4.6.16

Những điều Paul Krugman cần biết về Kinh tế học Tiến hóa



Những điều Paul Krugman cần biết về Kinh tế học Tiến hóa
Kinh tế học chuẩn thay đổi để phù hợp với lý thuyết tiến hóa
David Sloan Wilson
Sau lời phàn nàn rằng công cuộc tìm kiếm linh hồn của kinh tế diễn ra từ năm 2008 bỏ qua lý thuyết tiến hóa, tôi được biết bài nói chuyện của Paul Krugman ở Hiệp hội châu Âu về kinh tế học chính trị tiến hóa năm 1996. Tôi đã đọc nó từ trước nhưng khi nhớ lại, tôi thấy nó mang đến cơ hội tuyệt vời để phản ánh những thay đổi đã diễn ra trong lĩnh vực riêng của tôi về khoa học tiến hóa trong suốt hai thập niên qua.
George C. Williams (1926-2010)
Paul Krugman (1953-)
Bài nói chuyện của Krugman, được in lại ở đây với sự cho phép của ông, có tựa đề “Những nhà kinh tế có thể học được gì từ các nhà lý thuyết tiến hóa”. Ông bắt đầu bằng việc thừa nhận rằng khán giả của ông có thể biết nhiều hơn ông về quá trình tiến hóa liên quan đến kinh tế học, sau đó chứng tỏ một cách ấn tượng hiểu biết của ông về các tài liệu về tiến hóa, bao gồm những nhân vật lớn như George C. Williams, William D. Hamilton, John Maynard Smith, Richard Dawkins, và Stephen Jay Gould. Ông thú nhận mình là “người hâm mộ tiến hóa”, thậm chí đến mức đọc các tài liệu cơ bản mà không chỉ các tài liệu nổi tiếng.
Richard Dawkins (1941-)
Stephen Jay Gould (1941-2002)
Đối với Krugman, thông điệp đóng gói sẵn của lý thuyết tiến hóa là gì? Chủ yếu thông điệp đó là khẳng định “kinh tế học chuẩn”, ít nhất là trong dạng thức mà ông thực hành. Trong suy nghĩ của mình, ông là “kiểu người theo trường phái tối-đa-hóa-và-trạng-thái-cân bằng”, người đã và đang “mở rộng các chiều kích, nhưng không phá vỡ nó”. Ông chỉ ra bốn thành phần của kinh tế học chuẩn:
1) Kinh tế học là về những gì mà các cá nhân làm. “Phương pháp cá nhân luận là điều cốt yếu”.
2) Các cá nhân là tư lợi.
3) Các cá nhân thì thông minh và tối đa hóa tư lợi của mình.
4) Các nhà kinh tế quan tâm tới sự tương tác của các cá nhân như vậy, đặc biệt là phỏng đoán bàn tay vô hình cho rằng việc theo đuổi tư lợi một cách thông minh sẽ có lợi cho lợi ích chung.
William D. Hamilton (1936-2000)
Krugman thấy tiến hóa như là một “lĩnh vực có mối quan hệ gần gũi” giữa những thành phần kể trên ngoại trừ thành phần thứ ba: “Sự khác biệt chính giữa lý thuyết tiến hóa và kinh tế học là trong khi các nhà kinh tế thường cho rằng các tác nhân trong mô hình của họ rất thông minh trong việc tìm kiếm chiến lược tốt nhất… những nhà tiến hóa không e ngại về giả định hành vi có tầm nhìn gần. Thật vậy, hành vi có tầm nhìn gần là điều cốt yếu trong quan điểm của họ”.
Theo quan điểm của tôi, Krugman có nhiều điểm đúng và một vài điểm sai trong đánh giá của ông về khoa học tiến hóa chủ đạo năm 1996. Ông đã đúng khi cho rằng tư lợi được xem là nguyên tắc giải thích lớn. Ông cũng đúng khi cho rằng những nhà lý thuyết tiến hóa sử dụng các mô hình trạng thái cân bằng và tối ưu hóa, giống như các nhà kinh tế. Điểm lớn nhất mà ông đã sai liên quan đến thành phần thứ tư. Các nhà kinh tế giả định rằng khi các cá nhân tư lợi tương tác, họ được dẫn dắt như thể bởi một bàn tay vô hình đến việc làm có lợi cho lợi ích chung. Hầu hết các nhà lý thuyết tiến hóa năm 1996 đã có thể gọi giả định này là “chọn lọc nhóm ngây thơ”.
Charles Darwin (1809 - 1882)
Darwin nhận ra rằng chọn lọc giữa các cá nhân trong các nhóm hiếm khi dẫn đến những hành vi có lợi cho toàn bộ nhóm, một điều đòi hỏi phải có chọn lọc ở cấp độ nhóm. Trong quyển sách năm 1966 Thích nghi và chọn lọc tự nhiên (Adaptation and Natural Selection), George C. Williams đã đồng ý với đánh giá của Darwin và bổ sung rằng chọn lọc giữa các nhóm, trong khi có thể về nguyên tắc, hầu như luôn yếu so với chọn lọc trong nội bộ nhóm. Kết quả là, Williams mạnh mẽ khẳng định rằng sự thích nghi ở cấp độ nhóm không tồn tại trên thực tế. Không có bàn tay vô hình hoán đổi tư lợi thành lợi ích chung. Thay vào đó, đời là bể khổ sau đó thì bạn chết. Hoặc như Williams từng nói, Mẹ thiên nhiên là một mụ phù thủy già độc ác”.
Đánh giá theo lý thuyết thích hợp toàn diện và lòng vị tha đối ứng cũng không mấy khả quan hơn. Chúng giải thích hợp tác có thể mở rộng đến bà con di truyền và cá nhân không liên quan ở quy mô nhỏ như thế nào, nhưng không thể giải thích các xã hội đơn loài hoặc hệ sinh thái đa loài lớn hơn tiến hóa để hoạt động như các đơn vị liên minh như thế nào.
Thomas H. Huxley (1825-1895)
Ý tưởng cho rằng tổ chức chức năng tồn tại ở các cấp thấp hơn trong hệ thống thứ bậc sinh học, chẳng hạn như các sinh vật riêng lẻ, nhưng sau đó không còn tồn tại ở các cấp cao hơn, chẳng hạn như các nhóm xã hội và các hệ sinh thái, là phản đề sâu sắc đối với thế giới quan Thiên chúa, trong đó giả định rằng vũ trụ do Thượng đế tạo ra phải được hài hòa từ trên xuống dưới. Trong khi Darwin đã phần nào không nói về chủ đề này, Thomas Huxley bền bỉ thể hiện ầm ĩ trong bài tiểu luận về Tiến hóa và Đạo đức (Evolution and Ethics) công bố năm 1893. Huxley đã nhấn mạnh rằng tiến hóa không làm cho mọi thứ tốt đẹp và rằng xã hội loài người có đạo đức cần phải tu dưỡng, theo cùng cách thức mà khu vườn phải được canh tác để tránh các loài khó chịu. Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà bài tiểu luận của Huxley trong ấn bản năm 1989 có cả bài bình luận dài của George C. Williams.
Garrett Hardin (1915-2003)
Nếu sự bất đồng giữa các ngành có quan hệ với nhau như kinh tế học và tiến hóa về thành phần thứ ba theo xác định của Krugman là tương đối nhỏ thì sự bất đồng về thành phần thứ tư là rất lớn. Lý thuyết tiến hóa chủ đạo năm 1996 không mang đến sự đảm bảo cho giả định “trên thực tế, quyết định được ra ở cấp độ cá nhân sẽ là những quyết định tốt nhất cho toàn bộ xã hội”, như nhà sinh thái học Garrett Hardin đã mô tả nguyên tắc tự do kinh doanh trong bài tiểu luận kinh điển năm 1968 của ông về thảm kịch của những sản phẩm chung[1].
Eors Szathmary (1959-)
Quá nhiều cho lý thuyết tiến hóa chủ đạo năm 1996. bất kỳ điều gì đáng chú ý xảy ra kể từ đó? Hoàn toàn có, mặc dù những phát triển mới lịch sử lâu dài như các quan điểm không chính thống. Hãy bắt đầu với nhà sinh học tế bào Lynn Margulis, người đề xuất trong những năm 1970 rằng các tế bào có nhân không tiến hóa theo các bước đột biến nhỏ từ các tế bào vi khuẩn, mà cộng đồng cộng sinh của các tế bào vi khuẩn trở nên tích hợp theo chức năng khiến chúng đủ điều kiện là “siêu tổ chức” cấp cao hơn bởi chính khả năng của chúng. John Maynard Smith Eors Szathmary khái quát ý tưởng này năm 1990 gọi là “những chuyển hóa tiến hóa lớn- chuyển đổi các nhóm của sinh vật thành các nhóm như sinh vật. Ngoài việc chuyển hóa lớn do Margulis xác định, các chuyển hóa lớn khác có thể bao gồm nguồn gốc sự sống như các nhóm phản ứng phân tử hợp tác, các tế bào đầu tiên, các sinh vật đa bào, các bầy côn trùng xã hội – và các xã hội loài người.
Elliott Sober (1948-)
Robert Boyd (1948-)
Maynard Smith đứng về phía Williams trong việc bác bỏ chọn lọc nhóm trong những năm 1960 nhưng thay đổi suy nghĩ của mình theo những chuyển hóa tiến hóa lớn. Ý tưởng cơ bản là sự cân bằng giữa các cấp độ chọn lọc không phải là tĩnh mà là có thể tự thân tiến triển. Một chuyển hóa lớn xảy ra khi các cơ chế tiến triển làm ức chế tiềm năng các dạng thức gây rối của chọn lọc trong nội bộ nhóm, do đó chọn lọc giữa các nhóm trở thành lực lượng tiến hóa chi phối. Lưu ý rằng công thức của ông thừa nhận sự tồn tại của các dạng thức chọn lọc trong nội bộ nhóm là rất tốt cho nhóm, và sẽ được ưa chuộng bởi chọn lọc ở cấp độ nhóm cùng với những đặc điểm công khai hợp tác hơn.
Peter Richardson (1951-)
Những phát triển đáng chú ý khác bao gồm đánh giá lại sự hợp lý của chọn lọc giữa các nhóm (bao gồm Đến những nhóm khác (Unto Others), quyển sách của tôi với Elliott Sober năm 1998) và sự khởi đầu của khung lý thuyết cho việc nghiên cứu về tiến hóa văn hóa (bao gồm quyển sách Văn hóa và quá trình tiến hóa (Culture and the Evolutionary Process) của Robert Boyd và Peter Richardson năm 1985). Maynard Smith và Szathmary phần nào hơi rụt rè trong suy đoán về sự tiến hóa của loài người như một chuyển hóa lớn, nhưng những tác giả sau này đã trở nên táo bạo hơn. Với hiểu biết tốt nhất của chúng ta hiện tại, sự kiện quan trọng trong sự tiến hóa của loài người là khả năng ngăn chặn các hành vi tự gây rối trong các nhóm, do đó chọn lọc giữa các nhóm trở thành động lực tiến hóa chiếm ưu thế. Các đặc điểm đặc biệt nhất của con người như hợp tác giữa những người không có họ hàng, duy trì lượng biểu tượng chung, và truyền thông tin đã học xuyên thế hệ là các dạng thức hợp tác (theo nghĩa rộng) đã tiến triển bằng chọn lọc giữa các nhóm. Chọn lọc nhóm là động lực đặc biệt mạnh mẽ trong sự tiến hóa văn hóa của loài người, bất kể sự tiến hóa di truyền hoạt động mạnh mẽ như thế nào. Phần cuối bài tiểu luận của tôi sẽ liệt kê tuyển tập các quyển sách trình bày những chủ đề này.
Quay trở lại với bốn thành phần của kinh tế học theo Krugman khi cân nhắc những phát triển trên trong lý thuyết tiến hóa.
Donald T. Campbell (1916-1996)
1) Kinh tế học là về những gì mà các cá nhân làm. “Phương pháp cá nhân luận là điều cốt yếu”. Không còn nữa. Nhà tâm lý học xã hội thời kỳ cuối Donald Campbell, người sớm tiên phong của những phát triển hiện nay, cho biết về phương pháp cá nhân luận năm 1994[2]: “Phương pháp cá nhân luận thống trị lĩnh vực lân cận của kinh tế học, nhiều lĩnh vực trong xã hội học, và tất cả các chuyến du ngoạn của tâm lý học đi vào lý thuyết tổ chức. Đây là tín điều mà tất cả các quá trình nhóm xã hội loài người được giải thích bởi quy luật hành vi cá nhân – các nhóm và các tổ chức xã hội không là thực tại về mặt bản thể luận – khi được dùng, tham khảo đến các tổ chức, v.v. nhưng là tóm tắt thuận tiện của hành vi cá nhân”. Giáo điều này có thể được biện minh về mặt lý thuyết trong các trường hợp khi chọn lọc diễn ra hoàn toàn trong các nhóm (trong trường hợp các tác động cấp độ nhóm là sản phẩm phụ ngẫu nhiên), nhưng không thể được biện minh khi các nhóm là đơn vị của sự chọn lọc. Hoặc nếu bạn thích, các nhóm trở thành những cá nhân khi chọn lọc vận động ở cấp độ nhóm.
2) Các cá nhân là tư lợi. Không còn nữa, ít nhất là không hoàn toàn. Trong quyển sách mới nhất của tôi, Lòng vị thatồn tại? (Does Altruism Exist?), tôi nhấn mạnh rằng lòng vị tha phải được định nghĩa tách biệt về mặt hành động so với những suy nghĩ và cảm xúc mối quan hệ phức tạp tồn tại giữa hai điều này. Khi lòng vị tha được định nghĩa về mặt hành động và về sự thích hợp tương đối trong và giữa các nhóm, trong hầu hết thời gian thì con người thường vị tha.
3) Các cá nhân thì thông minh và tối đa hóa lợi ích tư của mình. Krugman đã nhận diện có khoảng cách giữa lý thuyết kinh tế và lý thuyết tiến hóa cho thành phần này năm 1996. Về phía kinh tế, các nhà kinh tế học hành vi đã và đang thu hẹp khoảng cách này bằng cách kêu gọi sự chú ý đến nhiều cách khi người ta rời khỏi các giả định con người kinh tế (Homo economicus), mặc dù hầu hết các nhà kinh tế học hành vi không sử dụng tiến hóa như biển chỉ đường để hiểu bản chất trí nhân (Homo sapiens), như tôi đã nhấn mạnh trong bài tiểu luận trước đây của tôi.
John Gowdy
4) Các nhà kinh tế quan tâm tới sự tương tác của các cá nhân như vậy, đặc biệt là phỏng đoán bàn tay vô hình cho rằng việc theo đuổi tư lợi một cách thông minh sẽ có lợi cho lợi ích chung. Trớ trêu thay, và ngược lại với lý thuyết tiến hóa chủ đạo năm 1996, những phát triển mới cung cấp minh chứng về mặt lý thuyết cho khái niệm bàn tay vô hình, mặc dù khác so với phiên bản kinh tế thông dụng. Hai tiêu chí của khái niệm bàn tay vô hình là: 1) Xã hội hoạt động hiệu quả như là một đơn vị; và 2) các thành viên của xã hội không suy nghĩ về phúc lợi của mình. Các sinh vật đa bào và bầy côn trùng xã hội cung cấp các ví dụ hấp dẫn của các khái niệm bàn tay vô hình trong tự nhiên. Chúng hoạt động hiệu quả như các đơn vị và các thành viên của chúng - các tế bào trong trường hợp sinh vật đa bào và côn trùng riêng lẻ trong trường hợp bầy côn trùng xã hội - thậm chí không có tư duy theo kiểu con người. Thay vào đó, chúng hành xử theo cách đã được sàng lọc bằng chọn lọc ở cấp độ cao hơn để tốt cho nhóm của chúng. Nói cách khác, chọn lọc ở cấp độ cao hơn bàn tay vô hình và nếu nó không hoạt động, không có bảo đảm nào về mặt lý thuyết cho kỳ vọng các nhóm hoạt động hiệu quả như các đơn vị. Nhà kinh tế học John Gowdy và tôi phát triển chủ đề này trong một bài báo[3] khoa học mang tên “Tính siêu xã hội của loài người và bàn tay vô hình: Những phát triển nền tảng trong khoa học tiến hóa làm biến đổi một khái niệm nền tảng trong kinh tế học” (“Human Ultrasociality and the Invisible Hand: Foundational Developments in Evolutionary Science alter a Foundational Concept in Economics”).
Tóm lại, tất cả các thành phần của lý thuyết kinh tế của Krugman xem lý thuyết tiến hóa như là một lĩnh vực có mối quan hệ gần gũi” năm 1996 đòi hỏi phải có những thay đổi nền tảng trong lý thuyết kinh tế năm 2016.
Tôi hy vọng rằng Krugman vẫn là một người hâm mộ tiến hóa và tự hỏi ông vẫn theo đuổi những phát triển này hay không. Dù sao đi nữa, tôi xin được cung cấp danh sách ngắn các quyển sách phản ánh những phát triển này cho bất cứ ai muốn tham gia hành động.
Tôi kết thúc phần phản ánh của mình với một bình luận trên tinh thần cởi mở. Chúng ta/họ thật dễ sa đà vào tư duy cơ bản trong các kiểu tranh luận này. Tôi thỉnh thoảng tự tạo cám dỗ cho mình (cảm thấy rất tốt!). Bài nói chuyện của Krugman ở Hiệp hội châu Âu về kinh tế học chính trị tiến hóa cung cấp một mô hình cởi mở chân thành giữa những người đang khám phá các quan điểm khác nhau. Nhu cầu về điều đó đã không thay đổi từ năm 1996 đến năm 2016.

Các bài đọc đề nghị:

Evolution as a General Theoretical Framework for Economics and Public Policy. 2013 special issue of the Journal of Economic Behavior and Organization. Note: JEBO is generously making the lead article of the special issue open access for a 6-month period (go here)
Boehm, C. (2011). Moral Origins: The Evolution of Virtue, Altruism, and Shame. New York: Basic Books.
Nowak, M., & Highfield, R. (2011). Super Cooperators: Altruism, Evolution, and Why We Need Each Other to Succeed. New York: Free Press.
Paul, R. A. (2015). Mixed Messages: Cultural and Genetic Inheritance in the Constitution of Human Society. Chicago: University of Chicago Press.
David Sloan Wilson (1949-)
Richerson, P. J., & Boyd, R. (2005). Not by genes alone: howculture transformed human evolution. Chicago: University of Chicago Press.
Wilson, D. S. (2015). Does Altruism Exist? Culture, Genes, and the Welfare of Others. New Haven, CT: Yale University Press and Templeton Press.
Wilson, E. O. (2012). The Social Conquest of Earth. New York: Norton.
2016 January 20
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch
Nguồn: What Paul Krugman Needs to Know about Evolutionary Economics”, Evonomics, January 2016




[1] Hardin, G. (1968). The Tragedy of the Commons. Science, 162, 1243–1248.

[2] Campbell, D. T. (1994). How individual and face-to-face-group selection undermine firm selection in organizational evolution. In J. A. C. Baum & J. V Singh (Eds.), Evolutionary dynamics of organizations (pp. 23–38). New York: Oxford University Press.

[3] Wilson, D. S., & Gowdy, J. M. (2014). Human ultrasociality and the invisible hand: foundational developments in evolutionary science alter a foundational concept in economics. Journal of Bioeconomics, 17(1), 37–52. http://doi.org/10.1007/s10818-014-9192-x

Print Friendly and PDF