LIỆU TRUNG QUỐC CÓ THỂ GIÀNH LẠI DƯ LUẬN TOÀN CẦU TRƯỚC THẾ VẬN HỘI MÙA ĐÔNG? THẬM CHÍ HỌ CÒN MUỐN GIÀNH LẠI KHÔNG?
Người biểu tình phản đối Thế vận hội Mùa đông
Bắc Kinh 2022 ở Los Angeles vào tháng 12. Ảnh: Damian Dovarganes/AP
Tác giả: Jennifer Y.J. Hsu
Chỉ còn vài tuần nữa là diễn ra Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh và Trung Quốc đã buộc phải phòng thủ trước một cuộc tẩy chay ngoại giao do Mỹ, Anh, Úc và các nước phương Tây khác kêu gọi.
Peng Shuai (1986-) |
Đã có áp lực buộc các chính phủ phương Tây tuyên bố tẩy chay trong nhiều tháng cách đối xử của đảng-nhà nước Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, cũng như các luật sư nhân quyền và những cá nhân dám lên tiếng chống lại chính phủ.
Sự thúc đẩy đã đạt được động lực mới sau sự biến mất của ngôi sao quần vợt Trung Quốc, cô Bành Soái (Peng Shuai) sau khi cô cáo buộc một cựu quan chức hàng đầu của Bộ Chính trị đã tấn công tình dục đối với cô. Hiệp hội Quần vợt Nữ đã đình chỉ tất cả các giải đấu của Hiệp hội ở Trung Quốc - lập trường mạnh mẽ nhất chưa từng có để chống lại Trung Quốc bởi một tổ chức thể thao phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
got to say that the WTA has shown a level of courage and commitment to its players here that's been quite rare from sports bodies dealing with China. good for them. https://t.co/BRpPnlVj2z
— James Palmer (@BeijingPalmer) November 17, 2021
James Palmer | @Beijing Palmer Phải nói rằng WTA (Hiệp hội Quần vợt Nữ) đã tỏ ra rất can đảm và có cam kết với vận động viên của mình, đó là một điều khá hiếm thấy ở những tổ chức thể thao có giao dịch với Trung Quốc. Tốt cho họ.
4 giờ sáng, 18/11/2021 |
Hình ảnh quốc tế của Trung Quốc đã ở mức thấp nhất tại nhiều nước phương Tây trong những năm sau khi đại dịch COVID bùng phát và cách xử lý ban đầu của Bắc Kinh đối với cuộc khủng hoảng.
Vì vậy, trước những cái nhìn ngày càng tiêu cực của phương Tây đối với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào khi Thế vận hội chỉ còn vài tuần nữa? Liệu họ sẽ áp dụng một cuộc tấn công quyến rũ? Hay họ sẽ trả đũa vì họ cảm thấy đã bị đối xử bất công?
Các doanh nghiệp vẫn cần tiếp cận Trung Quốc
Các chiến lược gần đây được chính phủ áp dụng cho thấy Bắc Kinh có những con đường khác để chống lại những người chỉ trích các chính sách của mình. Chẳng hạn chịu áp lực kinh tế.
Trong một cuộc họp từ xa giữa ông Tạ Phong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc với các nhóm vận động hành lang kinh doanh của Hoa Kỳ vào cuối tháng 11, ông Tạ đã yêu cầu các doanh nghiệp Hoa Kỳ “lên tiếng và công khai nói thẳng” cho Trung Quốc với chính phủ Hoa Kỳ.
Thông điệp rất rõ ràng - Bắc Kinh hy vọng cộng đồng doanh nghiệp sẽ thay mặt họ vận động hành lang để tiếp tục tiếp cận thị trường béo bở của Trung Quốc. Như ông Tạ đã nói:
Nếu quan hệ hai nước xấu đi, cộng đồng doanh nghiệp không thể ‘làm nên chuyện trong im lặng’.
Từ lâu, đây là cái giá mà cộng đồng doanh nghiệp buộc phải trả để có chỗ đứng ở Trung Quốc - tuân thủ các yêu cầu của đảng-nhà nước.
Hãy nhớ lại vào năm 2019, khi Daryl Morey, cựu Tổng giám đốc Houston Rockets đã viết trên Twitter ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông? NBA (Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia của Hoa Kỳ) ban đầu đưa ra một tuyên bố bị các chính trị gia Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng chỉ trích vì ưu tiên lợi ích tài chính hơn nhân quyền. (Liên đoàn sau đó đã phải nói rõ là mình ủng hộ “quyền tự do ngôn luận”.)
NBA statement on Daryl Morey tries to navigate two minefields: “Regrettable” that he “deeply offended many of our friends and fans in China,” but the league‘s values “support individuals’ educating themselves and sharing their views on matters important to them.” pic.twitter.com/8m3lZcNBoY
— Eric Walden (@tribjazz) October 7, 2019
Eric Walden | @trbjazz Phát ngôn của NBA về vụ Daryl Morey đang cố gắng điều hướng giữa hai tình huống khó xử: “Đáng tiếc” vì ông “đã xúc phạm sâu sắc nhiều người bạn và người hâm mộ của chúng tôi ở Trung Quốc”, nhưng các giá trị của liên đoàn ủng hộ những cá nhân tự giáo dục bản thân và chia sẻ quan điểm của họ về những vấn đề quan trọng đối với họ.”
7 giờ 53 phút sáng 07/10/2019 |
NBA vẫn mất hàng trăm triệu đô la vì hệ quả không mong đợi này. Các trận đấu của NBA đã không còn được phát sóng trên truyền hình nhà nước Trung Quốc kể từ tình tiết này.
Việc tiếp cận thị trường Trung Quốc béo bở vẫn có ý nghĩa rất lớn - đây là đòn bẩy mà chính phủ Trung Quốc vẫn có thể sử dụng để chống lại các lợi ích nước ngoài. Nó nói lên rất nhiều điều rằng các nhà tài trợ Olympic lớn vẫn giữ im lặng trước tình hình nhân quyền của Trung Quốc, trong khi các chính phủ đã tuyên bố tẩy chay ngoại giao.
Trung Quốc không quan tâm phương Tây nghĩ gì
Sau đó, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có còn cần phương Tây hay quan tâm phương Tây nghĩ gì về họ không.
Trung Quốc đã coi cuộc tẩy chay ngoại giao là “một hành động khiêu khích chính trị trắng trợn và gây xúc phạm nghiêm trọng tới 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”. Nhưng điều này cũng chỉ ra 173 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã ký nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc đình chiến tại Thế vận hội Mùa đông để đảm bảo các cuộc xung đột không làm gián đoạn các trận đấu.
#BREAKING China says 'nobody cares' about Australia Olympics diplomatic boycott pic.twitter.com/qH9oQFllk9
— AFP News Agency (@AFP) December 8, 2021
Hãng tin AFP | @AFP #TIN NÓNG: Trung Quốc cho rằng ‘không ai quan tâm’ đến việc tẩy chay chính trị của Úc đối với Thế vận hội 2 giờ 38 phút chiều 08/12/2021 |
Đúng vậy, Bắc Kinh tức giận về sự hắt hủi từ Washington và những quốc gia khác, nhưng cần nhấn mạnh rằng vẫn có sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với Thế vận hội Mùa đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận lời mời tham dự lễ khai mạc “một cách vui vẻ”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng sẽ tham dự, và những người khác chắc chắn sẽ theo sau.
I appreciate UN Secretary-General Antonio Guterres’s confirming attendance at #Beijing 2022 Winter Olympics. To date, many heads of state&government&royalty have registered. They are most welcome. China will deliver a simple, safe &splendid Olympics for the world. pic.twitter.com/X7nZvs6ff8
— AmbCHENXiaodong (@ChinaAmbSA) December 10, 2021
AmbCHENXiaodong | @ChinaAmbSA Tôi đánh giá cao việc ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, xác nhận tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Cho tới nay đã có nhiều nguyên thủ quốc gia & chính phủ & hoàng gia đã ghi danh. Họ là những người được nghênh đón nhất. Trung Quốc sẽ mang đến cho thế giới một Thế vận hội đơn giản, an toàn & hoành tráng. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đồng ý tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2 giờ 12 phút chiều 10/12/2021 |
Mô hình phát triển của Trung Quốc từ lâu đã thu hút sự ngưỡng mộ từ các nước châu Phi, đặc biệt là hình thức chủ nghĩa tư bản do nhà nước chỉ đạo. Bằng cách đăng cai Thế vận hội lần thứ hai trong vòng chưa đầy 20 năm, Trung Quốc đang củng cố thông điệp này với các quốc gia đang phát triển - rằng mô hình phát triển của họ hoạt động hiệu quả.
Bằng cách trao giải cho các trận đấu của Trung Quốc, IOC (Ủy ban Olympic Quốc tế) cũng đang cho thế giới thấy rằng họ không hề nao núng bởi sự gần gũi của họ với các chế độ độc tài, mà lại còn hợp pháp hóa các chế độ này.
Việc Liên minh châu Âu do dự về phản ứng của họ đối với cuộc tẩy chay cũng đã củng cố vị thế của Bắc Kinh và cho phép Bắc Kinh khai thác lập trường không nhất quán của phương Tây về vấn đề này.
Why the European Union 🇪🇺 is unable to become a global actor, Exhibit 8265. #NoRightsNoGames https://t.co/IumPEvmBoM
— Andreas Fulda (@AMFChina) December 13, 2021
Andreas Fulda | @AMFChina Lý do tại sao Liên minh châu Âu không thể trở thành một tác nhân toàn cầu, Triển lãm 8265. #NoRightsNoGames (không có nhân quyền thì không có thi đấu) Chú thích ảnh: Liên minh châu Âu do dự về việc có thể tẩy chay Thế vận hội tại Trung Quốc reuters.com |
Thế vận hội không mang lại thay đổi đáng kể
Có rất nhiều hy vọng Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008 sẽ thay đổi Trung Quốc trở nên tốt đẹp hơn - chính phủ sẽ trở nên có trách nhiệm hơn và tôn trọng nhân quyền hơn.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình bạo lực đã nổ ra ở Tây Tạng nhằm chống lại các chính sách đàn áp của đảng-nhà nước và sau đó lan ra khắp thế giới trong thời gian bắt đầu các cuộc thi đấu thể thao. Khoảng 30 người Tây Tạng đã bị bỏ tù, một số bị tù chung thân.
Một nhà hoạt động ủng hộ Tây Tạng hô vang
khẩu hiệu phản đối Thế vận hội Bắc Kinh 2008 tại Nhật Bản. Ảnh: DAI KUROKAWA/EPA
Thế vận hội 2008 đã bộc lộ sự ngây thơ của cộng đồng quốc tế: tin rằng thể thao có thể mang lại thay đổi chính trị.
Trên thực tế, Trung Quốc đã khéo điều phối hậu trường các cuộc thi đấu đến mức được coi là một chiến thắng của quyền lực mềm, báo trước Trung Quốc là một siêu cường trên đấu trường toàn cầu. Nhà sử học Zheng Wang gọi các cuộc thi đấu này là “biểu tượng cho sự trẻ hóa của Trung Quốc”.
Thông qua lễ khai mạc xa hoa, chính phủ Trung Quốc đã trưng bày vinh quang lịch sử và những thành tựu mới của Trung Quốc […] bằng chứng không thể chối cãi rằng Trung Quốc cuối cùng đã ‘làm nên chuyện’.
Sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng cuộc tẩy chay ngoại giao hiện tại sẽ dẫn đến bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong tình hình nội bộ của Trung Quốc. Thay vào đó, tẩy chay ngoại giao là một chiến lược thỏa hiệp - các vận động viên vẫn có thể thi đấu, nhưng các chính phủ phương Tây có thể được coi là giữ vững lập trường.
Tuy nhiên, sự im lặng của các nhà tài trợ lớn cho thấy không có tiếng nói thống nhất khi nói đến tình hình nhân quyền của Trung Quốc. Khoảng cách này giữa phản ứng chính trị và thương mại của phương Tây có lợi cho Trung Quốc. Đó là một cách khác để Trung Quốc chứng minh sự yếu kém của phương Tây - rằng các giá trị dân chủ được tuyên bố và sự tôn trọng nhân quyền có thể được thỏa hiệp khi lợi nhuận bị đe dọa.
Do đó, khó có khả năng là Trung Quốc đầu hàng và thực hiện những động thái gây ấn tượng mạnh để sửa chữa hình ảnh quốc tế của mình. Họ có nhiều khả năng tấn công hơn.
The Beijing Winter Olympic Games is a party "by invitation only". Some US politicians need not flatter themselves by "weaponizing" their attendance. One can't decline an invitation without first receiving one.@WhiteHouse @StateDept
— Hua Chunying 华春莹 (@SpokespersonCHN) December 7, 2021
Hua Chunying | @ SpokepersonCHN Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh là một bữa tiệc “chỉ dành riêng cho khách có thư mời”. Vài chính trị gia Hoa Kỳ không cần phải tự tâng bốc bằng cách “vũ khí hóa” sự tham dự của họ. Người ta không thể từ chối một thư mời trước khi nhận được thư mời. @Nhà Trắng @Bộ Ngoại giao 9 giờ 01 phút 07/12/2021 |
Tuy nhiên, đây sẽ là thời điểm khi những người hâm mộ thể thao, những vận động viên, nhà tài trợ và xã hội dân sự quốc tế rộng lớn hơn đặt câu hỏi cho các tổ chức thể thao như IOC trong việc trao giải các sự kiện thể thao cho các chính phủ độc tài.
IOC đã không rút ra được bài học nào vào năm 2008. Nếu muốn được coi là người đề cao nhân quyền, thì điều này bắt đầu bằng cách IOC trao các giải thưởng lớn nhất của IOC - đó là trao quyền được đăng cai là nước chủ nhà cho phần còn lại của thế giới.
Vài dòng về tác giả
Jennifer Y. J. Hsu |
Jennifer Y.J. Hsu là Nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Xã hội, Trường Đại học New South Wales (UNSW). Bà cũng là Nghiên cứu viên tại Lowy Institute trong Chương trình Chính sách Đối ngoại và Ý kiến Công chúng. Bà đang thực hiện một dự án khám phá những điểm giao thoa giữa chủ nghĩa đa văn hóa và chính sách đối ngoại của Úc. Sau khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ tại Đại học Cambridge về Phát triển học, bà đã nghiên cứu và giảng dạy về phát triển học, khoa học chính trị và xã hội học tại các trường đại học ở Bắc Mỹ và Vương quốc Anh. Chuyên môn nghiên cứu của bà bao gồm các mối quan hệ nhà nước-xã hội, quan hệ nhà nước-tổ chức phi chính phủ, quốc tế hóa các tổ chức phi chính phủ Trung Quốc, các nghiên cứu về cộng đồng người hải ngoại và xã hội dân sự, và bà đã công bố rộng rãi trong các lĩnh vực này. Gần đây, bà là đồng tác giả của tác phẩm “Being Chinese in Australia: Public Opinion in Chinese Communities” (“Là người Hoa ở Úc: Ý kiến công chúng trong các cộng đồng người Hoa”) của Lowy Institute.
Người dịch: Lê Thị Hạnh
Nguồn: “Can China win back global opinion before the winter Olympics? Does it even want to?“, The Conversation, 28.12.2021