25.6.19

55 năm sau khi Chất độc màu da cam được sử dụng ở Việt Nam, một trong những công ti tạo ra nó đang phát triển mạnh ở đây


55 NĂM SAU KHI CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM, MỘT TRONG NHỮNG CÔNG TI TẠO RA NÓ ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH Ở ĐÂY

Monsanto đang mở rộng hoạt động tại một đất nước mà họ đã từng góp phần hủy diệt.
Dien Luong
30/08/2016 Cập nhật Ngày 31/10/2017
ẢNH KUNI TAKAHASHI VIA GETTY IMAGES. Một người lính Việt Nam đang bảo vệ khu vực bị nhiễm độc ở rìa sân bay Đà Nẵng vào ngày 1/7/2009 tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã tàng trữ hơn bốn triệu gallon thuốc diệt cỏ, trong đó có Chất độc màu da cam, tại căn cứ quân sự nay là căn cứ không quân và sân bay dân sự.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – Vào tháng này năm mươi lăm năm trước, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu phun hàng triệu gallon chất độc gây rụng lá, còn được biết đến dưới tên gọi Chất độc màu da cam, trên các vùng đất rộng lớn ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, thay vì oán giận và tránh xa Hoa Kỳ, đất nước này lại bị cuốn vào chứng sính Mỹ [Americanophilia].
Thành phố Hồ Chí Minh, từng là thủ đô của chế độ được Hoa Kỳ hậu thuẫn dưới tên gọi Sài Gòn, giờ đang đầy rẫy rất nhiều doanh nghiệp của McDonald và Starbucks. Trung tâm kinh tế hiện tại của Việt Nam cũng khoe khoang sự gia tăng các cửa hàng của Apple, nơi mà khách hàng lo lắng chờ đợi sự ra mắt của những chiếc iPhone mới nhất và thường được nhiều người ở đây coi là biểu tượng hợp thời trang của sự Mỹ hóa. Và với phần lớn dân số hơn 90 triệu người sinh ra sau năm 1975 (năm kết thúc chiến tranh), quần chúng có xu hướng nhìn về tương lai hơn là dai dẳng nghĩ về quá khứ cay đắng với người Mỹ.
Nhưng quá trình Mỹ hóa này và những gì báo hiệu điều đó, trong đó có sự mở rộng hoạt động của các công ty như công ty công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto, có nguy cơ chôn vùi lịch sử Chất độc màu da cam được cho là đã gây thương vong cho hàng trăm ngàn người Việt Nam.
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự liên can của Monsanto đến Chất độc màu da cam. Cả Hoa Kỳ và Monsanto đều đã đưa ra những tuyên bố chỉ ra rằng hóa chất được làm theo chỉ thị của chính phủ Hoa Kỳ. Vì thế, Monsanto đã tuyên bố rằng họ không chịu trách nhiệm trực tiếp. Còn chính phủ Việt Nam thì có một quan điểm phức tạp hơn, chưa bao giờ chính thức nêu rõ lập trường về trách nhiệm của các tác nhân cá thể, và thay vào đó tập trung vào lời kêu gọi chung về việc bồi thường cho các nạn nhân – của tất cả các bên liên quan của Mỹ.
ẢNH NGUYEN HUY KHAM/REUTERS. Cháu Phạm Đức Duy, mười tuổi, đang nằm trong vòng tay của mẹ, chị Nguyễn Thị Thanh Vân, 35 tuổi, trong căn nhà của họ ở Hà Nội ngày 16/6/2007. Các bác sĩ Việt Nam tin rằng cháu Duy, có ông nội phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, là một nạn nhân của sự phơi nhiễm với chất dioxin được truyền qua các thế hệ.
Tài liệu của Monsanto ở nước này được truy nguyên ít nhất là nửa thế kỷ, khi lần đầu họ được chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi sản xuất Chất độc màu da cam, được quân đội Hoa Kỳ sử dụng để tước đi chỗ ẩn núp dưới mặt đất và nguồn thực phẩm của lực lượng bộ binh Việt Nam. Công ty [Monsanto] là một trong số ít các công ty cung cấp hoá chất cho chính phủ Hoa Kỳ trong chiến tranh. Từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Hoa Kỳ đã phun khoảng 12 triệu gallon Chất độc màu da cam có chứa chất dioxin độc tính cao trên một diện tích rộng lớn ở miền nam Việt Nam.
Robert Rubin (1938-)
Năm 1997, chỉ sau hai năm bình thường hóa quan hệ song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam đã bắt đầu nêu vấn đề Chất độc màu da cam trong các cuộc họp song phương. Tổng bí thư đảng Cộng sản lúc đó, Đỗ Mười, đã nói với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ lúc đó, Robert Rubin, rằng ông hy vọng hai nước có thể làm việc để giải quyết những vấn đề xung quanh Chất độc màu da cam. Từ đó, vấn đề này đã trở thành lập trường chính thức của Việt Nam về Chất độc màu da cam trên mặt trận ngoại giao. Trên mặt trận dân sự, vào năm 2004, tổ chức phi chính phủ, Hội các nạn nhân Chất độc màu da cam Việt Nam, đã đệ trình một vụ kiện tập thể lên một tòa án ở New York chống lại Monsanto và nhiều nhà sản xuất chất làm rụng lá độc hại khác. Nhưng đó là vụ kiện duy nhất mà Việt Nam từng đưa ra chống lại Monsanto và các công ty hóa chất khác. Đơn kiện sau đó đã bị bác tại tòa.
Monsanto cũng tuyên bố không có trách nhiệm đối với Chất độc màu da cam, nói rằng công ty hoàn toàn tách biệt, ngoài tên gọi, với phiên bản Monsanto từng hỗ trợ cho việc sản xuất Chất độc màu da cam.
ẢNH KUNI TAKAHASHI/GETTY IMAGES. Nông dân trồng lúa gần một “điểm nóng” trên nền của một sân bay cũ thuộc Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, ngày 28/6/2009, tại Luoi, Việt Nam. Thuốc diệt cỏ, trong đó có Chất độc màu da cam, đã được tàng trữ tại sân bay cũ này và vùng đất này bị ô nhiễm rất nặng.
Monsanto ngày nay, trong thập kỷ vừa qua, chỉ tập trung vào nông nghiệp”, theo lời của Charla Lord, người phát ngôn của công ty, khi được hỏi ý kiến về lịch sử của công ty trong quá khứ ở nước này. Nhưng, chúng tôi chia sẻ tên gọi với một công ty được thành lập từ năm 1901. Công ty Monsanto trước đây đã tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có việc sản xuất Chất độc màu da cam cho chính phủ Hoa Kỳ... Tòa án Hoa Kỳ đã xác định rằng những nhà thầu sản xuất Chất độc màu da cam cho chính phủ không chịu trách nhiệm về các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến việc sử dụng Chất độc màu da cam vì mục đích quân sự bởi vì các nhà sản xuất là nhà thầu của chính phủ, thực hiện các chỉ thị của chính phủ.”
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã đưa ra những tuyên bố từ bỏ trách nhiệm đối với các trường hợp tử vong và tàn phá tại Việt Nam. Thay vào đó, họ thừa nhận một số điều kiện, bệnh tật và bất hạnh riêng lẻ được “giả địnhlà có liên quan đến việc sự phơi nhiễm Chất độc màu da cam ở các cựu chiến binh của Mỹ.
‘GMO [Genetically Modified Organism – Sinh vật biến đổi gen] là một thành tựu khoa học của loài người, và Việt Nam cần phải nắm lấy thành tựu đó càng sớm càng tốt.’
Cao Đức Phát, nguyên bộ trưởng nông nghiệp Việt Nam
Nằm khoảng 69 dặm về phía đông bắc thành phố Hồ Chí Minh ở tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Hồng Lâm và thế hệ những người nông dân Việt Nam của ông liên kết Monsanto với các buổi liên hoan và các các hạt giống biến đổi gen của công ty, hơn là các cuộc công kích Chất độc màu da cam mà họ đã từng trải nghiệm. Theo ông Lâm, các buổi liên hoan, được biết đến nhiều hơn một cách chính thức dưới hình thức các sự kiện [giới thiệu sản phẩm] do Monsanto tổ chức, từ năm 2012 đến năm 2014, phù hợp với việc giới thiệu các loại giống cây trồng biến đổi gen của Monsanto tại Việt Nam. Trong khi ông Lâm không liên kết Chất độc màu da cam với Monsanto, ông hẳn biết rõ cảm giác của cộng đồng về những gì mà Monsanto đã tạo ra.
Có những buổi liên hoan kéo dài thậm chí đến ba ngày”, ông Lâm nói về các sự kiện, có nghĩa là những chương trình quảng cáo tiếp cận nông dân. Sẽ có hàng chục lều rạp được dựng lên ngay trên cánh đồng để phục vụ tới 400 nông dân. Họ luôn vui vẻ như thể đi dự tiệc cưới”.
Các cuộc hội họp nói trên của Monsanto không phải là điều hiếm ở đây, đặc biệt với một công ty nhắm đến mục đích tăng cường liên lạc với nông dân trên cả nước.
Chúng tôi thực hiện hàng trăm sự kiện [giới thiệu sản phẩm] trên cánh đồng. thấy mới tin. Cuộc sống của nông dân phụ thuộc vào điều đó,” theo lời của Narasimham Upadyayula, Giám đốc điều hành công ty con Dekalb Vietnam của Monsanto, công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của Monsanto và được điều hành bởi Monsanto. Chúng tôi cung cấp cho họ một tầm nhìn.”
ẢNH NGUYEN HUY KHAM/REUTERS. Quá trình Mỹ hóa và những gì báo hiệu điều đó, trong đó có việc mở rộng hoạt động của các công ty như công ty công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto, có nguy cơ chôn vùi lịch sử Chất độc màu da cam.
Cuộc tranh luận về giống cây trồng biến đổi gen
Cuộc tranh luận về giống cây trồng biến đổi gen đã gây chia rẽ giữa các nhà hoạt động [môi trường] và những người nhận giải Nobel, và điều đó cũng không khác khi nói đến Monsanto và Việt Nam.
Đối với Monsanto, hạt giống biến đổi gen, ngày nay, là một chủ đề có tính thích đáng cao hơn so với lịch sử Chất độc màu da cam gắn liền với phiên bản trước đây của công ty. Sự phát triển này về mặt nông nghiệp, ví dụ, phục vụ lợi ích của người nông dân và cho năng suất cao hơn nhờ khả năng kháng côn trùng, thuốc diệt cỏ và hạn hán của hạt giống. Công ty tin rằng công nghệ sinh học về nông nghiệp đóng vai trò then chốt đối với sự bền vững của ngành nông nghiệp ở Việt Nam và trong khu vực, theo ý kiến của Upadyayula. Công ty cho biết họ tin rằng giống ngô biến đổi gen đóng vai trò then chốt đối với một đất nước nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn ngô trong năm 2015.
Chính phủ Việt Nam thực sự tin rằng đất nước này có thể tự cung tự cấp và rằng khoa học và công nghệ có thể trợ giúp người nông dân,” theo lời của Upadyayula. Mục tiêu của chúng tôi là có được sự thâm nhập tối đa của công nghệ.”
Upadyayula nói thêm rằng công ty đã mất một thập kỷ để bật đèn xanh cho việc bán giống cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam. Đó là một hành trình dài,” ông nói. Đã có rất nhiều người làm việc cật lực. bây giờ chúng tôi, cuối cùng, đã cập bến.”
‘Người ta sợ ma vì chưa bao giờ thấy ma; một số người lo ngại về giống cây trồng biến đổi gen bởi vì họ chưa bao giờ thấy chúng.’
Cao Đức Phát, nguyên bộ trưởng nông nghiệp Việt Nam
Một số thành viên của phe ủng hộ giống cây trồng biến đổi gen xem việc giới thiệu giống cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam như là cái kết hợp lý cho những nỗ lực cải thiện năng suất và nuôi sống một dân số 90 triệu người với chi phí hợp lý, bên cạnh việc củng cố nền an ninh lương thực. Nhưng các nhà hoạt động chống lại giống cây trồng biến đổi gen viện dẫn báo cáo Đánh giá quốc tế về kiến thức nông nghiệp, khoa học công nghệ và phát triển, kết luận rằng chi phí cao cho hạt giống và hóa chất, sản lượng không chắc chắn và tiềm năng làm suy yếu nền an ninh lương thực tại địa phương làm cho công nghệ sinh học trở thành một lựa chọn tồi đối với các nước phát triển.
Theo nhóm hoạt động môi trường Greenpeace, một trong những người phê bình giống cây trồng biến đổi gen gay gắt nhất, “kỹ thuật di truyền cho phép các nhà khoa học tạo ra các giống thực vật, động vật và vi sinh vật qua việc thao tác gen một cách không tự nhiên.” Tranh luận trên trang web của mình, nhóm Greenpeace nói thêm rằng giống cây trồng biến đổi gen “có thể lây lan trong tự nhiên qua sự thụ phấn chéo từ cánh đồng này sang cánh đồng khác và lai giống với các sinh vật tự nhiên, do đó không thể thực sự kiểm soát được cách thức lây lan của giống cây trồng biến đổi gen.”
Khi hạt giống biến đổi gen ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, cuộc tranh luận về lợi ích và mặt trái của chúng bổ sung thêm cho sự trớ trêu bất hạnh khi cho phép nhà sản xuất Chất độc màu da cam trước đây và nhà sản xuất giống cây trồng biến đổi gen hiện tại, Monsanto, quay trở lại Việt Nam.
ẢNH DIEN LUONG/THE WORLDPOST. Nông dân tên Nguyễn Hồng Lâm đứng giữa cánh đồng của mình chỉ tay vào những cây ngô biến đổi gen mà ông đang trồng.
Trở lại tỉnh Đồng Nai, ông Lâm, một nông dân 64 tuổi có giọng nói nhẹ nhàng, dường như không bị các cuộc tranh luận làm nản lòng. Ông đang trồng cây ngô biến đổi gen của Monsanto trên một diện tích 7.000 mét vuông, nơi từng là cánh đồng lúa, kể từ khi hạt giống đầu tiên được gieo trồng ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2014. Ngồi trong một túp lều tạm bợ ở giữa đồng, ông Lâm nói một cách khâm phục về hai vụ thu hoạch đầu tiên của mình và thực tế là lợi nhuận của ông đã tăng lên đến 20 phần trăm.
Tuy nhiên, người nông dân này dường như không tin rằng Monsanto là một trong những công ty đã sản xuất Chất độc màu da cam. Thay vào đó, ông tập trung vào tiềm năng của công nghệ mới để gia tăng lợi nhuận cho trang trại của mình và bỏ qua sự tàn phá độc hại như là một hành động có thể của chính phủ Hoa Kỳ.
Việc ông Lâm tập trung vào mùa màng và việc ông không thể đọc các ấn phẩm bằng tiếng Anh đã làm cho người cựu chiến binh, người từng chiến đấu cho chế độ miền Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn trong Chiến tranh Việt Nam, hoài nghi về tính hợp lệ của cuộc thảo luận xung quanh quá khứ đen tối và hiện tại gây tranh cãi của công ty [Monsanto]. Ông bày tỏ sự thất vọng khi được trình bày chi tiết về việc tăng giá những hạt giống biến đổi gen được cấp bằng sáng chế của Monsanto hoặc khả năng công ty có liên can đến Chất độc màu da cam.
‘Tôi tin chính phủ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn cho người dân của mình.’
Nguyễn Hồng Lâm, nông dân Việt Nam
Bị giới hạn chỉ được tiếp xúc với các ấn phẩm bằng tiếng Việt, thậm chí việc có đọc về Monsanto trong các ấn phẩm địa phương cũng không giúp được gì. Cho đến gần đây, các phương tiện truyền thông Việt Nam đã ít nhiều đưa tin về Monsanto và giống cây trồng biến đổi gen. Chỉ sau tháng 4 năm 2015, sau vụ thu hoạch giống ngô biến đổi gen đầu tiên, hai tờ báo giấy lớn nhất nước, Tuổi Trẻ Thanh Niên, mới điều tra những câu chuyện về tính khả thi của việc trồng giống cây biến đổi gen và phân tích nguyên nhân về sự trở lại [Việt Nam] của Monsanto.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với thông tin về sự tham gia của Monsanto trong chiến tranh, ông Lâm cho rằng sự thiếu thông tin về công tyđiều “nguy hiểm”, nhưng ông vẫn coi thường và nghi ngờ về tính hợp lệ của thông tin, thay vào đó đặt niềm tin vào chính phủ và công ty.
Ông nói: “Nếu tất cả các cáo buộc chống lại Monsanto là đúng, thì đó là một vấn đề lớn. Tôi sẽ tẩy chay các sản phẩm của Monsanto nếu chúng thực sự có hại. Nhưng... tôi tin chính phủ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn cho người dân của mình.”
ẢNH NGUYEN HUY KHAM/REUTERS. Các nạn nhân Chất độc màu da cam Nguyễn Xuân Minh (trái) và Nguyễn Thị Thúy Giang, người Hà Nội tại Làng Hòa bình ở thành phố Hồ Chí Minh, ngày15/9/2006.
Thực tế là những người như ông Lâm không thể chấp nhận mối liên hệ đã được nêu rõ giữa Monsanto và Chất độc màu da cam là mặt trái của hình ảnh đang nổi lên của công ty ở Việt Nam, và điều đó buộc các nhà hoạt động [môi trường] phải vật lộn với một số câu hỏi gây tranh cãi: Tại sao Monsanto có thể quay trở lại và dễ dàng bán một sản phẩm đã từng gây chia rẽ giữa các nhà khoa học trên toàn cầu? Và tại sao Việt Nam và nông dân ở đó lại chào đón nhà sản xuất Chất độc màu da cam, công ty liên tục chối bỏ trách nhiệm về cái chết của rất nhiều người?
Sự mở rộng hoạt động của Monsanto tại Việt Nam
Bất luận tình trạng căng thẳng về nhiều ý kiến ​​khác nhau liên quan đến sự đồng lõa của Monsanto trong việc sử dụng Chất độc màu da cam, công ty, gần đây, đã được cấp phép trồng ba giống ngô biến đổi gen làm thức ăn gia súc ở Việt Nam, và dự kiến sẽ có bảy loại giống khác được phê duyệt vào cuối năm tới [2018], theo giám đốc công ty Dekalb Việt Nam, Narasimham Upadyayula. Truyền thông địa phương đã ca ngợi Monsanto vì những đóng góp tiền bạc cho các trường đại học nông nghiệp hàng đầu [của Việt Nam] cho các tổ chức phi chính phủ [NGO] về giáo dục. Thật vậy, Monsanto đã tài trợ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nơi lưu giữ số liệu các nạn nhân của Chất độc màu da cam, nay ước tính có khoảng 3 triệu người.
Trong khi nhiều người chỉ trích sự đầu tư của Monsanto cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, công ty gần đây đã viện dẫn một bài blog trên website của mình, rằng sự tài trợ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một phần trong nỗ lực lớn hơn của họ để hỗ trợ nông dân Việt Nam.
Việc tập trung cải thiện quan hệ kinh tế là một phần trong chiến dịch của chính phủ Hoa Kỳ nhằm xây dựng lại niềm tin và giao dịch thương mại tại một đất nước từng gần như bị xóa sổ.
Trong bài đăng trên blog, Monsanto nói rằng dự án nhằm mục đích “cung cấp sự hỗ trợ bền vững cho cộng đồng có nhu cầu,” và nói thêm rằng việc hợp tác với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, “giúp cải thiện cuộc sống của 2.000 hộ gia đình nông thôn thông qua việc cung cấp tiền để cải thiện các điều kiện về vệ sinh” trong số nhiều thứ khác.
Những lý do để Việt Nam tin vào Monsanto rất đa dạng và phức tạp, từ nhu cầu của đất nước để phát triển nhiều loại hạt giống hơn – và cung cấp protein nhiều hơn – cho tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, đến mong muốn rộng lớn làm hòa với Hoa Kỳ và tận hưởng thành quả của một hiệp ước thương mại mới, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu. Việc tập trung cải thiện quan hệ kinh tế là một phần trong chiến dịch của chính phủ Hoa Kỳ nhằm xây dựng lại niềm tin và giao dịch thương mại tại một đất nước từng gần như bị xóa sổ. Đó là một chiến dịch được Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh trong một chuyến thăm ba ngày gần đây tới Việt Nam. Chuyến đi nhằm mục đích củng cố các quan hệ thương mại giữa hai nước và đảm bảo Việt Nam vẫn là một tường thành hữu ích chống lại Trung Quốc trong khu vực.
ẢNH HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES. Một nông dân đang lao động trên cánh đồng trồng rau ở huyện Khoái Châu, phía bắc tỉnh Hưng Yên, ngày 29/9/2014.
Sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ trong việc Monsanto quay trở lại Việt Nam
Nền tảng cho sự trỗi dậy của các công ty Mỹ và sự mở rộng các giống giống cây trồng biến đổi gen ở Việt Namđặc biệt là Monsanto – trong thực tế đã được tiến hành trong nhiều năm. Công ty, với sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ, đã thiết lập sự hiện diện về mặt kinh tế và văn hóa tại đất nước này kể từ khi hai quốc gia khôi phục các mối quan hệ vào năm 1995.
Nayan Chanda (1946-)

Việt Nam đã thắng trong cuộc chiến quân sự chống lại Hoa Kỳ, nhưng lại thua trong cuộc chiến kinh tế vì không thể phát triển mà không có vốn đầu tư nước ngoài. Theo cuốn sách viết về lịch sử Đông Dương thời hậu chiến của Nayan Chanda, Brother Enemy: The War After the War [Huynh đệ tương tàn: Chiến tranh tiếp diễn]”, các ngân hàng và các công ty dầu hỏa của Mỹ đã được mời đến Hà Nội ngay từ năm 1976 để tìm hiểu về các quan hệ thương mại và tài chính. Nhưng người Mỹ đã chọn cấm vận thương mại, làm tê liệt đất nước này cho đến năm 1995. Ngay năm mà Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại, Monsanto đã mở một văn phòng đại diện tại Việt Nam và bắt đầu các nỗ lực tiếp cận các nông dân và các đối tác Việt Nam. Theo các tài liệu chính thức và các nguồn tin từ WikiLeaks, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã sắp xếp cho cái mà các nhà hoạt động [môi trường] gọi các nhà khoa học có khuynh hướng ủng hộ Monsanto đến tham quan Việt Nam và thuyết trình về những lợi ích được cho là của giống cây trồng biến đổi gen khi Việt Nam soạn thảo luật về công nghệ sinh học tại Việt Nam cách đây một thập kỷ. Trưởng nhóm các nhà khoa học đó là Paul Teng, một chuyên gia nổi tiếng quốc tế về công nghệ sinh học tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore.
Paul Teng
Paul Teng là diễn giả chính tại hàng loạt các hội nghị, do Đại sứ quán Hoa Kỳ bảo trợ, về phát triển công nghệ sinh học tại Việt Nam năm 2008, chỉ hai năm sau khi chính phủ soạn thảo một kế hoạch chi tiết để phát triển các giống cây trồng biến đổi gen. Bản thân ông cũng là một giám đốc điều hành cấp cao cho Monsanto ở châu Á từ năm 2000 đến năm 2002.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 qua Skype, Teng cho biết ông không có xung đột lợi ích dù có thời gian làm việc ở Monsanto. Ông tin rằng Việt Nam có lý do chính đáng để chào đón công ty quay trở lại.
Ông nói: “Công ty này đã sẵn có công nghệ. Tôi nghĩ sẽ là điều khôn ngoan cho bất kỳ nước nào để chuyển giao công nghệ tốt nhất mà họ có thể sử dụng. Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian để bắt kịp các nước khác về khả năng cạnh tranh và khả năng sản xuất ra nhiều lương thực hơn.”
‘Chính phủ [Việt Nam] đã nhận được lời khuyên sai lệch từ ngành công nghệ sinh học và từ người hỗ trợ chính của họ – chính phủ Hoa Kỳ.’
Jeffrey Smith, tác giả cuốn sách Seeds of Deception [Hạt giống lừa dối]
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã gửi các quan chức Việt Nam ra nước ngoài để tìm hiểu về sự phát triển công nghệ sinh học, theo tạp chí Cập nhật Công nghệ sinh học Việt Nam, trong một loạt các báo cáo hàng năm được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA] đặt hàng.
Vào tháng 12 năm 2007, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã điều phối một chuyến tham quan nghiên cứu về công nghệ sinh học kéo dài trong một tuần với tám quan chức cấp cao của Việt Nam. Một trong những báo cáo của USDA đã chỉ ra rằng kết quả của chuyến tham quan là thiết lập những “kết nối quan hệ then chốt với Monsanto.”
Sau khi tham quan một cơ sở nghiên cứu công nghệ sinh học của công ty Monsanto ở Hoa Kỳ vào năm 2009, bộ trưởng nông nghiệp khi đó là Cao Đức Phát đã phát biểu một năm sau đó, “người ta sợ ma do chưa bao giờ thấy ma; một số người lo ngại về giống cây trồng biến đổi gen do chưa bao giờ nhìn thấy chúng.”
Tôi đã có thư gửi cho Monsanto về việc đưa cây trồng biến đổi gen vào Việt Nam,” ông nói với báo Nông Nghiệp Việt Nam. Đây chỉ là vấn đề về thủ tục. Các sản phẩm biến đổi gen là một thành tựu khoa học của nhân loại, và Việt Nam cần tiếp cận, ứng dụng càng sớm càng tốt.”
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng rất tích cực trong nỗ lực gây ảnh hưởng đến các đạo luật của Việt Nam có lợi cho Monsanto.
Theo một nguồn tin từ WikiLeaks, vào tháng 9 năm 2009, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak, đã viết thư cho Nguyễn Xuân Phúc, lúc đó là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ và nay là thủ tướng mới đắc cử, tìm cách loại bỏ các quy định bắt buộc dán nhãn tất cả các thực phẩm biến đổi gen và các nông sản khỏi các dự thảo luật về lương thực và an toàn sinh học.
ẢNH BRENDAN SMIALOWSKI/GETTY IMAGES. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry có bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 7/8/2015.
Một nguồn tin khác dẫn lời Michalak nói tại cuộc họp với Nguyễn Xuân Phúc một tháng sau đó rằng luật pháp “cũng sẽ gây hại cho chương trình công nghệ sinh học non trẻ của Việt Nam vào thời điểm mà nhu cầu về lương thực toàn cầu đang tăng lên và sự biến đổi khí hậu có thể tác động tiêu cực đến việc sản xuất cây trồng.”
Michael Michalak (1946-)
Chính phủ Hoa Kỳ thường từ chối bình luận về tính xác thực của các nguồn tin từ WikiLeaks. Tuy nhiên, Kerry Humphrey, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, đã lặp lại qua email rằng công nghệ sinh học giúp giải quyết những thách thức trên toàn cầu về nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm chất lượng cao, biến đổi khí hậu và các áp lực môi trường khác.
Monsanto chỉ là một trong nhiều công ty ở Hoa Kỳ và ở các nơi khác – cùng với các chính phủ và các định chế nghiên cứu – đang áp dụng công nghệ sinh học để tìm ra giải pháp cho những thách thức toàn cầu này,” bà nói.
‘Nếu chúng ta quá dễ dãi, thì chắc chắn chúng ta sẽ đầu hàng văn hóa của mình.’
Nguyễn Kim Phương
Những nỗ lực vận động hành lang của Hoa Kỳ đã được đón nhận một cách nồng nhiệt.
Jeffrey Smith (1958-)

Jeffrey Smith, tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Seeds of Deception [Hạt giống lừa dối]”, đã thẳng thừng trả lời trong cuộc phỏng vấn về chủ đề này. Chính phủ [Việt Nam] đã nhận được lời khuyên sai lệch từ ngành công nghệ sinh học và từ người hỗ trợ chính của họ – chính phủ Hoa Kỳ,” ông nói.

Sau cuộc họp với các quan chức và chuyên gia trong nước, Smith nói, “rõ ràng là đã có một số cơ quan chính phủ đã bị thuyết phục rằng giống cây trồng biến đổi gen sẽ là nguồn gốc cho sự phát triển kinh tế và thành tựu khoa học lớn hơn.”
ẢNH BLOOMBERG VIA GETTY IMAGES. Tài liệu của Monsanto ở nước này được truy nguyên ít nhất nửa thế kỷ, khi lần đầu công ty được chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi sản xuất Chất độc màu da cam.
Loại bỏ vấn đề Chất độc màu da cam
Lê Huy Hàm, tổng giám đốc của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam thuộc chính phủ, đã bảo vệ sự trở lại của Monsanto, 41 năm sau khi kết thúc chiến tranh. Ở Việt Nam, ông Hàm là người lãnh đạo phe ủng hộ giống cây trồng biến đổi gen, phe có vẻ đang chiếm ưu thế.
Nếu chúng ta bác bỏ Monsanto vì đó là nhà sản xuất Chất độc màu da cam, thì chúng ta cũng nên tẩy chay luôn hãng Boeing và không cho phép họ vào Việt Nam,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn. Boeing đã chế tạo B-52, những pháo đài bay đã thả hàng tấn bom xuống đất nước.
Nguyễn Thị Bình (1927-)
Nhưng Monsanto cũng có một vài người phản đối to mồm ở Việt Nam. Đứng đầu trong số những người đó là Nguyễn Thị Bình, phó chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2002.
Năm 2004, bà đã giành được sự ủng hộ của quốc tế cho vụ kiện tập thể chống lại Monsanto và các công ty hóa chất khác. Cùng năm đó, chính phủ Việt Nam cũng đã tán thành vụ kiện tập thể của tổ chức phi chính phủ, Hội các nạn nhân Chất độc màu da cam Việt Nam tại một tòa án ở New York chống lại Monsanto và nhiều nhà sản xuất chất làm rụng lá độc hại khác.
Phán quyết [của tòa] đã cho phép Monsanto tiếp tục từ chối bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam và làm chệch hướng sự đổ lỗi sang cho chính phủ Hoa Kỳ.
Đó cũng là tòa án từng xét xử vụ kiện duy nhất trước đây của các cựu chiến binh Mỹ chống lại các nhà sản xuất Chất độc màu da cam. Vụ kiện ban đầu đã được giải quyết vào năm 1984, khi Monsanto và nhiều công ty hóa chất khác của Mỹ đạt được thỏa thuận với các nguyên đơn, chi trả 180 triệu US$ cho 291.000 người trong 12 năm.
Jack Weinstein (1921-)
Nhưng khi đến vụ kiện của Việt Nam, Jack Weinstein, cũng là thẩm phán từng xét xử vụ kiện năm 1984, đã đứng về phía các công ty hóa chất và đã bác đơn kiện, tuyên bố rằng việc cung cấp chất làm rụng lá không cấu thành tội ác chiến tranh. Phán quyết [của tòa] đã cho phép Monsanto tiếp tục từ chối bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam và làm chệch hướng sự đổ lỗi sang cho chính phủ Hoa Kỳ.
Bà Nguyễn Thị Bình là một nhân vật huyền thoại ở Việt Nam. Giờ đây ở tuổi 80, vẫn là một “nhà hoạt động đầy nhiệt huyết, người không chịu xuôi tay đầu hàng... thế giới vẫn đang lắng nghe [],” theo lời của Lady Borton, một tác giả người Mỹ.
ẢNH HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES. Đại diện các nhà xây dựng, các nhà ngoại giao và các phóng viên của Hoa Kỳ đi tham quan một nơi bị ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Nhưng ở một đất nước mà giống cây trồng biến đổi gen được phân loại dưới cái ô làm kiểng của công nghệ sinh học, đã có một niềm tin ngày càng tăng trong các học giả cho rằng đó là một sự đổi mới tuyệt vời về nông nghiệp; đối với họ bất kỳ sự phản đối nào đều tương đương với sự lạc hậu và bảo thủ. Vì vậy, cảnh báo của bà Nguyễn Thị Bình về quá khứ đen tối của công ty công nghệ sinh học trong lịch sử của Việt Nam và lo lắng cho tương lai của công ty đó ở Việt Nam, đã có rất ít tác động.
Tuy nhiên, bà được Nguyễn Kim Phương, 86 tuổi, người đã sống qua cả hai cuộc chiến chống Phápchống Mỹ lắng nghe. Ông Phương đã quên đi cuộc chiến và rất vui khi thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tiến triển. Nhưng ông không vui khi thấy Monsanto liên tục gia tăng phạm vi hoạt động tại đất nước mình, với rất ít nghĩa vụ đối với hậu quả về các hành động của họ.
Ông nói: “Chính phủ phải yêu cầu [Monsanto] xin lỗi các nạn nhân của Chất độc màu da cam và gia đình họ là người dân Việt Nam. Monsanto cũng phải bồi thường cho các nạn nhân bị ảnh hưởng một cách thích đáng.”
Nhưng tiếng nói của bà Bình, và tiếng nói của những người như ông Phương, dường như bị những người trong chính phủ bỏ qua, nhiều người trong số họ coi giống cây trồng biến đổi gen, và Monsanto, như miền đất hứa. Chính trong bối cảnh này, có vẻ như không có gì có thể ngăn cản được Monsanto thúc đẩy hoạt động tại Việt Nam. Giờ đây Việt Nam đang lên kế hoạch trồng cây biến đổi gen trên 30-50% đất canh tác đến năm 2020.
Dien Luong
Điều đó sẽ không ngăn được những người như ông Phương, và các nạn nhân chiến tranh khác, lên tiếng bày tỏ mối lo âu của họ.
Nếu chúng ta quá dễ dãi, chắc chắn chúng ta sẽ đầu hàng văn hóa của mình,” ông Phương nói. Tất cả những gì chúng ta muốn là công lý.”
Bài của The WorldPost, được Viện Berggruen Institute đăng tải.
Nhà báo điều tra tự do
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF