3.7.19

Thị trường tranh chấp được


THỊ TRƯỜNG TRANH CHẤP ĐƯỢC
Contestable market
Giải Nobel: STIGLER, 1982
Mọi thị trường còn đón nhận được những nhà sản xuất mới có khả năng cạnh tranh về mặt kĩ thuật trên một thế hoàn toàn bình đẳng với những nhà sản xuất đã có mặt trước đó, là một thị trường tranh chấp được, nghĩa là một thị trường trên đó giá không thể được xác lập lâu dài trên mức chi phí cận biên, miễn là mỗi bên tham gia cũng có thể rút ra khỏi thị trường mà không phải gánh chịu những chi phí được gọi là không thu hồi được (sunk costs).
Bằng cách chứng minh là, trong những điều kiện trên, cường độ của cạnh tranh không tất yếu phụ thuộc vào số những doanh nghiệp đối thủ, không thể phủ nhận là W. Baumol, J. C. Panzar và R. Willig (sau đây được viết tắt là BPW) đã góp phần làm phong phú phân tích lí thuyết về hoạt động của các thị trường và đẩy mô hình của lí thuyết tân cổ điển truyền thống xuống hàng trường hợp đặc biệt của một cách tiếp cận tổng quát hơn của lí thuyết tĩnh về cạnh tranh. Nếu, tất nhiên, thiết kế tri thức này không tránh được nhiều phê phán nghiêm trọng thì nó cũng cung cấp được nhiều điểm mốc cho những giới chức, trong hầu hết những nước phát triển, được giao trách nhiệm theo dõi việc duy trì một mức độ cạnh tranh đủ trên các thị trường.

ANDREW P. W. S., Industrial analysis in economics with special reference to Marshallian doctrine, Oxford Studies in the Price Mechanism, 1951. BAUMOL W., & WILLIG R., Contestability: Development since the Book in Structural Behavior and Industrial Competition, Oxford University Press, 1986. BAUMOL W., & KUY SIK LEE, La théorie des marchés contestables, Problèmes économiques, n0 2243 du 2 occtobre 1991. BAUMOL W., PANZARR J. C. & WILLIG, Contestable Markets amd the Theory of Industry Structure, Harcourt Brace, 1982. ENCAOUA D. & MOREAUX M., Lanalyse théorique des problèmes de tarification et dallocation des coûts dans les télécommunications, Revue économique, vol. 28, n0 2, mars 1997. GAFFARD  L.,  Économie industrielle et de linnovation, Paris, Dalloz, 1990. GLAIS M., Économie industrielle, Paris, Litec, 1992. HAY D. & MORRIS D., Industrial Economics and organisation, Oxford University Press, 1991. JACQUENIN A., Sélection et pouvoir dans la nouvelle économie industrielle, Paris, Economica/Cabay, 1985. SCHWARTZ M., The nature and scope of contestability theory, Oxford Economic Papers, 28, 1986 (supplement 37-57). SHEPHERD W. G., Contestability and competition, American Economic Review, 74, 1984. SPENCE A. M., Contestable markets and the theory of industry structure: a review article, Journal of Economic Literature, 21, 1983. 
Michel Glais
Giáo sư đại học Rennes 1
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, sous la direction de Claude Jessua, Christian Labrousse, Daniel Vitry, PUF, Paris, 2001
Cạnh tranh; Tự do (học thuyết); Đổi mới; Kinh tế học công nghiệp; Luật cạnh tranh; Marshall; Phi qui định hoá.
Print Friendly and PDF