17.5.21

Chúng ta đo lường mức độ hạnh phúc như thế nào?

CHÚNG TA ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?

Henry S. Richardson Erik Schokkaert

Nhiều ý kiến bất đồng nhau về định nghĩa của hạnh phúc. Tuy nhiên có một sự đồng thuận đang lớn dần rằng nó không thể bị giản lược thành tiêu dùng vật chất và các khía cạnh khác nữa của cuộc sống, như là sức khỏe và các mối quan hệ xã hội lành mạnh, là quan trọng để trở nên hạnh phúc.

Tăng cường hạnh phúc được công nhận rộng rãi là một trong những thành tố quan trọng của tiến bộ xã hội, nhưng nếu tất cả những khía cạnh khác nhau của cuộc sống đều góp phần tạo nên hạnh phúc, chúng ta nên chăng hay có thể xây dựng một phương pháp đo lường tổng thể nó không? Ví dụ, “sự hạnh phúc” có phải là một thước đo tốt?

Trước khi chúng ta có thể bắt đầu theo dõi tiến bộ xã hội về mặt mức độ hạnh phúc, chúng ta cần làm rõ hơn về mặt khái niệm của nó.

Đan Mạch được nhìn nhận là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh Jacob Gronholt-Pedersen/Reuters
Đo lường sự hạnh phúc

Một khả năng là sử dụng những cuộc khảo sát ý kiến quy mô lớn trong đó các cá nhân sẽ trả lời những câu hỏi đơn giản về mức độ hạnh phúc hay sự thoả mãn trong cuộc sống của họ. Những hoạt động này đã tiết lộ những mô hình mạnh mẽ, xác nhận rằng tăng trưởng kinh tế có một ảnh hưởng yếu hơn mong đợi lên sự thoả mãn trong cuộc sống; và rằng cả những khía cạnh khác của cuộc sống, như là sức khỏe và tình trạng thất nghiệp, là quan trọng.

Những cuộc khảo sát đơn giản này có vẻ đáng tin cậy. Nhưng theo các nhà tâm lý học, hạnh phúc và sự thoả mãn trong cuộc sống không trùng khớp với nhau. Sự thoả mãn cuộc sống có một thành tố nhận thức - các cá nhân phải lùi lại để đánh giá cuộc sống của họ - trong khi đó hạnh phúc phản chiếu từ những cảm xúc tiêu cực và tích cực mà chúng thì luôn biến động.

Một sự chú ý vào những cảm xúc tiêu cực và tích cực có thể dẫn đến hiểu biết về hạnh phúc theo một cách “khoái lạc”, dựa vào lạc thú và sự thiếu vắng nỗi đau. Thay vào đó, nhìn vào những đánh giá chủ quan của con người về những gì đáng để theo đuổi gợi ý một phương pháp dựa trên-sự ưu tiên (một khả năng chúng ta thảo luận thêm ở dưới). Con người phán xét tất cả những thứ khác nhau để theo đuổi.

Nói cách khác, hạnh phúc có lẽ chỉ là một yếu tố để đánh giá mức độ sống tốt của một người, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất.

Hạnh phúc và sự thoả mãn là hai thứ khác nhau. Ảnh của Michael Kooren/Reuters

Phương pháp tiếp cận năng lực

Amartya Sen (1933-)

Chủ nhân giải Nobel Amartya Sen đã chỉ ra rằng hiểu mức độ sống tốt trên cơ sở những cảm giác về sự thoả mãn, lạc thú hay hạnh phúc có 2 vấn đề:

Vấn đề đầu tiên ông ấy gọi là “sự bỏ mặc tình trạng-thể chất”. Loài người thích nghi ít nhất phần nào đó với những hoàn cảnh khó khăn, nghĩa là người có bệnh hay người nghèo có thể vẫn còn tương đối hạnh phúc. Một nghiên cứu nổi bật của một nhóm các bác sĩ Pháp và Bỉ đã chỉ ra rằng ngay cả trong một đoàn toàn là bệnh nhân với hội chứng “khóa trong”, đa số được báo cáo là đang hạnh phúc.

Vấn đề thứ hai là “sự bỏ mặc việc định giá”. Định giá một cuộc đời là một hoạt động có suy nghĩ không nên bị đơn giản hóa thành cảm giác hạnh phúc hay không hạnh phúc. Tất nhiên, Sen thừa nhận, “sẽ là kỳ quặc để tuyên bố rằng một người suy sụp vì đau đớn hay khốn khổ lại đang sống tốt”.

Vì thế chúng ta không nên hoàn toàn xem nhẹ tầm quan trọng của cảm giác thoải mái, nhưng cũng phải nhận thức rằng nó không phải là điều duy nhất con người quan tâm đến.

Martha Nussbaum (1947-)

Cùng với Martha Nussbaum, Sen đã xây dựng một phương pháp thay thế: tiếp cận năng lực, trong đó quy định rằng cả những đặc điểm cá nhân và tình huống xã hội đều ảnh hưởng đến những gì con người có thể đạt được với một nguồn lực nhất định.

Đưa các cuốn sách cho một người mù chữ không làm họ hạnh phúc hơn (gần như là ngược lại), giống như là cung cấp cho họ một chiếc xe hơi không làm tăng sự dịch chuyển nếu như không có những con đường đàng hoàng.

Theo Sen, những gì mà con người xoay xở để làm hay muốn là - ví dụ như đủ đầy về vật chất hay có thể xuất hiện trước đám đông mà không xấu hổ - là thực sự quan trọng đến hạnh phúc. Sen gọi những tiến bộ này là “những hoạt động chức năng” của con người. Tuy nhiên, ông ấy còn phát biểu xa hơn rằng định nghĩa hạnh phúc chỉ về mặt “hoạt động chức năng” là không thích hợp, vì hạnh phúc còn bao gồm cả sự tự do.

Ví dụ kinh điển của ông liên quan đến so sánh giữa hai cá nhân suy dinh dưỡng. Người đầu tiên nghèo và không thể mua được thức ăn; người thứ hai thì giàu có nhưng chọn nhịn ăn vì những lý do tín ngưỡng. Trong khi hàm lượng dinh dưỡng họ thu được là như nhau, không thể nói rằng họ hưởng thụ mức độ hạnh phúc như nhau.

Chính vì vậy, Sen đề nghị rằng hạnh phúc nên được hiểu theo nghĩa là những cơ hội thực sự của con người, đó là, tất cả những kết hợp có thể được của những hoạt động chức năng mà họ có thể chọn.

Phương pháp tiếp cận năng lực vốn dĩ là đa chiều; nhưng những người tìm cách để định hướng chính sách thường nghĩ rằng giải quyết hợp lý các đánh đổi đòi hỏi một biện pháp cuối cùng đơn nhất. Các tín đồ của cách tiếp cận năng lực, những người không cưỡng lại được suy nghĩ trên thường không tin tưởng vào các sở thích cá nhân và thay vào đó áp dụng một tập những chỉ số dùng chung cho tất cả mọi người.

Cái gọi là “những chỉ báo hỗn hợp” - kiểu như “Chỉ số Phát triển Con người” của Liên Hợp Quốc, gộp chung mức tiêu dùng, kỳ vọng sống và cả chất lượng giáo dục ở tầm quốc gia - là kết quả thường gặp của lối tư duy này. Chúng đã trở nên phổ biến trong giới hoạch định chính sách, nhưng chúng trở thành nạn nhân của việc cho điểm theo cách giản đơn lên các khía cạnh khác nhau, rồi tất cả được xem là quan trọng bằng nhau.

Kỳ vọng sống thường được xem như một thành tố của hạnh phúc. Ảnh Jitendra Prakash/Reuters

Xem xét các niềm tin cá nhân một cách nghiêm túc

Ngoài cách tiếp cận chủ quan và cách tiếp cận năng lực, một quan điểm thứ ba - phương pháp tiếp cận hạnh phúc dựa trên-sự ưu tiên sở thích - xem xét rằng con người bất đồng với nhau về tầm quan trọng tương đối của những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Một số người nghĩ rằng làm việc siêng năng là cần thiết để có một cuộc sống có giá trị trong khi số khác thì ưu tiên dành nhiều thời gian với gia đình hơn. Vài người lại nghĩ rằng gặp gỡ bạn bè là bí quyết để hạnh phúc, trong khi những người khác lại thích đọc sách ở một nơi yên tĩnh hơn.

Quan điểm “dựa trên-sự ưu tiên sở thích” bắt đầu từ một ý tưởng rằng con người hạnh phúc hơn hết khi thực tế cuộc sống của họ trùng khớp với chính những gì mà họ xem là quan trọng.

Những sở thích được ưu tiên vì vậy có một thành tố nhận thức “định giá”: chúng phản ánh những ý tưởng được định hình rõ và được cân nhắc kỹ của con người về một cuộc sống tốt đẹp là như thế nào, chứ không đơn thuần chỉ là hành vi thị trường của họ.

Điều này không trùng với sự thoả mãn cuộc sống chủ quan. Nhắc lại ví dụ về các bệnh nhân có hội chứng bị khoá trong được báo cáo về sự thoả mãn ở mức độ cao vì họ đã thích nghi với hoàn cảnh khó khăn. Nó không có nghĩa là họ không thích khỏe mạnh trở lại - và chắc chắn nó không có nghĩa là những công dân không có bệnh mãn tính kiểu này chẳng cần chú ý để khỏi mắc bệnh.

Mọi người nhất trí rằng sức khỏe tốt góp phần nên hạnh phúc. Ảnh Jorge Cabrera/Reuters

Một ví dụ của cách đo lường dựa trên việc ưu tiên sở thích, được bảo vệ bởi nhà kinh tế học người Pháp Marc Fleurbaey, hướng dẫn mọi người chọn các giá trị tham khảo cho tất cả khía cạnh phi-thu nhập của cuộc sống (như là sức khỏe hoặc thời gian làm việc). Những giá trị tham khảo sẽ phụ thuộc từng cá nhân: mọi người gần như đồng ý rằng không bị bệnh là trạng thái tốt nhất có thể, nhưng một luật sư nghiện việc có khả năng cho điểm thời gian làm việc rất khác với một người làm công việc nhà máy vất vả và nguy hiểm.

Marc Fleurbaey (1961-)

Fleurbaey sau đó gợi ý rằng mọi người xác định một mức lương mà, kết hợp với những giá trị tham khảo phi-thu nhập, sẽ làm thoả mãn từng cá nhân nhiều nhất có thể trong hoàn cảnh hiện tại của họ.

Số tiền chênh lệch của “thu nhập tương đương” trên với thu nhập thực tế từ công việc hiện hành của một người có thể giúp giải đáp câu hỏi: “Bao nhiêu thu nhập từ công việc bạn sẽ sẵn sàng từ bỏ để sức khỏe tốt hơn hay có nhiều thời gian rảnh hơn?”.

Nhiều nhà tâm lý học hoài nghi các phương pháp tiếp cận dựa trên những sở thích được ưu tiên vì họ cho rằng loài người có những ý tưởng rõ ràng và kỹ càng về những gì tạo ra cuộc sống tốt đẹp. Thậm chí nếu những sở thích duy lí như vậy tồn tại, một người phải vật lộn để đo lường chúng vì đó là các khía cạnh của cuộc sống - thời gian bên gia đình, sức khỏe - những thứ không được mua bán trên thị trường.

Tất cả những phương pháp này đều quan trọng trong thực tế?

Bảng dưới đây, được biên soạn bởi các nhà kinh tế học người Bỉ Koen Decancq và Erik Schokkaert, chỉ ra cách mà những phương pháp tiếp cận khác nhau về hạnh phúc có thể dẫn đến những hệ quả cụ thể như thế nào.

 

Thu nhập

Sự thoả mãn chủ quan về cuộc sống

Thu nhập tương đương

1

Na Uy

Đan Mạch

Na Uy

2

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ

3

Hà Lan

Phần Lan

Thụy Điển

4

Thụy Điển

Na Uy

Đan Mạch

5

Vương quốc Anh

Thụy Điển

Vương quốc Anh

6

Đức

Hà Lan

Bỉ

7

Đan Mạch

Bỉ

Hà Lan

8

Bỉ

Tây Ban Nha

Phần Lan

9

Phần Lan

Đức

Pháp

10

Pháp

Vương quốc Anh

Đức

11

Tây Ban Nha

Ba Lan

Tây Ban Nha

12

Slovenia

Slovenia

Hy Lạp

13

Hy Lạp

Estonia

Slovenia

14

Cộng hòa Séc

Cộng hòa Séc

Cộng hòa Séc

15

Ba Lan

Pháp

Ba Lan

16

Hungary

Hungary

Estonia

17

Nga

Hy Lạp

Nga

18

Estonia

Nga

Hungary



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nó xếp hạng 18 quốc gia châu Âu năm 2010 (ngay sau khủng hoảng tài chính) dựa vào 3 thước đo khả dĩ: thu nhập trung bình, sự thoả mãn trung bình và “thu nhập tương đương” trung bình (có tính sức khỏe, tình trạng thất nghiệp, an ninh và chất lượng các mối quan hệ xã hội).

Vài kết quả nổi bật lên. Người Đan Mạch thoả mãn với cuộc sống hơn nhiều (số 1) so với sự giàu có của họ, trong khi người Pháp thì ngược lại. Những sự khác biệt lớn này không được phát hiện ra khi so sánh các mức thu nhập tương đương; tuy nhiên, chúng cũng gợi ý rằng sự thoả mãn của hai quốc gia này bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khác biệt về văn hóa.

Đức và Hà Lan cũng kém thoả mãn trong cuộc sống so với thu nhập, nhưng những thứ hạng thu nhập tương đương của họ xác nhận rằng họ cũng khá tệ trong những khía cạnh phi-thu nhập.

Hy Lạp có một mức độ thoả mãn trong cuộc sống thấp đáng kể. Các yếu tố văn hóa có lẽ đóng một vai trò ở đây, nhưng Hy Lạp cũng được đặc trưng bởi sự bất bình đẳng thu thập lớn, điều mà các giá trị trung bình trong bảng tính không nắm bắt được.

Những sự khác nhau giữa các thước đo hạnh phúc ngụ ý đến những vấn đề quan trọng liên quan khi quyết định phương pháp đo lường hạnh phúc - nếu có - để chọn lựa. Nếu chúng ta muốn sử dụng phương pháp để xếp hạng hiệu quả của một nước trong việc cung cấp phúc lợi, thì chúng ta sẽ được kéo về hướng của phương pháp đơn giản, đơn lẻ, như là hạnh phúc chủ quan. Nếu chúng ta tìm cách theo dõi, vì mục đích chính sách, liệu các cá nhân có đang làm tốt ở những khía cạnh thực sự quan trọng hay không, chúng ta sẽ được hướng tới một đánh giá đa chiều hơn, chẳng hạn như đánh giá được cung cấp bởi phương pháp tiếp cận năng lực. Và nếu chúng ta bị ấn tượng nhất bởi sự bất đồng giữa các cá nhân về vấn đề quan trọng, chúng ta sẽ có lý do để hiểu được hạnh phúc theo các đường hướng được đề xuất bởi phương pháp dựa trên những sở thích ưu tiên.

Henry S. Richardson (1955-)
Henry S. Richardson (1955-)

Bài đăng này thuộc về một chuỗi những bài đóng góp từ Ủy ban Quốc tế về Tiến bộ Xã hội, một sáng kiến học thuật toàn cầu của hơn 300 học giả từ mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, những người chuẩn bị một báo cáo về các quan điểm cho tiến bộ xã hội trong thế kỷ 21. Hợp tác với The Conversation, các bài đăng cung cấp một cái nhìn sơ lược về báo cáo và các nghiên cứu của các tác giả.

Các tác giả:

Henry S. Richardson: Giáo sư Triết học, Học giả nghiên cứu cao cấp; Viện Đạo đức học Kenneday, Đại học Georgetown

Erik Schokkaert: Giáo sư Kinh tế học, KU Leuven

NVH dịch

Nguồn:How do we measure well-being?”, The Conversation, 02.01.2017

Print Friendly and PDF