17.9.18

Tài nguyên thiên nhiên


TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Natural Resources
Tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực không do con người sản xuất nhưng lại có ích cho con người, hoặc như là một nhân tố sản xuất (gỗ, dầu lửa, than ), hoặc trực tiếp cho tiêu dùng (cá, thịt rừng, trái cây hoang dại ), một số tài nguyên, như nước, có cả hai cách sử dụng này. Trong số những tài nguyên này, đã có thông lệ phân biệt những tài nguyên có thể cạn kiệt với những tài nguyên tái sinh được. Loại tài nguyên đầu là những tài nguyên mà vận tốc tái sinh rất yếu. Đó là trường hợp của tất cả những khoáng sản (than, đồng ), ví dụ dầu lửa tự tái sản xuất trong những mỏ trầm tích trên một bậc thang thời gian địa chất, do đó quá chậm để có thể có ích cho con người trước khi những trữ lượng hiện nay cạn kiệt. Còn loại tài nguyên thứ hai có một nhịp độ tái sinh cho phép sử dụng chúng đến vô tận. Trong số này, cần phải phân biệt là việc tái sinh có bị mức khai thác tác động hay không. Do đó những tài nguyên tái sinh được nào bị mức khai thác tác động (cá, chim, rừng ) có thể bị cạn kiệt nếu ta không cảnh giác; đó không phải là trường hợp của những tài nguyên tái sinh được nào không bị mức khai thác tác động (năng lượng mặt trời hay năng lượng địa nhiệt )




BARNETT H. J. & MORSE C., Scarcity and Growth, Baltimore, John Hopkins Press, 1963. CLARK C. W., Mathematical Bioeconomics: The Optimal Management of Renewable Resources, New York, John Wiley, 1976. DASGUPTA P. & HEAL G., Economic Theory and Exhaustible Resources, Cambridge, James Nisbert/Cambridge University Press, 1979. FISHER A. C. & PETERSON F. M., The exploitation of exhaustible resources: a survey, Economic Journal, 1977, 87, p. 681-721. GRAY L. C., Rent under the assumption of exhaustibility, Quarterly Journal of Economics, 1914, 28, p. 466-489. HARDIN G., The tragedy of the commons, Science, 1968, 162, p. 1243-1248.  HOTELLING H., The economics of exhaustible resources, Journal of Political Economy, 1931, 39, p. 137-175. JEVONS W. S., The Coal Question, London, Macmillan & Co., 1965. MALTHUS T. R., Essai sur le principe de population, 1798. MEADOWS D. H. et al., The Limits to Growth, New York/London, Universe Books, Earth Island Press, 1972. RICARDO, Principes de léconomie politique et de limpôt, 1817. STOLLERY K. R., Mineral depletion with cost as the extraction limit: a model applied to the behavior of prices in the nickel industry, Journal of Environmental Economics and Management, 1983, 10, p. 151-165. WEITZMAN M. L., Sustainability and technical progress, Scandinavian Journal of Economics, 1997, 99, p. 1-13.
Gilles ROTILLON
Nguyễn Đôn Phước dịch
® Chuyên môn hoá quốc tế; Hệ thống tài khoản môi trường; Malthus; Kinh tế học môi trường; Năng lượng; Ricardo; Thế hệ đan chéo
Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques do Claude Jessua, Christian Labrousse và Daniel Vitry chủ biên, Paris, Presses Universitaires de France, 2001.
Print Friendly and PDF