Liệu các chuyên gia có biết bất cứ điều gì không?
Đây đã là một ngày khủng khiếp đối với các chuyên gia.
Đại đa số giới kinh tế chia sẻ ý kiến cho rằng việc rời bỏ Liên minh châu Âu sẽ tác hại đến Vương quốc Anh. Và cho đến một vài giờ trước đây, sự đồng thuận giữa các chuyên gia về điều tra dư luận – chí ít là dựa vào các dự báo thị trường như là một dữ liệu xấp xỉ – là cuối cùng cử tri sẽ quyết định ở lại trong EU (European Union, Liên minh châu Âu).
Sự việc đã không diễn ra theo cách ấy, phải không? Brexit đã thắng. Hãy chấp nhận điều ấy, các vị chuyên gia ạ!
Donald Trump (1946-) |
Cuộc trưng cầu ý dân về Brexit không phải là chủ đề duy nhất mà các chuyên gia – những người có kiến thức hiểu biết mà hầu hết những người khác không có – đã luôn ở vào thế tự vệ. Việc ứng cử tổng thống của Donald Trump, ví dụ, có thể được xem như là sự bác bỏ đánh giá chuyên gia dưới mọi hình thức. Và trong một thời gian dài trước khi xuất hiện hiện tượng Trump, các nhà phê bình tại Hoa Kỳ đã hoan hỉ công kích sự đồng thuận chuyên gia về mọi vấn đề, từ biến đổi khí hậu đến vấn đề tiêm chủng.
Vì sao các chuyên gia phải trải qua một thời kỳ khắc nghiệt như vậy? Theo quan điểm hiện tại của tôi (với tư cách là một nhà báo tổng hợp về các vấn đề kinh doanh và kinh tế học ngồi tại văn phòng của Bloomberg News ở Bắc Kinh, mà tôi đã đến tham quan trong tuần này), có ba lý do nổi bật chính.
1. Các chuyên gia đã sai rất nhiều. Điều này có vẻ đặc biệt đúng trong thời gian gần đây trong việc dự đoán các kết quả bầu cử (các trường hợp rõ rệt như: sự kiện Brexit và kết quả cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ). Nhưng cũng có những ví dụ khác gần đây, chẳng hạn như sự sụp đổ của sự đồng thuận khoa học cho rằng chất béo và cholesterol là những thứ thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn. Cũng phải xem sự bất lực của hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô trong việc thừa nhận khả năng có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước khi cuộc suy thoái ập tới vào năm 2008 là một thất bại lớn của các chuyên gia.
Một phần của những sự việc trên thuộc về bản chất kiến thức chuyên môn của các chuyên gia. Các vị tạo ra một giả thuyết trên cơ sở những bằng chứng có sẵn, rồi những bằng chứng mới lại cho thấy giả thuyết đó sai. Đó không phải là một điều xấu – đó là cách tiến triển của kiến thức chuyên môn.
Philip E. Tetlock (1954-) |
Tuy nhiên, đã có khá nhiều trường hợp cho thấy các chuyên gia chịu thua trước lối tư duy tập thể hoặc các thành kiến nhận thức cho rằng không thể bác bỏ khả năng rằng sự đồng thuận chuyên gia là một gánh nặng của sự vô nghĩa. Điều này đặc biệt đúng, như nhà khoa học chính trị Philip Tetlock đã dẫn chứng bằng tài liệu, khi việc cứ lặp đi lặp lại một điều sai trái không nhất thiết gây tổn hại đến triển vọng nghề nghiệp của một người. Đôi khi ngược lại nó còn có lợi nữa, bởi vì điều chắc chắn là một điều tốt khi tuyên truyền trên truyền hình.
Cộng thêm những thay đổi nhanh chóng về chính trị và kinh tế, làm gia tăng sự bất định và vì thế làm cho dự đoán chuyên gia càng khó hơn, và kết thúc với cái có thể được xem như là một bệnh dịch về lỗi chuyên gia.
2. Các chuyên gia là giới tinh hoa. Ở một chừng mức nào đó đây là điều khó tránh khỏi – kiến thức chuyên môn đòi hỏi một số người phải biết nhiều hơn những người khác. Nhưng trong một thời đại rạn nứt, với tình trạng bất bình đẳng kinh tế càng lớn hơn cả ở Hoa Kỳ, ở Vương quốc Anh và ở bất cứ nơi nào khác so một vài thập niên trước đây và với việc con người ngày càng tự phân loại về mặt địa lý bằng thu nhập và thế giới quan, thì "điều tốt nhất" đã ngày càng bị tách khỏi các phần còn lại.
Điều này tác động đến nhận thức của công chúng: Những người nào cảm thấy các chuyên gia ngày càng xa cách thì có thể thấy khó mà tin tưởng họ, ngay cả khi họ đúng. Nhưng điều đó chắc chắn cũng tác động đến nhận định của các chuyên gia. Nếu các nhà kinh tế bị tác động bất lợi bởi sự gia tăng mậu dịch với Trung Quốc thì các công nhân sản xuất ở một số nơi tại Hoa Kỳ, ví dụ, có thể đi đó đây kiểm tra các hiệu ứng của việc trên một cách nhanh hơn một chút.
3. Những người không có chuyên môn có thể dễ bị nhạy cảm với sự vô nghĩa. Vâng, các ý kiến chuyên gia có sai sót. Tuy nhiên, đặc biệt khi phát sinh những vấn đề phức tạp, thì các ý kiến của họ thường ít sai hơn ý kiến của những người không có chuyên môn.
Boris Johnson (1964-) |
Martin Fletcher (1947-) |
Ví dụ: Rất nhiều tờ báo của Liên hiệp Anh, dẫn đầu là các tờ Daily Mail và Daily Telegraph, đã phát hiện nhiều năm trước là những câu chuyện được phóng đại hoặc thậm chí được bịa đặt về một Liên minh châu Âu đều quen thuộc với độc giả đại chúng (tờ Economist đã có một biểu đồ ấn tượng về hiện tượng này, trong khi phóng viên Martin Fletcher của tờ Times of London tại Brussels đã viết một bài trên chuyên mục op-ed (bình luận viên độc lập – ND) của tờ New York Times quy tất cả trách nhiệm của hiện tượng trên cho Boris Johnson (trước khi làm thị trưởng London và gương mặt nổi bật trong chiến dịch ủng hộ Brexit sau này – ND) khi ông còn làm việc cho tờ Telegraph tại Brussels. Kết quả là, rất nhiều những người đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu gần như chắc chắn là đã đưa ra quyết định dựa trên những điều dựng đứng này.
Justin Fox (1964-) |
Công việc của một chuyên gia là không được bịa đặt những điều dối trá như thế. Các chuyên gia hẵn là có thành kiến và phạm sai sót, nhưng hành động tiếp thu kiến thức chuyên môn thường làm cho họ ít bị thông tin sai trái thao túng. Hầu hết mọi người đều không có thời gian để phát triển kiểu chủ nghĩa hoài nghi có thông tin ấy – đó là lý do vì sao các chuyên gia vẫn là những người rất cần thiết.
Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng khi nói như vậy là các chuyên gia phải được chú ý nhiều hơn, sẽ làm thay đổi được bất cứ suy nghĩ nào. Điều này phụ thuộc vào việc các chuyên gia xử lí trước tiên các sai sót của chính mình.
Chuyên mục này không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban biên tập hay của Bloomberg LP và các chủ sở hữu của nó.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch