23.5.16

“The Big Short ": chúng tôi đã không học được tất cả bài học từ sự sụp đổ năm 2008


“The Big Short ": chúng tôi đã không học được tất cả bài học từ sự sụp đổ năm 2008
George Magnus
Christian Bale (trái) và Steve Carell giới thiệu bộ phim The Big Short của họ, được đề cử cho hạng mục dàn diễn viên xuất sắc nhất trong phim điện ảnh tại Giải Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh (Screen Actors Guild Awards) hàng năm lần thứ 22, ngày 30 Tháng 1 năm 2016, tại Los Angeles. © Vince Bucci / Invision / AP
Bộ phim The Big Short (Vụ bán khống lớn nhất), nay đang được chiếu tại các rạp, thời điểm ra mắt công chúng có một sự trùng khớp kì lạ. Dựa trên cuốn sách của Michael Lewis xuất bản vào năm 2010, nó nắm bắt văn hóa của những năm dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và nhắc nhở chúng ta rằng gian lận, thông đồng và lạm dụng thị trường, tất cả đều phát triển mạnh trong một môi trường mà, trong nhiều năm, việc phi điều tiết hóa đã tồn tại mang tính bắt buộc. Chúng ta vẫn còn tranh luận và tranh cãi xem ai là người có lỗi và lý do tại sao lại có rất ít người chịu trách nhiệm, bị trừng phạt hoặc bị giam giữ. Nhưng bây giờ thì sao?
Michael Lewis (1960-)

Bộ phim ra mắt thật đúng lúc bởi vì chúng ta vừa trải qua một tháng tồi tệ trên các thị trường tài chính, cộng với điều này là những lo ngại đang gia tăng về suy thoái kinh tế của Trung Quốc và những hậu quả của một cuộc khủng hoảng nợ đang đến gần. Trong câu chuyện hôm nay trên tờ Financial Times, các nhà kinh tế cho rằng có 20 phần trăm khả năng có thể xảy ra một cuộc suy thoái khác tại Hoa Kỳ trong năm nay; và kháo nhau về một cuộc khủng hoảng tài chính mới. "Chắc chắn, không lập lại nữa?" Tôi nghe bạn nói, từ phía sau ghế sofa.
Tin tích cực là các ngân hàng chắc chắn ít lạm dụng hiệu ứng đòn bẫy hơn là những gì họ đã từng làm trong việc hình thành cuộc khủng hoảng tài chính. Tâm điểm mới là tỷ lệ đòn bẩy tài chính của họ, hoặc số lượng cổ phần, hoặc hấp thụ thua lỗ, vốn là một phần của tổng tài sản. Yêu cầu tối thiểu bây giờ là 3 phần trăm, với một số nước như Thụy Sĩ và Hoa Kỳ yêu cầu các ngân hàng phải đáp ứng mức 5 phần trăm. Ngay cả điều này, nếu chỉ đơn phương một mình, thì vào năm 2008 cũng không đủ để bù lỗ tại mỗi ngân hàng, nhưng cũng có những quy định mới xác định các yêu cầu vốn cao hơn tùy thuộc vào bản chất của hoạt động kinh doanh.
Mặc cho những vấn đề trên thị trường toàn cầu, không có chứng cuồng (mania) trong thị trường nhà ở hoặc cho vay thế chấp, như đã từng có trong những năm 2000. Có vẻ như không có bất kỳ lỗi hệ thống nào như đã từng có trong những năm 2005-2008. Việc kiểm tra mức độ căng thẳng, lập kế hoạch giải quyết, bộ đệm thanh khoản, quản lý rủi ro, tuân thủ và giám sát tồn tại ở khắp mọi nơi.
George Magnus
Tin tức đáng lo ngại hơn là các ngân hàng quá lớn để sụp đổ, mà một thời chúng ta đã từng lo lắng, thì nay trong nhiều trường hợp còn lớn hơn nữa. Tại Hoa Kỳ, ví dụ, sáu ngân hàng lớn nhất quản lý 10 nghìn tỷ USD tài sản: gấp đôi so với mười hai ngân hàng đứng sau cộng lại. Tại Vương quốc Anh, đất nước bị thống trị bởi một số ít các ngân hàng lớn, thực sự đã không có gì thay đổi. Cơ hội để chúng ta tái cấu trúc ngành tài chính để giảm thiểu quy mô nó, và làm cho các ngân hàng chậm chạp hơn và an toàn hơn đã qua đi. Tính trì trệ trong chính sách đã ăn sâu triệt để hơn trong cuộc cải cách ngân hàng, bất luận đó là vì sự mệt mỏi, hay là vì những tác động của hoạt động vận động hành lang. Nổi lo làm cho người nộp thuế chịu trách nhiệm đối với những ngân hàng thua lỗ có nghĩa là từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, theo Chỉ thị về việc giải quyết và phục hồi Ngân hàng Châu Âu, nếu một ngân hàng thua lỗ, thì tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm lên đến 75.000£. Trên số tiền đó, thì thật không may.
Người ta tranh cãi là kể từ năm 2008, chúng ta đã làm cho hệ thống có khả năng tốt hơn để phát hiện và giải quyết vấn đề trong một ngân hàng đơn nhất. Nếu vấn đề trở nên rắc rối vì một số lí do nào đó, thì các quy định và thủ tục mới có thể làm giảm hiệu ứng truyền tải tới các phần còn lại của khu vực và nền kinh tế. Nhưng nếu bất cứ lúc nào có một vấn đề mang tính hệ thống mới, tôi không nghĩ nó có trong hiện tại, nhưng nếu chúng ta bây giờ chưa nghĩ đến, thì hầu như chắc chắn nó sẽ đến khả năng lớn nhất là các ngân hàng lớn nhất vẫn tiếp tục trở nên quá lớn để thua lỗ, và rằng không ai trong số còn lại của chúng ta sẽ trở nên quá nhỏ để trả giá, hoặc trực tiếp thông qua hệ thống tiền gửi hoặc gián tiếp thông qua hệ thống thuế khóa và các hiệu ứng kinh tế vĩ mô.
Và điều đó đưa tôi đến với một trong những điều xuất sắc đối với tôi của The Big Short. Có một thời điểm mà Mark Baum, một trong số ít các nhân vật phản diện đã đặt cược vào cuộc khủng hoảng tài chính sp tới, nói rằng: "Tôi có cảm giác, trong một vài năm nữa, người ta sẽ làm những gì họ luôn làm khi nền kinh tế chao đảo. Họ sẽ đổ lỗi cho người nhập cư và người nghèo ".
Mark Baum không tồn tại trong thực tế. Đó là tên một nhân vật hư cấu mà trong cuốn sách mang tên là Steve Eisman, một nhà đầu tư có thực của Hoa Kỳ, và vì vậy tôi không có ý gì về việc những lời này có được nói một cách chính xác hay không vào thời điểm đó, hay đó chỉ là một sự sáng tạo sau này của người viết kịch bản. Dù gì, cũng gây được tiếng vang, và không chỉ ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn trong một vùng rộng lớn bao gồm Brazil, Nga, và Trung Quốc, nơi mà thời kỳ kinh tế khó khăn hay suy thoái, đã phơi bày những khoản công nợ thái quá, tham nhũng và bất bình đẳng xã hội và thu nhập.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt là nơi tăng trưởng kinh tế yếu kém và thất nghiệp cao vẫn còn tồn tại, tất cả sẽ là rất dễ dàng để quy trách nhiệm của mức lương thấp và mức sống hạn chế cho người nhập cư, và để bêu xấu những kẻ bất tài hoặc được ưu đãi một trò chơi trách móc khép vòng.
John K. Galbraith (1908-2006)

JK Galbraith lưu ý trong cuốn The Crash of 1929 rằng vào thời điểm đó và cho đến khi có New Deal (chính sách kinh tế xã hội mới năm 1932 - ND) "gánh nặng của thông tuệ kinh tế nổi tiếng luôn ở bên phía các biện pháp sẽ làm cho mọi việc tồi tệ hơn." Có lẽ ngày nay chúng ta đã xoay xở tốt hơn trên một số mặt nào đó, đặc biệt liên quan đến chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng: "Cuối cùng, khi vận may không còn nữa, thì thời gian không giúp làm được bất cứ điều gì. Điều này, có lẽ, là đặc điểm gây lúng túng nhất."
Ngay cả khi những lo lắng về kinh tế và tài chính vào đầu năm 2016 chuyển thành những rối loạn làm rối tung mọi thứ, thì chúng ta vẫn nên nhận thức sâu sắc rằng sự trì trệ trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến nguy cơ. Cải cách ngân hàng, đầu tư, bất bình đẳng, việc làm và hội nhập vào cộng đồng là tất cả những trường hợp xác đáng và phù hợp để xử lý trong mọi thời điểm.
George Magnus là cố vấn kinh tế cao cấp cho USB. Và là tác giả của “Những cuộc nổi dậy: thị trường mới nổi sẽ đổi hình dạng hoặc sự lay chuyển của nền kinh tế thế giới.

Châu Tấn Lực dịch
Print Friendly and PDF