NHỮNG QUỐC GIA VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÀO ĐANG DẪN ĐẦU VỀ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO?
Dữ liệu của Elsevier cho thấy Trung Quốc có rất nhiều bài viết khoa học trong lĩnh vực [trí tuệ nhân tạo] này, nhưng các nghiên cứu lại thiếu chất lượng.
Simon Baker
Nguồn: Getty |
Trung Quốc đã có gần như gấp đôi số bài viết khoa học về trí tuệ nhân tạo, như là quốc gia kế tiếp được xếp hạng cao nhất về số lượng các bài viết khoa học được công bố trong lĩnh vực này, theo một phân tích dữ liệu cho tạp chí Times Higher Education (THE).
Dữ liệu, từ cơ sở dữ liệu Scopus của Elsevier cung cấp cho tạp chí THE, đã minh họa nỗ lực rất to lớn của Trung Quốc về nghiên cứu trong lĩnh vực này, với các nhà nghiên cứu trong cả nước có hơn 41.000 bài viết khoa học được công bố từ năm 2011 đến năm 2015.
Về số lượng các bài viết khoa học được công bố, Hoa Kỳ đứng thứ hai trong cùng thời kỳ, với gần 25.500 bài, trong khi Nhật Bản đứng ở vị trí thứ ba (khoảng 11.700 bài) và Anh đứng thứ tư (khoảng 10.100 bài).
Nguồn: Elsevier/Scopus |
Tuy nhiên, mặc dù Trung Quốc được xếp hạng cao về số lượng, nhưng chỉ đứng thứ 34 về chỉ báo trích dẫn các bài có ảnh hưởng lớn trong ngành theo trọng số (cho thấy những khác biệt về trích dẫn theo chủ đề và theo năm), gợi ý rằng phần lớn các bài viết khoa học [của Trung Quốc] không có chất lượng tương đương với các bài viết khoa học đến từ Hoa Kỳ (đứng thứ tư về tỷ lệ trích dẫn các bài có ảnh hưởng), ví dụ.
Quốc gia | Số bài viết khoa học được công bố | Chỉ báo trích dẫn đối các bài có ảnh hưởng lớn |
Thụy sĩ | 1.685 | 2,71 |
Singapore | 2.432 | 2,24 |
Hồng Kông | 2.205 | 2,00 |
Hoa Kỳ | 25.471 | 1,79 |
Italia | 6.221 | 1,74 |
Hà Lan | 2.458 | 1,71 |
Úc | 5,227 | 1,69 |
Đức | 7.957 | 1,66 |
Bỉ | 1.537 | 1,64 |
Vương quốc Anh | 10.202 | 1,63 |
Nguồn: Elsevier/Scopus
Dẫn đầu thế giới về thước đo này là Thụy Sĩ, với chỉ báo trích dẫn là 2,71, tiếp theo là Singapore (2,24) và Hồng Kông (2,00), mặc dù cả ba quốc gia này đều có dưới 2.500 bài viết khoa học được công bố về trí tuệ nhân tạo trong cùng thời kỳ được khảo sát.
Nhìn vào các định chế cá biệt công bố hơn 500 bài viết khoa học về trí tuệ nhân tạo, ta thấy chỉ có duy nhất một định chế ở Trung Quốc – Viện Tự động hóa, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc – có chỉ báo trích dẫn có ảnh hưởng cao hơn 1, mức trung bình của thế giới.
Viện Công nghệ Massachusetts đứng đầu danh sách xếp hạng theo chỉ báo trích dẫn có ảnh hưởng với số điểm là 3,57. Đây là mức chất lượng nghiên cứu hàng đầu so với các định chế theo đuổi còn lại, trong đó có Đại học Carnegie Mellon và Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Định chế | Quốc gia | Số bài viết khoa học được công bố | Chỉ báo trích dẫn các bài có ảnh hưởng lớn |
Viện Công nghệ Massachusetts | Hoa Kỳ | 1.011 | 3,57 |
Hoa Kỳ | 1.311 | 2,53 | |
Đại học Công nghệ Nanyang | Singapore | 1.197 | 2,51 |
Tây Ban Nha | 587 | 2,46 | |
Hoa Kỳ | 627 | 2,35 | |
Đức | 656 | 2,27 | |
Viện tự động hóa, Học viện Khoa học Trung Quốc | Trung Quốc | 588 | 2,26 |
Hồng Kông | 602 | 2,20 | |
Singapore | 807 | 2,14 | |
Hồng Kông | 530 | 2,09 |
Nguồn: Elsevier/Scopus
Alexander Wong |
Trong những năm gần đây, đã có những ngành công nghiệp – trong các lĩnh vực công nghệ mới nổi, như chiếc xe ô-tô tự hành – là động lực thúc đẩy đằng sau sự bùng nổ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, cả ở phương Tây lẫn Trung Quốc, theo nhà nghiên cứu Alexander Wong, người đứng đầu nghiên cứu của Canada và giáo sư về kỹ thuật thiết kế hệ thống tại Đại học Waterloo.
Waterloo, trường đại học đầu tiên ở Canada được chính phủ cho phép thử nghiệm chiếc xe ô-tô tự hành trên các tuyến đường công cộng trong nước, đứng thứ 11 về chỉ báo trích dẫn các bài có ảnh hưởng về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
“Trước cuộc cách mạng gần đây về trí tuệ nhân tạo, ngành công nghiệp [Canada] đã rất chậm chạp trong việc thích nghi và nắm bắt lĩnh vực này, nhưng giờ đây họ... đang nhanh chóng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh để tấn công vào các ranh giới của trí tuệ nhân tạo, và quan trọng hơn là làm việc chặt chẽ hơn với các nhà nghiên cứu và các trường đại học để hỗ trợ họ trong việc thúc đẩy những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo với một tốc độ đáng kinh ngạc”, theo lời của Giáo sư Wong.
Sean Holden |
Sean Holden, giảng viên cao cấp về khoa học máy tính tại Đại học Cambridge, cho biết một nhân tố then chốt trong sự phát triển nghiên cứu hiện tại về trí tuệ nhân tạo là những tiến bộ gần đây “đã được thực hiện trong những lĩnh vực có thể kiếm được tiền một cách rõ ràng” khác với cách sử dụng “truyền thống” về trí tuệ nhân tạo.
“Các thiết bị thuộc đủ loại mà bạn có thể ra lệnh trong căn nhà của mình – những thứ đang cố giúp bạn – chỉ vừa mới có được tính khả thi hơn và tượng trưng cho một cách kiếm tiền hoàn toàn khác. Những con đường [kiếm tiền] như vậy đã được mở ra khi có được những tiến bộ đáng chú ý, mà gần đây đã có nhiều”, ông cho biết thêm.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo một “chu kỳ quảng cáo cường điệu” bao quanh vấn đề trí tuệ nhân tạo, hiện đang ở “đỉnh điểm"”, dẫn đến việc các công ty và các chính phủ quan tâm nhiều hơn. Về lâu dài, các trường đại học vẫn sẽ tác động đến việc thúc đẩy lĩnh vực này, ông nói, bởi vì họ “quan tâm đến khoa học nhiều hơn là tạo ra lợi tức cho các cổ đông”.
Simon Baker
Simon Baker |
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Which countries and universities are leading on AI research?, Times Higher Education, May 22, 2017.