14.7.18

Những bài học của giáo sư Phelps

NHỮNG BÀI HỌC CỦA GIÁO SƯ PHELPS

Christian Chavagneux
Nhà báo viết xã luận
Edmund Phelps (1933-)
Đến tuổi gần 84, nhà kinh tế học người Mỹ Edmund Phelps quảng bá cuốn sách mới của mình, mà bản dịch bằng tiếng Pháp vừa được phát hành. Khi ghé qua Paris, giáo sư đã giới thiệu nội dung các phân tích mới của mình. Thành thật mà nói, cuốn sách không lôi cuốn lắm. Nếu được, chúng ta có thể tóm tắt ngắn gọn: sự giàu có của các quốc gia được giải thích là do khả năng sáng tạo đổi mới của các quốc gia đó; khả năng này được nuôi dưỡng bằng một tinh thần văn hoá ủng hộ sự đổi mới. Chắc chắn rồi. Đây là một xã luận có thiện cảm, nhưng không duy trì được sự căng thẳng trong hơn 400 trang của cuốn sách.
Mặt khác, cuộc trò chuyện với người nhận giải thưởng kinh tế của Ngân hàng Thụy Điển năm 2006 là đáng giá. Ông tự xếp mình vào hàng ngũ những người ủng hộ sự đình trệ trăm năm mới có một lần, ý tưởng rằng sự đổi mới của ngày nay và của 25 năm tới chỉ là cội nguồn của những mức gia tăng thấp của năng suất, dẫn đến một thế giới tăng trưởng kinh tế thấp. “Tốc độ đổi mới của ngày nay kém hơn một nửa so với tốc độ đổi mới đã từng chiếm ưu thế vào đầu những năm 1970,” ông giải thích.
TỐC ĐỘ ĐỔI MỚI CỦA NGÀY NAY KÉM HƠN MỘT NỬA SO VỚI TỐC ĐỘ ĐỔI MỚI ĐÃ TỪNG CHIẾM ƯU THẾ VÀO ĐẦU NHỮNG NĂM 1970
Ông chắc chắn không phải là người ủng hộ Tổng thống Trump, người “đưa chúng ta trở lại với Mussolini. Ông ấy [tổng thống] nghĩ rằng có thể kiểm soát những ngành nào cần phải tiến bộ, những ngành nào cần phải đình trệ. Ông ấy nghĩ rằng người ta chơi kinh tế giống như một nghệ sĩ dương cầm chơi các phím đàn. Việc thông báo rút khỏi thỏa thuận Paris về khí hậu nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô theo kiểu cũ và ngành sản xuất than đá là một ví dụ gần đây.
Về đổi mới sáng tạo, có một số đổi mới không đem lại lợi nhuận. “Tôi đứng về phía hàng ngàn các nhà kinh tế bị thất vọng bởi những gì mà ngành tài chính đã làm cho nền kinh tế, Edmund Phelps nói.
TÔI ĐỨNG VỀ PHÍA HÀNG NGÀN CÁC NHÀ KINH TẾ BỊ THẤT VỌNG BỞI NHỮNG GÌ MÀ NGÀNH TÀI CHÍNH ĐÃ LÀM CHO NỀN KINH TẾ
Paul Romer (1955-)
Cuối cùng, khi được hỏi về lời chỉ trích cay độc đối với giới hàn lâm Mỹ do đồng nghiệp Paul Romer của ông khởi xướng, giáo sư trả lời một cách khó chịu: “Tôi e rằng ông ấy gần như có lý.” Và ông đã kể ra một giai thoại: muốn đăng một bài báo trên một tạp chí của Mỹ, Edmund Phelps, “giải Nobel” kinh tế, thấy bài viết của mình bị từ chối. Lý do? Một chủ đề khá thú vị, người đọc lại [bài báo của ông] viết, nhưng chúng tôi chờ một đề xuất khác, có thể xử lý chủ đề từ những dự kiến duy lý, điều đó sẽ mang tính nghiêm túc hơn!
Một xác nhận cho lời chỉ trích của Romer đối với các nhà kinh tế thống trị đang hoạt động như một nhóm khép kín, mang tính “đơn khối, với một ý thức đồng nhất với nhóm xứng đáng với niềm tin tôn giáo, và một sự khinh miệt và coi thường đối với những ý tưởng, những ý kiến và những công trình của các chuyên gia không là thành viên của nhóm. Và ngay cả một người nhận giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cũng có thể là nạn nhân.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
NguồnLes leçons du professeur PhelpsAlternatives Economiques, 08/06/2017 
Print Friendly and PDF