22.5.19

Con đường tơ lụa mới: tiến triển chậm lại hay làn gió thứ hai + Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã có thể là một sáng kiến vĩ đại, nhưng giờ đây nó có nguy cơ trở thành thảm hoạ

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI: TIẾN TRIỂN CHẬM LẠI HAY LÀN GIÓ THỨ HAI?


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu bế mạc Diễn đàn "Con đường tơ lụa mới" lần thứ 2 tại Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 4 năm 2019. (Nguồn: Asia Times)
Hội nghị thượng đỉnh "Con đường tơ lụa mới" lần thứ hai đánh dấu một sự thay đổi thái độ của chính quyền Trung Quốc đối với chương trình tầm cỡ Pharaon (ý muốn nói vĩ đại – ND) này. Điều đó có thể làm cho chương trình tiến triển chậm lại.
Trong quý đầu của năm 2019, Trung Quốc đã ghi điểm ở châu Âu. Italia đã tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), theo sau đó là Luxembourg và Thụy Sĩ một cách kín đáo hơn.Hy Lạp đã tham gia vào nền tảng "16 + 1" – tổ chức liên kết Trung Quốc với 16 Nhà nước Đông Âu và Nam Âu, đã được đổi tên thành "17 + 1". Khá nhiều tin tốt cho Bắc Kinh, nước đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRI lần thứ hai vào cuối tháng 4 [năm 2019], bởi kể từ lần đầu được tổ chức vào năm 2017, sự thất vọng đã diễn ra dồn dập và Trung Quốc đã bị cáo buộc làm cho các nước mới nổi mắc nợ quá mức. Tuy nhiên, các nước này, trong đó có cả những nước đã tố giác các dự án của Trung Quốc, đã không quay lưng lại với Trung Quốc.

TRUNG QUỐC, ĐỐI TÁC KHÔNG THỂ LẨN TRÁNH

Sau khi đồng ý cho Trung Quốc thuê theo một hợp đồng cho thuê trong 99 năm, bị chỉ trích rất nhiều, để quản lý cảng Hambantota, Sri Lanka đã yêu cầu Trung Quốc cấp cho một khoản tín dụng trị giá 1 tỷ US$ để xây dựng một con đường. Bangladesh, vốn thích Nhật Bản xây dựng cảng nước sâu đầu tiên của mình, đã tìm đến Bắc Kinh để xây dựng một cảng nước sâu thứ hai. Ở Nepal, chính phủ mới đang đàm phán với Trung Quốc về việc xây dựng tuyến đường sắt giữa Kathmandu và Lhasa, trong khi chính phủ trước đây đã từ chối đề xuất của Trung Quốc xây dựng hai con đập ngăn nước. Sau khi bác bỏ dự án xây dựng đường ống ở Malaysia và đình chỉ dự án East Coast Rail Link [dự án đường sắt nối khu vực bờ biển phía Đông của Malaysia với miền Nam của Thái Lan và Kuala Lumpur] do một doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng, Mahatir đã quyết định khởi động lại dự án và chấp nhận cho Trung Quốc tham gia 50% cổ phần trong hoạt động khai thác dự án. Đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính cục bộ phát sinh từ sự tăng tốc giải ngân các khoản tín dụng Trung Quốc, chính phủ Pakistan đã quyết định đàm phán lại thời gian biểu [thanh toán] của dự án phát triển Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, hơn là từ bỏ chương trình cơ sở hạ tầng rộng lớn này.
Thực sự mà nói, không có giải pháp thay thế nào cho các khoản tín dụng Trung Quốc. Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển trong khu vực có ít nguồn lực hơn và thủ tục thì mất nhiều thời gian. Các khoản tín dụng Trung Quốc, thường đắt hơn, nhưng lại được các ngân hàng [Trung Quốc] giải ngân nhanh hơn và đòi hỏi thủ tục ít hơn. Trung Quốc là một lựa chọn mà những nước nghèo nhất tìm kiếm: theo IMF, ở 37 nước trong số những nước nghèo nhất này, phần của các bên cho vay truyền thống đã bị chia làm ba và phần cho vay của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi: điều này tượng trưng cho một lượng tiền [cho vay] cao gấp đôi.
Kể từ khi các nước châu Phi đưa ra những yêu cầu [tín dụng] đầu tiên vào cuối những năm 1960, Trung Quốc quan tâm đến tính khả thi về mặt kỹ thuật nhiều hơn là tính lợi nhuận về mặt kinh tế. Tuy nhiên, do lo ngại về nguy cơ mất khả năng thanh toán của khách hàng, các ngân hàng Trung Quốc đôi khi đề nghị cung cấp những khoản vay được bảo đảm trên các nguồn xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên: Bắc Kinh yêu cầu một ngân hàng công tài trợ cho một doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng mà chính phủ nước ngoài mong muốn, với điều kiện chính phủ nước ngoài này cấp phép cho một doanh nghiệp Trung Quốc khai thác một vỉa dầu hoặc một mỏ [tài nguyên thiên nhiên] và lấy tiền xuất khẩu [sản phẩm các mỏ đó] để trả nợ. Lấy cảm hứng từ Nhật Bản, vào cuối những năm 1970, khi đề xuất dạng hợp đồng này cho mình, người Trung Quốc đã áp dụng đúng dạng hợp đồng đó ở Angola. Đáp lại những lời chỉ trích, Trung Quốc chỉ ra rằng bằng cách đảm bảo một nguồn sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, phương thức tài trợ này tránh được sự lãng phí và thất thoát nguồn vốn. Tuy nhiên, các vụ bê bối đã cho thấy sự không minh bạch trong các thủ tục cũng khuyến khích sự tham ô các nguồn vốn.
Người Trung Quốc biện minh cho thái độ thong dong của mình về khả năng sinh lợi bằng cách trích dẫn một câu tục ngữ. "Để trở nên giàu có, cần phải bắt đầu bằng việc xây dựng một con đường." Khi chỉ trích Ngân hàng Thế giới, định chế đề xuất những cải cách để cải thiện sự vận hành của các thị trường nhưng lại không quan tâm đến điều kiện tiên quyết về sự thiếu vắng cơ sở hạ tầng, họ đặt câu hỏi: những cải cách đó phục vụ điều gì nếu không có đường xá để tiếp cận thị trường? Tuy nhiên, nếu việc xây dựng đường xá không làm tăng năng suất, thì nước đó sẽ gặp khó trong việc trả nợ. Một loạt những thất vọng từ các nước – Ethiopia, Kenya, Pakistan, Tajikistan hoặc Venezuela – đã làm nguội đi sự nhiệt tình đối với sáng kiến BRI và châm ngòi cho những chỉ trích nội bộ đối với BRI, một chương trình gây lãng phí tiền công.

TRUNG QUỐC CHÙN BƯỚC

Từ một năm nay, đã có những dấu hiệu cho thấy thái độ của Trung Quốc đã thay đổi. Bắt đầu là các bài phát biểu. Năm 2018, Tập Cận Bình cho biết sáng kiến BRI sẽ phát triển theo hướng [đầu tư vào] những dự án có chất lượng tốt hơn và quy mô nhỏ hơn để tạo ra những lợi ích được định vị rõ ràng. Ông kêu gọi nỗ lực đàm phán lại các hợp đồng và chào mời các dự án cho những đối tác khác. Thái độ của Bắc Kinh cũng đã thay đổi về cách thức triển khai dự án. Thật khó để biết được tiến trình của chương trình này – người ta nói đến 1000 tỷ US$ từ nay đến năm 2049, nhưng số tiền đó không có gì là chính thức – bởi vì Trung Quốc không hề công bố bất kỳ số liệu thống kê nào và cũng chưa hề có bất kỳ danh sách những dự án nào được "dán nhãn" BRI. Nhân hội nghị thượng đỉnh lần trước, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc cho biết các ngân hàng Trung Quốc đã cam kết cho vay 440 tỷ US$, nhưng không cho biết tỷ lệ số tiền đã được giải ngân. Sự thiếu minh bạch đã khiến cho các tổ chức nghiên cứu phải xây dựng các cơ sở dữ liệu dựa trên những gì được công bố và thực hiện. Nếu số tiền thay đổi theo các nguồn thông tin, thì điều đó chỉ ra rằng Trung Quốc đã chùn bước.
Theo tổ chức nghiên cứu RWR Advisory, số tiền tín dụng mà các ngân hàng Trung Quốc cấp cho các nước [tham gia] BRI, từng ở mức 150 tỷ US$ mỗi năm trong những năm 2014 và 2015, có thể giảm xuống dưới 100 tỷ US$ vào năm 2017 và 2018. Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ [American Entreprise Institute], tổ chức đang theo dõi những hợp đồng xây dựng được ký kết bởi các công ty Trung Quốc, số tiền [đầu tư] hàng năm của các công ty này đã tăng một nửa, từ 68 lên 961 tỷ US$, trong khoảng thời gian từ thời điểm ra mắt sáng kiến BRI ở Astana (2013) đến hội nghị thượng đỉnh lần đầu (2017). Kể từ đó, số tiền [đầu tư] nói trên đã giảm.
Diễn biến những hợp đồng xây dựng của các doanh nghiệp Trung Quốc trên thế giới, từ năm 2013 đến năm 2018. (Nguồn: AEI)
Theo Bloomberg, sự chậm lại nói trên đã tăng mạnh trong quý đầu tiên của năm 2019. Nguyên nhân, sự xói mòn mức thặng dư của cán cân thanh toán của Trung Quốc đã làm giảm biên độ xoay sở của họ. Hội nghị thượng đỉnh BRI [năm 2019] kết thúc bằng một tuyên bố kêu gọi sự hợp tác giữa các định chế tài chính trong nước và quốc tế để đảm bảo một nguồn cung cấp tài chính đa dạng và bền vững cho các dự án. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tiến hành một phân tích về tính bền vững của những khoản nợ đối với "các nước tham gia BRI": một sự gật đầu đối với IMF, một tổ chức thường xuyên thực hiện loại bài tập này trong các nhiệm vụ của họ theo Điều IV. Trung Quốc sẽ phải nỗ lực đáng kể về tính minh bạch để thu hút các ngân hàng đa phương. Việc chia sẻ rủi ro tài chính này sẽ làm chậm lại tốc độ triển khai chương trình, nhưng sẽ cải thiện chất lượng của các dự án. Vượt lên trên sáng kiến BRI, các tuyên bố nói trên báo hiệu một sự chuyển hướng của Trung Quốc trong nguyên tắc không can thiệp, một đặc trưng trong chính sách đối ngoại của họ kể từ hội nghị thượng đỉnh các nước không liên kết ở Bandung.
Giới thiệu tác giả
Jean-Raphaël Chaponnière
Jean-Raphaël Chaponnière
Jean-Raphaël Chaponnière là cộng sự nghiên cứu tại Asie21 (Futuribles) và là thành viên của Trung tâm châu Á. Ông từng là nhà kinh tế học tại Cơ quan Phát triển của Pháp, cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc và tại Thổ Nhĩ Kỳ, và là kỹ sư nghiên cứu tại CNRS trong 25 năm. Đồng tác giả với Marc Lautier, ông đã xuất bản: "Economie de l'Asie du Sud-Est, au carrefour de la mondialisation [Kinh tế Đông Nam Áở ngã tư toàn cầu hóa] " (Bréal2018) và "Les économies émergentes d’Asie, entre Etat et marché [Các nền kinh tế châu Á mới nổigiữa nhà nước và thị trường]" (Armand Colin270 trang2014).
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC CÓ THỂ LÀ MỘT SÁNG KIẾN VĨ ĐẠI, NHƯNG GIỜ ĐÂY NÓ CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH THẢM HỌA

Liệu có quá muộn để cứu vãn một điều tốt nào đó từ dự án phát triển hoành tráng của Bắc Kinh hay không?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Hamilton/Pool/ABACA/ABACA/PA Images
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lần đầu tiên, công bố dự án Vành đai và Con đường (BRI) vào năm 2013; vào tháng 5 năm 2017, ông đã mời các nước trên thế giới đến Bắc Kinh tham dự hội nghị thượng đỉnh BRI lần thứ nhất; vào tháng 10 năm đó, BRI được ghi nhận trong cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và trong vài ngày tới, ông Tập tổ chức hội nghị BRI lần thứ hai. Dự kiến trong dự án phát triển nghìn tỷ US$ ​​là các mng lưới giao thông mi và các hành lang năng lượng mi, cơ s h tng k thut s, các cng bin và khu công nghip mà tt c các con đường s dđến Trung Quc. S lượng các nước tham gia dự án, theo Trung Quốc, hiện là 123.
Theo tường thuật chính thức, dự án sẽ “thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của các nước dọc theo Vành đai và Con đường, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trong khu vực, tăng cường các giao dịch trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh, và thúc đẩy nền hòa bình và phát triển thế giới,” giúp xây dựng một “tương lai chia sẻ cho nhân loại.”
Federica Mogherini
Theresa May
Ai có thể phản đối? Chỉ một ít người, hóa ra: tại Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ nhất vào năm 2017, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối ký tuyên bố ủng hộ do Bắc Kinh soạn thảo; một năm sau, tất cả các đại sứ EU tại Trung Quốc, ngoại trừ Hungary, đã ký một bức thư chỉ trích mãnh liệt một dự án được thiết kế có lợi cho Trung Quốc nhưng gây bất lợi cho các đối tác, đối thủ cạnh tranh và cho sự phát triển bền vững. Đầu tháng 4 năm nay, Đại diện cấp cao về đối ngoại và an ninh của EU, Federica Mogherini, đã công bố một báo cáo phê phán cao độ mối quan hệ giữa Trung Quốc với EU, mô tả Bắc Kinh vừa là đối tác vừa là đối thủ cạnh tranh chiến lược, và tiếp sau đó là một báo cáo xem xét lại mối quan hệ giữa Anh với Trung Quốc của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, theo đó ủng hộ [thủ tướng] Theresa May từ chối cấp cho BRI sự tự do hành động và khẳng định lại những lo ngại về tính thiếu minh bạch, mức độ đánh giá rủi ro kém của BRI, việc BRI tạo ra những khoản nợ tài chính thiếu bền vững ở các nước đối tác và việc các nhà khai thác Trung Quốc tích lũy áp đảo lợi thế cho họ.
Chúng tôi có thể thêm vào danh sách đó một cáo buộc nghiêm trọng hơn: những dự án mà các ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng, đặc biệt là một loạt các nhà máy nhiệt điện than mới ở các nước thứ ba, đe dọa các nỗ lực đấu tranh chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, mà Trung Quốc đã cam kết hậu thuẫn. Trong khi đó, quan điểm của chính quyền Trump khá độc đến mức các quan chức Hoa Kỳ đã phải làm áp lực mạnh lên các định chế đa phương để ngăn chặn bất kỳ hình thức hợp tác nào.
Các nhà phê bình BRI không phủ nhận nhu cầu đầu tư: Ngân hàng Phát triển châu Á dự kiến mức thiếu hụt đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở châu Á là 26 ngàn tỷ US$ đến năm 2030, nhưng sự lạc quan trong nước vào năm 2017 nay đã tiêu tan. Ở Trung Quốc, đã có những lo ngại về sự lãng phí tiền bạc, các dự án phù phiếm và hoạt động đầu tư sai lầm, và Tập Cận Bình đã bị chỉ trích vì sự ngạo mạn của BRI, một dự án đã gây ra các phản ứng tiêu cực.
Các đối tác, các nước láng giềng và các đối thủ của Trung Quốc lo rằng mục đích chiến lược của Bắc Kinh là đạt được một mức độ thống trị kinh tế và đòn bẩy chính trị nào đó, cho phép họ tái lập các quy tắc toàn cầu theo hướng có lợi cho họ. Như một đại sứ Nhật Bản đã nói, “... khi Trung Quốc nói win-win (cùng thắng), thì đó có nghĩa là Trung Quốc thắng hai lần.” Đã có một số nước hủy bỏ hoặc xem xét lại các hợp đồng và nhiều định chế đa phương, trong đó có IMF, đã cảnh báo những lo ngại về nợ tài chính thiếu bền vững là điều có thật. Điều đó càng được củng cố khi Pakistan, một đối tác then chốt của Vành đai và Con đường, đã buộc phải cầu viện IMF về gói cứu trợ trong ba năm trị giá hàng tỷ US$, hiện đang được đàm phán. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương đã phàn nàn rằng ông không hiểu đầy đủ quy mô cam kết của Pakistan đối với BRI.
Báo cáo của Mogherini nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một chính sách chung của EU đối với Trung Quốc, nhưng vài ngày trước khi báo cáo của bà được thảo luận tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Brussels, thì chính phủ theo phái dân túy Italia trở thành nước đầu tiên của OECD [Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế] ký kết với BRI, mang lại cho Tập Cận Bình một cơ hội rất cần thiết để vênh vang. Một vị thủ tướng đã nhận xét một cách châm biếm rằng Italia nên nhớ rằng Trung Quốc có thể hành động vì lợi ích riêng của chính họ.
“Như một đại sứ Nhật Bản đã nói, khi Trung Quốc nói win-win (cùng thắng), thì đó có nghĩa là Trung Quốc thắng hai lần.”
Tất cả đã đi sai hướng như thế nào? Có vẻ như có rất nhiều lợi ích từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ngay cả khi mục đích là tạo điều kiện cho các hàng hóa Trung Quốc thâm nhập thị trường mới và tạo ra một sự phụ thuộc kinh tế có thể được tận dụng thành một ảnh hưởng lớn hơn về mặt chiến lược. Xét cho cùng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xứng đáng có tiếng nói. Nhưng như báo cáo của Ủy ban Đối ngoại đã viết:
“… Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, theo hình thđang được theo đui, làm dy lên mi lo ngi v các lích ca Vương quc Anh. Điđó bao gm mđộ ri ro mà hođộng đầu tư ca Trung Quc s khuyến khích các nướđạđược nhng tha thun làm suy yếu các chuẩn mực quốc tế mà Vương quốc Anh đang tìm cách thúc đẩy, hoặc khiến cho những nước có nợ tài chính thiếu bền vững làm suy yếu sự phát triển và ổn định chính trị.”
BRI là một sáng kiến ​​lai tạp có nhiều điểm tương đồng với những nỗ lực của Nhật Bản nhằm kích thích nền kinh tế đang phát triển chậm lại, bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài vào những năm 1990. Giống như Trung Quốc giờ đây, Nhật Bản là một xã hội già cỗi và nhu cầu về cơ sở hạ tầng trong nước đã bão hòa. Giống như Nhật Bản lúc trước, Trung Quốc hy vọng sẽ tạo ra những thị trường mới cho nền kinh tế gánh nặng nợ nần của mình để tránh tình trạng đình trệ nguy hiểm về mặt chính trị. Mục tiêu thứ hai của Trung Quốc là ràng buộc các nước đối tác vào một quỹ đạo ảnh hưởng do Trung Quốc thống trị, trong đó Trung Quốc chiếm ưu thế về các tiêu chuẩn công nghệ, kinh tế và xã hội, và cuối cùng là giữ cho một số doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc, lớn về quy mô nhưng không hoạt động hiệu quả, tồn tại bằng cách xuất khẩu công suất thừa về thép, xi măng, xây dựng đập—và, mặt hàng khó giải quyết nhất, là than.
Nhật Bản đã không đánh thức những ngờ vực tương tự: họ không tìm cách tái lập các quy tắc toàn cầu theo hướng có lợi cho họ, cách thức ra quyết định của họ mang tính minh bạch hơn, lợi ích được chia sẻ công bằng hơn và họ không bị coi là mối đe dọa an ninh tiềm tàng. Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ địa chiến lược thông qua BRI—trường hợp khét tiếng là cảng biển Hambatoto ở Sri Lanka đã bị nhượng lại cho Trung Quốc sau khi Sri Lanka không chịu nỗi gánh nặng nợ nần, cho phép Bắc Kinh có được một cảng biển có vị trí chiến lược mở ra Ấn Độ Dương, cộng thêm cảng mới ở Gwadar, Pakistan, căn cứ quân sự ở Djibouti, một loạt các cảng dọc Thái Bình Dương và, ở Địa Trung Hải, thì có cảng Piraeus và giờ đây, có vẻ như là cảng Trieste ở Italia.
Điều hợp lý là nên cật vấn Trung Quốc về ý nghĩa của “tương lai chia sẻ cho nhân loại”. Ví dụ, nếu Trung Quốc tìm cách thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, nếu các nhà cho vay và doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá rủi ro, thay vì chuyển rủi ro cho các đối tác hoặc người tiết kiệm Trung Quốc, thì sự chỉ trích có thể không có cơ hội để lên tiếng. Nhưng chủ nghĩa độc đoán mới và quyết tâm duy trì quyền lực độc quyền trong nước của Đảng cộng sản, buộc họ phải cố tạo ra một môi trường toàn cầu, tránh sự soi xét [của quốc tế] về vấn đề đàn áp ở trong nước, và các yếu tố gây tổn hại nhất của mô hình kinh tế của họ—trong đó có nạn tham nhũng và rủi ro khí hậu—được nhân bản ra nước ngoài. Đảng thực thi ngày càng tăng các mức độ kiểm duyệt về báo chí và cả về lịch sử, và giờ đây khi các công dân [Trung Quốc] đi du lịch, hoạt động kinh doanh và học tập ở nước ngoài, thì đảng cũng phải nỗ lực kiểm soát các viễn cảnh quốc tế để tạo ra, theo từ ngữ của một nhà phê bình quốc tế, một thế giới an toàn cho chủ nghĩa độc đoán.
Liệu có thể làm khác hơn không? Có rất nhiều những phản chứng hấp dẫn đang lôi kéo. Trong những năm cuối tại chức, cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhiều lần nhắc đến sự cấp bách cần phải cải cách chính trị ở Trung Quốc, cảnh báo về một sự quay trở lại tình trạng bó buộc về ý thức hệ từng gây thiệt hại trong những năm cầm quyền của Mao Trạch Đông. Nếu làm theo khuyến nghị của Ôn Gia Bảo, chúng ta có thể sẽ thấy một Trung Quốc xúc tiến những cam kết của họ về khí hậu bằng cách ưu tiên tạo ra nguồn năng lượng tái tạo giá rẻ cho các đối tác; một Trung Quốc mang lại những cơ hội thực sự cho sự tham gia về mặt kinh tế; ủng hộ tất cả các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, trong đó có các quyền của con người; tiến hành thẩm định có trách nhiệm và minh bạch về rủi ro và môi trường; không sử dụng các biện pháp ép buộc hoặc xúi giục bất hợp pháp để thúc đẩy những dự án có rủi ro nợ cao hoặc lợi nhuận kém. Một Trung Quốc sẽ gặt hái được những lợi ích về niềm tin thay cho sự ngờ vực.
Liệu có quá trễ hay không? Có thể, nhưng Trung Quốc không ở thế là nước duy nhất tài trợ cho các tham vọng BRI của họ. Phần lớn các dự án BRI sẽ cần nguồn vốn đến từ những nơi khác. Đó là một cơ hội để định hình BRI thành một cái gì đó gần hơn với những tham vọng mà Trung Quốc đã gán cho dự án này. Điều đó sẽ là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: China’s Belt and Road could have been great but now threatens to be disastrousProspect Magazine, April 19, 2019.

Print Friendly and PDF