2.9.15

Laffont Jean-Jacques, Tirole Jean



Laffont Jean-Jacques, Tirole Jean

A Theory of Incentives in Procurement and Regulation
Cambridge (Mass.), The MIT Press, 1993
Một lí thuyết động viên cho các chính sách mua sắm công cộng và qui định hóa là đỉnh điểm của mười năm nghiên cứu về một cách tiếp cận mới trong kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng. Năm 1988, Jean Tirole công bố một tổng hợp tuyệt vời những tiến bộ, đạt được nhờ việc vận dụng lí thuyết trò chơi, trong tổ chức công nghiệp (Tirole, 1988). Kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng, theo một nghĩa nào đó, là sự nối dài của tổ chức công nghiệp trong kinh tế học công cộng. Chuyên ngành này nghiên cứu sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào sự tổ chức công nghiệp của nền kinh tế. Cũng như tổ chức công nghiệp đã được lí thuyết trò chơi biến đổi một cách sâu sắc, kinh tế học về sự quy định hóa và những mua sắm công cộng được lí thuyết hợp đồng, “đứa con tinh thần” của lí thuyết trò chơi biến đổi.
Trong lí thuyết hợp đồng, chủ đề trung tâm là thông tin không đối xứng giữa người ủy quyền (principal) và người đại diện (agent). Chính vì thế mà lí thuyết này thường được gọi dưới tên tổng quát hơn là kinh tế học thông tin[*]. Người ủy quyền đề nghị một hợp đồng với người đại diện cho mình, được giả định là có thông tin tốt hơn người ủy quyền trên một điểm thiết yếu của hợp đồng này. Để là tối ưu, hợp đồng này phải tính đến một cách rõ ràng những biện pháp động viên người ủy quyền trong việc tận dụng thông tin của mình. Ví dụ, trong kinh tế học về sự quy định hóa, người ủy quyền là người ra quy định và người đại diện là doanh nghiệp bị quy định ràng buộc. Doanh nghiệp có thông tin tốt hơn về năng lực sản xuất (ví dụ, các chi phí) của mình. Vai trò của người ra quy định là thiết kế một hợp đồng cho phép tối thiểu hóa chi phí sản xuất của sản phẩm bị quy định hóa.

Tác phẩm của Laffont và Tirole sẽ còn tiếp tục phát huy ảnh hưởng đến các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành. Cuốn sách mới nhất của họ (Laffont và Tirole, 2000) là một ví dụ hoành tráng của việc áp dụng các lí thuyết mới của kinh tế học về quy định hóa và mua sắm công cộng vào thị trường viễn thông. Đó cũng là một mẫu mực để các nhà kinh tế đánh giá những ngành công nghiệp khác noi theo.
Jacques Lawarrée
Đại học Washington
Nguyễn Đôn Phước dịch
Thư mục
Baron D. và Myerson R. (1982), “Regulating a Monopolist with Unknown Costs”, Econometrica, 50(4), p. 911-930.
Finsinger J. và Vogelsang I. (1981), “Alternative Institutional Frameworks for Price Incentive Mechanism”, Kyklos, 34(3), p. 388-404.
Laffont J.-.J. (2000), Incentives and Political Economy, Oxford, Oxford University Press.
Laffont J.-.J. và Tirole J. (1993), A Theory of Incentives in Procurement and Regulation, Cambridge, Mass., MIT Press.
Laffont J.-.J. và Tirole J. (2000), Competition in Telecommunications, Cambridge, Mass., MIT Press.
Roland G. (2000), Transition Economics, Cambridge, Mass., MIT Press.
Sappington D. và Sibley D. (1988), “Regulating without Cost Information: The Incrimental Surplus Subsidy Scheme”, International Economic Review, 29(2), p. 297-306.
Spulber S. (1989), Regulation and Markets, Cambridge, Mass., MIT Press.
Tirole J. (1998), A Theory of Industrial Organization, Cambridge, Mass., MIT Press. 
Tirole J. (1996), “Hierarchies and Bureaucraties: On the Role of Collusion in Organizations”, Journal of Law and Economics and Organization, 2(2), p. 181-214.
Train K. (1991), Optimal Regulation, Cambridge, Mass., MIT Press.
Vogelsang I. và Finsinger J. (1979), “A Regulatory Adjustment Process for Optimal Pricing by Multiproduct Monopoly Firms”, Bell Journal of Economics, 10(1), p. 157-171.
Akerlof, “The Market for “Lemons”, Leibenstein, Beyond Economic Man, Stigler, The Citizen and the State
Nguồn: Xavier Greffe, Jérôme Lallement, Michel de Vroey, Dictionnaire des grandes oeuvres économiques, Dalloz, Paris, 2002, trang 263-270.




[*] Có thể tham khảo Kinh tế học vi mô mới của Pierre Cahuc, NXB Tri thức, Hà Nội, 2015 (ND).


Print Friendly and PDF