KHI ĐÔNG NAM Á XUẤT TRẢ LẠI RÁC THẢI NHỰA VỀ CHO CHÚNG TA
Biểu tình trước Lãnh sự quán Úc ở Surabaya, ngày 22 tháng 4 năm 2019. (Ảnh: Ecoton.or.id)
Xuất trả lại cho nước gửi chúng! Biết rằng rác thải nhựa của chúng ta, còn lâu mới được tái chế, đang tràn ngập Đông Nam Á là một việc. Còn giờ đây vấn đề là phải giải tỏa Malaysia hoặc Indonesia, nơi mà cuộc khủng hoảng môi trường đã trở nên nghiêm trọng. Than ôi, ý tưởng xuất trả lại những rác thải này về Châu Âu, Hoa Kỳ hoặc Úc đang được tiến hành.
“Hãy đến xem rác của các người.” Đây là khẩu hiệu được Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia chọn cho năm 2019, trong khi một phái đoàn [của Malaysia] đang trên đường đến Canada. Cơ hội đến thăm nước Malaysia và xem lại những hủ sữa chua trống “yogourt aux bleuets [hủ sữa chua màu cây xa cúc lam]” (hay “yaourt aux myrtilles [sữa chua quả việt quất]” bằng tiếng Pháp của nước Pháp) mà các bạn đã rất vui giao cho tái chế nhờ sự chăm sóc của xã nơi bạn ở. Đó là tạp chí Tapir Times, tương đương với trang web châm biếm của chúng ta Legorafi.fr, đang cười gượng khi tưởng tượng sự tiếp diễn của cuộc khủng hoảng rác thải ở Đông Nam Á. Là điểm đến đầu tiên của luồng vận chuyển rác thải nhựa kể từ khi Trung Quốc đóng cửa [việc nhập khẩu rác thải nhựa] vào đầu năm 2018, Malaysia giờ đây nổi tiếng với những chai sữa Pháp ở các bãi rác hoang dã, hơn là những bãi biển thiên đường của họ. “Các nhà báo nước ngoài rất bị kích động khi nhìn thấy đống rác thải đến từ nước nhà trong một bãi rác”, theo lời bình của Mageswari Sangaralingam thuộc tổ chức phi chính phủ Friends of the Earth Malaisie [Những người bạn của đất nước Malaysia] và liên minh GAIA (Global Alliance for Incinerator Alternatives— Liên minh toàn cầu các phương thức thiêu hủy).
Mùa xuân năm nay, sự nhạy cảm của công chúng châu Âu đã có một chiều kích mới. Những phóng sự về chủ đề này cuối cùng đã làm dấy lên sự quan tâm của các nước phương Tây: cuộc khủng hoảng toàn cầu về rác thải nhựa và chất lượng nước, sự điên rồ về sinh thái của rác được vận chuyển qua hàng chục ngàn cây số, những khía cạnh tân thực dân của thương mại tự do, lòng thương xót đối với dân chúng bị bệnh vì sản phẩm nhựa của chúng ta hoặc đối với những người tìm thấy thứ gì đó để sống bằng cách lục lọi trong thùng rác của chúng ta... Bối cảnh quốc tế cũng đã thay đổi: từ tháng 5 năm 2019, Công ước Basel xem rác thải nhựa là nguy hiểm và việc chính quyền Malaysia hoặc Indonesia vẫn cho phép hoặc dung thứ vận chuyển rác thải vào năm ngoái, thì nay đã bị cấm.
Thu gom tã lót trên bờ sông Brantas, tháng 8 năm 2019. (Ảnh: Aude Vidal)
INDONESIA XUẤT TRẢ LẠI TÃ LÓT EM BÉ
Một tỷ lệ nhỏ rác thải của các nước châu Âu hoặc Bắc Mỹ xuất đến Đông Nam Á đủ để gây ra một cuộc khủng hoảng môi trường nghiêm trọng trong khu vực. Tuy nhiên, những rác thải đó vẫn được lưu trữ ở đó trong khi ngành công nghiệp [tái chế] địa phương chưa có khả năng giải quyết. Và nếu phương Tây tiếp nhận trở lại những rác thải đó thì sao? Đây là cuộc chiến của Prigi Arisandi, nhà sinh vật học và nhà sinh thái học, người được trao giải thưởng Goldman về môi trường năm 2011. Từ hơn một năm nay, ông thu thập những rác thải của Úc hoặc Bắc Mỹ ở các vùng lân cận thành phố Surabaya, và gửi các mẫu rác thải đó cho đại sứ quán của những nước có liên quan để yêu cầu họ nhập trở lại hàng núi rác thải đang chất đống ở Java. Đây là chủ đề của bộ phim tài liệu Take Back! [Nhập trở lại!] mà ông đã sản xuất với nhà làm phim Linda Nursanti:
Hôm Thứ bảy này, ngày 15 tháng 6, nước Cộng hòa Indonesia đã có một biện pháp ít mang tính biểu tượng hơn. Năm container rác thải, đã lên đường đến Seattle vào tháng 3 và được khai là giấy tái chế, đã được xuất trả lại về Hoa Kỳ. Lý do: ở chính giữa lô hàng giấy [tái chế] là rác thải nhựa, chai lọ và cả tã lót em bé. Điều trớ trêu của vấn đề thời sự, chiến dịch trước đây của hiệp hội do Prigi lãnh đạo tập trung vào sự nhạy cảm của các cư dân ven sông Brantas và việc triển khai một mạng lưới thu gom tã lót, ở một quốc gia mà không phải ở đâu rác thải cũng được thu gom, để khuyến khích họ không làm ô nhiễm dòng sông khi ném tã lót xuống sông.
Một thùng đựng tã lót, hành động của hiệp hội Ecoton (Ảnh: Aude Vidal)
tỔng thỐng DUTERTE CỦA PHILIPPINES ĐE DỌA CANADA
Ở Malaysia, việc khám phá những lô hàng không kê khai hoặc khai man lên đến hàng trăm container. Vào ngày 23 tháng 4, bà Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu, Yeo Bee Yin, đã đến cảng Klang vì một lô hàng Tây Ban Nha bị nghi vấn khai man, với rác thải có thể tái chế mà thực tế không phải vậy. Vào ngày 31 tháng 5 ở Butterworth, cảng lớn thứ hai của Malaysia, có 265 container trộn lẫn rác thải hữu cơ đang trong quá trình phân hủy và rác thải nhựa, đã thu hút sự chú ý của các quan chức hải quan. Vào ngày 15 tháng 6, chính quyền bang Penang đã hạch toán 126 container rác thải không qua khai báo và 155 container đang chờ kiểm tra. Vào ngày 28 tháng 5, bà Bộ trưởng Yeo hứa sẽ xuất trả lại 3.000 tấn [rác thải] về các nước xuất xứ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Canada, Úc, Vương quốc Anh và thậm chí cả Bangladesh.
Liệu đây có phải là những container cuối cùng được xuất đi trước khi ký kết tu chính Công ước Basel hay không? Các tác nhân vận chuyển rác thải, từ lâu, đều biết việc làm của mình là sai và đang tìm cách đối phó: khai báo gian lận, giấu rác thải bất hợp pháp trong những container khai báo rác thải có thể tái chế để lọt qua khe hở của một cuộc kiểm tra qua loa... Bà bộ trưởng Yeo biện hộ rằng: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các nước phát triển xem xét lại việc quản lý rác thải nhựa và ngừng xuất rác thải đến các nước đang phát triển. Nếu các bạn xuất rác thải đến Malaysia, chúng tôi sẽ không ngần ngại xuất gửi chúng trả lại.” Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thì sử dụng một ngôn ngữ ít mang tính ngoại giao hơn: sau khi gửi tối hậu thư yêu cầu Canada nhập trở lại rác thải trước ngày 15 tháng 5, ông triệu hồi các nhà ngoại giao và xuất trả lại 69 container [rác thải] đến cảng Vancouver. Nếu chính quyền Canada không chấp nhận, đó là quyền của họ, ông đe dọa đánh chìm các lô hàng đó trong vùng lãnh hải của Canada. Chiếc tàu được đề cập, M/V Bavaria, dự kiến sẽ đến British Columbia trong một vài ngày tới.
Aude Vidal |
Aude Vidal
Aude Vidal thường trú ở Malaysia kể từ năm 2014, đặc biệt quan tâm đến các cuộc xung đột môi trường. Bà cộng tác trên trang Visionscarto.net cũng như trên CQFD, L'Âge de faire và Mediapart. Bà là chủ nhân của blog “Petite écologie de la Malaisie [Sinh thái nhỏ của Malaysia]”.
Những bài có liên quan:
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Quand l'Asie du Sud-Est nous renvoie nos déchets plastiques, Asialyst,17/06/2019.