Và quan điểm của công chúng muốn Iceland có được những thể chế tuyệt vời và rất tiên tiến.
- Ai đã nói với ông như vậy? Ông đã tiến hành những nghiên cứu gì?
- Chúng tôi nói chuyện với người dân, chúng tôi tin vào ngân hàng trung ương, nhưng họ đã không xứng tầm.
- Vì sao ông dựa vào ngân hàng trung ương?
- Chúng tôi dựa vào những thông tin mà chúng tôi có.
- Điều đó đã mang lại cho ông bao nhiêu?
- Tôi đã được trả... Số tiền đã được công khai.
Mishkin đã nhận 124.000 USD [khoảng 95.000 euro] của Phòng Thương mại Iceland để viết bài nghiên cứu của mình.
- Trên bản sơ yếu lý lịch của ông, tiêu đề của bản báo cáo "Sự ổn định tài chính ở Iceland" đã được thay đổi thành "Sự bất ổn tài chính ở Iceland"...
- Oh ... Tôi không biết tại sao, nhưng... Có thể là một lỗi in ấn nào đó.
Là một luật sư tận tâm với khách hàng hoặc nhà khoa học phạm sai sót, sự khác biệt đôi khi khó nhận ra. Tuy nhiên, như theo nhận xét của Demartino, "các nhà kinh tế được hưởng một đặc ân mà các ngành nghề khác không có được: người ta không bao giờ yêu cầu họ giải trình cho những sai lầm của họ”. Tuy rằng họ có phạm sai lầm.
Elie Cohen (1950-)
Alain Minc (1949-)
Vào ngày 17 tháng 8 năm 2007, cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn vừa bắt đầu nổ ra ở bên kia bờ Đại Tây Dương (Hoa Kỳ – ND). Elie Cohen đã thông báo trước sự kết thúc: "Trong một vài tuần nữa, thị trường sẽ cải cách lại và mọi việc sẽ hoạt động trở lại như trước" (Lemonde.fr). Sáu tháng sau, trên đài Direct 8, Alain Minc, nhà ngân hàng đầu tư và cố vấn cho tổng thống Nicolas Sarkozy, hồ hởi trước "tính dẻo dai đáng kinh ngạc của hệ thống": "Có thể nói rằng [hệ thống] đã được điều tiết với một sự khéo léo tuyệt vời đến mức tránh được một cuộc khủng hoảng, có thể có quy mô của những cuộc khủng hoảng tài chính rất lớn mà chúng ta từng biết trong quá khứ! Quả thực, về cơ bản, đây là một vũ trụ rất bền vững.Kết luận? "Nền kinh tế thế giới đang được quản lý khá tốt" (tháng 8)[7].
Cùng năm đó, Lorenzi tuyên bố rằng "niềm tin [của ông] đã được củng cố": "Chẩn đoán của các ngân hàng trung ương đã được tiến hành một cách nhanh chóng, đúng đắn và hiệu quả. Trong cuộc khủng hoảng của thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng trung ương đã biết né tránh thảm họa một cách khéo léo; trong trường hợp này, họ đã làm cho các ngân hàng thế chấp ở Hoa Kỳ tránh được sự phá sản và cho phép các tập đoàn ngân hàng lớn, trong hoàn cảnh nguy cơ thực sự, có khả năng phục hồi một phần các sản phẩm chứng khoán hóa của họ, mà không có rủi ro về thanh khoản[8]". Khi các phát biểu nêu trên vừa mới được in ra, thì ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, kéo theo nó một phần hệ thống tài chính toàn cầu. Đối với Artus, cây bút nghiện viết của bản tin Flash Economie tại ngân hàng Natixis (trung bình viết năm bài báo mỗi ngày), ông đã loan báo trên tờ Challenges, ngày 28 tháng 8 năm 2008 – hai tuần trước vụ sụp đổ: "Vụ cho vay dưới chuẩn đã nằm trong kính chiếu hậu”. Sau này, ông cực lực chống lại ý tưởng cho rằng các ngân hàng phải trả thuế nhiều hơn và phải tiếp tục tài trợ cho các nền kinh tế bị suy yếu bởi cuộc khủng hoảng. "Chúng ta không thể đòi hỏi mọi thứ ở các ngân hàng", tựa đề của một bài báo mà người làm thuê cho ngân hàng Natixis đã sử dụng trong tờ Flash Economie của ông, đăng ngày 18 tháng 8 năm 2011.
Không theo cánh tả cũng chẳng theo cánh hữu: giới ngân hàng
Người ta có thể tự hỏi về mối quan hệ giữa những nhận định sai lầm như vậy với mức thù lao mà các tác giả đã nhận được. Hoặc đòi hỏi, cùng với Epstein, các nhà kinh tế phải "có trách nhiệm với các đồng nghiệp, báo chí, sinh viên, người dân của họ[9]”. Nhưng liệu có cần giả vờ ngạc nhiên khi một chuyên gia ngân hàng bảo vệ các lợi ích của các chuyên gia ngân hàng không? Tuy nhiên đó chính là những thuật ngữ mà Lorenzi, ví dụ, đã đề cập đến hoạt động của mình: "Tôi là người mà người ta gọi là một chuyên gia cao cấp ngân hàng, ông giải thích gần đây. Tôi cố gắng, nói chung, phát triển những công việc kinh doanh tương ứng với nhiều hoạt động khác nhau của công ty tài chánh Edmond de Rothschild[10]". Liệu Pastré và ông ấy có một sứ mệnh như vậy trong đầu không, khi trong cuốn sách của họ Droite contre gauche? Les grands dossiers qui feront l’élection présidentielle – Cánh hữu chống lại cánh tả? Những vấn đề lớn làm nên cuộc bầu cử tổng thống (Fayard), ra mắt vào năm 2012, họ kêu gọi độc giả "từ bỏ ảo tưởng về nhà nước phúc lợi", để "táo bạo đặt cược cho thị trường" và, đặc biệt, tránh "đưa ra những nhận định quá vội vàng" liên quan đến ngành ngân hàng?
Jean-Pierre Jouyet (1954-)
Olivier Davanne
"Trong dài hạn, vào cuối tháng 11 vừa qua, ông Jean-Pierre Jouyet, Chủ tịch của Cơ quan điều tiết thị trường tài chính (AMF) và là cựu Quốc vụ khanh phụ trách châu Âu của tổng thống Sarkozy lo sợ rằng, người dân sẽ nổi loạn chống lại chế độ độc tài của thực tế [thị trường][11]”. Nhưng "thị trường" há chẳng đã ảnh hưởng đến tận nội bộ của cơ quan FMA, được cho là phải điều tiết chúng? Bởi vì ai là người cố vấn cho cơ quan mà Jouyet làm chủ tịch? Cũng những nhân vật cũ: Olivier Davanne (đồng quản lý tập đoàn Groupama Risk Premium), Olivier Garnier (Phó Giám đốc ngân hàng Société générale), Ruben Lee (Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn tài chánh Oxford Finance Group), Artus, Pastre, v.v..
Trở lại Hoa Kỳ, nơi Ferguson đã có cuộc phỏng vấn với ông John Campbell, trưởng khoa kinh tế của Đại học Harvard:
John Y. Campbell (1958-)
Olivier Garnier
Ferguson. – Một nhà nghiên cứu y khoa đã viết một bài báo nói rằng: "Để chữa căn bệnh này, nên dùng những loại thuốc này”. Sự thật là vị bác sĩ này nhận được 80% thu nhập từ các nhà sản xuất loại thuốc này. Điều này có làm ông khó chịu không?
Campbell. – Tôi nghĩ rằng, tất nhiên, điều quan trọng là công bố ..., uh ... uh ... Đây là một trường hợp hơi khác một chút với những trường hợp mà chúng ta đang thảo luận ở đây, bởi vì ... uh ...
Tính xác đáng của sự tương tự cũng không hiển nhiên dưới mắt bà Barbara Frugier, Trợ lý Giám đốc Truyền thông của AMF. "Nghe này, tôi không biết gì về ngành công nghiệp dược phẩm," bà ngắt lời. Trước khi tiếp tục nói: "Tôi không thấy, trên thực tế, ông muốn ám chỉ điều gì. Theo ý kiến ​​ca tôi, thì vic tìm hiu tình hình t nhng người có chuyên môn là điều bình thường". Tuy nhiên, theo trang web của chính quyền, hội đồng điều hành – chịu trách nhiệm, trong số các nhiệm vụ khác, ấn định ngân sách của định chế và điều tiết các quy định nội bộ và tổng thể – trái với hội đồng khoa học, "chịu sự chi phối của các quy tắc về đạo đức và về phòng ngừa các xung đột lợi ích."
Christian de Boissieu (1947-)
Khi được bổ nhiệm từ hội đồng khoa học lên hội đồng điều hành, vào tháng 6 năm 2011, nhà kinh tế Christian de Boissieu, cũng là chủ tịch của Hội đồng phân tích kinh tế (CEA), đã được yêu cầu rời bỏ chức vụ cố vấn của quỹ đầu cơ tài chính HDF Finance, của công ty kiểm toán Ernst & Young, cũng như khỏi chức ủy viên ban kiểm toán của ngân hàng Neuflize OBC, mà ông là thành viên của ủy ban kiểm soát. "Trong khi chờ đợi rời khỏi ủy ban trong thời gian sắp tới, ông giải thích, tôi tự ra đi (tôi rời khỏi phòng và không tham dự bất kỳ cuộc thảo luận nào) liên quan đến AMF, trực tiếp hoặc gián tiếp, của ngân hàng này."
Đáng khen, cách tổ chức và hành xử của FMA và của Boissieu há chẳng là sự phản đối ngầm đối với những ai không hành động một cách tương tự không? Ví dụ, để bắt đầu, là các phương tiện truyền thông.
Là nhà báo tại France Info, Jean Leymarie đã đón tiếp Lorenzi vào các ngày 16 tháng 12 năm 2009, 24 tháng 11 năm 2010 và 29 tháng 6 năm 2011. Liệu ông ta có biết những chức tước của vị khách của mình trong công ty Rothschild hay không? "Có, tất nhiên!" Tuy vậy, ông đã không đề cập đến vấn đề đó trên sóng phát thanh? "Thính giả của chúng tôi không phải là những kẻ ngốc. Họ biết tất”. Nhưng làm thế nào họ biết được, khi mà nói chung các đồng nghiệp của ông cũng hành xử tương tự, trong khi họ biết rất rõ những chiếc mũ khác nhau của các vị khách mà họ mời?
Jean-Marc Sylvestre (1946-)
Michel Godet (1948-)
Chính với ý thức đầy đủ về sự việc mà Jean-Marc Sylvestre đã mời Lorenzi thảo luận về những nguy hiểm của một sự điều tiết mạnh tay hơn đối với ngành ngân hàng, trên LCI (ngày 24 tháng 4 năm 2010); rằng Yves Calvi đã để Michel Godet và Saint-Etienne giải thích tính tất yếu các chính sách thắt lưng buộc bụng, trong chương trình của mình "C dans l’air" trên đài France 5 (ngày 9 tháng 11 năm 2011); hoặc rằng tờ Financial Times mở trang báo cho Summers rút ra những hậu quả của "cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản" (ngày 08 tháng 1 năm 2012). Liệu có cần phải lắng nghe cẩn thận câu trả lời khi đặt những câu hỏi như vậy cho những vị khách như vậy không?
Hubert Kempf
Yves Calvi (1959-)
Các thông tin mà người dân Pháp có được có thể không bị cắt quá nhiều nếu báo chí dành thêm nhiều không gian hơn – một vài dòng, một vài giây lên sóng – để giới thiệu toàn diện hơn các chuyên gia: "Vả lại điều này quá đơn giản khiến tôi không khỏi ngạc nhiên là điều ấy chưa được thực hiện", nhà kinh tế Hubert Kempf, chủ tịch của Hiệp hội Khoa học Kinh tế Pháp (AFSE), người nổi tiếng là "nhà kinh tế chính thống" trả lời chúng tôi. Liệu tổ chức của ông ta có chất vấn các thành viên của mình về vấn đề xung đột lợi ích hay không? "Có lẽ chúng tôi sẽ tổ chức một hội nghị bàn tròn tại đại hội kỳ tới", vào tháng 7 năm 2012. Và về phía Hội Kinh tế Chính trị học Pháp (AFEP), được thành lập cách đây hai năm để thúc đẩy hơn nữa sự đa nguyên trong kinh tế học? "Chưa chính thức, cho dù trên vấn đề này có một sự đồng thuận tiên nghiệm ở đây", Nicolas Postel, thư ký của hội, cho biết. "Tuy nhiên, ông cho biết thêm, việc xem xét vấn đề chỉ giới hạn trong xung đột lợi ích không thôi, theo quan điểm của tôi, là một sai lầm."
Tư nhân hóa chuyên môn
Một cấu hình khác. Trong số phát hành ngày 14 tháng 2, tờ Le Monde, trong mục "Thời sự quốc tế", đã đăng một phân tích về cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Nhà báo nữ Claire Gatineau đã trích dẫn nhiều nhà kinh tế khác nhau, tất cả đều liên quan trực tiếp đến thế giới tài chính. Tuy nhiên không có xung đột lợi ích ở đây: các chức vụ đều được xác định rõ ràng. Christopher Probyn? "Nhà kinh tế trưởng tại State Street, một tập đoàn tài chính có trụ sở tại Boston" (được trích dẫn ba lần). Natacha Valla? "Nhà kinh tế tại ngân hàng Goldman Sachs (được trích dẫn ba lần). Jésus Castillo? "Nhà kinh tế tại ngân hàng Natixis." Chưa kể đến các "chuyên gia của công ty dịch vụ tài chánh UBS". Có lẽ bà ấy tin rằng "các nhà kinh tế ngân hàng" là phù hợp nhất để phân tích một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng đang làm rung động Hy Lạp.
"Tại sao các nhà kinh tế ngân hàng lại phù hợp, Postel bác bẻ lại. Về một chủ đề như chủ đề này, chúng ta không mong đợi từ các phương tiện truyền thông một sự triển khai mang tính kỹ thuật về các cơ chế tài chính tối nghĩa, mà là một sự tra vấn cơ bản về tình trạng nợ của đất nước: nó có chính đáng không? Nó xuất phát từ đâu? Và, trong vấn đề này, các nhà kinh tế ngân hàng không nhất thiết là những người giỏi nhất."
Liệu có thể tưởng tượng được việc một nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs khẳng định rằng cuộc khủng hoảng Hy Lạp chủ yếu do một khoản nợ không chính đáng mà không cần phải trả không? "Không, Gatinois thừa nhận, điều đó có vẻ khó xảy ra”. "Đối với bài báo này, bà giải thích, tôi nghĩ rằng sẽ là điều thú vị khi phỏng vấn các nhà kinh tế ngân hàng, là những nhà kinh tế khá tự do, để cho thấy họ cũng quan tâm đến tình hình của Hy Lạp”. Tóm lại, đây là việc giới thiệu, một lần chẳng chết ai, quan điểm của các nhà kinh tế tự do.
Kiểu phản xạ chuyên nghiệp này có vẻ vồ lấy giới báo chí nhiều hơn là ý tưởng phỏng vấn, ví dụ, các đại diện nghiệp đoàn – những người ít nhất cũng được thông tin về các cơ chế và các hậu quả của thảm kịch xã hội đang diễn ra, như các nhà kinh tế tự do. Vào tháng 10 năm 2011, ví dụ, Gatineau đã để cho bốn mươi nhà kinh tế, nhóm các nhà kinh tế hoặc tương đương phát biểu. Trong số đó có hai mươi chín nhà kinh tế làm việc trực tiếp cho các ngân hàng hoặc các thể chế tài chính. Và ba nhà kinh tế phát biểu đại diện cho các nghiệp đoàn.
Renaud Lambert
Từ ngày 1 tháng 9 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, tờ Le Monde đã trích dẫn Artus – phụ trách công tác nghiên cứu cho ngân hàng Natixis – trong một trăm bốn mươi bảy bài báo (ông cũng đồng thời đã tham dự bốn diễn đàn). Nhiều hơn Jacques Attali (một trăm ba mươi hai bài viết) và Minc (118 bài). Và nhiều hơn hẳn Jean Gadrey (năm bài viết về các vấn đề kinh tế) và Frédéric Lordon (bốn bài)[12]. Những tỷ lệ tương tự như trên cũng được thấy tại các nhật báo LibérationLe Figaro, và tại hầu hết các tạp chí.
Trong những điều kiện trên, liệu tính minh bạch có đủ để đổi chiều xu hướng tự nhiên của các chuyên gia tài chính trong việc bảo vệ... các quyền lợi của giới tài chính không?
Renaud Lambert
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Les économistes à gages sur la sellette, Le Monde diplomatique, Mars 2012.




[1] "Các bên liên quan" được định nghĩa là "bất kỳ cá nhân, tập thể hay tổ chức có liên quan, về mặt tài chính, ý thức hệ hay chính trị đến nội dung của bài viết. "

[2] Nhà kinh tế Jean Gadrey đã trình bày các dữ liệu của vấn đề trong bài viết của mình "Les liaisons dangereuses (Các mối liên hệ nguy hiểm)", Alternatives économiques, ngày 21/9/2009. Cuộc điều tra của chúng tôi rất cảm ơn những lời tư vấn của ông cũng như công trình của François Ruffin trong khuôn khổ chương trình "Là-bas si j’y suis" dành cho "các nhà kinh tế cảnh giác" (France Inter, ngày 2 và 03 tháng 1, 2012).

[3] Olivier Pastre, "La sortie de l’euro, un suicide (Từ bỏ đồng ero, một sự tự sát)," Le Monde, ngày 01 tháng 2, 2012.

[4] Patrick Artus, "Nếu các nhà kinh tế đã đánh giá thấp cuộc khủng hoảng, thì đó không phải là vì đồng lõa với các tài phiệt", Le Monde, ngày 10 tháng 9, 2009.

[5] Lần lượt vào các ngày 03 tháng 10, 19 tháng 8 và 03 tháng 4 năm 2011.

[6] Trích dẫn Ben Casselman trong "Economists set rules on ethics (Các nhà kinh tế thiết lập các quy tắc đạo đức)", The Wall Street Journal, New York, ngày 09 tháng 1, 2012.

[7] Trích dẫn Gilles Balbastre và Yannick Kergoat trong bộ phim tài liệu Les Nouveaux Chiens de garde (Những chú chó canh mới), JEM Productions, 2012.

[8] Jean-Hervé Lorenzi, "Qui va payer? (Ai sẽ trả tiền?)", Số đặc biệt "Crise financière: analyses et propositions (Khủng hoảng tài chính: phân tích và kiến nghị)", Revue d’économie financière, Paris, 2008, p. 468.

[9] The Wall Street Journal, op. cit.

[10] Investisseurs – Nhà đầu tư (tạp chí của công ty Rothschild), số 4, tháng 12, 2011, p. 16-17.

[11] Cuộc phỏng vấn với tờ Journal du dimanche, Paris, ngày 12 tháng 11 năm 2011.

[12] Số liệu của Thomas Vescovi.

Print Friendly and PDF