“HỒ SƠ PARADISE”: CÁC MẸO VÀ THỦ THUẬT TRỐN THUẾ CỦA... APPLE, NIKE, WHIRLPOOL
Mạng lưới các công ty bình phong, những lỗ hổng trong các
quy định pháp luật... “Hồ sơ Paradise” vạch trần các hệ thống tối ưu hóa
thuế của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.
LE MONDE | 07. 11. 2017
Sau tiết lộ về sự
đan xen của nền chính trị và nền kinh tế hải ngoại ở Bắc Mỹ, về các tiểu xảochủ giàu có sở hữu máy
bay riêng để không trả thuế GTGT ở Liên minh châu Âu, “Hồ sơ Paradise”,
một cuộc điều tra quốc tế do Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), báo Le Monde và 95 đối tác truyền thông trên toàn cầu phối hợp thực
hiện, vào hôm thứ ba 7 tháng 11, vạch trần các hệ thống tối ưu hóa [thuế] phức
tạp của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Mạng lưới các công ty bình phong,
các lỗ hổng trong luật pháp... những khám phá này minh họa sự sáng tạo và khả
năng phản ứng của các công ty chuyên nghiệp trước sự tiến triển
chậm chạp của pháp luật. Trong một diễn đàn đăng trên báo Le Monde, nhà kinh tế học Gabriel Zucman ước tính các quốc gia châu Âu
mất 60 tỷ euro vì sự tối ưu hóa thuế của các công ty đa quốc gia (120 tỷ euro
nếu tính cả tiền tránh thuế của các cá nhân).
Hệ thống kinh doanh hải ngoại của Whirlpool
Đây thực sự là một hệ thống kinh doanh hải ngoại mà tập đoàn điện máy gia dụng của Mỹ đã xây
dựng. Whirlpool, có nhà máy Amiens bị đe doạ đóng cửa, nằm trong tâm điểm của chiến dịch tranh cử tổng
thống, và
đặc biệt hơn là cuộc chiến giữa Marine Le Pen và Emmanuel Macron trong giai
đoạn giữa hai vòng tranh cử, đã lập nên
một mạng lưới nhiều công ty con ở khắp nơi trên thế giới, nhưng không có văn
phòng và cũng không có nhân viên làm việc. Bang Delaware ở Hoa Kỳ, Bermuda,
Mauritius, Luxembourg... Tập đoàn đã, nhiều lần, nhờ đến các dịch vụ của
công ty luật Appleby, giúp xử lý các vấn đề về thủ tục, từ việc đăng ký vào sổ
đăng ký kinh doanh đến việc cung cấp chìa khóa trao tay các vị giám đốc, là “những người
đứng tên thay”. Nhờ vậy, với hơn một tỷ US$ lợi nhuận trước thuế vào năm
2015, Whirlpool giải thích chỉ phải nộp 209 triệu US$ tiền thuế, nhờ
vào nhiều lỗ hổng khác nhau về thuế, một thuế suất khá thấp so với thuế suất chính
thức 35% thường được áp dụng ở Hoa Kỳ.
Nike tránh hàng tỉ euro tiền thuế thông qua Hà Lan
Nổi tiếng trên toàn thế giới, nhà sản xuất thiết bị của
Mỹ thu được gần 7,5tỷ euro doanh thu mỗi năm từ châu Âu, Trung Đông
và châu Phi. Nhưng họ chỉ trả ít hơn 2% tiền thuế lợi tức, khá xa so
với mức 25% trung bình của các công ty Châu Âu. Nike đã thành công với chuyện phi thường này kể từ
năm 2014, bằng cách chuyển về nước tất cả các thu nhập ở châu Âu vào một công
ty con ở Hà Lan – một điều không có gì là bất
thường cho đến lúc đó đối với một công ty đa quốc gia –, công ty này lại thanh toán cho một công ty con khác của Nike
quyền sử dụng... thương hiệu Nike, “làm khô cạn đi” lợi nhuận của họ một cách giả tạo. Công ty con thứ hai,
sau đó, lợi dụng một lỗ hổng trong pháp luật [thuế] của Hà Lan (“CV-BV” [trong
tiếng Hà Lan“commanditaire vennootschap (CV) – hợp tác giới hạn”, besloten
vennootschap (BV) – công ty tư nhân]), nhờ đó mà cơ quan thuế vụ của Hà Lan nhận định rằng cơ cấu [công ty]
phải nộp thuế tại Hoa Kỳ, trong khi về phía mình, cơ quan thuế vụ của Mỹ lại cho rằng rằng cơ cấu [công ty]
phải nộp thuế tại Hà Lan. Kết quả: công ty Nike Innovate không phải trả một
xu tiền thuế.
Quy định pháp luật này của Hà Lan, CV-BV, thường xuyên
làm cho Hà Lan được gọi là một thiên đường thuế mà họ không tự nhận tên này. Đã có nhiều công ty đa quốc gia
của Mỹ hưởng lợi rất nhiều, khi vẫn còn có thể: hệ thống [CV-BV] sẽ
chấm dứt vào đầu năm 2020.
Khi trụ sở ở Ai-len bị đe doạ, Apple đã chuyển hướng về Jersey
Đã nhiều năm qua, Apple đã nằm trong tầm ngắm của Ủy ban
Châu Âu và của các quốc gia thành viên về cách thực hành nghĩa vụ thuế của họ, cho phép
họ trả rất ít tiền thuế trên lợi nhuận thu được ở Châu Âu. Trường hợp này đã
diễn ra trong nhiều năm với việc Apple mở trụ sở ở Ai-len và một quy định pháp
luật miễn trừ thuế doanh thu đối với các công ty con của Ai-len nằm ngoài lãnh
thổ Ai-len (“Double Irish Arrangement” [Thiết kế kép kiểu Ai-len]) – một quy định pháp luật mà
Dublin đã
bãi bỏ khi cải cách thuế... nhưng chỉ có
hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 đối với các công ty con được thành lập ở
một thiên đường thuế. Các phân tích của “Hồ sơ Paradise” vạch trần cách thức mà Apple đã vào cuộc để tìm một địa
điểm tiếp nhận mới, có lợi về mặt thuế, và kín đáo, cho các công ty con của họ.
Cuối cùng, quần đảo Jersey của Anh đã được chọn, do thuế suất doanh nghiệp
ở đó bằng không và do ở đó không có trao đổi thông tin với Ai-len. Một sự bảo đảm cho tính bí mật...
Lợi nhuận của Facebook dừng chân tại quần đảo Cayman
Biểu tượng ngón tay cái “Tôi thích” nổi tiếng của Facebook, tháng 11 năm 2016 ở California. JOSH EDELSON/AFP |
Với
việc mở trụ sở chính ở châu Âu tại Ai-Len, Facebook đã có thể hưởng một thuế
suất doanh nghiệp đã giảm là 12,5%... nhưng lợi nhuận của họ trong thực tế được
chuyển đến Quần đảo Cayman, nơi có công ty Facebook Ireland Holdings, và là nơi
không có đánh thuế doanh nghiệp. Công ty mạng xã hội không có văn phòng ở đó và chỉ gánh chịu
một ràng buộc duy nhất: phải tổ
chức các cuộc họp của các cổ đông và của hội đồng quản trị của công ty con với
sự hiện diện thực sự của các nhà lãnh đạo. Nhưng ngay cả với nhiệm vụ bắt buộc
nói trên cũng có vẻ khó thực hiện, theo các tài liệu của công ty luật
Appleby: các thành viên hội dồng quản trị người Mỹ của Facebook đôi khi không đoái hoài đến việc
đến quần đảo Cayman vì các nghĩa vụ này, cho thấy một phong
cách quản trị kỳ lạ
đối với một trong các tập đoàn giàu nhất trên thế giới...
Huỳnh Thiện Quốc Việt
dịch
Nguồn: “Paradise
Papers”: Apple, Nike, Whirlpool… Leurs
trucs et astuces pour échapper à l’impôt, Le Monde,
07/11/2017.
THUẬT NGỮ
Dưới đây là một
số thuật ngữ được Le Monde giải
thích để giúp bạn đọc dễ theo dõi loạt bài trong Hồ sơ Paradise :
Thiết kế kép kiểu
Ailen (Double Irish Arrandement)
Chiến lược đối phó thuế cho phép giảm tiền thuế phải trả bằng cách thành lập một công ty theo
quy chế “lai tạp” tại Ireland. Quy chế này cho phép công ty được thành lập tiến
hành hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật thương mại của Ireland, trong
khi lại đăng kí định cư thuế tại một thiên đường thuế – hoặc không ở đâu hết
– và như thế tránh được việc đóng thuế. Ireland đã thông qua một chính sách cải
cách thuế để loại bỏ quy chế này vào năm 2020.
CV-BV
CV-BV (trong tiếng Hà Lan“commanditaire vennootschap
(CV) - hợp tác giới hạn”, besloten vennootschap (BV) - công ty tư
nhân) là một chiến lược đối phó thuế cho phép các công ty đa quốc gia của Mỹ
hạn chế hoặc loại bỏ thuế của họ, khi không bị đánh thuế ở Hoa Kỳ lẫn ở Hà
Lan.
Đối tượng định cư thuế
Đối tượng định
cư thuế ở Pháp là bất kỳ người nào chọn Pháp làm nơi cư trú chính, có nghề
nghiệp chính, có “trung tâm các lợi ích kinh tế” ở Pháp hoặc những công chức
của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài. Nếu hội đủ một trong các tiêu
chí nói trên, thì cá nhân đó sẽ phải đóng thuế ở Pháp.
Tuỳ theo các Nhà
nước, định nghĩa về đối tượng định cư thuế khác nhau. Hầu hết các quốc gia đều
ký các hiệp định song phương để xác định nơi mà công dân phải đóng loại thuế
nào. Với mục đích được tuyên bố là tránh việc đánh thuế hai lần... nhưng cũng
có chỗ không đóng thuế.
|