15.6.19

Rác thải nhựa của chúng ta sẽ không thể tràn ngập Đông Nam Á nữa, theo công ước Basel (nếu được tôn trọng) + Tái chế? Không, rác thải nhập của chúng ta đang tràn ngập Đông Nam Á


RÁC THẢI NHỰA CỦA CHÚNG TA SẼ KHÔNG CÒN TRÀN NGẬP ĐÔNG NAM Á, THEO CÔNG ƯỚC BASEL (NẾU ĐƯỢC TÔN TRỌNG)
Bãi rác ở Sumengko, gần Mojokerto (Đông Java) ở Indonesia, vào tháng 8/2018. (Bản quyền: Aude Vidal)
Các nước phương Tây sẽ không còn có thể xuất chất thải không tái chế đến các nước ký kết công ước Basel và các nước không là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây là quyết định được thông qua tại hội nghị Geneva về chất thải nguy hại vào ngày 10 tháng 5 vừa qua. Do kể từ khi Trung Quốc quyết định không chấp nhận việc nhập bất kỳ rác thải nhựa nào trên đất nước mình, nên Đông Nam Á đã trở thành điểm tập kết rác thải nhựa bị phương Tây thải hồi. Nhưng liệu quyết định này, được đưa ra trong khuôn khổ của Công ước Basel, có được ngành công nghiệp [nhựa] tôn trọng hay không? Có lẽ đó không phải là Hoa Kỳ, nơi mà chính phủ đã bác bỏ một biện pháp như vậy.
Đã một năm trôi qua, kể từ khi Trung Quốc quyết định chấm dứt hoàn toàn việc nhập rác thải nhựa trên lãnh thổ của mình. Thế làm thế nào để điều tiết sự giao thương rác thải nhựa? Đây là câu hỏi được đặt ra bởi một hội nghị quốc tế gắn với Hội nghị về Biến đổi Khí hậu (COP) của Liên Hiệp Quốc, từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5 vừa qua tại Geneva, trong khuôn khổ của Công ước Basel. Tình hình đã trở nên nghiêm trọng ở Đông Nam Á: khu vực đang tiếp nhận một phần chất thải được đề cập, xuất phát từ châu Âu và các nước phương Tây (đọc bài dưới đây Tái chế? Không, rác thải nhựa của chúng ta đang tràn ngập Đông Nam Á). Một lực lượng lao động phổ thông giá rẻ đi phân tách những yếu tố cuối cùng còn có giá trị, tính tuân thủ kém đối với các quy định pháp luật lỏng lẻo về môi trường và các biện pháp thực thi yếu kém, đã làm cho Malaysia và Indonesia, trong số các nước khác, trở thành nơi tập kết rác thải nhựa. Được vận chuyển từ đầu bên kia của thế giới, được phân loại lần cuối trước khi bị đem thiêu hủy hoặc đơn giản bỏ phế ra thiên nhiên, rác thải nhựa được xử lý hoàn toàn ngoại trừ về mặt sinh thái, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cộng đồng, những người hy vọng việc tái chế sẽ giải quyết được vấn đề rác thải nhựa – mà chỉ có một phần trong số đó có thể tái chế được một cách hiệu quả.
Prigi Arisandi (1976-)
Mageswari Sangaralingam
Trong thời gian diễn ra hội nghị, Na Uy, theo khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ Đông Nam Á, đã đề xuất đưa vấn đề rác thải nhựa vào Công ước Basel về chất thải nguy hại. Đây là trường hợp mà việc thiêu hủy tất cả các rác thải nhựa này sẽ giải phóng các thành phần độc hại. Người ta đã thu thập được gần một triệu chữ ký cho kiến nghị “Dừng xả rác nhựa trên thiên đường!” Tại hội nghị COP ở Geneva, trong số các nhà hoạt động [bảo vệ môi trường] người ta thấy có sự hiện diện của Prigi Arisandi, thuộc hiệp hội [bảo vệ môi trường] Ecoton của Indonesia, và Mageswari Sangaralingam, thuộc chi nhánh Friends of the Earth [Sahabat Alam Malaysia – Bạn bè của Trái đất] của Malaysia đồng thời cũng đại diện cho GAIA (Global Alliance for Incinerator AlternativesLiên minh toàn cầu các phương thức thiêu hủy) để bảo vệ quan điểm nói trên.
Prigi Arisandi, thuộc hiệp hội [bảo vệ môi trường] Ecoton của Indonesia, và Mageswari Sangaralingam, thuộc chi nhánh Friends of the Earth [Bạn bè trên Trái đất] của Malaysia, (giữa), bàn giao bản kiến nghị “Dừng xả rác nhựa trên thiên đường”, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP) ở Geneva.
Hoa Kỳ, nước xuất khẩu rác thải nhựa lớn nhất, không phải là bên ký kết Công ước Basel và vì vậy không có quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn hiện diện [ở hội nghị] để bảo vệ lợi ích của họ. Cùng với Hội đồng các ngành công nghiệp hóa chất Mỹ và Viện các ngành công nghiệp tái chế chất thải, họ phản đối đề xuất này, theo phong trào Break Free From Plastic [Nói không với sản phẩm nhựa]. Tuy nhiên, đó là một đề xuất đã được thông qua sau gần hai tuần diễn ra hội nghị, điều mà các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường, địa phương hoặc quốc tế, hoan nghênh.
Từ nay, các nước phương Tây không còn được xuất rác thải không tái chế đến các nước ký kết Công ước Basel và các nước không là thành viên của tổ chức OECD. Và điều này cũng áp dụng đối với Hoa Kỳ. Nhưng ngành công nghiệp [nhựa] sẽ áp dụng những chiến lược nào? Với giá dầu hỏa rẻ, việc tái chế [chất thải] nhựa không còn sức hấp dẫn nhiều. Liệu ngành công nghiệp [nhựa] có tập trung nỗ lực đổi mới để tái chế những rác thải nhựa mà giờ đây không biết phải làm gì hay không? Những nỗ lực của các nhà công nghiệp đang vấp phải những lệnh cấm đe dọa đến [việc sử dụng] các loại nhựa nói trên, chẳng hạn như polystyrene. Nếu gia tăng các lệnh cấm này, liên quan đến các mặt hàng sử dụng một lần như ống hút hoặc que nhựa tăm bông, thì điều đó cũng không ngăn được việc sản sinh rác thải trong một tương lai gần. Liệu chúng ta có những phương tiện để xử lý tất cả các loại rác thải của chúng ta ở châu Âu hay không? Liệu có khả thi hay không khi làm đình trệ sự giao thương [sản phẩm] trên toàn cầu? Hay điều đó sẽ trở thành một điều trái luật, một phần hoặc toàn bộ?
Bãi rác ở Sumengko, gần Mojokerto (Đông Java) ở Indonesia, vào tháng 8/2018. (Bản quyền: Aude Vidal)
Aude Vidal

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch


* * *

TÁI CHẾ? KHÔNG, RÁC THẢI NHỰA CỦA CHÚNG TA ĐANG TRÀN NGẬP ĐÔNG NAM Á

Theo tổ chức Greenpeace, năm ngoái, Malaysia đã nhập lượng rác thải nhựa nhiều bằng lượng rác thải nhựa mà Hoa Kỳ xuất đi. (Nguồn: Christopherteh)
Khách du lịch phương Tây khi rảo bước trên các con đường của Đông Nam Á luôn bị sốc bởi sự hiện diện của rác thải nhựa ở khắp mọi nơi trong môi trường của bán đảo và quần đảo. Sản phẩm nhựa tràn ngập trong cuộc sống hàng ngày, dù là để sử dụng một lần hay là vật thể. Ở các siêu thị và các cửa hàng tạp hóa, người ta thấy có rất ít đồ đựng bằng thủy tinh hoặc giấy cứng so với ở châu Âu và lượng [sản phẩm nhựa] mà cá nhân sử dụng nhiều hơn. Trên thị trường, bao bì lá chuối đã nhường chỗ cho bao bì nhựa và ở các quầy hàng, chúng ta thường thấy có người bán các túi nhựa và hộp polystyrene cho người bán hàng, thứ mà họ sử dụng rất nhiều. Việc xử lý chất thải đặt ra nhiều vấn đề: cơ sở hạ tầng nghèo nàn hoặc không tồn tại, và ở khu vực nông thôn rác thải không được thu gom, mỗi gia đình tự thiêu hủy, trong khuông viên vườn nhà mình, các loại bao bì thức ăn vặt [snacks], các loại túi xách hoặc chai nhựa. Từ nay, bổ sung thêm vào các khó khăn nói trên là những khó khăn của khu vực khi thu hút sự thèm thuồng của các tác nhân trong thị trường tái chế chất thải toàn cầu. Bởi vì vấn đề rác sinh hoạt trở nên trầm trọng hơn do việc nhập khẩu rác từ các nước giàu, từ Hoa Kỳ đến Nhật Bản, thông qua Châu Âu.
“KIẾM QUỐC” VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG THẾ GIỚI VỀ CHẤT THẢI
Tháng 7 năm 2017, Trung Quốc tuyên bố với WTO là sẽ không chấp nhận rác thải nhựa trên lãnh thổ của mình nữa, thứ mà trước đây họ đã tái xử lý. Chiến dịch “Kiếm quốc” có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm sau và nhằm mục đích “bảo vệ Trung Quốc, bảo vệ môi trường của Trung Quốc và bảo vệ sức khỏe công dân Trung Quốc”. Các nhà công nghiệp hoảng loạn lên và sau đó quay sang các nước nghèo lân cận, những nước chưa đóng cửa với việc nhập khẩu rác thải nhựa.
Với tên gọi chung là nhựa, người ta tìm thấy mọi thứ, được đánh dấu từ 1 đến 7. 1 đối với vật liệu nhựa polyetylen terephthalate (PET), dùng để sản xuất chai đựng nước uống hoặc soda. 2 đối với vật liệu nhựa polyetylen mật độ cao (PE-HD), dùng để sản xuất chai đựng sữa, dầu ăn hoặc chất tẩy giặt. 5 đối với vật liệu nhựa polypropylen (PP), được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Còn các vật liệu nhựa khác? Các vật liệu nhựa khác đó không thể tái chế và vì thế không có giá trị. Thách thức của việc tái chế là tách rời những vật liệu nhựa còn hữu ích với các vật liệu tạp khác.
Lương tâm đang làm xấu đi tình hình khi các hộ gia đình phương Tây, những người muốn làm một cái gì đó cho môi trường, có xu hướng vứt tất cả các sản phẩm nhựa vào thùng phân loại rác. Họ nói rằng để các sản phẩm nhựa đó được tái chế, trong khi điều đó sẽ làm tăng đáng kể chi phí xử lý. Và với giá dầu hỏa tương đối thấp kể từ khi khai thác được hợp chất hydrocarbon phi truyền thống, giá của vật liệu nhựa mới thấp hơn so với giá của vật liệu nhựa tái chế. Đây là một hoạt động có giá trị gia tăng rất thấp, vì thế nó được xuất sang Đông Nam Á… để đổi lấy một nơi để loại bỏ phần vật liệu nhựa còn lại [không tái chế được].
Từ năm 1950, chỉ 9% sản phẩm nhựa được sản xuất trên thế giới được tái chế. Indonesia, Thái Lan hay Malaysia đều không có giải pháp kỹ thuật kỳ diệu nào để làm tốt hơn. Mặt khác, đó là những Nhà nước có các quy định pháp luật về môi trường mang tính ít ràng buộc. Dân cư nghèo ở các nước đó khó mà đòi hỏi quyền tiếp cận một môi trường lành mạnh hoặc từ chối làm việc tại những bãi rác, vốn đã xuất hiện kể từ năm 2018 ở ba nước này. Các hoạt động này đã tồn tại trước khi Trung Quốc từ chối tiếp nhận rác thải nhựa, nhưng kể từ lúc đó các hoạt động này cũng đã có một chiều kích hoàn toàn mới.
Theo tổ chức Greenpeace [Hòa bình xanh], năm ngoái [2018], Malaysia đã nhập lượng rác thải nhựa bằng với lượng rác thải nhựa mà Hoa Kỳ xuất đi, Pháp đứng thứ mười trong số các nước xuất khẩu rác thải nhựa đến Malaysia, trong khi Thái Lan chứng kiến ​​mc nhp khu rác thi nha ca h tăng lên gp 10 ln. Một báo cáo của tổ chức phi chính phủ GAIA (Liên minh toàn cầu các phương thức thiêu hủy) của Mỹ về trường hợp của Malaysia, Thái Lan và Indonesia, được công bố vào ngày 24 tháng 4, mô tả các vấn đề sinh thái và sức khỏe từ việc xử lý bừa bãi rác thải nhựa cũng như các phản ứng chính trị đối với những gì đã nhanh chóng trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu thực sự.
NHỮNG NGƯỜI NHẶT VE CHAI Ở JAVA
Ở Indonesia, ở ngoại ô thành phố Surabaya thuộc miền Đông Java, hiệp hội Ecoton đang đấu tranh vì chất lượng nguồn nước của sông Brantas. Từ hơn mười lăm năm qua, các nhà sinh học hoạt động môi trường này đã làm cho công chúng, các nhà công nghiệp và các chính trị gia nâng cao nhận thức về chủ đề này, ra lệnh cấm một số người ngừng tiểu tiện trên sông hoặc vứt tã lót xuống sống, và một số người khác áp dụng những phương pháp ít gây hại hơn cho môi trường. Kể từ năm 2018, họ ghi nhận sự hiện diện của rác thải được các hộ gia đình Anglo-Saxon vứt bỏ trực tiếp. Với hình ảnh những sản phẩm biểu tượng của văn hóa tiêu dùng của các nước này, được tìm thấy tại một bãi rác ở Java, họ gửi những ảnh đó trên Facebook với những dòng chữ: “Indonesia bukan recycle bin, Indonesia không phải là một thùng rác. Hoặc: “Úc, hãy lấy lại rác thải của bạn!
Biểu tình trước Lãnh sự quán Úc tại Surabaya, ngày 22 tháng 4 năm 2019. (Ảnh: Ecoton.or.id)
Tháng 8 năm ngoái [2018], những người lượm ve chai thuộc làng Sumengko, cách thủ phủ tỉnh Surabaya khoảng 40 km, đã giăng một lá cờ Mỹ được tìm thấy trong đống rác ở đó. Những người lao động này được trả công với những đồng xu mà họ kiếm được trong đống rác đó, đặc biệt là những tờ giấy tiền bẩn, những giấy bạc lẻ, cuối cùng lên thành những món tiền lớn hơn mức lương khiêm tốn của họ ở địa phương. Sau khi được phân loại lần cuối, tất cả những gì không có giá trị sẽ được dùng làm nhiên liệu [chất đốt] trong nhà máy đậu phụ kế cận. Indonesia, cùng với Trung Quốc là nước thải rác nhựa lớn nhất ra các đại dương, vào tháng 6 năm 2018, đã cấm việc nhập rác thải nhựa. Nhưng do công tác giám sát yếu kém ở các cửa khẩu, nên vào tháng 11, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Airlangga Hartarto đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm để hỗ trợ nền kinh tế của đất nước trong lĩnh vực này.
NHỮNG BÃI RÁC bỪa bãi Ở MALAYSIA
Việc thiêu hủy rác thải nhựa này làm giải phóng các chất điôxin, furan, thủy ngân hoặc polychlorinated biphenyl (PCB) vào khí quyển. Các chất độc hại này, đa phần là chất dễ bay hơi hoặc hòa tan trong chất béo, có khả năng gây ô nhiễm môi trường và tích tụ trong cơ thể con người, nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư và rối loạn nội tiết tố hoặc hệ thần kinh.
Bãi rác tự phát ở Sumengko, tháng 8 năm 2018. (Bản quyền: Aude Vidal)
Ở Malaysia, bị đánh động bởi mùi hôi khó chịu và các vấn đề về da liễu và hô hấp, dân làng người Malaysia gốc Hoa thuộc miền duyên hải phía Tây đã phát hiện ra sự tồn tại của các xưởng xử lý rác thải trên lãnh thổ của mình. Rác thải được phân loại, thiêu hủy ở ngoài trời hoặc bỏ phế ra thiên nhiên, đôi khi được tích trữ một cách sơ sài trong khi chờ đợi tình trạng bảo hòa của địa điểm [xử lý rác thải] và hành động bỏ chạy của các tên doanh nhân lưu manh. Tan Ching Hin là cựu trưởng làng của Jenjarom, nằm cách cảng Klang vài kilômét, cảng lớn nhất ở Malaysia. Nhóm hành động bảo vệ môi trường Kuala Langat, mà ông đã giúp sáng lập cùng với một người láng giềng nữ, Pua Lay Pheng, vào năm 2018, đã phát hiện ra không dưới 38 địa điểm [xử lý rác thải], trong số đó chỉ có một địa điểm hoạt động có giấy phép. Ngày nay, các thành viên của nhóm này lo ngại nhìn thấy những nhà máy [xử lý rác thải] bừa bãi đó được thành lập ở những nơi xa hơn và phân tán ra khắp cả nước.
Bãi rác tự phát ở Sumengko, tháng 8 năm 2018. (Bản quyền: Aude Vidal)
Mageswari Sangaralingam phụ trách vấn đề rác thải nhựa cho chi nhánh của Friends of the Earth ở địa phương. Bà tóm lược gần hai năm đấu tranh như sau: “Sahabat Alam Malaysia [Bạn bè và Trái đất Malaysia] đã cảnh báo chính phủ vào giữa năm 2017 khi chúng tôi biết rằng Trung Quốc sẽ ngừng nhập khẩu [rác thải nhựa]. Chúng tôi đã dự đoán rác thải nhựa sẽ được xuất sang Đông Nam Á. Vào tháng 11 năm 2018, chúng tôi đã gửi một báo cáo kêu gọi ngừng nhập rác thải nhựa và tiết lộ cho thấy rác thải nhựa vẫn đến dưới hình thức những bản kê khai man hàng hóa.” Chính phủ mới, đắc cử vào tháng Năm, đã không ngừng có những hành động đảo chiều ngay trong năm đó: cấm nhập rác thải nhựa vào tháng Năm, cho phép [nhập rác thải nhựa] vào tháng Sáu, công bố việc đình chỉ [nhập rác thải nhựa] trong ba tháng vào tháng Tám, rồi vào tháng Mười công bố chính sách nhập [rác thải nhựa] có chọn lọc – chỉ áp dụng đối với các loại rác thải nhựa sạch và có thể tái chế được từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Vào tháng 11, bộ phận phụ trách vấn đề chất thải đã trả lời các hiệp hội đang vận động [bảo vệ môi trường] trong vài tháng qua rằng: “đã đến lúc cần hợp tác để đảm bảo Malaysia không trở thành bãi rác thải rắn cho nước ngoài”.
Ngày 22 tháng 4, Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Yeo Bee Yin đã có mặt tại cảng Klang nơi có 24 container rác thải nhựa dơ bẩn bị hải quan bắt giữ. Bà tuyên bố muốn gửi trả các container rác thải đó về lại nước xuất hàng, Tây Ban Nha. Giao thương chất thải dậy sóng, khuấy động nạn tham nhũng, đòi hỏi một sự theo dõi liên tục, được tài trợ bởi công chúng hoặc được hỗ trợ bởi các tác nhân cộng đồng. Mageswari Sangaralingam đặt ra câu hỏi: “Giờ thì câu hỏi là làm thế nào để các cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra từng container một?
Bãi rác tự phát ở Sumengko, tháng 8 năm 2018. (Bản quyền: Aude Vidal)
HỒI KẾT CỦA GIAO DỊCH CHẤT THẢI TOÀN CẦU?
Rất nhiều người phương Tây “tin vào việc tái chế, giống như người phụ nữ đến từ bang Oregon này, người đã từng phân loại rác với một lương tâm về mặt sinh thái. Ngày nay, nước Mỹ giữ lại một phần rác thải của họ và tích trữ nó trong bãi rác. Liên minh châu Âu lo ngại, nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu về rác thải nhựa ít có tiếng vang ở Pháp, nơi mà các hộ gia đình vẫn “tái chế” rác thải bằng cách bỏ chúng vào thùng rác đúng màu. Với việc Trung Quốc rút khỏi ngành công nghiệp này, đó là một “huyền thoại” đang sụp đổ, theo lời của tổ chức Greenpeace. Việc tái chế không thân thiện với môi trường nếu điều đó dựa vào việc vận chuyển vật liệu qua hàng chục ngàn kilômét. Và khi mà các quy trình công nghiệp xanh không thể giải quyết những vấn đề được tạo ra bởi chính ngành công nghiệp này. Rốt cuộc, liệu đây có phải là thời điểm để xem xét giảm mạnh việc sản xuất chất thải hay không?
Aude Vidal
Aude Vidal
Aude Vidal thường trú ở Malaysia kể từ năm 2014, đặc biệt quan tâm đến các cuộc xung đột môi trường. Bà cộng tác trên trang Visionscarto.net cũng như trên CQFD, L'Âge de faire và Mediapart. Bà là chủ nhân của blog “Petite écologie de la Malaisie [Sinh thái nhỏ của Malaysia]”.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Print Friendly and PDF