6.7.15

Ông Keynes và các “nhà cổ điển”



John R. Hicks (1904-1989)

Ông Keynes và các nhà cổ điển: gợi ý một cách hiểu

Bạn đọc ít từ tâm nhất hẳn sẽ công nhận là tính châm biến của Lí thuyết tổng quát của ông Keynes đã nâng cao giá trị tiêu khiển của tác phẩm này. Song cũng rõ ràng là Dunciad đã làm cho không ít bạn đọc bối rối. Ngay cả khi họ đã bị những lí lẽ của ông Keynes thuyết phục và khiêm tốn nhìn nhận rằng mình đã từng là những “nhà kinh tế cổ điển” thì họ cũng khó nhớ rằng trong những ngày chưa đổi mới đó họ đã tin vào những điều mà ông Keynes bảo họ đã từng tin [...]
Một trong những nguyên nhân của tình hình này chắc chắn có thể tìm thấy trong việc ông Keynes coi những tác phẩm mới đây của giáo sư Pigou, đặc biệt là cuốn The Theory of Employment (Lí thuyết thất nghiệp) như là tiêu biểu cho “kinh tế cổ điển”. Hiện nay quyển Lí thuyết thất nghiệp là hoàn toàn mới và vô cùng khó, do đó có thể yên tâm nói rằng nó chưa ảnh hưởng gì lớn đến việc giảng dạy thông thường môn kinh tế. Đối với đa số, học thuyết của nó cũng lạ và mới như học thuyết của ông Keynes. Bởi thế một nhà kinh tế bình thường càng thêm bối rối khi được biết là mình đã từng tin vào những điều đó.
Lí thuyết tổng quát về việc làm là một quyến sách bổ ích; nhưng nó không phải là điểm xuất phát cũng như không phải là điểm kết thúc của kinh tế học về động thái.
John R. Hicks
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguyên tác: “Mr. Keynes andthe “Classics”; A Suggested Interpretation”, Econometrica, Vol V, 1937, trang 147-159.

Print Friendly and PDF