7.2.21

Vòng đời (giả thiết)

VÒNG ĐỜI (GIẢ THIẾT)

Life cycle hypothesis

Giải Nobel: BECKER, 1992 FRIEDMAN, 1976 HICKS, 1972 MODIGLIANI, 1985

Giả thiết vòng đời, được kí hiệu là LCH (life-cycle hypothesis), là một mô hình liên thời gian về tiêu dùng và tiết kiệm của các hộ gia đình, của kinh tế học vi mô tân cổ điển (lựa chọn duy lí cá thể, thị trường cạnh tranh, sở thích ổn định...). Ý tưởng tiên khởi cho rằng những quyết định đầu tư là tương đối tách biệt với những lựa chọn gia đình hay nghề nghiệp và, trong một chừng mực ít hơn, tách biệt với những lựa chọn cung lao động và lựa chọn danh mục đầu tư (tác nhân trước tiên chọn giá trị của di sản trước khi phân bổ di sản này giữa những tài sản hợp thành di sản). Hơn nữa, theo truyền thống fisherian, người ta chỉ quan tâm đến tổng khối lượng tiêu dùng ở mỗi thời kì (tổng giá trị thực tế).

Lí thuyết này đã mang lại cho tác giả nó, Franco Modigliani giải Nobel 1985. Theo đúng tư tưởng của Fisher (1930), thông điệp trung tâm của lí thuyết này xem tiết kiệm như việc hoãn tiêu dùng và không chỉ phụ thuộc vào thu nhập hiện hành mà còn phụ thuộc vào mức nguồn lực dự kiến có được trong dài hạn hay vào thu nhập thường xuyên. Chính xác hơn, di sản, ban đầu được nhìn như một quĩ đồng nhất, được đồng hoá với một dự trữ tiêu dùng bị hoãn lại trong suốt cuộc đời; do đó LCH xét những tác nhân ích kĩ nhưng lo xa, mà điểm cuối của chân trời ra quyết định trùng khớp với điểm cuối của cuộc đời. Chính đặc tính này được xem là phân biệt LCH với lí thuyết anh em, tức mô hình thu nhập thường xuyên của Friedman (1957), được kí hiệu là PIH (permanent income hypothesis): đối với tác giả này, chân trời là mềm dẻo hơn, về mặt lí thuyết là không được xác định và trong thực tiễn ngắn hơn nhiều cho dù không loại trừ những động cơ chuyển giao.

Roy F. Harrod (1900-1978)

John Hicks (1904-1989)

Do có chân trời đời sống này nên thật ra LCH là một mô hình tích luỹ trong dài hạn của cải không phải là con người một kho hình thành nằm thoả mãn những nhu cầu tương lai (Hicks) hơn là một lí thuyết tiêu dùng vốn là một biến kì. Chức năng của di sản là làm trùng khớp ex post những kì hạn thu nhập và nhu cầu tiêu dùng không khớp nhau trong vòng đời. Hình dạng của những nhu cầu, đặc biệt là tuỳ thuộc vào kích cỡ của hộ gia đình và cương vị hoạt động của cha mẹ, là tương đối đều đặn. Do đó nhằm thu được việc san bằng liên thời gian mong muốn của tiêu dùng, hộ gia đình sử dụng di sản tích luỹ để chữa tạm những chênh lệch có hệ thống của thu nhập với tuổi tác, cũng như những dao động ngẫu nhiên trong ngắn hạn. Trong chừng mực mà biến thiên chính của những nguồn lực thu nhập liên quan đến sự sụt giảm của thu nhập sau khi về hưu nên hình dạng tích luỹ của di sản mong muốn theo hình lưng lừa: tích luỹ là yếu (thậm chí là âm) trong thời trẻ, tăng dần đến đỉnh điểm (tính theo giá trị thực tế) trước khi về hưu và sau đấy giảm dần đến không vào cuối đời. Kể từ Harrod (1948), hiện tượng tiết kiệm đặc trưng trong thời gian hoạt động, rồi thôi tiết kiệm khi về hưu được gọi là hump saving: hiện tượng này tương ứng với một động cơ tích luỹ đặc biệt, tích luỹ cho những ngày về già.

Đặc thù này, thậm chí tính nhập nhằng này, giải thích lộ trình đầy nghịch lí của LCH. Ra đời ba năm trước PIH, với bài viết của Modigliani và Brumberg (1954), giả thiết này trải qua một thời thơ ấu lặng lẽ, trước khi chiếm một vị trí thống trị, kể từ những năm 1970, trong nội bộ những lí thuyết về tiêu dùng. Quả thật là mục tiêu đầu của những nhà sáng lập giả thiết này chỉ là để cung cấp một khuôn khổ phân tích chung cho việc nghiên cứu hàm tiêu dùng keynesian và việc khám phá những quan hệ ổn định đằng sau những sự kiện tản mạn quan sát được một mục tiêu mà PIH đã thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Nhưng ngày nay, LCH là công cụ ưu tiên để phân tích tiêu dùng tổng gộp trong ngắn hạn hay mức tiết kiệm quốc gia lẫn những hình dạng tiêu dùng và tích luỹ cá thể, sự phân phối di sản hay tiến hoá của cơ cấu danh mục đầu tư trong suốt cuộc đời.

Angus Deaton (1945-)
Christopher D. Carroll‬

Như thế lí thuyết đã trở thành không thể né tránh trong lĩnh vực tiết kiệm, ngay cả đối với những nhà phê phán kịch liệt nhất lí thuyết này, và trở thành điểm qui chiếu của hầu hết những kiểm định thực nghiệm và hơn thế nữa của những cuộc tranh luận trong hai mươi năm qua trong lĩnh vực này. Tuy nhiên những kiểm định và tranh luận này đã làm thay đổi bản chất của LCH vì chúng đã dẫn đến việc nhân bội những biến thể hay mở rộng mà mối quan hệ với mô hình ban đầu, gọi là mô hình chuẩn, một mô hình giả định một thế giới chắc chắn và những thị trường vốn hoàn hảo, một cung lao động nội sinh và không có sự chuyển giao di sản (Kessler và Masson, ed., 1988) cần phải được làm rõ. Như thế vấn đề tiêu dùng khả dĩ của di sản trong những ngày về già (kiểm định hump saving) phải tính đến sự bất trắc về tuổi thọ, nguồn gốc của một tiết kiệm dự phòng làm giảm mạnh tiêu dùng này (Davies, 1981). Cuộc tranh luận về tác động suy giảm của lương hưu theo cơ chế phân phối đối với tiết kiệm của các hộ gia đình có sự can dự của hiệu ứng tuổi về hưu sớm do hệ thống dự phòng tập thể (induced retirement effect) gây nên, làm giảm bấy nhiêu hiệu ứng thay thế được chờ đợi (Feldstein, 1974). Cuộc tranh luận giữa Kotlikoff và Modigliani về tỉ trọng của tích luỹ di sản thừa hưởng từ những thế hệ trước (80% đối với Kotlikoff và 20% đối với Modigliani) vận dụng những mở rộng của LCH chấp nhận sự tồn tại của những di sản (quà tặng và gia tài) nhận được và được chuyển giao (Kessler & Masson, 1989). Cuối cùng, cuộc tranh luận mới đây về cách kiến giải những chênh lệch của động thái tiêu dùng so với mô hình LCH chuẩn đối lập hai phiên bản mở rộng của mô hình này: việc san bằng chỉ một phần tiêu dùng tỏ ra quá nhạy cảm với những biến thiên hiện hành (cũng như những biến thiên trong quá khứ) của thu nhập được một số tác giả gán cho tiết kiệm dự phòng trước những nguồn lực không chắc chắn và cho những ràng buộc thanh khoản (Carroll, 1992; Deaton, 1992) trong lúc một số tác giả khác lại gán cho sự thay đổi trong suốt vòng đời của những nhu cầu gắn với kích cỡ của gia đình và của cung lao động (Attnasio & Browning, 1995).

Lịch sử

Laurence Kotlikoff (1951-)

Đặt LCH trong tiến hoá của những lí thuyết và sự kiện dẫn đến việc xem xét hai lĩnh vực tương đối độc lập với nhau: di sản và hàm tiêu dùng. Đối với di sản, kinh tế học bao giờ cũng là khoa học về của cải. Nhưng các nhà cổ điển lớn (Smith, Say, Ricardo, Marx) quan tâm đến việc phân phối của cải giữa những nhân tố sản xuất khác nhau hay giữa các giai cấp hơn là đến cơ nghiệp của những cá thể. Tuy bác bỏ cách đặt vấn đề này, nhưng các nhà tân cổ điển (Marshall) nhìn tiết kiệm như một hành động có lợi vì là nguồn gốc của vốn sản xuất, và khuyến khích các cá thể dự trù cho những chân trời xa hơn, vượt quá chính sự tồn tại của bản thân. Keynes (1936) đưa vào một sự đoạn tuyệt tước đi cương vị đáng mong muốn của tiết kiệm: đơn giản chỉ là một phần của thu nhập hiện hành mà người tiêu dùng nhịn chi tiêu tiêu dùng, tiết kiệm chỉ là một số kết và là một hành động tiêu cựccần được phân bit một cách triệt để với hành động tích cựccủa đầu tư, một hành động được lồng vào một cách nhìn dài hạn và trực thuộc vào những yếu tố giải thích khác.

Nicholas Kaldor (1908-1986)

Luigi Pasinetti (1930-)

Sự phân đôi keynesian này sẽ có một sự kế thừa phong phú. Phân đôi này tạo cảm hứng cho những mô hình hậu keynesian (Kaldor, Pasinetti) tổng hợp những trào lưu trước đó bằng cách đối lập hai loại tác nhân: người tiêu dùng-lao động, tác nhân thụ động thường bị thanh khoản ràng buộc, tiết kiệm ít và chủ yếu dưới dạng tiền mặt để giao dịch hay để dự phòng (và sản phẩm lâu bền); nhà tư bản-đầu tư tích luỹ vì những lí do khác nhau vì quyền lực, lợi tức, uy tín hay để gia tài , mà phần lớn sản phẩm được truyền lại cho thế hệ sau. Công lao của LCH là đưa vào một khuôn mặt thứ ba, người tiết kiệm của vòng đời tích luỹ một cách có ý nghĩa nhưng chỉ cho riêng bản thân mình: nếu tuổi thọ là chắc chắn (LCH chuẩn) thì người tiết kiệm sẽ không để lại gì cả sau khi chết đi; trong thực tiễn, người này có thể để lại một di sản đáng kể tương ứng với tiêu dùng của người đó nếu được thượng đế cho sống lâu hơn trong trường hợp này người ta nói đến di sản tai nạn hay di sản dự phòng. Dù sao đi nữa, có thể chỉ ra là những hướng mở rộng LCH biến giả thiết này thành một lí thuyết về sự tích luỹ di sản an toàn và hưởng thụ của những giai cấp trung lưu: lí thuyết này phân tích tốt sự kiện lịch sử là việc phổ biến rộng việc sở hữu (kể từ 1920 và nhất là từ 1945), dưới dạng những sản phẩm lâu bền, nhà ở, thanh khoản, cổ phần quần chúng hay quyền hưu trí (Masson, 1991).

Milton Friedman (1912-2006)
James Duesenberry (1918-2009)

Trong hầu hết các sách giáo khoa, việc trình bày những lí thuyết về hàm tiêu dùng, dành một chỗ không mấy vẻ vang cho LCH, sau khi điểm qua những bậc thầy: trước hết là Keynes và qui luật tâm lí cơ bản; rồi Duesenberry được coi là tác giả đã trình bày hai cách giải thích không liên quan đến những hành vi tiêu dùng, một cách dựa trên những hiệu ứng phô trương và bắt chước, và một cách (mà tác giả chia sẻ cùng với Brown) về những hiệu ứng bánh cóc và sức ì của thói quen; cuối cùng và nhất là Friedman, người được xem là đã cung cấp giải pháp dứt điểm với khái niệm thu nhập thường xuyên. Cương vị của LCH không được xác định rõ ràng: người ta nói đến hàm tổng tiêu dùng thu được có dạng keynesian với một hiệu ứng của cải , hay việc đưa vào sự phụ thuộc giữa tiết kiệm và tuổi tác, một điểm gần với mô hình của Friedman mà LCH chỉ là một phụ lục cồng kềnh

Franco Modigliani (1918-2003)

Cách trình bày này che khuất hoàn toàn sự kiện là sự phân đôi keynesian giữa tiết kiệm và đầu tư vẫn là chỗ dựa cho hầu hết những lí thuyết về hàm tiêu dùng, kể cả PIH nhưng ngoại trừ LCH: tất cả hay hầu hết đều gán cho tiết kiệm một tính dư thừa. Sau sự đoạn tuyệt của Keynes, quả thật là LCH đánh dấu một đoạn tuyệt thứ hai, trong chừng mực là giả thiết này một cách rõ ràng đưa vào một động cơ đặc thù của việc tích luỹ việc san bằng tiêu dùng trên toàn bộ vòng đời , mà tiết kiệm cho những ngày về hưu là một trong những thành tố. Như thế LCH là mô hình giải thích duy nhất và nhất quán về mức tổng gộp của tỉ suất tiết kiệm. Trong phiên bản chuẩn của mô hình này, tỉ suất tiết kiệm này chủ yếu phụ thuộc theo cùng chiều vào tổng tỉ suất tăng trưởng, kinh tế và dân số của đất nước (ngược lại, kích cỡ của tổng thu nhập quốc gia không có ảnh hưởng). Hiện tượng hump saving giải thích kết quả này: trong một nền kinh tế dừng, tích luỹ di sản có thể là quan trọng nhưng tỉ suất tiết kiệm là bằng không, thôi tiết kiệm của người già bù đắp vừa đúng tiết kiệm của người trẻ, nếu có tăng trưởng thì tỉ suất tăng trưởng là dương, do hoặc là có nhiều người trẻ hơn, hoặc là do người trẻ có thu nhập và do đó có một tiết kiệm lớn hơn tiết kiệm của người già. Trong việc mở rộng LCH có sự can dự của nhiều nhân tố: tỉ suất tiết kiệm phụ thuộc cùng chiều với tỉ suất tiến bộ kĩ thuật, kì vọng sống, độ dài của hưu trí, những ràng buộc thanh khoản hay tiếp cận tín dụng, và phụ thuộc ngược chiều với sự ưa thích hiện tại (xem dưới đây) và bảo hiểm hưu trí hiệu ứng của lãi suất là không rõ ràng (Modigliani, 1986; Deaton, 1992).

Nhưng LCH còn có một khác biệt thứ hai so với những lí thuyết khác về hàm tiêu dùng. Trong lúc Friedman (1957) vẫn còn thuộc về truyền thống thực nghiệm của thời đó, một truyền thống tập trung vào những đặc tính của những hàm cầu thì LCH lại dựa trực tiếp trên việc hình thức hoá tân cổ điển về việc tối đa hoá dưới ràng buộc một hàm lợi ích liên thời gian được chỉ định rõ ràng.

Hình thức hoá (mô hình chuẩn)

Dưới đây ta chọn một hình thức hoá với thời gian liên tục t, đơn giản hơn. Mô hình vòng đời chuẩn dựa trên bốn giả thiết: 1) những thị trường vốn hoàn hảo, cho phép tự do đầu tư hay đi vay theo cùng một lãi suất r (được giả định là không đổi); 2) sự tồn tại của những tương đương với sự chắc chắn (tính trung lập của rủi ro), đặc biệt là đối với tuổi thọ bằng với T; 3) những nguồn lực Y(t), thu nhập của lao động hay của những chuyển nhượng, ngoại sinh những quyết định tiết kiệm được giả định là tách biệt với những lựa chọn cung lao động hay lựa chọn giáo dục của cá thể, cũng như tách biệt với những chuyển nhượng về vốn con người nhận được từ bố mẹ; 4) không có chuyển giao di sản nhận hay cho.

Trong khuôn khổ này, người tiêu dùng tối đa hoá một hàm lợi ích U chỉ phụ thuộc vào tổng khối lượng tiêu dùng, tức C(t) tại thời điểm t. Hơn nữa, những ràng buộc duy nhất người tiêu dùng phải đối mặt là những ràng buộc ngân sách tức thì, liên quan đến tiến hoá của tài sản thuần, A(t), mà đạo hàm đối với thời gian được kí hiệu là dA(t)/dt:

dA(t)/dt = rA(t) + Y(t) - C(t) = R(t) - C(t)       (1)

biến thiên (thực tế) của di sản tại thời điểm t bằng với tiết kiệm, số kết của tổng thu nhập (R(t)) và tiêu dùng. (Tuy nhiên trong thực tiễn, quan hệ này đòi hỏi những định nghĩa rất chính xác về các biến, được tính theo số hạng thực tế: C bao gồm cả dịch vụ của những sản phẩm lâu bền, A là số tiền của C, Y là thu nhập sử dụng (sau khi trừ thuế và đóng góp xã hội); r bao gồm lợi tức và lãi chuyển nhượng của di sản sau khi trừ thuế và khấu hao vốn...).

Hơn nữa, những ràng buộc ngân sách tức thì này có thể được tóm gọn thành một ràng buộc duy nhất, ràng buộc ngân sách sống còn buộc không được tiêu dùng nhiều hơn những gì ta có được trên toàn bộ vòng đời, tức là số tiền ban đầu của những nguồn lực W(0):


với A(t) = 0         (2)

Ta ghi nhận là cũng ràng buộc này có thể được viết ở thời điểm s, tuỳ theo những nguồn lực chưa được tiêu dùng W(s), liên quan đến phần còn lại của vòng đời, từ s đến T, và gồm có tài sản thuần A(s), và việc làm tăng giá trị của vốn con người.

Irving Fisher (1867-1947)
John M. Keynes (1883-1946)

Như thế trong mô hình chuẩn, người tiêu dùng tối đa hoá một hàm lợi ích liên thời gian, U[C(0)..., C(t)..., C(T)], chỉ dưới ràng buộc (2) thôi. Dạng được chọn của U bắt nguồn trực tiếp từ bốn đặc tính cơ bản do LCH (và bình thường là PIH) áp đặt cho hành vi tiêu dùng hay tiết kiệm. Hai đặc tính đầu đối lập với Duesenberry. Hành vi của người tiêu dùng là một hành vi tự chủ, trong chừng mực mà hành vi này chỉ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của tác nhân chứ không phụ thuộc vào sở thích hay lựa chọn của tác nhân khác; đó là một hành vi thuần tuý hướng đến tương lai, do chỉ phụ thuộc vào những dữ liệu hiện nay và những dữ liệu dự kiến chứ không phụ thuộc vào lịch sử hay thói quen của tác nhân: tóm lại, cá thể không nhìn bên trái lẫn bên phải, cũng không nhìn lui mà chỉ nhìn tới trước. Đặc tính thứ ba, theo đó tiêu dùng hay tiết kiệm, một cách tiên nghiệm, là tỉ lệ với số tiền của những nguồn lực, W(0) hay W(s), đối lập LCH và NIP với tất cả những lí thuyết khác về hàm tiêu dùng cũng như đối lập với cả một truyền thống lâu đời (bao gồm Keynes và Fisher) rõ ràng xem tiết kiệm như một sản phẩm xa xỉ. Do đó giả thiết về tính tỉ lệ này giữ một vai trò chiến lược thiết yếu, cho dù Friedman cũng như Modigliani đều cho là nó không thuộc hạt nhân rắn của chương trình nghiên cứu của họ; song điều này chỉ có thể biện minh được nếu tiết kiệm quả thật là dự trữ tiêu dùng được hoãn lại (nhưng không biện minh được trong trường hợp mà chính bản thân của cải cung cấp một lợi ích hiện tại). Đặc tính cuối đòi hỏi là một hành vi hoàn toàn duy lí phải có tính nhất quán trong thời gian (trước sau như một), và điều này tương ứng với tính ổn định của hệ thống những sở thích liên thời gian nằm đằng sau: nếu mọi việc xảy ra như trù liệu thì tiêu dùng mà người tiêu dùng trù liệu tại thời điểm ban đầu cho thời điểm t, E0C(t), quả thật sẽ là tiêu dùng của tác nhân này tại thời điểm t: E0C(t) = C(t).

Về mặt kĩ thuật, bốn đặc tính này tương ứng với một hàm lợi ích, U[C(0)..., C(t)..., C(T)], vì tự có những đặc tính tách thời gian (chính xác hơn, tách yếu và đệ qui mạnh). Nếu ta chỉ xét một tập con của những hàm này bằng cách áp đặt tính tách mạnh, tức tính cộng thời gian của những sở thích, thì ta có công thức sau:


 

 

 

với a(0) = 1, a(1) = 0, giảm theo t;        (3)

ut(C) = u(C)= C1 - (1/s)/ [1 - (1/s)];

s > 0 (s = 1; u logarithmique).               (4)

Thị hiếu của người tiêu dùng là không đổi và được biểu trưng bằng một hàm lợi ích tức thì, u, đồng co dãn, với là độ co dãn thay thế liên thời gian. Tham số tượng trưng cho hệ số hiện tại hoá (thời gian). Nói chung người ta thích sử dụng tỉ suất khấu hao của tương lai, d(t), tỉ suất này là, li lai dấu, đạo hàm lôga của hệ số hiện tại hoá; thường người ta chọn một tỉ suất không đổi và điều này tương ứng với một hiện tại hoá theo hàm mũ:

        d(t) = - [da(t)/d(t)]/a(t) = 0.

        tức là: a(t) = e-d(t) nếu d(t) = d;       (5)

d càng cao thì người tiêu dùng càng nôn nóng (Fisher, 1930) và chân trời dự báo của tác nhân này càng ngắn (cho cùng một tuổi thọ T).

Như thế, hai tham số về sở thích, sd, đủ để đặc trưng cho hành vi của người tiêu dùng. Giải chương tình tối đa hoá dưới ràng buộc (2) cho thấy là tỉ suất tăng trưởng tức thì của tiêu dùng, g(t), nghiệm đúng quan hệ:

       g(t) =[dC(t)/d(t)]/C(t) = s(r - d); s > 0      (6)

Tỉ suất tăng trưởng của tiêu dùng phản ứng ngược chiều, với một độ nhạy cảm được đo bằng độ co dãn s, với những biến thiên của hai tỉ suất hiện tại hoá: một gia tăng của lãi suất r khuyến khích hoãn lại tiêu dùng hiện nay để hưởng những lợi tức cao hơn của tiết kiệm, trong lúc một độ nôn nóng d cao hơn thúc đẩy tiêu dùng nhiều hơn ngay tức thì.

Còn hàm cầu được viết là:

C(t) = kt(r, d, T, s) W(t)

kt tăng dần với d, giảm dần với T.         (7)

Ngược lại tác động của lãi suất trên khuynh hướng tiêu dùng kt những nguồn lực sống còn là không rõ ràng, phụ thuộc vào giá trị của s: hiệu ứng thay thế này không được PIH xem xét. Thật ra hằng số kt tượng trưng cho giá trị khấu hao hàng năm của một đơn vị của cải. Khi s d bằng không thì kt bằng (1/T - t): do đó có sự lạm dụng, đặc trưng cho Friedman, để xem 1/kt như là độ dài của chân trời ra quyết định của tác nhân bằng cách giả định rằng dạng tiêu dùng liên thời gian được tác nhân mong muốn là dẹp.

Dù sao đi nữa, quan hệ (7) tóm tắt tốt những đặc tính của mô hình LCH chuẩn. Tiêu dùng chỉ chỉ phụ thuộc vào tổng số tiền những nguồn lực hiện nay và sắp tới, theo một quan hệ tỉ lệ; do đó hành vi là hướng đến tương lai và việc san bằng tiêu dùng là hoàn hảo, do tiêu dùng không phụ thuộc chút nào vào lịch kì hạn của những nguồn lực. Và hiện tượng hump saving vẫn còn giá trị chừng nào những thu nhập hoạt động không tăng quá cao tuỳ theo tuổi và chừng nào tỉ suất khấu hao tương lai là bị giới hạn.

Những mở rộng của mô hình vòng đời sản phẩm

Tất cả, hay gần như hầu hết, những hướng mở rộng có thể của phiên bản chuẩn đã được khai thác, cho ra đời một kinh văn vô cùng phong phú. Kết luận (quá) tổng quát là những hướng mở rộng này có thể đặt thành vấn đề ở những mức độ khác nhau hầu như tất cả những tiên đoán của mô hình chuẩn

Một số những phiên bản mở rộng này liên quan đến việc mở rộng tính duy lí: lợi ích của nhàn rỗi, dẫn đến một cung lao động ngoại sinh; động cơ chuyển giao dẫn đến những di sản tự nguyện Những thay đổi phát sinh so với phiên bản chuẩn còn giới hạn một khi giả định là những lựa chọn khác nhau nhàn rỗi và tiêu dùng, tiết kiệm vòng đời hay di sản là tách bạch, để có thể còn tiếp tục nghiên cứu hành vi tích luỹ một cách độc lập.

Một số phiên bản khác, gần đây hơn, đặt thành vấn đề tính không đổi của những nhu cầu trong suốt cả vòng đời (mô hình chuẩn LCH dường như tương ứng với một người độc lập luôn còn trẻ). Lợi ích tức thì, u[C(t), Z(t)], không chỉ tuỳ thuộc vào tiêu dùng mà còn phụ thuộc vào những biến Z, thường là những biến dân số, vốn là một chỉ báo của biến thiên của nhu cầu: nhu cầu tăng với kích cỡ của gia đình, giảm khi tuổi cao Như thế ta có thể tính đến một mức độ biến thiên nhất định của nhu cầu mà vẫn giữ logic hành vi của mô hình chuẩn (Attanasio & Browning, 1995).

Chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến những mở rộng đưa vào một môi trường thực tế hơn: bất trắc của thu nhập và của lãi suất (hay ngay cả của thị hiếu) tương lai, và bất trắc về tuổi thọ; tính không hoàn hảo của những thị trường vốn, đặc biệt là những hạn mức tín dụng và ràng buộc thanh khoản. Như thế, ta có thể giữ lại một hàm lợi ích liên thời gian U kiểu (3)-(4)-(5). Nếu cá thể tối đa hoá kì vọng lợi ích U của mình, (1/s) bằng - u²/u¢ nay tượng trưng cho mức độ ngại rủi ro tương đối và đặc biệt xác định những lựa chọn danh mục đầu tư. Hơn nữa, ràng buộc ngân sách tức thì (1), vốn có một vai trò then chốt, thường nghiệm đúng. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận là không còn giữ được quan hệ (2) và do đó cả quan hệ (7) nữa: tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào tổng những nguồn lực con người và không còn người mà còn phụ thuộc cả vào cơ cấu và lịch của những nguồn lực này; việc san bằng tiêu dùng chỉ là bộ phận và tất cả diễn ra như thể chân trời đã bị rút ngắn. Đặc biệt là của cải vật chất phải được cách biệt khỏi những thu nhập tương lai của vốn con người vì của cải này có những chức năng đặc thù của tiết kiệm dự phòng và dự trữ thanh khoản.

Friedman (1957) quả đã ý thức rằng sự bất trắc và tính không hoàn hảo của các thị trường khiến cho những điều chỉnh như thế trở nên cần thiết. Vấn đề là những điều chỉnh này là hoàn toàn không đủ (Zeldes, 1989). Đặc biệt là giả thiết những tương đương chắc chắn chỉ được giữ lại với một lợi ích toàn phương; giả thiết này hết đứng vững một khi tác nhân có một sự thận trọng dương sự thận trọng là đạo hàm cấp ba của lợi ích, u¢² (Kimball, 1990). Với những sở thích đồng co dãn kiểu (4) thì phương sai dự kiến của thu nhập tương lai tạo thên một tiết kiệm dự phòng và làm tăng tỉ suất tăng trưởng của tiêu dùng (quan hệ (6)). Hơn nữa, những ràng buộc thanh khoản hay ràng buộc vay mượn củng cố đông cơ dự phòng này một cách phức tạp (các mô hình hết còn có nghiệm giải tích). Cuối cùng, tiết kiệm dự phòng phát sinh do có bất trắc của thời lượng khi không có (hay bị từ chối) những tô suốt đời có thể dẫn đến những di sản lớn và làm giảm nhiều nhịp độ tiêu dùng di sản vào cuối đời (Davies, 1981).

Triển vọng

Nếu quả là hoài công nếu lập luận đến bất tận về những công lao của Friedman và Modigliani thì dù sao đi nữa nguồn gốc chung và những nét gần nhau của hai lí thuyết fisherian này che khuất một tiến hoá thiết yếu. Những phát triển hiện nay của LCH đánh dấu một sự đoạn tuyệt quan trọng không chỉ đối với Keynes mà cả đối với PIH. Dựa trên một hình thức hoá tân cổ điển chặt chẽ, giả thiết vòng đời nay trở thành một mô hình kinh tế vi mô tổng quát về những quyết định tiêu dùng và tiết kiệm, và cả về những lựa chọn tài chính của các hộ gia đình. Nếu muốn phác hoạ những tương lai có thể của LCH thì những lí thuyết cạnh tranh nghiêm túc nhất ta có thể đối lập với LCH không phải là những lí thuyết về (hàm) tiêu dùng, mà lịch sử có vẻ là đã hoàn tất và khép lại.

Những phê phán nghiêm túc nhất ngày nay nhắm vào LCH thuộc một cấp độ khác. Một số phê phán rằng LCH cung cấp một mô tả những hành vi di sản chỉ áp dụng được cho những giai cấp trung lưu, và đặc biệt loại trừ những tầng lớp giàu nhất. Một số phê phán khác chĩa mũi dùi vào cách nhìn thuần tuý trong nội bộ của thế hệ của cá thể hay của hộ gia đình, cắt đứt khỏi những quan hệ gia đình, những quan hệ với song thân (gia tài thừa hưởng) cũng như với những người kế thừa (giáo dục và gia tài để lại cho con): những mô hình gia đình, được phát triển tiếp bước theo Becker (1991), bác bỏ LCH vì giả thiết độc lập của những lựa chọn tiết kiệm đối với những hành vi khác, có tính nghề nghiệp hay gia đình, và từ chối xem hộ gia đình như một đơn vị ra quyết định độc lập.

Robert Barro (1944-)


Một số phê phán khác nữa tập trung vào chân trời riêng của LCH, được giới hạn chính xác hơn bằng tuổi thọ của vòng đời: những phê phán này đòi hỏi chân trời quyết định là phải ngắn hơn hoặc dài hơn. Những mô hình buffer-stock (quĩ có điều kiện) vẫn giữ khuôn khổ lí thuyết của LCH, nhưng cuối cùng tìm cách tìm lại, một cách nhất quán, những trực giác ban đầu của Friedman. Vừa thận trọng, vừa nôn nóng (d cao hay thu nhập hoạt động tăng mạnh), người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm của mình, với số tiền hạn chế, chỉ như một tấm đệm (buffer) để làm giảm bớt những cú sốc ngẫu nhiên ảnh hưởng đến thu nhập của mình: việc san bằng những tiêu dùng chỉ có tính bộ phận và di sản hợp thành một dự trữ thanh khoản hay một tiết kiệm dự phòng trong trung hạn không thôi, không có bất kì hiện tượng hump saving nào cả (Carroll, 1992; Deaton, 1992). Ngược lại, những mô hình liên thế hệ vị tha, gán cho tác nhân một chân trời dòng họ dài hơn chân trời của LCH (Barro, 1974; Becker, 1991) bác bỏ ý cho rằng có thể tiết hành tiết kiệm chỉ riêng cho bản thân của tác nhân.



ATTANASIO O. P. & BROWNING M., Consumption over the Life Cycle and over the Business Cycle”, American Economic Review, 1995, 85(5), p. 1118-1137. BARRO R. J., Are government bonds net weath?, Journal of Political Economy, 1974, 82 (5), p. 1118-1137. BECKER G. S., A Treatise on the Family, Harvard University Press, 2nd enlarged ed., 1991. CARROLL C. D., The Buffer-stock Theory of Saving: Some Macroeconomic Evidence, Brookings Papers on Economic Activity, 1992, vol. 2, 61-156. DAVIES J. B., Uncertain Lifetime, Consumption and Dissaving in Retirement, Journal of Political Economy, 1981, 89 (3), 561-577. DEATON A. S., Understanding Consumption, Oxford, Clarendon Press, 1992. DUESENBERRY J. S., Income, Saving, and the Theory of Consumption Behavior, Cambridge (Mass.), Harvard University Press, 1949. FELDSTEIN M., Social Security, Induced Retirement and Aggregate Capital Accumulation, Journal of Political Economy, 1974, 82 (5), 905-926. FISHER I., The Theory of Interest, New York, Macmillan, 1948. FRIEDMAN M., A Theory of the Consumption Function, NBER, Princeton University Press, 1957. HARROD R. F., Towards a Dynamic Economics, London, Macmillan, 1948. KESSLER D. & MASSON A, chủ biên, La théorie du cycle de vie, numéro spécial (en anglais), Annales déconomie et de statistiques, 9, 1988; Bequest and Weath Accumulation: Are Some Pieces of the Puzzle Missing?, Journal of Economic Perspectives, 1989, 3 (3), 141-152. KEYNES J. M., The General Theory of Employment, Interest and Money, New York, Harcourt Brace, 1936. KIMBALL M. S., Precautionnary Saving in the Small and in the Large, Econometrica, 1990, 58, 534-573. MASSON A., La théorie du cycle de vie illustrée, Risques, 1991, 7, 75-100. MODIGLIANI F., Life Cycle, Individual Thrift and the Weath of Nations[*] (Nobel Lecture), American Economic Review, 1986, 76 (3), 297-313. MODIGLIANI F. & BRUMBERG R., Utility Analysis and the Consumption Function: an Interpretation of Cross-section data, in KURIHARA K. K., chủ biên, Post Keynesian Economics, Rutgers University Press, 1954, 388-436. ZELDES S. P., Optimal Consumption with Stochastic Income: Deviation from Certain Equivalence, Quarterly Journal of Economics, 1989, 104, p. 275-298.


André MASSON

Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), Khoa và phòng kinh tế lí thuyết và ứng dụng (DELTA) và Trường cao đẳng sư phạm (ENS) (Paris)

Nguyễn Đôn Phước dịch

Của cải; Di sản; Dự kiến; Điều khiển tối ưu; Kinh tế học vi mô; Gia đình; Học thuyết Keynes; Hưu trí; Thời gian; Tiết kiệm; Duy lí tân cổ điển (tính); Vị tha (học thuyết).

Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, Claude Jessua, Christian Labrousse và Daniel Vitry (đồng chủ biên), PUF, Paris, 2001.




Chú thích:

[*] bản dịch tiếng Việt: “Vòng đời, tiết kiệm cá nhân và của cải của các quốc gia”, trong Các thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế, tập 2: 1981-1990, trang 242-278, Hà Nội, 2000, nhà xuất bản Chính trị quốc gia (ND).

Print Friendly and PDF