29.1.18

Sự phân chia khó khăn của cải trên thế giới



SỰ PHÂN CHIA KHÓ KHĂN CỦA CẢI TRÊN THẾ GIỚI

1% những người giàu nhất trên thế giới hưởng lợi 82% của cải được sản xuất trong năm 2017. Đây là nhận định của bản báo cáo mới nhất của Oxfammột mạng lưới của 20 tổ chức đoàn kết quốc tế – về sự bất bình đẳng được công bố vào đêm trước khi khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), hàng năm, tập trung các nhà chính trị và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận những thách thức lớn của toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng bất bình đẳng chắc chắn là điều có thật. Ở cấp độ toàn cầu, từ năm 1980 đến năm 2016, 1% tầng lớp hàng đầu đã nắm bắt gấp đôi sự tăng trưởng so với một nửa của tầng lớp ở dưới đáy. Tuy nhiên, phương pháp luận được Oxfam sử dụng đã bị tranh cãi. Một mặt, bởi vì nó đánh đồng của cải với tài sản ròng của các hộ gia đình (có nghĩa là tổng tài sản, mà từ đó khấu trừ các khoản nợ của họ). Theo cách tiếp cận này, một cá nhân có nợ nần cao – như một sinh viên Mỹ chẳng hạnsẽ nghèo hơn một nông dân của vùng Nam Á. Một phê phán khác của nhà kinh tế học Alexandre Delaigue từ năm 2015 là: việc xác định "người giàu" và "người nghèo" ở cấp độ toàn cầu là điều vô cùng phức tạp, khi các quốc gia có những tình huống khác nhau.
Tuy nhiên, theo đường hướng của báo cáo đầu tiên về sự bất bình đẳng toàn cầu năm 2018 được công bố vào tháng 12cung cấp một phân tích độc đáo và chuyên sâu về sự bất bình đẳng theo khu vựcnhững con số này có giá trị thu hút sự chú ý về sự tập trung ngày càng tăng của của cải trên thế giới. Ví dụ: giữa tháng 3 năm 2016 và tháng 3 năm 2017, số lượng nhà tỷ phú đã gia tăng ở mức kỷ lục chưa từng có. "Trong mười hai tháng, của cải của các nhà tỷ phú đã tăng lên 762 tỷ US$, tức cao hơn gấp 7 lần số tiền cần thiết để chấm dứt tình trạng đói nghèo cùng cực trên thế giới", theo ghi nhận của Oxfam.

Gia tăng kỷ lục số các nhà tỷ phú trong năm 2017

Số lượng và tổng của cải của các nhà tỷ phú trên thế giới, tính theo năm từ năm 2000



Created with Highcharts 5.0.14Số tỷ phú trên thế giớiTổng của cải của các nhà tỷ phú (tỷ đô la)2000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620170200040006000800010000050010001500200025002010 Số tỷ phú trên thế giới: 1 011 Tổng của cải của các nhà tỷ phú (tỷ đô la): 3 567,8 tỷ đô la


Nguồn: Oxfam 
Nếu số người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực (có thu nhập dưới 1,90 US$/ngày) đã giảm một nửa từ năm 1990 đến năm 2010, thì "hơn 200 triệu người đã có thể thoát khỏi cảnh nghèo đói nếu sự bất bình đẳng không tăng song song đó trong cùng kỳ", Oxfam nói rõ thêm.
Tuy nhiên, tình thế này không phải là một định mệnh. Các tác giả của bản báo cáo cũng cung cấp một loạt các khuyến nghị cho các Nhà nước, các định chế quốc tế và các doanh nghiệp để đảo ngược xu hướng này và "tạo ra một tương lai chung trong một thế giới bị phân chia", theo như gợi ý của chủ đề năm 2018 của Diễn đàn Davos.
Đặc biệt, tổ chức Oxfam đề xuất xem xét lại Mục tiêu phát triển bền vững về bất bình đẳng (Sustainable Development Goal, SDG#10), để tổng doanh thu của 10% những người giàu nhất (so với con số mục tiêu 40% hiện tại) không vượt quá thu nhập của 40% những người nghèo nhất, và ủng hộ việc thông qua một thuế suất toàn cầu trên của cải của các nhà tỷ phú để tài trợ cho các mục tiêu SDG, được LHQ thông qua vào năm 2015 chống lại tình trạng đói nghèo và bảo vệ hành tinh.
Nhà báo tại Alternatives Economiques
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Le difficile partage des richesses mondiales, Alternatives Economiques, 22/01/2018.
Print Friendly and PDF