LỰC PHẢN XẠ VÀ KHÓ CƯỠNG HƯỚNG ĐẾN CHÂU Á CỦA HOA KỲ
Nguyên thủ các nước của APEC nhóm họp tại Đà Nẵng vào
hôm thứ Năm, 9 tháng 11. Diễn đàn Hợp
tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tập
hợp các nền kinh tế, chứ không phải các nước bên bờ Thái Bình Dương. Sự phân biệt tinh tế này cho
phép Đài Loan tham gia cùng với Trung Quốc, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Hoa
Kỳ. Khi tổ chức hội nghị
thượng đỉnh APEC lần đầu tiên tại thành phố Seattle vào năm 1993, Tổng thống
Bill Clinton đã cảnh báo các nước châu Âu rằng nếu “Đại thị
trường” được tạo lập vào năm trước đó
trở thành một “pháo đài”, thì nước Mỹ sẽ ngả sang châu Á. Hai mươi năm sau, Barack Obama áp dụng chiến lược “xoay
trục sang châu Á”, sau đó bị Donald Trump bỏ rơi: ông chủ mới
của Nhà Trắng đã từ chối phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương,
TPP, vào ngày nhậm chức của mình,
ngày 20 tháng 1 năm 2017. Hôm chủ nhật 03 tháng 11, ông tuyên bố sẽ bay đến “Ấn
Độ-Thái Bình Dương”. Hai thế kỷ giao
dịch thương mại với nước ngoài của Mỹ cho thấy xu hướng có tính phản
xạ hướng đến châu Á của Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày giành được độc lập và rằng, trước sự trỗi dậy của các đối thủ,
người Mỹ đều
có những phản ứng tương tự.
HOA KỲ Ở CHÂU Á
Vào cuối thế kỷ 18, người Mỹ và người Châu Á cùng chia
sẻ một sự chống đối với công ty Đông Ấn. Phản đối thuế nhập khẩu trà, người Mỹ chiếm một chiếc tàu của Công ty [Đông Ấn]
Anh và ném xuống biển các kiện trà:
“Boston Tea Party [Tiệc trà
Boston]” là hành động đầu tiên của cuộc chiến tranh giành độc lập. Được giải phóng khỏi sự giám hộ của Anh, người Mỹ phải đối
mặt với lệnh cấm của hải quân Anh trong giao dịch thương mại với vùng Caribê. Vì thế, các nhà buôn phải vận chuyển bằng đường biển
sang châu Á để bán da rái cá và nhân sâm cho Trung Quốc. Sau này, họ mua
thuốc phiện ở đế quốc Ottoman và ở Ấn Độ, và bán lại ở Trung Quốc.
Khi chiếm được California vào năm 1848, người Mỹ bước ra Thái Bình Dương mà họ có kế hoạch biến nó thành một
“ao hồ của Mỹ”. Vào năm 1868, đáp
lại các yêu cầu của những người săn cá voi muốn đỗ lại ở quần đảo Nhật Bản, Washington cử ba chiếc “Tàu Đen” và
áp đặt Nhật Bản mở cửa. Khi mua được Alaska
từ nước Nga, Hoa Kỳ sau đó đã sáp nhập Hawaii và chiến thắng trước Tây Ban Nha
đã giúp họ có được Guam và quần đảo Philippines. Đó là bấy nhiêu “bước tiến hướng đến
Trung Quốc, một bộ xương để cho các con diều hâu phương Tây nuốt chửng”*
Hai thế kỷ giao dịch ngoại thương của Mỹ với thế giới và châu Á (1820-2016) |
Tăng trưởng của Mỹ tăng tốc sau cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, thống nhất thị trường và
Hoa Kỳ đã gạt nước Anh ra để trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu của thế giới vào năm 1890. Giữa năm 1870 và năm 1920, họ tăng gấp đôi thị phần trong
giao dịch thương mại quốc tế, từ 8% lên 16%. Họ cũng trở thành cường
quốc thương mại hàng đầu. Tỷ lệ giao dịch
thương mại của họ với châu Á tăng từ 5% lên 14% để đạt
mức 25% vào năm 1941. Giao dịch thương mại với châu Á đạt lại được tỷ
lệ này vào năm 1980 và các nhà bình luận đã gợi lên từ câu chuyện này một sự
chuyển động dần của nền kinh tế thế giới từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
Kể từ đó, tỷ lệ này đã tăng lên mức 36% vào năm 2016.
NHỮNG ĐỐI TÁC CHÂU Á CỦA HOA KỲ
Cho đến năm 1880, Trung Quốc là đối tác châu Á hàng đầu
của Hoa Kỳ. Sau đó, Trung
Quốc đã nhường lại vị trí này cho Nhật Bản, nước bán những mặt hàng truyền
thống – như lụa, gốm sứ, sơn mài, giấy – cho các nước công nghiệp hóa, và những sản phẩm được chế biến – vải
và sợi bông, thực phẩm đóng hộp, xi măng hoặc diêm quẹt – cho các nước thuộc địa của họ. Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã đẩy mạnh xuất khẩu
của Nhật Bản, và vào những năm 1930, Nhật Bản đã trở thành nước xuất khẩu lớn
thứ tư trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Đức). Như thế,
nước Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của họ sau
Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năm
1929 và việc thông qua chính sách thuế quan Smooth Hawley đã ảnh hưởng đến các
giao dịch thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản trước khi mối quan hệ song phương trở
nên xấu hơn và chấm dứt với chiến tranh.
Vào năm 1944, về phía Trung Quốc, họ thực hiện một nửa
giao dịch thương mại với Hoa Kỳ. Tại Washington, Bộ Thương mại dự báo một khi hòa bình được
lập lại, thì kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc sẽ đạt mức 1 tỷ US$, trong
đó một nửa là giao dịch với Mỹ, khiến cho Trung Quốc trở thành đối
tác hàng đầu của Mỹ! Nhưng chiến
thắng của Mao trước các đội quân Quốc dân Đảng vào năm 1949 đã phủ nhận tất cả các dự báo này. Sự can
thiệp của quân đội Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, kết
hợp với việc bỏ phiếu cấm vận Trung Quốc cùng với các lựa chọn kinh tế của
chính phủ của Mao đã dẫn tới sự sụp đổ trong giao dịch thương mại nước ngoài
của Trung Quốc và dẫn đến việc người Mỹ giúp Nhật Bản vươn lên.
Sau cuộc tái thiết thời hậu chiến và ba thập kỷ tăng
trưởng, Nhật Bản trở thành đối tác hàng đầu của Hoa Kỳ. Các nhà bình luận sáng chế thuật ngữ Nichebei (Nihon cho Nhật Bản và Bei cho
Hoa Kỳ) để mô tả sự đan xen
của hai nền kinh tế. Các công ty Nhật Bản đang đầu tư vào nước Mỹ, và Nhật Bản đầu
tư các thặng dư thương mại của họ vào các trái phiếu kho bạc [của Mỹ]. Sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản tạo ra khái
niệm “Japan Bashing [tấn công nước Nhật]” của các chính trị gia, những người cáo buộc đất
nước mặt trời mọc phi công nghiệp hóa Hoa Kỳ. Vào tháng 9 năm 1985, dựa vào kết luận cho rằng đồng USD đã
bị định giá quá cao, tổ chức G5 yêu cầu Nhật Bản và Đức thúc đẩy lại cầu của họ. Việc định
giá lại đồng Yên Nhật (Endaka) dẫn đến việc các công ty Nhật Bản di chuyển sang các nước
châu Á, biến các nước này thành bàn đạp để thâm nhập trở lại thị trường của Mỹ. Điều này làm giảm tỷ trọng thương mại giữa Nhật Bản với Mỹ và
làm tăng tỷ trọng thương mại với phần còn lại của châu Á.
Giao dịch thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, Nhật Bản và phần còn lại của châu Á (1880-2016) |
Hoa Kỳ và Trung Quốc nối lại các giao dịch thương mại
trước chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến Bắc Kinh vào năm 1971 và sự
bình thường hóa các quan hệ ngoại giao. Các giao dịch thương mại này gia tăng chậm: vào năm
1978, giao dịch thương mại của Mỹ với Đài Loan vẫn còn cao gấp tám lần so với
Trung Quốc đại lục đông dân hơn gấp hai mươi lần. Phải đợi đến việc cấp quy chế “tối huệ quốc” vào
năm 1980 mới thấy có một sự đột biến mạnh mẽ trong kim ngạch xuất khẩu của
Trung Quốc, một điều đã cất cánh được sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm
2001. Trung Quốc đầu tư thặng dư của mình vào các trái phiếu kho bạc và sự đan xen của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc dẫn đến việc gợi
lên khái niệm “Chinamerica” – một sự tái sinh thực sự của khái niệm Nichibei! Người Mỹ khi đó cáo buộc việc định giá thấp đồng nhân dân tệ
là nguyên nhân giải thích sự phi công nghiệp hóa đất nước của họ. Mức thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc càng được
đào sâu, và tiếp tục được mở rộng kể từ khi Donald Trump thắng cử, đã đi kèm
với sự sụt giảm mức thặng dư thương mại với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Khi chuyển sang Trung Quốc, các công ty của những nước nói
trên cũng đã “chuyển” các thặng dư của họ. Tiến trình này tiếp diễn với Việt Nam và Campuchia, những
nước đang thu hút các công ty Trung Quốc và các công ty con của châu Á, góp
phần làm tăng tỷ trọng giao dịch thương mại với các nước này trong kim ngạch
ngoại thương của Mỹ.
Lướt qua lịch sử như trên
giúp nhận định lại đúng mức các diễn
ngôn về tác động của Châu Á lên sự phi công nghiệp hóa của Hoa Kỳ. Hiện tượng phi công nghiệp hoá
này là kết quả nhiều hơn của những
tiến hoá kinh tế vĩ mô (khoảng
cách về năng suất giữa các ngành) và kinh tế vi mô (đưa các hoạt động dịch vụ ra nước ngoài). Ngoài ra, các chuỗi giá trị toàn cầu đang điều chỉnh địa lí của giao dịch ngoại thương mà các dữ liệu thống kê của
hải quan đã ghi nhận. Được
đo bằng giá trị gia tăng trong thương mại, sự thâm hụt
của Mỹ so với Trung Quốc ở mức thấp hơn so với mức biểu kiến, trong khi Nhật Bản ung dung với một mức thặng dư
thoải mái.
Jean-Raphaël
Chaponnière là cộng sự nghiên cứu tại Asie21 (Futuribles)
và là thành viên của Trung tâm châu Á. Ông từng là nhà kinh tế tại Cơ quan Phát
triển của Pháp, Cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc và tại Thổ Nhĩ
Kỳ, và là kỹ sư nghiên cứu tại CNRS trong 25 năm. Tác phẩm mới nhất của ông,
đồng tác giả với M. Lautier, là: Les économies émergentes d’Asie, entre Etat et
marché [Các nền kinh tế mới nổi của châu
Á, giữa Nhà nước và thị trường].
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
* Đọc A.T. Mahan, The Influence of Sea Power on History [Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử], xuất bản năm 1890.↩