AI ĐÃ THẮNG Ở THẾ VẬN HỘI? 10 ĐIỂM, 19 BẢN ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ VỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA BẢNG CÁC HUY CHƯƠNG TẠI PARIS 2024
Nghiên cứu - Thế vận hội Paris 2024
Vừa mới kết thúc, Thế vận hội Paris 2024 đã chứa đựng nhiều bài học. Với điều kiện xem xét cẩn thận, bảng các huy chương cho thấy những dấu hiệu yếu kém và một vài xu hướng mạnh của địa chính trị toàn cầu.
Để đúc kết bài trang bìa của chúng tôi về Thế vận hội, chúng tôi công bố một nghiên cứu chi tiết với các bản đồ và biểu đồ chưa từng được xuất bản.
Le Grand Continent, Ngày 15/8/2024
1 — Bảng các huy chương: những dữ liệu cơ bản
Thế vận hội Paris đã kết thúc. Bảng các huy chương từ nay là bảng cuối cùng.
Bảng các huy chương: Thế Vận Hội Paris 2024
Nhiều con số chính yếu nổi bật:
- Các vận động viên từ 91 nước đã giành được ít nhất một trong số 1036 huy chương (vàng, bạc, đồng)
- Uỷ ban Thế vận hội quốc tế (CIO) liệt kê được 206 nước, mỗi nước đã gửi ít nhất một vận động viên đến Paris. Kể từ năm nay, một phái đoàn những người tỵ nạn cũng tham gia dưới lá cờ của Thế vận hội.
- Tổng cộng có 10714 vận động viên đã tham gia. Phái đoàn đông nhất là Mỹ (592 vận động viên), tiếp theo là Pháp (571 vận động viên), Úc (460 vận động viên), Nhật Bản (403 vận động viên), Trung Quốc (388 vận động viên), Tây Ban Nha (382 vận động viên), Ý (372 vận động viên), Anh (327 vận động viên) và Canada (315 vận động viên).
- Bốn đoàn chỉ có một thành viên: Belize, Liechtenstein, Nauru và Somalia.
2 — Với sự đi lên của Trung Quốc, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang thiết kế kiến tạo nền thể thao trên toàn hành tinh
Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc thiết kế kiến tạo nên thế giới – dường như thể thao cũng không là ngoại lê. Hai mùa Thế vận hội cuối cùng (Tokyo 2020 và Paris 2024) đã bị thống trị về mặt thể thao bởi hai thế lực độc quyền Mỹ và Trung Quốc, nhưng không phải luôn luôn như vậy trong quá khứ.
- Nhờ chiến thắng đội bóng rổ nữ của Pháp, Mỹ có số huy chương vàng bằng Trung Quốc (40), nhưng vượt hơn Trung Quốc 27 huy chương bạc và 24 huy chương đồng.
- Đây là một khía cạnh đặc biệt quan trọng vì Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có thể tạo ra một sự xếp hạng theo số huy chương chứ không phải là số huy chương vàng – điều này giúp cho Mỹ luôn luôn dẫn đầu.
“Diễn tiến của các quan hệ quốc tế được hiểu ngầm trong lịch sử các cuộc thi đấu thể thao”[1]. Từ khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2002, Trung Quốc tranh vị thứ số một với Mỹ.
- Thế vận hội Bắc Kinh (2008) đã chứng kiến Trung Quốc về nhất.
- Từ đó đến nay, Mỹ đã được xếp hạng nhất bốn lần liên tục tại Thế vận hội.
- Tuy nhiên, sự thăng tiến của Trung Quốc trong thể thao Thế vận hội là đặc biệt nổi bật. Có hai đại hội Thế vận hội mà số huy chương vàng của Trung Quốc chiếm hơn phân nửa số huy chương của Mỹ.
- Cần đợi đến kỳ Thế vận hội ở Los Angeles Trung Quốc mới dợm vượt qua Mỹ.
Sự cạnh tranh mang tính hệ thống giữa hai mô hình thể thao cũng lan rộng ra một lĩnh vực có vẻ xa với tinh thần Thế vận hội: vũ khí hoá chất kích thích (các loại thuốc tăng cường hiệu suất thể thao - ND).
- Từ lâu Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc dùng chất kích thích một cách có hệ thống.
- Trong Thế vận hội Paris, cơ quan Trung Quốc chống dùng chất kích thích Chinada đã nhận định rằng “có nhiều lý do để cho rằng có một vấn đề dùng chất kích thích có hệ thống trong môi trường thể thao Mỹ”[2] bằng cách khởi động một chiến dịch truyền thông đặc biệt gay gắt bởi các cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc về “việc dùng chất kích thích của Mỹ” và “tiêu chuẩn kép đạo đức giả nhằm đáp trả những kiểm tra dương tính của các vận động viên Trung Quốc và của vận động viên chạy nước rút Erriyon Knighton.”[3]
Từ khi Trung Quốc bắt đầu tham gia Thế vận hội, Uỷ ban Thế vận hội quốc tế (CIO) đã thu hồi ba huy chương của các vận động viên Trung Quốc vì đã dùng chất kích thích hay có cách hành xử phi thể thao. Đã thu hồi tám huy chương Thế vận hội của Mỹ vì vận động viên đã dùng chất kích thích. Những tai tiếng về dùng chất kích thích liên quan đến các vận động viên Trung Quốc trong thể thao quốc tế bị kiểm duyệt chặt chẽ ở Trung Quốc.[4]
3 — Hiệu ứng của Thế vận hội và thành tích của Pháp
Những nước tổ chức Thế vận hội có xu hướng giành được nhiều huy chương hơn.
Như các dữ liệu lịch sử dưới đây nêu ra, trừ vài ngoại lệ - như ở Montréal năm 1976 – các đoàn đạt thành tích tốt hơn những năm nước họ tổ chức Thế vận hội.
Được xếp hạng năm trong bảng cuối cùng với 64 huy chương trong đó có 16 huy chương vàng, nước Pháp cũng không nằm ngoài quy luật này và đã đạt một thành tích mang tính lịch sử, đó là kết quả tốt nhất kể từ Thế vận hội Paris năm 1900. Kết quả này cũng kéo theo một thành tích cho giới Pháp ngữ: toàn bộ các vận động viên các nước nói tiếng Pháp sẽ xếp hạng thứ nhì, vượt qua những vận động viên nói tiếng Anh của Khối Thịnh Vượng chung (Commonwealth).
4 — Liên minh châu Âu sẽ vượt qua Trung quốc và Mỹ
Nếu xếp hạng các nước theo tổ chức vùng thì các vận động viên châu Âu sẽ về hạng nhất, cách Mỹ rất xa – với tổng cộng 309 huy chương trong đó có 97 huy hương vàng.
Kết quả này cần được xem như một thí nghiệm tưởng tượng. Bảng này là kết quả của hai nhân tố:
- Một sự đầu tư có tính tượng trưng và kinh tế về dài hạn vào Thế vận hội, ra đời tại Pháp, ngày 25 tháng 11 năm 1892 trong giảng đường của đại học Sorbonne.
- Một mô hình kinh tế thể thao độc đáo.
Theo Ủy ban châu Âu, cần hiểu kết quả này dựa trên một “mô hình thể thao châu Âu”[5]. Sự phát triển kinh tế cao của châu lục này cũng như những đầu tư về cơ sở hạ tầng thể thao vốn là đặc điểm của nhiều nước, trong đó có Pháp, đã góp phần vào mô hình này.[6]
Nếu Liên minh châu Âu được xem như một nước thì kết quả của nó cũng không thể là tổng cộng tuyến tính các huy chương mà 27 nước thành viên Liên minh giành được. Thật vậy, cần tính đến hai hạn chế:
- Một mặt số lượng lớn các vận động viên tham gia Thế vận hội (3911) quyết định một xác suất giành huy chương lớn hơn về mặt thống kê. Thật vậy, mỗi nước được phép có một số vận động viên theo môn thể thao: bằng cách gia tăng số nước, số ứng viên được gia tăng và như vậy những cơ may chiến thắng cũng gia tăng một cách đáng kể.
- Mặt khác, ta quan sát thấy có một hiệu ứng dư thừa: hai nước châu Âu có thể đấu chung kết với nhau, và giành hai huy chương.
Tuy nhiên, cũng có thể lật ngược lập luận: bằng cách chỉ tuyển chọn những vận động viên giỏi nhất của châu lục, ta có thể giả định rằng một đội Âu châu ít hơn lại có một trình độ cao hơn. Do đó, một đội bóng rổ Âu châu “Team Europe” có thể quy tụ nhiều nhà vô địch Âu châu trong cùng một đội bóng - ví dụ với Luka Doncic của Slovenia, Giannis Antetokounmpo của Hy Lạp hay Lauri Markkanen của Phần Lan bên cạnh Victor Wembanyama của Pháp… - với nhiều cơ may đoạt huy chương vàng hơn.
Bảng xếp hạng nhất của Liên minh là kết quả của một sự đóng góp không đồng đều:
- Trong số 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, Estonia, Phần Lan, Lettonia, Luxembourg và Malta không có huy chương nào.
- Sau thành tích của Pháp (16 huy chương vàng, 26 bạc, 22 đồng), ta thấy có Hà Lan (xếp hạng 6 chung cuộc với 15 huy chương vàng, 7 bạc và 12 đồng), Ý (xếp hạng 9, với 12, 13, 15), Đức (hạng 10, với 12, 13, 8), Hung-ga-ri (hạng 14, với 6, 7, 6), Tây Ban Nha (hạng 15, với 5, 4, 8), Thụỵ Điển (hạng 16, với 4, 4, 3), Ireland (hạng 19, với 4, 0, 3 ) và Ru-ma-ni (hạng 23,với 3, 4, 2), kết thúc tốp 10 các nước của Liên minh châu Âu.
- Ukraina với 3 huy chương vàng, 5 đồng và 4 bạc đứng đầu trong số các quốc gia ứng viên vào Liên minh châu Âu. Lưu ý là Ukraina đạt được kết quả này khi mà 490 vận động viên và huấn luyện viên Ukraina đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược của Nga, hàng chục người bị thương và hơn 30 người đã bị Nga bắt giữ hay vẫn trong tình trạng bị bắt giữ. Ngoài ra, 520 cơ sở thể thao ở Ukraina đã bị tàn phá. Trong số đó có 15 trung tâm huấn luyện thế vận hội và thế vận hội dành cho người khuyết tật[7].
5 — Một thế kỷ sau Thế vận hội Paris 1924, các nước thuộc tổ chức BRICS là một lực lương mạnh mới nổi [BRICS gồm các nước Brazil (Brazil), Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China), sau đó kết nạp Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia, và Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất - ND]
Một thí nghiệm tưởng tượng khác giúp làm rõ những xu hướng không kém phần lý thú.
Phải chi chín nước BRICS+ vốn họp thượng đỉnh hàng năm thi đấu tại Paris dưới một ngọn cơ duy nhất thì khối này đã đoạt 142 huy chương - trong đó có 49 huy chương vàng - dư sức xếp hạng nhất.
Tại Thế vận hội Paris năm 1924 – lâu trước thời kỳ các nước giành độc lập – nước duy nhất tham gia là Liên hiệp Nam Phi – tiền thân của Cộng hoà Nam Phi ngày nay – và với một huy chương vàng, một bạc và một đồng đã được xếp hạng áp chót.
Bên trong nhóm, các huy chương được phân bổ rất không đều:
- Trung Quốc đã đoạt 40 huy chương vàng, 27 bạc và 24 đồng, được xếp hạng thứ nhì trong bảng xếp hạng huy chương cuối cùng của Thế vận hội.
- Brazil và Iran với ba huy chương vàng mỗi nước (tổng cộng 32 huy chương) vượt quá số huy chương của Nam Phi, Ethiopia, Ai Cập và Ấn Độ cộng lại.
Ta thấy rằng Ấn Độ có kết quả rất không cân đối với dân số của nước này. Với 0.000004 huy chương cho mỗi triệu dân, Ấn Độ xếp hạng chót trong bảng tính tỷ lệ dân số/huy chương.
Liên bang Nga và Belarus không có đại diện chính thức tại Thế vận hội. Mặc dù vậy, dưới một lá cờ trung lập họ đã giành được 5 huy chương trong đó có một huy chương vàng, điều này đã không ngăn trở người Nga tham gia dưới màu cờ của các nước khác. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, người Nga đã đạt thành tích dưới màu cờ của các nước khác. Đặc biệt, nữ vận động viên thể dục người Nga đã giành huy chương vàng cho Đức, ủng hộ việc chiếm đóng Crimea và cuộc chiến hiện tại[8].
Chúng tôi đã nghiên cứu chiến lược thế vận hội của Putin ở đây (ici) và ở điểm tiếp theo.
6 — Trường hợp nước Nga: từ sportokratura (văn hoá thể thao – ND) đến tự loại trừ cho đến giải Tây phương hoá
Khi lên nắm chính quyền, Putin muốn biến thể thao thành “biểu trưng cho sự hồi sinh của Nhà Nước Nga trên diễn đàn thế giới”, theo Lukas Aubin.
Tất cả đều đảo chiều năm 2014, là năm Thế vận hội mùa đông ở Sotchi – một điểm khởi đầu thực sự của tai tiếng chủ trương dùng chất kích thích của Nhà Nước – và của sự sáp nhập Crimea. Sự cô lập nước Nga trong thể thao thế giới bắt đầu. Như Lukas Aubin đã nêu ra, “thế giới thể thao sẽ là khu vực đầu tiên, cùng với thế giới nghệ thuật và văn hoá, đã quyết định và áp đặt những trừng phạt chống lại chế độ Putin.”
Tại Tokyo, tiếp sau tai tiếng dùng chất kích thích được Nhà nước Nga tổ chức trên quy mô lớn trong thế vận hội mùa đông Sotchi, Liên bang Nga bị loại trừ khỏi cuộc thi đấu.
- Chính Russian Olympic Committee (ROC) - Uỷ ban Thế vận hội Nga -, một đơn vị xuất phát trực tiếp từ Uỷ ban Thế vận hội quốc tế tham gia thi đấu ở vị trí của Liên bang Nga.
- Trên bục của 20 huy chương vàng do các vận động viên Nga giành được tại Thế vận hội Tokyo, không phải quốc ca Nga được cử lên mà là một trích đoạn của bảng Concerto số 1 cho piano của Tchaïkovski - được Uỷ ban thế vận hội quốc tế chấp thuận.
- Cũng như vậy, lá cờ bay trên đầu những người chiến thắng không phải là lá cờ Nga mà là một lá cờ đặc biệt được ROC tạo ra – trên đó ta thấy có 3 màu của lá cờ của Liên bang Nga ở trên các vòng tròn thế vận hội.
Năm 2024, thông tin về Thế vận hội Paris không được phổ biến ở Nga: chỉ có 15 vận động viên Nga tham dự, thi đấu không quốc kỳ, quốc ca.
Dựa vào các đại hội thể thao các nước BRICS, Đại hội thể thao Hữu nghị hay Đại hội thể thao của Tương lai cũng như là bấy nhiêu mô hình thay thế nền thể thao toàn cầu bị cho là thân phương Tây, ngày nay Putin thiết lập một chiến lược kép cho nước Nga: trong sự tiếp nối thuyết Karaganov [thiên về chủ nghĩa dân tộc - ND], Moscow muốn giải Tây phương hoá và vũ khí hoá thể thao thế giới.
7 — Lịch sử thể thao sẽ được viết nên ở châu Á?
Trong lịch sử của các thế vận hội hiện đại, được tổ chức lần đầu tiên tại Hy Lạp năm 1896, châu Âu là châu lục đạt thành tích cao nhất, cách xa châu lục kế tiếp là châu Mỹ[9].
Từ khoảng mười năm nay (đáng chú ý là Thế vận hội Rio 2016), châu Á đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách một cách đáng kể với các vùng khác, mặc dù bên trong có những sự không thuần nhất rất lớn.
- Tại Thế vận hội Paris 2024, châu lục này liên kết nhiều cường quốc thể thao có vị trí rất cao trong bảng xếp hạng: Trung Quốc (hạng nhì), Nhật Bản (hạng 3), cũng như Hàn Quốc (hạng 8).
- Tổng hợp lại, tại thế vận hội Paris, châu Á là châu lục thể thao mạnh thứ hai sau châu Âu[10].
8 — Châu Đại Dương: người khổng lồ ẩn giấu của thể thao thế giới
Nếu ta xem xét số huy chượng đoạt được so với dân số, châu Đại Dương vượt xa các châu lục khác, chủ yếu nhờ trọng lượng của Úc và New Zealand.
Với tuần tự 20 huy chương và 39 huy chương tính cho 10 triệu dân, Úc và New Zealand tuần tự đứng thứ hai và thứ nhất trên bảng tỷ lệ huy chương trên một triệu dân, được thiết lập cho các nước có trên 5 triệu dân.
Sau Thế vận hội Sydney năm 2000, Úc sẽ tổ chức Thế vận hội và Thế vận hội cho người khuyết tật tại Brisbane vào năm 2032.
9 — Thể thao của các nước phương Nam toàn cầu
Những bất cân xứng trên toàn hành tinh cũng được phản ánh trong sự bất cân xứng thể thao. Hơn 60 nước chưa bao giờ đoạt được huy chương thế vận hội.
- Với 170 triệu dân, Bangladesh là nước đông dân nhất chưa bao giờ giành được huy chương thế vận hội.
- Trong số những nước quan trọng nhất và đáng chú ý nhất, ta có thể kể - ngoài Bangladesh - Bolivia, Campuchia, Honduras, Nepal và Yemen.
- Nhưng những chênh lệch về kinh tế không phản ánh tình hình một cách đương nhiên: chẳng hạn như Vương quốc Monaco đã tham gia 21 Thế vận hội mùa hè mà không giành được huy chương vàng nào, đó là nước tham gia nhiều Thế vận hội nhất mà không giành được huy chương vàng nào.
Trong số các nước hiện tại, Nam Sudan và Kosovo là hai nước tham gia ít Thế vận hội nhất, mỗi nước chỉ tham gia hai lần (2016 và 2021).
10 — Thước đo các chức vô địch: kinh tế, bất bình đẳng, dân số
Có tồn tại không một mối liên hệ giữa các chỉ báo dân số và kinh tế thế giới với sự thành công trong thi đấu Thế vận hội? Chúng tôi đã xét các mối tương quan giữa số lượng huy chương và một loạt các chỉ báo trong các bảng dưới đây (chỉ số GINI về các bất bình đẳng, tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người và tổng sản phẩm nội địa GDP).
Như đã được biết, những nước có tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người cao có xu hướng đoạt một số huy chương cao, như Mỹ (126 huy chương, GDP/người: 81.695 đô la) và Na Uy (8 huy chương, GDP/người: 87.961 đô la).
Về phía kia của phổ số liệu, những nước có nguồn lực kinh tế hạn chế khiến có thể bị giới hạn về các thành tích thể thao trên quy mô quốc tế - Đó là trường hợp của Ethiopia: 1 huy chương (GDP/người: 1293 đô la), Uganda: 2 huy chương (1014 đô la) hay Zambia: 1 huy chương (1369 đô la).
Tuy nhiên, một số nước có GDP bình quân đầu người thấp, như Uzbekistan (2496 đô la) và Kenya (1949 đô la), đạt thành tích xét về số huy chương, gợi ra những nhân tố quan trọng khác như các chương trình thể thao mũi nhọn, hay sự xuất sắc trong những lĩnh vực đặc biệt (ví dụ, Kenya với môn chạy đua đường dài).
Hệ số Gini, vốn dao động từ 0 đến 100 (0 chỉ một sự bình đẳng tuyệt đối và 100 chỉ một sự bất bình đẳng hoàn toàn) giúp định lượng được những khoảng cách giàu nghèo trong một nước.
Một số nước nhỏ nổi bật với tỷ lệ số huy chương/đầu người rất cao.
- Với tổng cộng 2 huy chương cho 232.208 dân, nghĩa là chỉ hơn dân số quận 15 của Paris chừng vài chục ngàn người, Grenada xếp hạng nhất với một tỷ lệ ấn tượng 17,54 huy chương cho 1 triệu dân.
- Tương tự, Thịnh vượng chung Dominica với 70.000 dân (có phần ít hơn dân số quận 10 Paris) có một tỷ lệ là 13,51 huy chương cho 1 triệu dân, mặc dù nước này chỉ đoạt duy nhất một huy chương.
Về phía kia của phổ số liệu này, những nước như Mỹ và Trung Quốc thống trị bảng huy chương, nhưng tỷ lệ số huy chương so với dân số khiêm tốn hơn nhiều.
- Ví dụ nước Mỹ với 126 huy chương chỉ có tỷ lệ 0,38 huy chương cho 1 triệu dân. Trung Quốc, mặc dù có 91 huy chương, chỉ đạt 0,06 huy chương cho 1 triệu dân.
Trong số những nước có trên 5 triệu dân, New Zealand về đầu, tiếp theo là Úc và Hung-ga-ri.
- Ví dụ, New Zealand có 3,90 huy chương cho 1 triệu dân với tổng cộng 20 huy chương.
- Úc, với 53 huy chương, đạt 2,01 huy chương cho 1 triệu dân.
- Hung-ga-ri với 19 huy chương, đạt 1,96 huy chương cho 1 triệu dân.
Những nước như Ấn Độ và Pakistan, mặc dù dân số đông, có tỷ lệ huy chương trên một triệu dân vô cùng thấp – thậm chí là số 0 đối với Ấn Độ.
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư
Nguồn: “Qui a gagné les JO ? 10 points, 19 cartes et graphiques sur la géopolitique du tableau des médailles de Paris 2024”, Le Grand Continent, 15.8.2024
----
Bài có liên quan:
Chú
thích: [1] Wahl et
Arnaud, “Sport et relations internationales”, Vingtième Siècle. Revue
d’histoire, n.42, p.114-116 (1994), cité in Lukas Aubin, Jean-Baptiste Guégan, Géopolitique
du sport, Paris, La Découverte, 2024 [2] China
Anti-Doping Agency (Chinada), Call for an Independent
Investigation into USADA’s Cover-Up of Anti-Doping Rule Violations in the
Disguise of Undercover Informants, 8 août 2024. [3] US anti-doping
agency displays double standards, cross-border jurisdiction to cover own flaws:
CHINADA [4] New
York Times, An
Uproar Over a Chinese Doping Case, Except in China, 3 juillet 2024. [5] Margarítis
Schinás, vice-président de la Commission européenne chargé de la Promotion du
mode de vie européen, lors de sa venue à Europa Expérience Paris le 25 juillet.
[Phó chủ tịch Uỷ ban châu Âu phụ trách
phát triển lối sống châu Âu, trong dịp viếng thăm Europa Expérience Paris ngày
25 tháng 7] [6] Ainsi,
selon des estimations de BPCE, la contribution au sport des collectivités
territoriales en France est de 12,5 milliards d’euros, soit près du double du
budget de l’État consacré au sport — y compris la part de ce budget dépendant
de l’Éducation nationale The
sports industry: the challenges of a champion, BPCE L’Observatoire
Économie du Sport, Janvier 2023. [ Do đó,
theo ước lượng của BPCE, đóng góp của các vùng tại Pháp cho thể thao lên đến
12,5 tỷ Euro, nghĩa là gần gấp đôi ngân sách của Nhà nước dành cho thể thao –
bao gồm cá phần của ngân sách này trực thuộc Bộ Giáo dục] [7] РБК-Україна,
“В
ОП назвали кількість загиблих українських спортсменів внаслідок агресії РФ”,
2 août 2024. [8] Новини
Pro, “Гучний
скандал на ОІ: Бубка вручив золоту медаль ексросіянці Варфоломєєвій”,
10 août 2024. [9] La
composition des nations par continent et leurs sous-régions est basée sur les “régions macro-géographiques
continentales” de l’ONU. [Thành phần các quốc gia theo châu lục và các
tiểu vùng được thiết lập dựa trên các “vùng địa lý lục địa lớn” của Liên Hiệp
Quốc]. [10] À côté
des 27 États membres de l’Union européenne, le CIO intègre dans la catégorie
Europe également: le Royaume-Uni, l’Ukraine, la Géorgie, la Serbie,
l’Azerbaïdjan, Israël, la Suisse, l’Arménie, la Moldavie, le Kosovo, et
l’Albanie. [Bên cạnh 27 nước thành viên
của Liên minh châu Âu, Uỷ ban thếc vận hội quốc tế còn nhập thêm: Vương Quốc
Anh, Ukraina. Georgia, Azerbaijan, Israel, Thuỵ Sĩ, Armenia, Moldavia, Kosovo
và Albania].