20.9.24

Chủ nghĩa toàn cầu của kinh tế học quốc gia: Friedrich List trong một sự phản chiếu của Nhật Bản

CHỦ NGHĨA TOÀN CẦU CỦA KINH TẾ HỌC QUỐC GIA: FRIEDRICH LIST TRONG MỘT SỰ PHẢN CHIẾU CỦA NHẬT BẢN

Mark Metzler

Friedrich List (1789-1846)

Hơn 23 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi có những nghi ngờ về sự thật của lý thuyết kinh tế chính trị thịnh hành … Tôi đã nhận thức được rằng lý thuyết này chỉ thấy tất cả nhân loại, hoặc các cá nhân đơn lẻ, chứ không thấy những quốc gia … Nói tóm lại, tôi đã tình cờ tìm ra sự phân biệt giữa nền kinh tế chính trị toàn cầu và nền kinh tế chính trị. – Trích Friedrich List, Lời nói đầu của cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia |The National System of Political Economy|, xuất bản năm 1841.

Từ 300 hay 350 năm trước, chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm |bullionism| là kỹ thuật kinh tế tiên tiến nhất của thời đại lúc bấy giờ, [và] việc sở hữu một khối lượng khổng lồ vàng và bạc là nguồn gốc sự giàu có và sức mạnh của quốc gia [fukoku kyōhei] … Sau đó khoảng 150 năm trước nhà kinh tế học vĩ đại Adam Smith (1723-1790) xuất hiện, người đã tuyên bố rằng sự giàu có quốc gia quan trọng hơn vàng và bạc, [giải thích] rằng vàng và bạc mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thu được từ Mexico và Nam Mỹ đã được chuyển hết sang Anh và những nước khác để chi trả cho các sản phẩm … Rồi chỉ 50 năm sau đó đã xuất hiện một nhà kinh tế học người mà phải được gọi là Adam Smith của nước Đức, Friedrich List (1789-1846). Ông đã tuyên bố rằng hơn cả sự giàu có quốc gia, một sức mạnh sản xuất |productive power| của con người mới là cốt yếu … Nhưng tôi không nghĩ những quan điểm của hai nhà kinh tế học vĩ đại này, List và Smith, nhất thiết phải mâu thuẫn nhau: List đã bổ sung những điểm còn thiếu ở Smith. Một người đã khẳng định học thuyết về mậu dịch tự do còn một người [đã khẳng định] học thuyết về chủ nghĩa bảo hộ, nhưng chúng ta có thể nghĩ rằng đây chỉ là một vấn đề mỗi người đang khẳng định lý thuyết phù hợp nhất với những hoàn cảnh quốc gia trái ngược nhau của Anh và Đức vào thời đại của họ. – Takahashi Korekiyo [高橋 是清 – (1854-1936)] nhận xét vào năm 1925, ngay sau sự rút lui của ông khỏi vai trò Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp đầu tiên của Nhật Bản.[1]

Takahashi Korekiyo (1854-1936)

Sứ mệnh chính trị của Friedrich List (1789–1846) là xây dựng một nền kinh tế quốc gia độc lập, công nghiệp hóa ở Đức, và ông được xem là một trong những người kiến tạo nên sự thống nhất kinh tế của Đức. Sứ mệnh trí tuệ của ông là tạo ra một sự thay thế, “hệ thống quốc gia” để ngăn chặn kinh tế học “chính trị toàn cầu” theo chủ nghĩa phổ quát của trường phái Smithian. Takahashi Korekiyo (1854–1936) là một chính khách hơn là một nhà lý luận, và nổi tiếng nhất với việc dẫn dắt Nhật Bản sớm phục hồi từ cuộc Đại Suy thoái sau năm 1932. Sứ mệnh của Takahashi cũng tương tự như vậy là xây dựng một nền kinh tế quốc gia độc lập, công nghiệp hóa, và ông là người định khung |framer| chính cho cái mà sau này được gọi là “mô hình” phát triển “của Nhật Bản”. Mặc dù đã 6 năm ở Mỹ và có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng cho đến gần đây hầu như List vẫn bị lãng quên trong thế giới nói tiếng Anh. Takahashi, người cũng đã học tiếng Anh ở Mỹ, vẫn chưa được biết đến rộng rãi bên ngoài quê hương ông. Nhưng người ta có thể dùng hai người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế này để đưa ra một mô tả có tính “rời khỏi-trung tâm” của quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện đại vốn làm đảo ngược các định nghĩa hiện đang chiếm ưu thế về chuẩn mực phổ quát và chủ nghĩa biệt lệ có tính cục bộ |local exceptionalism|.

Kể từ sự tan rã của chủ nghĩa Marx-Lenin, chẳng có truyền thống khoa học xã hội nào được định sẵn các quan niệm về bản chất “lập pháp” và phổ quát trong những cấu trúc lý thuyết của nó như truyền thống cổ điển/tân cổ điển trong kinh tế học. Nền tảng siêu hình trong truyền thống này là ý tưởng “chẳng làm gì” của chính phủ – tự do kinh doanh |laissez faire| – nhằm cho phép hoạt động cân bằng kinh tế của các cá nhân vận hành một cách tự nhiên. Áp dụng cho những mối quan hệ giữa các quốc gia, điều này có nghĩa là các chính phủ không nên cố gắng điều hướng những dòng mậu dịch hay tiền tệ hoặc mặt khác [cố gắng] cản trở việc tự động phát sinh sự phân công lao động toàn cầu. Nói một cách thô thiển, thị trường là một biểu hiện của nguyên lý phổ quát và là một đấu trường nơi hài hòa những lợi ích cạnh tranh của cá nhân một cách hiệu quả. Các nhà nước và các quốc gia thực sự là những cấu trúc có tính cục bộ và nhân tạo; ở đấu trường chính trị này, các lợi ích cạnh tranh thường xuyên tạo ra những tác động phá hủy. Sự hiểu biết về bản chất của kinh tế học (và sự khéo léo chính trị) này cũng là một chương trình phổ quát hóa, dưới hình thức một sự vận động cho các nền kinh tế mở và cho mậu dịch tự do toàn cầu. Khẳng định này [một sự vận động cho các nền kinh tế mở và cho mậu dịch tự do toàn cầu] chính là thứ List lo ngại nhất sẽ chống lại “hệ thống kinh tế chính trị quốc gia” của ông. Do đó, về bề ngoài, chúng ta sẽ thấy một chủ nghĩa phổ quát toàn cầu hóa – chủ nghĩa tự do theo nghĩa cổ điển – đang đối mặt với một chủ nghĩa cục bộ có tính bảo hộ và phản ứng lại – chủ nghĩa dân tộc kinh tế |economic nationalism| – dường như có tính kháng cự và “chống-toàn-cầu-hóa”.[2]

Sự viện dẫn đến List của Takahashi đề xuất một bức tranh ít phân cực hơn, và chương này khám phá những nguồn gốc của nó để tiết lộ một loạt các tương tác phức tạp. Trước tiên, chúng ta sẽ thấy rằng “các nhân tố phổ quát” |universals| cạnh tranh của nước ngoài đã được tái cấu trúc theo địa phương, sử dụng các chất liệu địa phương hiện có – được tái chế, theo cách sử dụng được Erika Bsumek công bố và Karl Miller mở rộng, cả hai đều xuất hiện trong quyển sách này [Lịch sử Toàn cầu: những Tương tác giữa các nguyên lý Phổ quát và Địa phương |Global History: Interactions Between the Universal and the Local|]. Một số cấu trúc chính sách có hiệu quả đã được tái xuất [để trở thành] “mô hình” phát triển “của Nhật Bản”. Thứ hai, chính sách tự do và chính sách bảo hộ quốc gia có tính chu kỳ qua thời gian. Mỗi nhóm chính sách về mặt lịch sử rõ ràng đã giải quyết một loạt các vấn đề phát triển |developmental problems| khác nhau, với chủ nghĩa tự do tập trung vào các nhiệm vụ “giải cấu trúc” (hoặc bãi bỏ quy định), và chủ nghĩa bảo hộ hướng đến “cấu trúc tư bản chủ nghĩa”. Các nhóm chính sách đối nghịch này đã định hình lại và nối tiếp nhau – về mặt phát triển, phù hợp với việc thực hiện từng bước của [tiến trình] công nghiệp hóa quốc gia, và về mặt chu kỳ, phù hợp với những lên xuống của sự thịnh vượng và suy thoái [của quốc gia].

Bruce Cumings (1943-)
Henry C. Carey (1793-1879)

Vấn đề về việc kinh tế học tự do so với kinh tế học quốc gia cũng liên quan đến một số cuộc luận chiến hiện tại và được tiếp tục trong một quãng thời gian dài. List là một nhân vật tiêu biểu trong thế hệ các tác gia đầu tiên chỉ trích những học thuyết vốn phổ biến của Smith. Sau khi gần như thoát khỏi tự sự kinh tế học bằng-Anh-ngữ, tên tuổi của List bắt đầu bất ngờ xuất hiện trở lại vào những năm 1980 và nhất là những năm 1990, khi đề cập đến sự trỗi dậy của những nhà nước kiến tạo phát triển phái “Listian” ở Nhật Bản và khu vực Đông Á. Việc sử dụng lại một sáo ngữ |cliché| của Đức để xác định bản chất của nền kinh tế Nhật Bản cũng đã bị chỉ trích, và điểm tạo nên sự chỉ trích đó chính là kinh tế học “có tính chất Đức” của List lại theo những phương thức của Mỹ. Như Bruce Cumings đã diễn tả, người ta có thể giải thích hay ho y như vậy về nước Nhật Bản hiện đại bằng cách viện dẫn tên tuổi của một nhà bảo hộ chủ nghĩa người Mỹ mà giờ đây đã bị lãng quên Henry C. Carey (1793-1879).[3] Trong khi quan điểm của Cumings đề xuất một sự lưu chuyển các ý tưởng trên tầm quốc tế có tính phức tạp mà tôi khám phá ở đây, trên thực tế nhiều điều có thể đạt được thông qua việc cùng nhau suy nghĩ về Nhật Bản và về Friedrich List. List cũng đã được vinh danh liên quan tới chủ nghĩa phát triển của Đông Á hơn cả một biểu tượng, nhưng ông cũng đã bị loại bỏ khỏi bối cảnh lịch sử, thay vì như là một chủ thể của phân tích lịch sử. Những mối liên hệ thực sự hóa ra lại dày đặc, và sự nghiệp của chính Takahashi là một nơi thích hợp để bắt đầu.

Vào thời điểm thành lập Bộ Thương mại và Công nghiệp

Maeda Masana (1850-1921)

Chính sách công nghiệp của Nhật Bản, được hình thành rõ nét vào khoảng giữa thế kỷ XX, có lẽ là chương trình nuôi dưỡng công nghiệp toàn diện, có hệ thống và thành công nhất được phát triển cho đến nay. Chẳng ai có thể nói rằng nó không tốn kém chi phí, và nhiều người sẽ nói rằng toàn bộ chủ đề này giờ đây đã thuộc về lịch sử.[4] Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế |Ministry of International Trade and Industry| (MITI) là cơ quan đầu não mang tính định chế có nhiệm vụ thực thi chính sách công nghiệp Nhật Bản, và cuộc tranh luận thường cảm tính về MITI và bản chất của sự tăng trưởng thần tốc của Nhật Bản tạo nên luồng phân tích và luận chiến lớn hơn mà trong đó vấn đề về kinh tế học của Friedrich List đã được khơi lại gần đây. MITI được tổ chức dưới cái tên đó vào năm 1949, nhưng Bộ này đã ghi nhận câu chuyện số phận của chính nó vào năm 1925, khi “Tiền thân của MITI (zenshin), Bộ Thương mại và Công nghiệp |Ministry of Commerce and Industry| [MCI], ra đời”, được tách ra từ Bộ Nông nghiệp và Thương mại |Ministry of Agriculture and Commerce| trước đây.[5] Takahashi Korekiyo, bộ trưởng MCI đầu tiên trong một quãng thời gian ngắn, đóng vai trò là người đỡ đầu cho Bộ này. Takahashi dường như cũng coi Bộ Thương mại và Công nghiệp là di sản cuối cùng trong sự nghiệp phục vụ chính phủ của ông: ba ngày sau khi Bộ mới ra mắt vào tháng 4 năm 1925, ông thông báo về sự rút lui của mình, từ chức khỏi nội các và rời khỏi vị trí chủ tịch đảng Seiyūkai.[6] Vào cái khoảnh khắc nghĩ suy về bản thân này, Takahashi rõ ràng đang nghĩ về hai nhà dân tộc chủ nghĩa kinh tế tiền bối, Maeda Masana [前田正名] (1850–1921) và Friedrich List.

“Hỡi Maeda Masana đáng kính! Maeda Masana đáng kính! Bằng hữu của ngài, Takahashi Korekiyo, nghiêm cẩn đứng trước đài tưởng niệm của ngài, nước mắt tuôn rơi”, Takahashi đã khấn trước vong linh của Maeda tại một đài tưởng niệm bằng đá do ông và những người ái mộ khác của Maeda đã dựng lên tại một ngôi đền ở Kyoto vào ngày 15 tháng 4 năm 1925. “Chẳng màng đến lợi ích hay danh tiếng, ngay cả khi đối diện với cái chết”, Takahashi nói với những người cùng đến viếng, “mối quan tâm của Maeda là dành cho quốc gia”. Thành tựu vĩ đại của Maeda, Takahashi nhắc nhở thêm với họ, là một cuốn sách ra đời trước đó 40 năm, Bàn về Thúc đẩy Công nghiệp |On the Promotion of Industry| (Kōgyō iken), vốn được dành cho sứ mệnh của cuộc đời ông là “xây dựng quốc gia dựa trên cơ sở công nghiệp” (sangyō rikkoku).[7] Trên thực tế, khẩu hiệu “xây dựng quốc gia dựa trên công nghiệp” đã được đưa ra vào thời điểm đó bởi đảng Seiyūkai của chính Takahashi. Và vào năm 1884, chính Takahashi đã giúp soạn thảo cuốn Bàn về Thúc đẩy Công nghiệp của Maeda, cuốn sách mà kể từ đó đã được xem là kế hoạch phát triển quốc gia toàn diện đầu tiên trên thế giới. Đó cũng là một kế hoạch phản ánh đường lối của Maeda, được hình thành khi ông đến Paris thưở còn trai tráng vào năm 1869, nhằm đưa Nhật Bản ngang hàng với các nước phương Tây.

Trải nghiệm của riêng Takahashi về phương Tây thậm chí còn sớm hơn cả Maeda, vào năm ông 13 tuổi, 1867, khi chính quyền tại phiên phong kiến của ông, Sendai, đưa ông đi học tiếng Anh ở California [Mỹ]. Ông cũng đã học được cách mà những người lao động Đông Á hòa nhập vào sự phân công lao động toàn cầu khi ông “bị bán như một nô lệ”, như ông đã kể sau này, để làm việc trong một trang trại ở một thị trấn của Oakland [Mỹ].[8] Sau khi nghe tin về cuộc cách mạng ở Nhật Bản vài tháng sau đó, những người đồng sự Sendai của ông đã giúp chuộc ông thoát khỏi khế ước [nô lệ] và cả nhóm đã quay về quê hương vào cuối năm. Sau nhiều công việc khác nhau như một giáo viên tiếng Anh và một biên dịch viên, vào năm 1881 Takahashi đã gia nhập Bộ Nông nghiệp và Thương mại mới thành lập, nơi ông trở thành người đầu tiên đứng đầu văn phòng cấp bằng sáng chế và tạo ra hệ thống bảo vệ “sở hữu trí tuệ” đầu tiên của Nhật Bản.[9] Takahashi đã làm việc trong đội ngũ nhân viên dưới quyền của Maeda vào năm 1884. Sau khi dự án Thúc đẩy Công nghiệp của Maeda bị hủy bỏ, Takahashi rời chính phủ để rồi cố gắng và thất bại trong các doanh nghiệp quản lý một mỏ than, một trang trại bò sữa (khi đó là một công việc hiện đại, theo phong cách phương Tây), và một liên doanh khai thác bạc ở Peru. Sau đó, ông bước vào thế giới ngân hàng, và với tư cách là ủy viên tài chính hải ngoại đầu tiên của chính phủ Nhật Bản đã đàm phán về các khoản vay nước ngoài khổng lồ tài trợ cho cuộc chiến của Nhật Bản với Nga vào các năm 1904–1905. Takahashi nhờ đó đã tiến đến hội nghị thượng đỉnh của việc hoạch định chính sách quốc gia, trở thành thống đốc Ngân hàng Nhật Bản các năm 1911–1913 và bộ trưởng tài chính trong các năm 1913–1914 và 1918–1922. Takahashi cũng là chủ tịch đảng chính trị bảo thủ của Nhật Bản, Seiyūkai, từ năm 1921 đến năm 1925, thủ tướng các năm 1921–1922, và bộ trưởng nông nghiệp và thương mại các năm 1924–1925. Nỗ lực rút lui của ông vào năm 1925 đã không thành công, và ông được triệu hồi làm bộ trưởng tài chính vào năm 1927. Ông được triệu hồi một lần nữa vào năm 1931, tại các điểm đáy của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khi ông thực thi chính sách chống suy thoái thành công nhất thế giới. Mặc dù được biết đến về việc chủ trương cho một “chính sách tích cực” ủng hộ tăng trưởng (sekkyoku seisaku), Takahashi cũng phản đối sự gia tăng quá nhanh và mất kiểm soát của ngân sách quân sự, và vì vậy ở tuổi 81 ông đã bị ám sát bởi các quân lính chống đối vào ngày 26 tháng 2 năm 1936.

Vào tháng 6 năm 1925, một tháng sau lời cầu khấn của mình với Maeda Masana, ngay khi vừa từ chức Takahashi đã thảo luận về triết lý kinh tế học của chính ông trong một bài phát biểu trước Hội Thúc đẩy Công nghiệp |Industrial Promotion Society| ở Osaka.[10] Điểm bắt đầu của Takahashi, theo cách đặc trưng của ông, là vấn đề khó khăn hiện tại (sau Thế Chiến Thứ nhất). Gián tiếp chỉ trích chính sách thắt lưng buộc bụng ngân sách của nội các đương nhiệm (do đảng đối lập Kenseikai dẫn dắt), Takahashi cho rằng các nhà công nghiệp đang theo sự chỉ đạo của chính phủ và đang nghĩ rằng họ cũng phải thắt lưng buộc bụng. Nhưng nếu mỗi người đều làm vậy, Takahashi nói, điều này sẽ khiến cho khó khăn trở nên trầm trọng hơn. Nhiệm vụ hiện tại thay vì hạn chế nhập khẩu thì nên mở rộng xuất khẩu. Chừng nào mà nền công nghiệp còn chưa đầu tư vào các công nghệ sản xuất hàng loạt mới, Nhật Bản sẽ bị tụt hậu so với các nước khác. Chính trong bối cảnh của tình trạng thắt lưng buộc bụng sau Thế Chiến Thứ nhất (1814–1818) và sự cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng này, Takahashi – khác với tính cách của mình – đã quay sang biện giải cho một nhà kinh tế học nước ngoài và trình bảy chi tiết ý tưởng của Friedrich List về sức mạnh sản xuất của quốc gia.

Người ta có thể cũng lấy làm lạ khi quay về với “Adam Smith của nước Đức” vào năm 1925, khi bị đánh bại, nước Đức vỡ nợ vừa được đưa vào diện được nhận tài chính của Mỹ-Anh theo Kế hoạch Dawes, và “mô hình Đức” dường như chẳng phải là một đối tượng để mô phỏng. Việc viện dẫn đến List của Takahashi, rơi vào một diễn ngôn quốc gia mà trong đó những khác biệt về chính sách trong nước được thể hiện bằng các thuật ngữ của mô hình phát triển nước ngoài, [việc viện dẫn đến List] được thúc đẩy phần nào bởi một sự không tương đồng dễ thấy với mô hình Anh. Sáu tuần trước bài phát biểu của Takahashi, Bộ trưởng Tài chính |Chancellor of the Exchequer| của Vương quốc Anh Winston Churchill đã thông báo rằng Vương quốc Anh sẽ khôi phục chế độ bản vị vàng theo mức ngang giá cũ trước thế chiến. Nội các đảng Kenseikai của Nhật Bản đã rục rịch chuẩn bị để làm y như vậy. Việc khôi phục những dòng chảy tự do của vàng sẽ đòi hỏi sự thắt lưng buộc bụng ngân sách sâu hơn nữa và sẽ làm gia tăng tình trạng giảm phát giá và khủng hoảng, vốn luôn xuất hiện sau chiến tranh. Khi đảng kế nhiệm của Kenseikai cuối cùng đã đi theo sự dẫn dắt của Vương quốc Anh 4 năm sau đó, Takahashi đã công khai đoạn tuyệt với chính sách tự do trong lĩnh vực tiền tệ.[11] Mặc dù Takahashi dường như không nhận ra điều này, trên thực tế Friedrich List đã nêu rõ sự chỉ trích của chính ông đối với tính chính thống của học thuyết tự do của Vương quốc Anh khi đối mặt với tình trạng giảm phát tương tự sau các cuộc chiến tranh của Napoléon.

Alexander Gerschenkron (1904-1978)

Một điểm tương đồng về cấu trúc sâu sắc hơn giữa nước Đức của List và nước Nhật của Takahashi là vị thế phát triển giống nhau của hai nước. So với Vương quốc Anh, Đức là một “nước phát triển muộn”, như Takahashi đã giải thích trong một dịp trước đó, báo trước một phân tích nổi tiếng của Alexander Gerschenkron (1904-1978).[12] Phản đối mậu dịch tự do của Vương quốc Anh, Đức do đó đã áp dụng một chính sách theo chủ nghĩa bảo hộ; phản đối chủ nghĩa cá nhân của Vương quốc Anh, nước này áp dụng “nguyên lý thống nhất quốc gia”. Takahashi nghĩ rằng Nhật Bản cũng phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự và “nếu cứ cố gắng áp dụng chủ nghĩa tự do kiểu Anh, chúng ta sẽ chỉ thu về những tác động tiêu cực của nó”. Vì thế, phân tích của List về tình hình của một nền kinh tế lạc hậu, năng suất kém phải đối mặt với một nền kinh tế tiên tiến và có năng suất cao hơn là đặc biệt phù hợp.

Friedrich List và tính tạm thời của các quốc gia

Adam Smith đã có mặt vào cái đêm trước cuộc cách mạng công nghiệp nhưng không thực sự nhận ra nó,[13] và Friedrich List là một trong những nhà tư tưởng kinh tế đầu tiên đã nắm bắt được ý nghĩa có tính lịch sử của quá trình công nghiệp hóa trên thế giới. Trong khi vấn đề của Smith là việc loại bỏ các rào cản mậu dịch của chủ nghĩa trọng thương, thì vấn đề của List là sự phát triển “muộn màng” của các tiểu quốc không được thống nhất ở Đức. Chủ trương về các loại thuế quan bảo hộ của ông là một phần trong mối quan tâm lớn hơn đối với các vấn đề có tính thực tiễn của quá trình phát triển: cải cách bộ máy hành chính, thúc đẩy mậu dịch và công nghiệp (sau này được gọi là chính sách công nghiệp), tạo ra cơ sở hạ tầng giao thông quốc gia và hợp nhất thị trường quốc gia.[14] Giống như Hegel, List đã bắt đầu hành trình khám phá của mình từ lịch sử, không phải từ những nguyên lý cơ bản. Do đó, ông đã lần theo dấu vết của những lần thay thế nối tiếp nhau của sự thống trị về kinh tế giữa các quốc gia, bắt đầu từ thời Phục hưng của các thị-quốc |city-state| ở miền Bắc nước Ý (và sự thống trị song song về phía bắc của Liên minh Hansa). Sự thống trị này đã nhường chỗ cho sự thống trị về thương mại của Hà Lan, và cuối cùng là của Anh, nước hiện “nằm ở trung tâm của những đất nước và đế chế trên trái đất, là một thành quốc vĩ đại trong mối liên hệ với các vùng lân cận của nó” và “một tiêu chuẩn và mô hình cho tất cả các quốc gia”.[15] Bức tranh lịch sử này kể từ đó đã được dựng lên thành những lý thuyết phức tạp hơn nhiều về cốt lõi tư bản chủ nghĩa đang chuyển dịch về mặt lịch sử và về những bá quyền kế tiếp nhau của các quốc gia trong một hệ thống tư bản chủ nghĩa đang mở rộng.[16] Như List đã giải thích, những nguyên nhân then chốt dẫn đến sự trỗi dậy hoặc suy tàn của quốc gia là sự hiện diện hoặc thiếu vắng của tự do cá nhân và tinh thần dấn thân, chính sách nhà nước phù hợp và sự thống nhất quốc gia. Mỗi sự thống trị liên tiếp của quốc gia đã thể hiện sự gia tăng trong quy mô quốc gia. Do đó qua việc lịch sử hóa vị thế hiện tại của Vương quốc Anh trong nền công nghiệp (và qua việc mở rộng trong lý thuyết kinh tế-chính trị), List cũng đã tương đối hóa nó, nhận thấy rằng “những nguyên nhân tương tự đã đưa Vương quốc Anh lên vị trí cao như hiện nay sẽ – có lẽ vừa xảy ra trong tiến trình của thế kỷ kế tiếp – đưa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đến một trình độ về công nghiệp, giàu có và quyền lực vượt lên cả trình độ mà Anh đã có từ trước đến nay cũng như Anh hiện đã vượt qua đất nước Hà Lan nhỏ bé”.[17]

Trên thực tế, Hoa Kỳ chính là nơi mà List đã hệ thống hóa các ý tưởng kinh tế của mình vào cuối thập niên 1820, và ông đã xem [thể chế] cộng hòa non trẻ này là mô hình tuyệt vời về phát triển kinh tế quốc gia có hậu thuẫn của nhà nước – rất giống với [hình ảnh của] Nhật Bản xuất hiện trước các nước châu Á mới công nghiệp hóa 150 năm sau. Sự tương đồng với Nhật Bản cũng đáng cho một vài suy ngẫm liên quan đến chủ nghĩa tích cực quốc gia |national activism| của List. List bắt đầu sự nghiệp đầy sóng gió và nhiều sự di chuyển của mình vào năm 1805 với tư cách là một quan chức chính quyền ở một tiểu quốc nhỏ của Đức, Württemberg, có quy mô tương đương với một trong những phiên phong kiến ​​ln Tokugawa, Nht Bn. Ông được biết đến như một người theo chủ nghĩa tự do và ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến, và vào năm 1818, trong một vài tháng, ông đã trở thành giáo sư đầu tiên về hành chính công (Staatswissenschaft) tại Đại học Tübingen.[18] Đáng chú ý, List đã không nghiên cứu chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm nổi tiếng |cameralism| được dạy ở đó và tương đối ít chịu ảnh hưởng từ các ý tưởng học thuật và hành chính trong nghệ thuật quản lý kinh tế nhà nước |economic statecraft| của Đức.[19] Ông đã học hỏi từ các doanh nhân Đức và ông đấu tranh cho phong trào cải cách của họ, vào năm 1819, [Friedrich List] hỗ trợ tổ chức một Liên minh Thương mại và Công nghiệp Đức (Deutsche Handelsund Gewerbsverein) ở Frankfurt và khởi động chiến dịch vận động thành lập một Liên minh Thuế quan Đức (Zollverein). Cho đến lúc đó List đã theo đuổi các ý tưởng của trường phái mậu dịch-tự do, nhưng việc tiếp xúc với các ý tưởng về chủ nghĩa bảo hộ của Pháp đã khiến ông chuyển hướng sang chủ nghĩa bảo hộ.[20] List, với tính cách xông xáo và thích tranh luận, cộng với chủ trương về tự do của ông, không chỉ gây thù chuốc oán với các nhà chức trách địa phương mà còn với cả Hoàng thân Metternich của nước Áo. Năm 1822, khi List là đại diện dân cử trong hội đồng Württemberg, ông bị kết tội vu khống các nhà chức trách và vi phạm luật báo chí. Sau hai năm lẩn trốn, ông bị giam ở một pháo đài trong 5 tháng và sau đó bị lưu đày, vì vậy trong Nhật ngữ thời đó, [List] trở thành một rōnin, hay một samurai vô chủ – có thể nói là, một quan chức chính quyền vô công rỗi nghề – giống như nhiều nhà hoạt động lãnh đạo phong trào thống nhất quốc gia của Nhật Bản trong những năm 1860. Cũng giống như nhiều người trong số những kẻ khích động quốc gia “vô nhà nước” |“stateless” national agitators| này, List đã đi đến một kết cục cực đoan, mặc dù trong trường hợp này, do chính tay ông gây ra.

Năm 1825, List cùng gia đình đến Mỹ, “nơi mà cuộc đời tự nó đã là tác phẩm hay nhất mà người ta có thể đọc về kinh tế chính trị”, và là nơi mà đối với ông dường như “sự phát triển theo từng giai đoạn của một nền kinh tế quốc gia”, vốn kéo dài qua hàng thế kỷ ở Châu Âu, “tiến lên đây trước mắt chúng ta”.[21] Tình bằng hữu của List với Tướng Lafayette (1757-1834), người mà ông đã gia nhập vào nhóm tùy tùng của Ngài ngay sau khi đặt chân lên Hoa Kỳ, đã đảm bảo cho ông một sự tiếp đón cấp cao. Ông định cư ở Pennsylvania, nơi mà sau một quãng thời gian ngắn, ông đã thất bại trong nỗ lực trồng trọt và chiết xuất, ông đã tìm được một công việc thuận lợi hơn ở địa phương, đó là việc viết lách và biên tập cho một tờ báo Đức ngữ, và ông cũng giúp thành lập một công ty khai thác than và đường sắt, một trong số những công ty đầu tiên của nước Mỹ. Nước Mỹ đang ở giữa cuộc xung đột của chính họ giữa hoạt động mậu dịch tự do với hoạt động bảo hộ, thực trạng này nảy sinh trong tình trạng tồi tệ của quá trình giảm phát sau Cuộc chiến tranh năm 1812 [giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh - ND]. Khi List còn ở Mỹ, cuộc tranh luận này gây ra sự chia rẽ sâu sắc, bởi các nhà công nghiệp phương Bắc thì kêu gọi các chính sách thay thế nhập khẩu trong khi các điền chủ phương Nam theo hướng xuất khẩu lại mong muốn mậu dịch tự do, và cuộc xung đột về chính sách mậu dịch đã kết hợp với cuộc xung đột về chế độ nô lệ và quyền lợi của các tiểu bang.[22] Pennsylvania là trung tâm của chủ nghĩa bảo hộ, và List nhanh chóng đứng về phe này, tựa như một nhà dân tộc chủ nghĩa người Mỹ, ông ủng hộ một “Hệ thống Mỹ” nhằm thúc đẩy công nghiệp và bảo hộ “các ngành công nghiệp non trẻ”. Chịu ảnh hưởng từ những ý tưởng của Alexander Hamilton (1755–1804) và từ một tác gia theo chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa bãi nô Daniel Raymond (1786–1849), List đã liên kết với các thành viên của Hiệp hội Pennsylvania nhằm Thúc đẩy các ngành Công nghiệp Chế tạo và các nhà Kỹ nghệ Cơ khí bao gồm Charles Ingersoll (1782-1862) và Matthew Carey [1760-1839] (cha của Henry Carey).[23] List được “nhập tịch” trở thành một công dân Hoa Kỳ vào năm 1830, và ông ngay lập tức trở về Đức, giữ chức lãnh sự Hoa Kỳ trong một quãng thời gian tại Vương quốc Saxony. Ông tiếp tục thúc đẩy việc mở rộng Liên minh Thuế quan Đức và vào năm 1837 đã giúp thành lập tuyến đường sắt nội địa đường dài đầu tiên của Đức, từ Leipzig đến Dresden, vốn là một phần trong tầm nhìn của ông về một mạng lưới đường sắt thống nhất nước Đức và xuyên châu Âu.

Do đó, đối với một người theo chủ nghĩa quốc gia nhiệt thành, thật đáng chú ý khi List lại từng là một người theo chủ nghĩa toàn cầu. Công bằng mà nói điều này đã rất rõ ràng ở việc đưa ra liên tiếp các ý tưởng của ông, được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Anh dưới dạng một loạt các bức thư gửi Ingersoll, những lá thư này sau đó được tập hợp thành cuốn Đề cương Kinh tế Chính trị Mỹ |Outlines of American Political Economy| vào năm 1827. Mười năm sau, tại Paris, List đã trình bày các ý tưởng của mình một cách có hệ thống hơn trong cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Tự nhiên |Le système naturel d'économie politique| (1837). Năm 1841, ông xuất bản cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia |Das nationale System der politischen Ökonomie| ở Stuttgart. Dưới góc độ này, List đã trở thành một nhà kinh tế học “người Đức” chỉ 5 năm trước khi ông bất hạnh qua đời.[24]

List thường bị nhận định sai là một nhà tư tưởng phản-Khai sáng (hoặc là một “nhà phản-kinh tế học” theo một cách hiểu sai gần đây), người mà đã kết hợp với chủ nghĩa lãng mạn đương thời để lập luận rằng sự thật về kinh tế thì mang tính tương đối và có tính đặc trưng văn hóa.[25] Trên thực tế, lập luận của List mang tính phổ quát hơn ở chỗ ông nhìn nhận sự phát triển kinh tế quốc gia đang diễn ra qua các giai đoạn riêng biệt, phổ quát. Do đó, các chính sách phù hợp thì mang tính đặc trưng theo các giai đoạn. Sự chuyển đổi theo từng giai đoạn mà List quan tâm là thứ mà nước Đức đang phải đối mặt: sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp phát triển sang nền công nghiệp. Ông đã kết nối ý tưởng này với khái niệm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, khi một nước đã tiến lên từ việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, đến sản xuất các sản phẩm đơn giản, đến phát triển ngành chế tạo-máy móc trong nước |domestic machine-building| và xuất khẩu các sản phẩm chế tạo. List rất lạc quan về các khả năng chuyển giao công nghệ, điều mà ông cho rằng phải đi đôi với việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ.[26]

Tuy nhiên, tiến trình phát triển theo từng giai đoạn này không hề diễn ra tự nhiên mà chỉ tồn tại như một tiềm năng phát triển. Các quốc gia thường bị mắc kẹt trong một giai đoạn cụ thể và bị giữ lại ở đó do sự phân công lao động quốc tế hiện có, nếu không muốn nói là bị đẩy ra ngoại vi xa hơn nữa. Với những sự chênh lệch hiện có trong quá trình phát triển công nghiệp, mậu dịch tự do toàn cầu chỉ có nghĩa là “toàn bộ nước Anh sẽ được phát triển thành một thành quốc công nghiệp chế tạo khổng lồ”. Nước Đức sẽ chẳng có gì hơn để cung cấp cho thế giới của nước Anh này ngoài “đồ chơi trẻ em, đồng hồ gỗ, và các tác phẩm văn chương”, và có lẽ là một tập đoàn công nghiệp phụ trợ không thường xuyên đáp ứng các nhu cầu sử dụng của nước ngoài.[27] Chỉ bằng những nỗ lực to lớn của quốc gia – bằng việc hạ những lợi ích cá nhân xuống thấp hơn lợi ích của các thế hệ tương lai qua việc đầu tư mạnh tay và hoãn tiêu dùng hiện tại – thì một quốc gia mới có thể tiến lên một tầm cao mới.[28]

Vì vậy, như Takahashi Korekiyo sẽ nhận thấy, List đã nhận thấy sự phát triển của các sức mạnh sản xuất |productive powers| của một quốc gia là nền tảng của tất cả những thứ còn lại.[29] Khái niệm về các sức mạnh sản xuất không chỉ bao gồm vốn hữu hình |physical capital| của một đất nước mà, quan trọng hơn, còn bao gồm cả “vốn con người” |human capital| (sử dụng một thuật ngữ gần đây hơn) lẫn các thể chế của đất nước đó. Tổng vốn của toàn xã hội cao hơn tổng vốn của các thành phần cá nhân riêng lẻ của nó và có những cơ năng |dynamics| riêng biệt của nó mà không hề bắt nguồn từ sự mở rộng đơn giản của những động lực của cá nhân hoặc của hộ gia đình. Takahashi cũng nhấn mạnh điểm này, điều đã làm nền tảng cho sự hiểu biết “Keynesian” của riêng ông về việc sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu tiêu dùng.[30] List cũng có một mối quan tâm tổng thể về việc hợp nhất và liên kết các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế theo cái mà ông gọi là “liên minh của các lực lượng sản xuất”, và như Hamilton đã làm, ông nhấn mạnh rằng nông nghiệp và công nghiệp đã phát triển hài hòa, không hề đối lập. Ý tưởng này có sự tương đồng với các ý tưởng phát triển cân bằng của Maeda Masana, người đã phát triển một sự hiểu biết đầy đủ hơn List về những gì sau này được gọi là “các lĩnh vực hàng đầu” và “các mối liên kết”, cũng ảnh hưởng rất nhiều đến Takahashi.[31] Nếu nhiều ý tưởng của List về nguyên bản là của người Mỹ, thì chủ nghĩa tổng thể này – được thể hiện trên tất thảy là liên quan đến quốc gia – lại rơi vào truyền thống trí tuệ của người Đức nhiều hơn, và trái ngược với những khái niệm mang tính cơ giới hơn về nền kinh tế chính trị của Vương quốc Anh. Tư tưởng của List cũng được đặc trưng bởi mối quan tâm ám ảnh về sức mạnh dân tộc như là một điều kiện tiên quyết của sự phát triển và đôi khi được xếp vào loại chủ nghĩa nhà nước siêu hình |metaphysical statism| được diễn giải rành mạch nhất bởi G.W.F. Hegel (1770–1831), một người cùng thời và cũng là đồng sự của ông ở Württemberger, chúng ta sẽ khám phá chủ nghĩa phổ quát quốc gia của chính ông ở chương của Roger Hart trong quyển sách này.

Lý tưởng tổng thể này lại tương phản với cuộc đời tản mạn của riêng List. Lúc bấy giờ, với hy vọng thiết lập một liên minh Anh-Đức khi đối mặt với các thế lực lục địa đang trỗi dậy như Hoa Kỳ và Nga, List đã đến London vào năm 1846, đúng vào thời điểm mậu dịch tự do đang được thực hiện toàn diện ở đó. Đối mặt với sức mạnh toàn cầu hóa ngày càng tăng của nền công nghiệp Anh, ông đã bỏ lại sự tuyệt vọng về các triển vọng công nghiệp của Đức. Nỗi lo âu tầm quốc gia |national angst| này, cùng với sự thất bại cá nhân của List trong việc tìm được một chức vị ổn định phù hợp, dường như đã hủy hoại cả sức khỏe tinh thần lẫn sức khỏe thể chất của ông. Với hy vọng phục hồi sức khỏe trong khí hậu ấm hơn ở tỉnh Nam Tyrol [nước Ý], List đã thử một mình băng qua dãy Alps vào cuối tháng 11. Ông đã gặp phải thời tiết xấu, và ở ngoại ô Kufstein, ông đã tự bắn chính mình. Như List đã lo sợ, phong trào mậu dịch-tự do đã phát triển mạnh mẽ ở chính tại nước Đức, lên đến đỉnh điểm là hiệp ước thương mại giữa Phổ với Pháp năm 1862 và hiệp ước giữa Phổ với Vương quốc Anh năm 1865.[32] Tuy nhiên, được kích thích bởi một thị trường chung mới của Đức mà List đã giúp thúc đẩy, nền công nghiệp Đức đã phát triển nhanh chóng.

Cùng thời điểm đó, hoạt động mậu dịch tự do đã “đập đổ các bức tường của người Trung Hoa” ở Đông Á. Vào năm 1839–1842, khi List viết xong cuốn Hệ thống Kinh tế Chính Trị Quốc gia của mình, Vương quốc Anh đã khai chiến với đế quốc Trung Hoa đòi người Trung Hoa mở cửa giao thương. Vào năm 1844–1846, người Pháp đã cố gắng để buộc vương quốc Lưu Cầu [琉球 - Ryūkyū] mở cửa, mà vương quốc này vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của phiên Satsuma ở Nhật Bản. Mối đe dọa từ phương Tây đã thúc đẩy phản ứng “theo hướng chủ nghĩa dân tộc công nghệ” |technonationalist| của riêng Satsuma.[33] Vào tháng 3 năm 1854, sáu tháng trước khi Takahashi Korekiyo được sinh ra ở Edo, một đội hải quân Hoa Kỳ đã khiến chính quyền Tokugawa phải mở ra các mối quan hệ chính thức với Hoa Kỳ. Vào năm 1858, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lần thứ hai của Vương quốc Anh và Pháp nhằm mở cửa thương mại Trung Hoa, chính quyền Tokugawa đã gia nhập các hiệp ước nhằm mở cửa các cảng, mậu dịch tự do và các giới hạn nghiêm ngặt đối với các loại thuế quan của Nhật Bản. Việc mở cửa mậu dịch đã đột ngột làm thay đổi tình hình kinh tế ở Nhật Bản và gây ra cuộc khủng hoảng lập hiến mà kết thúc bằng việc lật đổ Mạc phủ Tokugawa vào năm 1868 bởi các lực lượng trung thành với đế chế từ phiên Satsuma và phiên Chōshū. Do đó, cú sốc mở cửa thị trường của Nhật Bản gắn liền với sự thống nhất nội bộ của nước này thành hình thái quốc gia, hiện đại. Các ý tưởng của List đã đến với Nhật Bản ngay sau đó, trong bối cảnh về cuộc tranh luận quốc gia của chính Nhật Bản về chủ nghĩa bảo hộ và mậu dịch tự do.

Những giải pháp tự do và các cấu trúc quốc gia ở Nhật Bản

Theo nhiều cách, kinh tế học quốc gia “theo chủ nghĩa trọng thương” được sáng chế một cách độc lập ở Nhật Bản, và những ý tưởng phương Tây đã được kết hợp với những khái niệm hiện có tại chỗ. “Các rào cản hàng hải” |maritime restrictions| (kaikin) của chính quyền Tokugawa ban đầu được thúc đẩy bởi an ninh quốc gia thay vì bởi kinh tế học, và khối lượng các hoạt động giao thương với nước ngoài được cấp phép (sau năm 1633 do các hãng vận tải nước ngoài xử lý) đã tăng lên đáng kể trong thế kỷ XVII. Tuy nhiên, đến năm 1715, khi các rào cản mới được đặt ra đối với việc xuất khẩu vàng và bạc, các chính sách quốc gia bế quan tỏa cảng đã được tái khái niệm hóa |reconceptualized| bằng các thuật ngữ thuộc chủ nghĩa tiền tệ vàng bạc. Phù hợp với quan điểm này, chính quyền Mạc phủ sau đó đã thử nghiệm các biện pháp thay thế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu.[34]

Một cách triệt để hơn, những phát triển theo chủ nghĩa trọng thương đã thành hình trong các phiên lãnh chúa địa phương |local lordly domains|. “Thế giới” Tokugawa (được nhắc đến bằng một thuật ngữ tự phóng đại của người Trung Hoa tenka, “thiên hạ”) trên thực tế có thể được coi là một hệ thống nhỏ liên nhà nước trong các phiên riêng biệt đó, trong khi vẫn dưới sự quản lý nghiêm ngặt của Mạc phủ ở những khía cạnh nhất định, được hưởng nhiều hoặc ít hơn các quyền lực độc quyền về thuế, lập pháp, hành pháp, tư pháp, cảnh sát và quân đội trong các vùng lãnh thổ riêng của họ. Nhiều chính quyền của phiên cũng phát hành tiền giấy của riêng họ và đã vận hành những độc quyền của phiên đối với các sản phẩm được sản xuất khác nhau của địa phương mà họ “xuất khẩu” sang các thị trường quốc gia (do nhà Tokugawa cai trị) ở Osaka và Edo, nhằm cạnh tranh với các phiên khác vốn theo đuổi các chiến lược tương tự về thay thế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu. Như nhà kinh tế học chính trị Kaiho Seiryō (1755–1817) đã giải thích vào năm 1813, “Đây là một thời đại mà … người ta chẳng hề phải đề phòng một cuộc tấn công tàn bạo của phiên lân cận, mà đề phòng sự thất thoát qua mậu dịch … Nếu một phiên không cải tiến để gia tăng hiệu quả sản xuất của những vùng đất của họ tương đối so với những phiên lân cận, thì phiên lân cận này sẽ giàu lên, còn phiên đó sẽ nghèo đi. Và … vàng bạc sẽ đổ về vùng đất thịnh vượng”. Do đó, một thị trường quốc gia và một sự phân công lao động quốc gia đã phát triển đồng bộ với chủ nghĩa trọng thương “bên trong-quốc gia”, được khái niệm hóa dưới cái tên kokueki.[35] Cách dịch hiện đại của kokueki lợi ích quốc gia |national interest| (hay theo nghĩa đen, lợi nhuận quốc gia |national profit|), thế nhưng ở đây “đất nước” |country| (kuni hoặc koku) lại là phiên phong kiến ​​riêng bit. Các ý tưởng về Kokueki đã được phát triển và phổ biến bởi những cố vấn chính sách quản trị và kinh tế, những người hơi giống với “những nhà quản trị tư vấn” |consultant administrators| theo chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm của nước Đức thế kỷ XVIII. Theo góc nhìn so sánh này, kokueki có thể được dịch như một thuật ngữ Latin-Đức của thế kỷ XVIII “policey” (tiếng Đức là “polizei”), thứ mà các cố vấn theo chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm gọi là thực hành nghệ thuật quản trị nhà nước của riêng họ.[36]

Matsukata Masayoshi (1835–1924)
Ōkubo Toshimichi (1830–1878)

Phiên quan trọng nhất trong những thời kỳ kế thừa các chính sách kinh tế quốc gia của kỷ nguyên Minh Trị (1868–1912) là Satsuma ở cực nam đảo Kyushu. Satsuma cũng là một trong những phiên lạc hậu nhất về mặt kinh tế, phát triển muộn nhất và duy trì một vài sự kiểm soát về kinh tế xã hội hà khắc nhất và nặng tính phong kiến ​​nht. Đặc bit, nó có chư hu trên bin ca riêng nó, vương quc Lưu Cu, qua đó nó duy trì mt hot động mu dch quc tế có gii hạn.[37] Satsuma cũng là một trong những “đất nước” hiện đại đầu tiên đưa ra một kế hoạch phát triển kinh tế toàn diện, do nhà quản trị tư vấn Satō Nobuhiro [佐藤 信淵 (1769-1850)] phác thảo vào năm 1830. Đến năm 1856, đi trước phản ứng “theo hướng chủ nghĩa dân tộc công nghệ” của chính chính quyền trung ương, Satsuma đã xây dựng lò luyện kim phản xạ |reverberatory steel furnace| của riêng mình và bắt đầu đúc súng thần công hiện đại. Ba trong số các chính khách kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản thời Minh Trị cũng bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là các quan chức quản lý nền kinh tế Satsuma. Người đầu tiên trong số này là Ōkubo Toshimichi [大久保 利通] (1830–1878), cho đến khi bị ám sát vẫn là người quyền lực nhất trong chính quyền mới và là người chỉ đạo một chương trình phát triển công nghiệp được nhà nước hậu thuẫn (shokusan kōgyō [殖産興業]) chương trình này bao gồm việc thành lập các nhà máy theo mô hình sở hữu nhà nước. Người thứ hai là hậu bối của Ōkubo, Matsukata Masayoshi [松方 正義] (1835–1924), bộ trưởng tài chính từ năm 1881 đến 1900, người đã chỉ đạo việc tư hữu hóa các doanh nghiệp sở hữu nhà nước mới vào đầu thập niên 1880 trong khi đó đồng thời thành lập một ngân hàng trung ương, ổn định tiền tệ Nhật Bản, và thiết lập các thể chế cốt lõi khác của các hệ thống tài khóa và hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Người thứ ba khi đó vẫn còn trẻ, Maeda Masana, người mà sau khi viết bản “kế hoạch quốc gia mười năm” đầu tiên của Nhật Bản đã bị Matsukata buộc phải rời khỏi chính quyền.

Về mặt lịch sử, bảo hộ thuế quan không phải là biện pháp quan trọng nhất trong hàng loạt các biện pháp phức tạp về chính sách công nghiệp của Nhật Bản. (Có thể nói, quan trọng nhất là việc cung cấp vốn chiến lược, do nhà nước định hướng cho các công ty tư nhân.) Vào những năm 1870, bảo hộ thuế quan cũng là một vấn đề mang tính lý thuyết và vẫn chưa có tính thực tiễn vì các loại thuế quan bảo hộ không nhận được sự cho phép của các hiệp ước bất bình đẳng do các cường quốc phương Tây áp đặt. Vì thế có thể dễ dàng hơn khi thảo luận các vấn đề về chính sách nhà nước hiện tại; trong bất kỳ trường hợp nào, bảo hộ đã trở thành chủ đề của một trong những cuộc tranh luận về chính sách công lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thời điểm mà những cuộc tranh luận như vậy vẫn còn là điều mới lạ. Chính trong cuộc tranh luận này mà diễn ngôn của phương Tây về cái mà sau này được gọi là chính sách công nghiệp đã xâm nhập vào một diễn ngôn của Nhật Bản về chủ đề đó.

Fukuzawa Yukichi (1835-1901)

Trọng tâm của tôi ở đây là về mặt “quốc gia” của sự phân cực tự do–quốc gia trong chính sách kinh tế. Tuy nhiên, vai trò phát triển của chủ nghĩa tự do cũng rất quan trọng và có lẽ không bao giờ vượt hơn thế nữa trong những năm tháng sau cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868. Bên trong và bên ngoài chính quyền mới, những nhà cải cách đã chấp nhận những tư tưởng tự do khi họ tiến tới xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến ​​mà h hiu là đang kìm hãm s tiến b quc gia ca Nht Bn cũng như s nghip ca chính họ.[38] Những ý tưởng liên kết với nhau về một hệ thống phân cấp tự nhiên về công lao đóng góp và về một “quy luật trao đổi tự nhiên” đã có sức hút mạnh mẽ giống như vậy ở Nhật Bản cũng như ở nhiều nước khác. Được phổ biến bởi các bản dịch và tờ báo (cũng là một điều mới lạ của thời bấy giờ), những ý tưởng về kinh tế tự do (chưa gắn liền với tên tuổi của Adam Smith) đã bất ngờ trở nên thịnh hành trong thời kỳ được gọi là “khai sáng Minh Trị” của thập niên 1870.[39] Thương mại Nhật Bản dưới chế độ Tokugawa, giống như thương mại Đức trước khi Liên minh Thuế quan [Đức] hình thành, bị cản trở bởi vô số hàng rào bản địa đối với mậu dịch tự do và doanh nghiệp. Như Maeda Masana đã nhận ra, nhiệm vụ to lớn đầu tiên trong việc xây dựng nền kinh tế quốc gia, vì thế, là việc bãi bỏ quy định.[40] Các ý tưởng về tự do, do đó, đã truyền cảm hứng và đưa ra định hướng cho hàng loạt các cải cách quốc hữu hóa và tự do hóa nhằm xóa bỏ các hàng rào bản địa đối với mậu dịch và chấm dứt các rào cản phong kiến ​​v cư trú và la chn sinh kế, trong khi đó đưa ra chế tài pháp lý đầy đủ đối vi quyn tư hu cá nhân và to ra mt th trường t do v đất đai. Chính thương mi, trước đây b khinh r bi tng lp samurai, đã được hp pháp hóa v mt tư tưởng như mt hình thc phc v cho quc gia bi nhng con người Tây phương hóa như Fukuzawa Yukichi [福澤 諭吉 – (1835-1901)], người đã lập luận cho “một quốc gia được thành lập dựa trên thương mại” (boeki rikkoku) để thay thế khái niệm trước đây về một quốc gia thành lập dựa trên nông nghiệp.[41] Các nhà cải cách Tây phương hóa cũng đưa ra những ý tưởng theo chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây ngay sau đó, và nhiều ý tưởng của Friedrich List cũng đã gây được tiếng vang ở Nhật Bản trước khi chúng gắn liền với tên tuổi của ông.

Takahashi Korekiyo đã đứng về các phe này từ rất sớm. Ông đã phát biểu vào năm 1875 “Chủ nghĩa bảo hộ ngày nay phổ biến ở Mỹ và bị chỉ trích ở Anh, nhưng các điều kiện ở Nhật Bản mới là quan trọng”, và “để hoạch định lợi ích quốc gia của chúng ta” (kokueki) và “để nâng tầm hạnh phúc của 30 triệu người dân nước ta”, Nhật Bản cần các loại thuế quan bảo hộ. Takahashi là một giáo viên dạy tiếng Anh 21 tuổi khi ông đưa ra bài phát biểu này. Ông đã nhắc lại 50 năm sau, ngay sau khi rút lui lần đầu tiên, khi ông đọc lại nó cho khán giả là những sinh viên đại học và giải thích với họ rằng kể từ thời điểm đó, “bảo hộ và thúc đẩy công nghiệp” đã khiến cho tất cả các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.[42] Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Takahashi đã thừa nhận vào năm 1875, mậu dịch nước ngoài rất hữu ích trong việc đáp ứng các nhu cầu quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng là một loại hình chiến tranh mà trong đó người ta không thể để mất cảnh giác. Nhắc lại lời của Kaiho Seiryō, Takahashi đã khẳng định rằng, trong khi bản thân chiến tranh đang trở nên ít thường xuyên hơn, thì giờ đây “địch thủ lại sử dụng máy móc chế tạo thay vì đại bác”. “Những nước được gọi là văn minh”, trên hết là Vương quốc Anh, đã sử dụng “hình thức văn minh và khai sáng của chiến tranh” này để mở rộng các vùng lãnh thổ của họ, giành lấy các nguồn tài nguyên, và xây dựng các căn cứ thường trực ở nước ngoài.[43] “Nhật Bản của chúng ta đã bị đưa vào cuộc chiến này vào thời Gia Vĩnh |嘉永 - Ka'ei| [1848–1854] và sau đó buộc phải ký một hiệp ước mậu dịch [tự do] … và chúng ta đã ở trong cuộc chiến với họ mà không hề có sự chuẩn bị nào”. Trong cuộc chiến giữa các nhà công nghiệp chế tạo được trang bị tốt của địch thủ và những nông dân trang bị nghèo nàn của Nhật Bản, “cứ như thể đạn pháo của họ rơi vào giữa đám đông của chúng ta nhưng những mũi tên của chúng ta chẳng thể nào chạm tới họ. Thất bại của chúng ta là không thể tránh khỏi”.[44] Thước đo cho sự thất bại của Nhật Bản là cứ mỗi năm, 8 triệu yên vàng đã chảy sang các nước khác.

Về sự bảo hộ đã đề cập trước đó, Takahashi tiếp tục, rằng các nhà công nghiệp chế tạo của Nhật Bản sẽ cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường trong nước nhằm cắt giảm chi phí. Ví dụ, nếu các nhà công nghiệp sản xuất dệt may của Nhật Bản sử dụng máy móc như người Anh đã từng sử dụng, chi phí sinh hoạt thấp hơn của Nhật Bản cuối cùng sẽ cho phép vải của Nhật Bản cạnh tranh ở nước ngoài với vải của người Anh. Điều này hóa ra đã được tiên liệu: vào những năm 1930, vài năm sau khi Takahashi đọc lại bài phát biểu của mình, chính các nhà công nghiệp sản xuất dệt may của Vương quốc Anh, trước đây là những nhà vô địch vĩ đại về mậu dịch tự do, đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ chống lại hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Do đó, Takahashi đã phản bác những ai nói rằng chủ nghĩa bảo hộ “vi phạm quy luật tự nhiên của trao đổi tự do”, hoặc nó gây tổn hại cho đất nước thực hiện nó. Cái gọi là quy luật tự nhiên là gì?, ông hỏi. Trên thực tế, những quyền về tài sản ban đầu được thiết lập bằng vũ lực và sau đó được chế tài bằng luật pháp của quốc gia – nghĩa là, tài sản được tạo ra do hành động của con người, không phải bởi “sự tự do tự nhiên”.[45] Nếu trường hợp này xảy ra với chính tài sản, thì với mậu dịch cũng vậy, nó là sự trao đổi tài sản và nó cũng được điều tiết bằng luật pháp.

Về các mô hình bảo hộ đang vận hành, Takahashi quay trở lại Hoa Kỳ và Pháp và đã giải thích chi tiết việc làm thế nào mà các loại thuế quan có thể giúp họ phát triển, lần lượt là, các ngành công nghiệp thép và đường mà lúc bấy giờ đang cạnh tranh với [các ngành công nghiệp này] của người Anh. Những người lập luận cho mậu dịch tự do đã lờ đi những trường hợp thực tế này và chỉ đơn thuần lập luận từ một logic tưởng tượng. Mặt khác, “tất cả các bạn đều biết tình hình của Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ ngày nay”. Những nước này trước đây đã từng ở vị thế hàng đầu thế giới về mậu dịch, nhưng kể từ khi xuất hiện “cuộc chiến tranh kiểu văn minh hoá”, họ đã bị phi công nghiệp hóa và giờ đây về thực tế đã bị đẩy xuống thành các nước nông nghiệp. Sự chuyển hóa này làm nền tảng cho sự xói mòn mới về văn hóa của các nước trên điều mà rất dễ nhận thấy trong tác phẩm của các tác gia châu Âu đầu thế kỷ XIX như Hegel và List – những người đã lo sợ rằng điều tương tự có thể diễn ra với chính đất nước họ. Takahashi tiếp tục, Ấn Độ chẳng còn có thể chế tạo sản xuất ngay cả sản phẩm chủ lực trước đây của chính họ, vải, mà phải gửi các nguyên liệu thô sang Anh và sau đó mua lại vải của Anh. Nhật Bản có thể dễ dàng chịu chung số phận, “và tất cả con cháu của chúng ta sẽ có kết cục như những cố nông [mất đất] đang uống nước”.[46]

Do đó, với cách thức tương tự Takahashi được tin là đang thực thi một chính sách Keynesian trước cả sự trình bày của chính Keynes về lý thuyết của mình, ông cũng đã trình bày một phân tích “kiểu Listian” rất đáng chú ý vào năm 1875, khoảng 14 năm trước khi tác phẩm của List được dịch sang tiếng Nhật.

Theo giải thích của Takahashi, các quan điểm kinh tế–chính trị của ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ ​​Maeda Masana, người “đã dy cho tôi v s hoà hp gia bn thân tôi vi nhà nước. B Nông nghip và Thương mi mi được thành lp vào tháng 4 năm 1881, cùng thi đim đó B trưởng Tài chính Matsukata Masayoshi đã bt đầu ct gim ngân sách và tư nhân hóa các doanh nghip ca chính ph. Takahashi gia nhp B cùng năm. Ông đã gp Maeda vào cui năm 1883, khi Maeda đang bt đầu d án thúc đẩy công nghip ca mình. Sau này ông đã hồi tưởng về cuộc gặp đầu tiên, sâu sắc của hai người:[47]

Điều đầu tiên tôi nhận thấy là quan niệm của Ngài Maeda về nhà nước quốc gia |national state| (kokka).[48] Cho đến lúc đó thái độ của tôi đối với nhà nước … hơi giống như sự tôn thờ của một tín đồ Kannon [Quán Âm, vị bồ tát của lòng từ bi] – tôi đã nghĩ rằng đó là đấng tối cao để tôi phụ thuộc vào … thế nhưng tôi lại cảm thấy bản thân tôi và nhà nước đã xa cách nhau … Sau hai ngày nói chuyện với Ngài Maeda, tôi đã nhận ra sự nông cạn trong quan niệm trước đây của tôi về nhà nước. Nhà nước không phải là một cái gì đó xa vời và tách biệt với tôi … Bản thân tôi và nhà nước quốc gia là một. Tôi giống như một tín đồ đang nhận ra lời dạy thực sự về sự hoà hợp giữa bản thân tôi với Kannon.

Chính Maeda là một trong những quan chức trẻ nhất từng có kinh nghiệm làm việc tại một trong những bộ máy cai trị của phiên cũ. Ông cũng là một trong số những người đầu tiên đi du học ở nước ngoài, vào năm 1869, ở tuổi 20, khi chính phủ quốc gia mới gửi ông đến Pháp du học để rồi cuối cùng trở thành một dạng lưu trú 7 năm. Ấn tượng trước nền văn minh phương Tây, ban đầu Maeda bị mất tinh thần vì sự va chạm này. Sau đó, ông đã nhớ lại rằng một vài người Nhật thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng hơn “và bị bệnh tâm lý hoặc thậm chí là tự tử hara-kiri”. Sự thất thủ của Paris trước quân đội Phổ, một năm sau khi ông đến, là một bước ngoặt đối với Maeda, sau đó ông đã nhận ra các giới hạn của nền văn minh phương Tây và trở nên “tự tin rằng [Nhật Bản] có thể bắt kịp”.[49] Maeda đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng của Eugène Tisserand (1830–1925) thuộc Bộ Nông nghiệp Pháp, người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp, bắt đầu từ những thực tiễn thu được qua các cuộc khảo sát chi tiết tại địa phương. Do đó, quan điểm chung của họ phù hợp với ý tưởng của List về “liên hiệp các lực lượng sản xuất”.[50]

Trở lại Tokyo vào năm 1884, Maeda gặp Takahashi và giao cho ông công việc liên quan đến bản thảo tác phẩm Bàn về Thúc đẩy Công nghiệp của Maeda bao gồm những cuộc khảo sát chi tiết về các điều kiện kinh tế ở mỗi tỉnh|prefecture| của Nhật Bản. Mối quan tâm đầu tiên của tác phẩm là cán cân mậu dịch quốc gia bị thâm hụt. Maeda đặc biệt xác định rằng vàng bạc, thứ đã bị đưa ra khỏi Nhật Bản trong 25 năm trước khi mở cửa mậu dịch, sẽ lại được làm đầy – một mối quan tâm có vẻ kỳ quặc đối với các nhà kinh tế học hiện đại cho đến khi người ta nhớ ra rằng vào các năm 1881–1884 Bộ trưởng Tài chính Matsukata đã ký kết về việc phát hành tiền-giấy quốc gia nhằm khiến nó phù hợp với các khoản dự trữ tiền kim loại ngày càng giảm sút của Nhật Bản, qua đó bắt buộc một sự giảm phát giá chung khoảng 25% và gây ra tình trạng suy thoái nông nghiệp trầm trọng. Giải pháp được đề xuất của Maeda là tập trung các nguồn vốn khan hiếm tại nơi mà họ sẽ đạt được những kết quả chắc chắn nhất và nhanh nhất; điều này có nghĩa là củng cố các ngành dựa vào xuất khẩu hiện có ở nông thôn, bắt đầu với các ngành lụa và chè, và thúc đẩy việc thay thế nhập khẩu trong các ngành như sản xuất đường và kéo sợi bông. Theo đó, cuốn Bàn về Thúc đẩy Công nghiệp nhắm đến mục tiêu gia tăng thu nhập quốc dân bằng cách nâng cao mức thu nhập của các bần nông (được ước tính là 20 yên mỗi năm) lên mức thu nhập của những nông dân thuộc tầng lớp trung lưu (được ước tính là 60 yên mỗi năm) trong 10 năm tới. Tiết kiệm quốc gia đến từ việc tăng thu nhập, chứ không phải do kiềm chế [chi tiêu], một ý tưởng đã báo hiệu cho các ý tưởng về “chính sách tích cực” |positive policy| sau này của Takahashi. Điểm cốt lõi trong kế hoạch ban đầu của Maeda là một “Ngân hàng Phát triển” (kōgyō ginkō), nơi sẽ hướng nguồn vốn khan hiếm đến các nhà sản xuất và phân phối trong những lĩnh vực ưu tiên xuất khẩu; kế hoạch đã đi vào chi tiết thậm chí đến mức xác định được những người vay đủ tiêu chuẩn ở mỗi tỉnh.[51]

Cuốn Bàn về Thúc đẩy Công nghiệp cũng là một bản kế hoạch không được thực thi. Mặc dù thực tế là, trong thời gian lưu lại Paris cho Hội chợ Thế giới năm 1878, Matsukata đã phụ thuộc vào Maeda để phiên dịch về những gì diễn ra xung quanh ông và dường như đã tiếp thu nhiều ý tưởng từ Maeda, vẫn có sự khác biệt chính sách quan trọng giữa hai người.[52] Maeda đã nhấn mạnh về sự phát triển nông thôn, sự củng cố về mặt tổ chức và về mặt công nghệ ở cấp độ vi mô của nông nghiệp, nền công nghiệp bản địa quy mô nhỏ.[53] Chương trình định hướng tập trung của Matsukata thay vào đó lại tập trung các nguồn lực vào việc xây dựng hải quân, công nghiệp hóa [ngành công nghiệp] nặng và các dự án cơ sở hạ tầng lớn, bỏ mặc nông nghiệp tự phát triển. Những tiết lộ chi tiết về đói nghèo và khủng hoảng nông thôn của cuốn Bàn về Thúc đẩy Công nghiệp cũng bị xem như sự chỉ trích đối với chính sách giảm phát của Matsukata. Quan trọng nhất là, kế hoạch toàn diện của Maeda đã can thiệp quá nhiều vào cơ chế quan liêu của các quan chức khác, việc đề xuất một ngân hàng mới (mà lẽ ra nên đến từ Bộ Tài chính) chỉ là một ví dụ.[54] Ngay lập tức sau khi ấn bản đầu tiên của cuốn Bàn về Thúc đẩy Công nghiệp được phân phát trong bộ máy hành chính của chính phủ, Matsukata đã buộc phải thu hồi nó và huỷ bỏ đề xuất về một ngân hàng phát triển của nó; bản được phát hành lại mới là bản được công chúng biết đến.[55] Trong một cuộc cải tổ quan liêu quan trọng vào năm 1885, khi hệ thống nội các hiện đại của Nhật Bản được đưa vào hoạt động, Matsukata đã sắp xếp để Maeda bị sa thải và dự án chấm dứt. Maeda tiếp tục thúc đẩy ý tưởng của mình bằng cách thành lập các hiệp hội doanh nghiệp tư nhân, nhưng không có sự hỗ trợ của nhà nước, ông đa phần đã thất bại trong nỗ lực này với cái mà sau đó Takahashi đã gọi là “Bộ Nông nghiệp và Thương mại tư nhân”. Trong suốt quãng đời còn lại của mình Maeda tiếp tục cuộc hành trình đi khắp đất nước trên đôi chân của ông, trong trang phục Nhật Bản, và thuyết trình về việc thúc đẩy công nghiệp, nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ với ông trong những năm cuối đời, như Takahashi đã kể lại. Giống như List, Maeda là một tín đồ của nhà nước quốc gia siêu việt người đã bị chia cắt khỏi mục đích cho lòng nhiệt thành của ông một cách bi thảm. Nghĩ lại điều đó vào năm 1925, Takahashi tiếp tục tiếc nuối rằng Nhật Bản đã không đi theo con đường mà Maeda đã vạch ra, cho rằng sự đúng đắn trong tầm nhìn của ông chỉ trở nên rõ ràng hơn qua từng năm tháng.[56] Sự lựa chọn đường lối phát triển công nghiệp nặng quân sự hóa tốn kém của Matsukata – một “quân đội hùng mạnh” và một đất nước bần cùng – thay vì phương pháp tiếp cận cân bằng, hướng tới xuất khẩu và dân chủ hơn của Maeda dường như thậm chí còn tang thương hơn khi suy ngẫm lại hậu Thế chiến Thứ hai.[57]

Các ý tưởng thúc đẩy công nghiệp của Maeda đưa chúng ta trở lại câu hỏi về việc “nhập tịch” của chính List vào tư tưởng xã hội Nhật Bản. Trên thực tế, nhiều ý tưởng nổi tiếng hơn gắn liền với List lúc bấy giờ đã được du nhập vào Nhật Bản thông qua tác phẩm của Henry Carey, được dịch vào năm 1884–1885 với tên gọi Keishi no keizaigaku (Kinh tế học của Ngài Carey) và đã trải qua vài lần xuất bản.[58] Tại đây một sự tiếp nối trí tuệ khác đã được hoàn thiện, vì dịch giả của Carey là Inukai Tsuyoshi [犬養 ] (1855–1932). Vào tháng 12 năm 1931, với tư cách là chủ tịch đảng Seiyūkai, Inukai đã lãnh đạo nội các mà trong đó Takahashi, với tư cách là bộ trưởng tài chính, đã đưa ra chính sách chống suy thoái nổi tiếng của mình. 5 tháng sau đó, vụ sát hại Thủ tướng Inukai do các sĩ quan hải quân phát xít gây ra đã kết thúc kỷ nguyên ngắn ngủi của các nội các đảng. Trước khi gia nhập vào chính trường quốc gia vào năm 1890, Inukai được biết đến như một nhà vận động cho chủ nghĩa bảo hộ công nghiệp. Năm 1880, ông thành lập tạp chí kinh doanh Tōkai keizai shinpō (Tōkai Economic News) để lập luận chống lại nhà kinh tế học tự do hàng đầu, Taguchi Ukichi [田口 卯吉 – (1855-1905)], chỉ trích “kinh tế học phổ quát” |universal economics| của Taguchi, bằng cách phỏng theo List, là “chủ nghĩa toàn cầu rỗng tuếch” |empty cosmopolitanism|.[59]

Trên thực tế, như đã được thể hiện một cách nổi bật nhất bởi Carey, các ý tưởng về kinh tế học quốc gia đã đạt được nhiều thành công hơn ở Hoa Kỳ trong những thập kỷ giữa thế kỷ XIX so với ở Đức. Chính Carey đã kế thừa công việc kinh doanh in ấn của cha ông và đưa nó đến một thành công to lớn, thế nhưng ban đầu, ông bác bỏ chủ nghĩa bảo hộ của cha mình và ở tác phẩm đầu tiên trong số các tác phẩm nhiều tập và dông dài của mình, ông đã ủng hộ một đường lối mậu dịch-tự do. Những tổn thất mà ông phải gánh chịu trong đợt suy thoái năm 1837, một trong những đợt suy thoái gay go nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, đã khiến ông chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ. Chính cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia của List đã được xuất bản trong ấn bản [đầu tiên - ND] năm 1856 ở Mỹ.[60] Với sự ly khai và sau đó là sự đánh bại chế độ nô lệ miền Nam, các loại thuế quan bảo hộ của Hoa Kỳ đã được nâng lên đến những mức rất cao, với sự thúc đẩy mạnh mẽ của Henry Carey.[61] Trong khi đó ở Đức, nhất là sau năm 1847, mậu dịch tự do đã thống trị cả lý thuyết lẫn thực tiễn đến mức mà vào đầu thập niên 1870, ý tưởng về chủ nghĩa bảo hộ dường như là một di tích của chủ nghĩa trọng thương đã tuyệt diệt. Điều đó đã thay đổi với cuộc đại sụp đổ năm 1873 và những năm giảm phát và suy thoái sau đó, khi những ý tưởng của List trải qua sự hồi sinh đầu tiên ở quê hương ông giữa một “trường phái lịch sử trẻ trung hơn” của các nhà kinh tế học chính trị, những người bắt đầu xem List cùng với một vài nhà kinh tế học khác cùng thế hệ ông như là hợp thành một “trường phái lịch sử già cỗi hơn”. Cuốn sách của List[62] được tái bản ở Đức vào năm 1877.[63] Năm 1879, Bismarck (1815-1898) rời bỏ liên minh mậu dịch-tự do với đảng Tự do Quốc gia để thành lập một liên minh bảo hộ “sắt và lúa mạch đen” gồm các nhà công nghiệp và các địa chủ Junker – những người mà trước đó không lâu là những nhà xuất khẩu ngũ cốc và những thương nhân tự do đầy tham vọng nhưng giờ đây đã bị đe dọa bởi ngũ cốc giá rẻ của Mỹ đang tràn ngập các thị trường châu Âu. Do đó, đế chế Đức đã nối gót Hoa Kỳ với tư cách là một bản sao về bảo hộ công nghiệp.

Ōkuma Shigenobu (1838-1922)

Song song đó đã có một sự chuyển biến ở Nhật Bản từ nền kinh tế chính trị của Vương quốc Anh sang nền kinh tế chính trị Đức, một phần của sự chuyển dịch lớn hơn về chính trị và trí thức khỏi chủ nghĩa tự do. Đây là khía cạnh về hệ tư tưởng “hiện đại” (= phương Tây) của “thuyết tân truyền thống” thuộc chủ nghĩa dân tộc mà lúc bấy giờ đã trở thành nền tảng của cả khoa học xã hội lẫn hệ tư tưởng nhà nước Nhật Bản.[64] Năm 1877, Đại học Tokyo được thành lập nhằm đào tạo những cán bộ quan liêu tinh hoa của nhà nước Nhật Bản. Với Takahashi Korekiyo, những quan chức nhà nước này có thể nói, với sự thật trần trụi hơn vị quân vương chuyên chế nhất, rằng họ với tư cách là cơ quan doanh nghiệp và nhà nước là một. Vào thập niên 1880, [bộ môn] kinh tế chính trị của Đức đã thay thế kinh tế chính trị của Anh tại Đại học Tokyo. Kinh tế học tự do tiếp tục có một chỗ đứng trong các trường đại học tư như đại học Keio của Fukuzawa Yukichi và đại học Waseda của Ōkuma Shigenobu [大隈 重信 – (1838-1922)] nhưng có rất ít người theo đuổi nó trong chính phủ. Ở mặt tốt nhất của nó, lấy ví dụ điển hình là các nhà tư tưởng như Taguchi Ukichi, kinh tế học tự do đã có tính phê phán đối với hệ tư tưởng mới song điển hình hơn (với phần lớn kinh tế học hàn lâm, nó trở thành một sự lặp lại nghèo nàn và rườm rà khó hiểu của những ý tưởng nước ngoài, ít được chú ý bên ngoài một vòng tròn học thuật nhỏ.[65]

Tomita Tetsunosuke (1835–1916)

Sự quan tâm của Nhật Bản đối với kinh tế học của Đức là một phần của phong trào quốc tế vào những năm 1880. Phong trào này đặc biệt mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, cũng như ở Nga, nơi những ý tưởng của List đã truyền cảm hứng cho các kế hoạch công nghiệp hóa “gấp rút” của Bộ trưởng Tài chính Sergei Witte vào những năm 1890. Ngay cả ở Anh, người ta cũng quan tâm đến các ý tưởng của người Đức, và vào năm 1885, trong bối cảnh phong trào “mậu dịch công bằng” của người Anh nổi lên, cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia của List đã được dịch lại sang tiếng Anh và được xuất bản lần đầu tiên ở Vương quốc Anh. Năm 1889, bản dịch tiếng Anh này được dịch sang tiếng Nhật, được đặt hàng bởi Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Tomita Tetsunosuke [富田 鐵之助] (1835-1916), vốn là thống đốc ngân hàng trung ương thực sự đầu tiên của Nhật Bản.[66] Tomita đã giao việc dịch cuốn sách của List cho người bạn của mình là Ōshima Sadamasu [大島貞益 - (1845-1914)], một dịch giả nổi tiếng và là người ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ. Tomita, người đã gặp Henry Carey ở Mỹ, cũng đã đặt hàng một bản sửa đổi bản dịch Carey của Inukai Tsuyoshi và viết lời tựa cho nó.

Sự kết nối này đưa chúng ta đến một chính dòng khác trong chính sách công nghiệp của Nhật Bản, đó là việc tài trợ ngân hàng mang tính định hướng chiến lược. Ý tưởng này không tìm thấy chỗ đứng trong chương trình của List, nhưng nó đã phát sinh ở Bỉ và Pháp vào cùng thời điểm List hoạt động. Trong đó, cả ngân hàng tư nhân và ngân hàng bán quốc doanh |parastatal bank| đều được thiết kế để cung cấp vốn công nghiệp dài hạn lần đầu tiên được tổ chức vào những năm 1820 và 1830. Thực tiễn này là chủ đề chính trong ý tưởng của Alexander Gerschenkron rằng tiến trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển sau này được đánh dấu bằng những nỗ lực ngày càng có ý thức và có sự phối hợp chặt chẽ hơn, được điều phối bởi các ngân hàng lớn và bởi chính nhà nước. Mô hình dành cho Ngân hàng Nhật Bản chính là Ngân hàng Quốc gia Bỉ |Banque Nationale de Belgique|, được thành lập vào năm 1851 nhằm đảm bảo cả sự ổn định tài chính và việc cung cấp vốn ổn định cho các ngành công nghiệp quốc gia, và được coi là hiện đại nhất trong hoạt động ngân hàng trung ương hiện đại.[67] Chính Tomita là một trong những “bộ não” của Matsukata tại Bộ Tài chính và đã sớm được đào tạo về kinh tế chính trị tại Hoa Kỳ. Như đã diễn ra, Tomita là thủ lĩnh của một nhóm samurai trẻ từ miền Sendai đến Mỹ vào năm 1867; là một thành viên trẻ của nhóm, Takahashi Korekiyo đã ở lại California trong khi Tomita tiếp tục đến New York, và chính Tomita là người đã giúp ông thoát khỏi cảnh nợ nần.[68] Tomita đã tự mình quay trở lại New York vào năm 1869, học kinh tế tại Trường Kinh doanh Newark, và sau đó làm phó lãnh sự ở New York trước khi trở lại Tokyo làm việc trong bộ máy quan liêu trung ương. Tomita là người có công trong việc thành lập Ngân hàng Nhật Bản. Sau đó, Matsukata bổ nhiệm ông làm phó thống đốc đầu tiên của ngân hàng vào tháng 10 năm 1882 và thăng ông lên chức thống đốc vào tháng 2 năm 1888 nhưng sau một mâu thuẫn lại buộc ông phải từ chức vào tháng 9 năm 1889.[69]

Chu kỳ chính sách

Về mặt lịch sử, các ý tưởng về tự do đã nhiều lần rất nổi bật trong công cuộc bãi bỏ “các cơ chế cũ” mang tính ràng buộc. Đây là chương trình của chính Adam Smith: xoá bỏ các rào cản nhà nước và giải phóng các lực lượng sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, như dịch giả của List, Ōshima Sadamasu, đã nhận xét về vấn đề này vào năm 1896, “chúng ta may mắn vì chủ nghĩa tự do của Vương quốc Anh đã xâm nhập vào Nhật Bản đầu tiên sau khi đất nước mở cửa vào thời Gia Vĩnh. Nếu chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ hoặc chủ nghĩa chiết trung của Đức xuất hiện đầu tiên, những chủ nghĩa này sẽ không đủ để chúng ta vượt qua sự cố chấp của mình”. Ōshima kết luận rằng “nếu không có lý thuyết tự do của Vương quốc Anh, chúng ta sẽ không được trang bị đầy đủ để nhìn thấu sự bối rối của chúng ta trong những ngày đó”; điều này “đập tan sự cố chấp của chúng ta”, ông nghĩ, “thật giống như Adam Smith vươn mình vượt qua chủ nghĩa trọng thương”.[70]

Nhiệm vụ của Friedrich List tương tự như vậy là vượt qua sự cố chấp cực đoan của bộ máy quan liêu lỗi thời của các tiểu quốc Đức và phá bỏ những hàng rào thuế quan nội địa và các rào cản khác vốn đang làm tắc nghẽn mậu dịch trong nước của Đức – đây chính là việc bãi bỏ quy định, theo phong cách Adam Smith. Nhưng đây lại chẳng phải là những gì mà List đã được biểu tượng hóa ở các nước khác. Không giống như Smith, List cũng đã cống hiến cho sự bắt kịp công nghiệp, quan tâm đến điều mà chủ nghĩa tự do đã ít cung cấp những lời khuyên răn tích cực. Do đó, nguồn cảm hứng chính sách trong công trình về “cấu trúc tư bản chủ nghĩa” ở các nước theo sau nước Anh đến từ các ý tưởng kinh tế học quốc gia nhiều hơn. Việc bãi bỏ quy định vào đầu thời kỳ Minh Trị Nhật Bản, đặc biệt là việc giải thể các tổ chức bang hội thời Tokugawa, đã giải phóng các lực lượng sản xuất mới, thế nhưng sự gia nhập không được kiểm soát của các nhà sản xuất mới đã dẫn đến “sự cạnh tranh quá mức”, gian lận và chế tạo sản xuất các sản phẩm kém chất lượng. Những điều này đã làm tổn hại đến danh tiếng của hàng xuất khẩu Nhật Bản, đó là lý do tại sao Maeda Masana nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tiết lại.[71] Sau một làn sóng ngắn ngủi vay mượn các ý tưởng kinh tế tự do từ nhà công nghiệp hóa “làn sóng thứ nhất” là Vương quốc Anh, các nhà chiến lược chính sách Nhật Bản do đó đã chuyển sang các ý tưởng kinh tế học “quốc gia”, thứ mà họ chủ yếu lấy từ các nhà công nghiệp hóa “làn sóng thứ hai”. Khi mô hình lõi-ngoại vi trong quan hệ quốc tế có thể khiến người ta mong đợi một luồng ý tưởng chính sách đơn hướng từ lõi đến ngoại vi, thì trong trường hợp này chúng ta lại thấy ở đây một sự luân chuyển các ý tưởng và các thực tiễn chính sách xung quanh phần lõi – Vương quốc Anh – như Nhật Bản từng lấy ý tưởng về phát triển công nghiệp từ Hoa Kỳ, Pháp và Bỉ, và Đức. Vào những năm 1930, họ cũng bắt đầu lấy các ý tưởng từ một nhà công nghiệp “làn sóng thứ ba”, Liên Xô. Chính phủ Nhật Bản (về mặt này được đại diện bởi cá nhân Takahashi Korekiyo) đã khao khát tìm kiếm tư bản của Vương quốc Anh cho sự phát triển công nghiệp và thuộc địa sau năm 1898. Họ thường xuyên tìm kiếm công nghệ của Vương quốc Anh. Nhưng ý tưởng rằng nền công nghiệp hiện đại sẽ tự nhiên phát triển theo cách riêng phù hợp với chính nó là điều không thể tin được đối với các quan chức Nhật Bản cũng như đối với Friedrich List, và quan điểm cho rằng Nhật Bản có thể tiến bộ tốt nhất bằng cách theo con đường ít bị phản kháng nhất trong sự phân công lao động quốc tế hiện tại đã không gây được nhiều sự chú ý.[72]

Ở đây tôi sẽ không cố gắng tóm tắt sự phát triển của các ý tưởng chính sách của Takahashi khi chúng được triển khai vào đầu những năm 1930.[73] Chỉ cần nói rằng chính sách kinh tế vĩ mô có định hướng tiến lên của ông, cùng với các chính sách công nghiệp kinh tế vi mô được phát triển bởi các quan chức cấp dưới dưới sự bảo trợ của ông, là những thành phần cốt lõi của hệ thống “tiến lên với tốc độ cao” đã được định hình đầy đủ về mặt thể chế vào cuối những năm 1940. Và hệ thống này chủ yếu vẫn tồn tại cho đến khi cuộc suy thoái và giảm phát của những năm 1990 gây ra một vòng mới của các giải pháp chính sách tự do. Cũng có thể nói nhiều hơn nữa về cuộc tranh luận đầu tiên, kéo dài 20 năm của Nhật Bản về chủ nghĩa bảo hộ và chính sách công nghiệp (mặc dù trong các cuộc tranh luận như vậy, những người tham gia đã lặp đi lặp lại các lập luận tương tự). Nhưng rõ ràng là chính sách công nghiệp của Nhật Bản có các nguồn gốc bản địa sâu sắc và được định hình bởi các luồng [tư tưởng] toàn cầu mà các chính khách Nhật Bản đã nhận thức sâu sắc. Trái ngược với hai hình ảnh phổ biến (và mâu thuẫn lẫn nhau), kinh tế học quốc gia của Nhật Bản là một diễn ngôn không hề biệt lập cũng không hề phái sinh một cách đơn thuần, dẫu cho tại thời điểm này, dòng chảy quốc tế về ý tưởng chính sách hoàn toàn hướng vào trong nước, một “thặng dư nhập khẩu” đầy tính trí tuệ tương ứng với thặng dư nhập khẩu về các sản phẩm công nghệ cao của Nhật Bản. Theo thời gian, Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu cả các sản phẩm lẫn các ý tưởng công nghệ cao, đầu tiên là sang các nước châu Á láng giềng và sau đó là phần còn lại của thế giới.

Độc giả cũng sẽ nhận thấy chủ nghĩa bảo hộ công nghiệp hóa ra lại thường xuyên, thậm chí là đều đặn trong thời kỳ giảm phát, suy thoái và “sản xuất dư thừa”. Quan điểm này gợi ý một kiểu chu kỳ chính sách khác theo thời gian, phù hợp với sự chuyển động của hoàn cảnh kinh tế. Ở đây, chúng ta có thể so sánh những hoàn cảnh mà nước Đức của List phải đối mặt sau các cuộc Chiến tranh của Napoléon với những hoàn cảnh mà Nhật Bản của Takahashi phải đối mặt sau Thế Chiến Thứ nhất. Đầu tiên, các điều kiện mậu dịch trong hai cuộc “Đại Chiến” |Great Wars| (như từng được gọi vào thời đó) được coi là các thử nghiệm xã hội thực trong việc chứng minh tính hiệu quả của công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ở các giai đoạn phát triển nhất định của Đức và Nhật Bản. Trong mối liên hệ này, List đã nhấn mạnh những tác động có lợi từ sự bao vây của người Anh và Hệ thống Lục địa của Napoléon ở thung lũng sông Rhine, đồng thời được che chắn khỏi sự cạnh tranh của Vương quốc Anh và tạm thời mang lại một sự thống nhất chính trị-kinh tế lớn hơn dưới hình thức Liên bang sông Rhine. Do đó, “các nhà công nghiệp chế tạo người Đức của tất cả và của mỗi ngành công nghiệp” – đặc biệt là ngành sản xuất sợi bông được cơ giới hóa – “lần đầu tiên đã bắt đầu đạt được một bước tiến quan trọng”. List nhận thấy, Hoa Kỳ đã được hưởng sự gia tăng tương tự của tiến trình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775 – 1783), từ đó Alexander Hamilton đã rút ra những bài học cho riêng mình về bảo hộ công nghiệp, và một lần nữa trong cuộc bao vây và chiến tranh năm 1812.[74] Tại Nhật Bản, Thế chiến Thứ nhất tương tự như vậy đã buộc tiến trình thay thế nhập khẩu nhanh chóng và đồng thời mở ra các thị trường mới rộng lớn mà trước đây vốn do các cường quốc châu Âu cung cấp, khẳng định những ý tưởng riêng của Takahashi về tiềm năng thực sự của Nhật Bản cho công nghiệp tiến triển. Phản ánh một lập trường công nghiệp về mặt đặc trưng là trái ngược với lập trường tài chính, cả List và Takahashi cũng lạc quan về lạm phát thời chiến, coi giá cả cao là một dấu hiệu của sự thịnh vượng.

Theo những kinh nghiệm của sự phát triển công nghiệp nhanh này, nền công nghiệp Đức sau năm 1815, giống như nền công nghiệp Nhật Bản sau năm 1920, phải đối mặt với cú sốc của sự cạnh tranh nước ngoài được khôi phục trong thời kỳ giảm phát kéo dài sau thế chiến. Sau đó, như List đã nhận thấy, các nhà công nghiệp chế tạo Anh, với số vốn tích lũy lớn cho phép họ cung cấp các sản phẩm tốt hơn, giá rẻ hơn và thời hạn tín dụng dài hơn nhiều, đã “tham gia vào một cuộc cạnh tranh đáng sợ với các nhà công nghiệp chế tạo Đức”, những người này đã có một “sự suy tàn chung” sau đó.[75] Các quan chức của Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải thích những nguồn gốc thể chế của chính họ vào năm 1925 bằng cách tham khảo những hoàn cảnh sau Thế chiến Thứ nhất về “hoảng loạn sản xuất thừa” và sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.[76] Chính trong những hoàn cảnh hạn chế này, một quan niệm chính sách mới đã được hình thành rõ nét. Do đó, khác xa với việc tạo thành một cuộc tranh luận bất tận từ các nguyên lý đầu tiên, chỉ có thể hiểu được những vòng tranh luận liên tiếp về chính sách kinh tế này trong các bối cảnh liên hợp của các tình thế cụ thể. Do đó, có một khía cạnh kiến tạo phát triển (hoặc có tính lý thuyết theo giai đoạn) của các thực hành chính sách công nghiệp theo kiểu bảo hộ, và có một khía cạnh liên hợp. Điều tương tự cũng có thể nói về chủ nghĩa tự do kinh tế, được coi là một công cụ của chính sách quốc gia.

Kết luận: tính chất quốc gia của chủ nghĩa phổ quát kinh tế

Chương mục này đã làm nổi bật chủ nghĩa toàn cầu của kinh tế học quốc gia được công khai thừa nhận. Người ta cũng có thể phác họa chi tiết tính đặc thù quốc gia của chủ nghĩa tự do trong mậu dịch-tự do phổ quát được công khai thừa nhận, một học thuyết mà ngày nay đang bắt đầu tìm thấy tiếng nói trong số các bộ trưởng thương mại và các nhà công nghiệp Nhật Bản.

Câu hỏi này phần nào đó là một vấn đề chẳng mấy phức tạp về hệ tư tưởng, như List đã gợi ý chủ nghĩa phổ quát tự do, với di sản mang tính lịch sử của nó ở Vương quốc Anh, Pháp và sau này là Bắc Mỹ, đã phản ánh – hoặc dùng để che đậy – tính tư lợi quốc gia của các nước công nghiệp hóa hàng đầu (và của các khu chế xuất có kết nối với họ). Nhờ đó, List đã hiểu được lý thuyết của Smith là có một sự hiện hữu mang tính nước đôi. Một mặt, nó là một khám phá khoa học về một nguyên lý kinh tế. Mặt khác, nó đã thể hiện động cơ của Vương quốc Anh trong việc hợp nhất phần còn lại của thế giới vào một quá trình phân công lao động do người Anh quản lý, mà trong đó (nói theo ngôn ngữ hiện đại hơn) một đại thủ phủ của Vương quốc Anh độc quyền các chức năng có giá trị gia tăng cao hơn và giao phó các chức năng có giá trị gia tăng thấp hơn cho các quốc gia khác. Do đó, những nỗ lực của Vương quốc Anh nhằm ép buộc mậu dịch tự do đối với các quốc gia có “nền công nghiệp non trẻ” giống như một người đã “đạt đến đỉnh cao của sự vĩ đại”, thì sẽ “đá đi cái thang mà người đó đã leo lên, để tước đoạt phương tiện của những kẻ đang leo phía sau”.[77]

Thế nhưng hệ tư tưởng không phải là khía cạnh duy nhất mà List đã nhận ra, và chủ nghĩa tự do vẫn còn vẹn nguyên với ông cả về mục đích lẫn lý tưởng, với “sự cáo chung của lịch sử” của riêng ông là chính phủ thế giới và mậu dịch tự do phổ quát. Do đó, Takahashi (người không đi theo một lý tưởng toàn cầu như vậy) có thể nói một cách chân thật rằng Smith và List không hề mâu thuẫn và List đã bổ sung cho Smith. Theo quan điểm thứ hai này [List đã bổ sung cho Smith], chủ nghĩa dân tộc kinh tế và chủ nghĩa tự do kinh tế xuất hiện nhiều hơn với tư cách là các giai đoạn hoặc khía cạnh của một quá trình đơn nhất. Chắc chắn chúng đã được thống nhất trong sự nghiệp của List và Takahashi, cả hai đều là những nhà dân tộc chủ nghĩa kinh tế và tin tưởng vào chủ nghĩa nhà nước, cả hai đều có quan điểm quốc tế rộng lớn trong góc nhìn của họ, và cả hai đều chủ trương cho kinh tế học quốc gia vì những mục đích tự do, nhân văn: “Et la patrie et l'humanité” [Vì Tổ quốc và nhân loại] như List đã mở đầu cho cuốn sách của ông. Cả hai người cũng phải trả giá cho chủ nghĩa tự do của họ: List bị bắt giam và bị lưu đày vì chủ trương tự do của mình; Takahashi bị ám sát vì những nỗ lực của ông nhằm kiềm chế chủ nghĩa quân phiệt. Bị buộc tội là một người theo chủ nghĩa trọng thương tân thời, List đã rất nỗ lực để làm rõ món nợ của mình đối với chủ nghĩa tự do, làm rõ sự vay mượn có chọn lọc và những lời chỉ trích của ông đối với chủ nghĩa trọng thương.[78] Trên thực tế, một phần trọng yếu trong sự độc đáo của ông là kết hợp chủ nghĩa tự do với chủ nghĩa trọng thương.

Sự lan tỏa quốc tế của kinh tế học quốc gia tự nó vẫn thường được trình bày đơn giản như là một phản ứng đối với hoặc khác biệt với sự toàn cầu hóa theo định hướng thị trường, là một quá trình xây dựng thị trường hơn là [một quá trình] đóng cửa thị trường, do đó [sự hình thành mang tính quốc tế của kinh tế học quốc gia] là một phong trào “bản địa hóa” (quốc hữu hóa) và đồng thời cũng là một phong trào toàn cầu hóa. Các nhà nước thường thúc đẩy, tạo ra, tự do hóa, điều tiết và đặt những ranh giới xung quanh các thị trường, và họ đã làm điều này như một biện pháp của chủ quyền của quốc gia. Các nhà tư bản công nghiệp thường yêu cầu những can thiệp như vậy, thông thường họ sử dụng các diễn ngôn về lòng ái quốc như là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của họ. Sự đối lập đơn giản “nhà nước so với thị trường” vốn làm nên chất liệu của quá nhiều huyền thoại kinh tế đương thời sẽ không thể nắm bắt được sự phức tạp này.[79] Các chính sách bảo hộ đã tồn tại ở cấp độ địa phương trong một mối quan hệ biện chứng phức tạp với mậu dịch tự do hiểu theo nghĩa phổ quát, cho dù [tính phổ quát] liên quan đến các giai đoạn kế tiếp nhau hay đến một kiểu chu kỳ phù hợp với các điều kiện của sự thịnh vượng và suy thoái; các chính sách “địa phương này trên thực tế có thể được xem như là giai đoạn tăng cường |intensification| của một tiến trình phổ quát nhằm phát triển thị trường sâu và rộng liên tục.

Chính List cũng nghĩ rằng các nước phát triển sau đang thực hiện chuyển dịch sang công nghiệp hóa sẽ chỉ cần các loại thuế quan bảo hộ trong một hoặc hai thập kỷ. Nước Anh đã “chỉ đơn thuần là đạt được một sự tiến bộ hơn những nước khác trong một thời điểm”. Bằng cách cho phép các quốc gia khác bắt kịp, “hệ thống bảo hộ xuất hiện … như là phương tiện cốt yếu nhất để thúc đẩy sự thống nhất cuối cùng của các quốc gia, và cùng với đó là quyền tự do mậu dịch thực sự”. Theo đó, kinh tế học quốc gia là một môn khoa học về việc nâng mọi quốc gia riêng biệt lên giai đoạn phát triển công nghiệp mà tại đó quốc gia đó có thể tự do hợp nhất với các quốc gia phát triển khác một cách công bằng. Nếu tất cả [các quốc gia trên] thế giới được hợp nhất như Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland, “trí tưởng tượng sống động nhất cũng sẽ chẳng thể nào hình dung nỗi một bức tranh cho chính nó về tổng của hạnh phúc và phúc lợi được tích lũy cho loài người”. Trong trí tưởng tượng của mình về tương lai, List vì vậy là một người theo chủ nghĩa phổ quát và là một thương nhân tự do, và ông quy lỗi cho chủ nghĩa trọng thương của Colbert (1619-1683) vì đã không nắm bắt được những mục đích đầy đạo đức này của chủ nghĩa toàn cầu. Do đó, List đứng ở điểm khởi đầu của một sợi dây phát triển mà [từ đó] sẽ đưa đến thị trường chung Châu Âu và Liên minh Châu Âu.[80]

Theo một quan điểm như vậy, chủ nghĩa tự do tự nó đã có một đặc thù mang tính lý thuyết theo từng giai đoạn. Ý tưởng này đưa chúng ta đến thời điểm hiện tại ở Nhật Bản, nơi kỷ nguyên tăng trưởng tốc độ cao vốn bắt đầu vào những năm 1950 được nối tiếp vào những năm 1990 trước một thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài và một cảm giác lan rộng rằng bộ máy đã phù hợp với chính sách công nghiệp theo chủ nghĩa bảo hộ quốc gia. Chế độ kiểm soát kinh tế nhà nước nay đã cũ xuất hiện trong những năm 1930 và 1940 đã trở thành mục tiêu của một loạt chỉ trích, phần lớn là từ những người trong cuộc. Trong những thập kỷ trước, tự do hóa mậu dịch, một phản ứng miễn cưỡng trước sức ép của Mỹ, đã được coi là một công cụ tích cực của chính sách trong công cuộc giải điều tiết.[81] Đây một lần nữa là khía cạnh Nhật Bản trong một phong trào toàn cầu. Kinh tế học tân cổ điển đã giành được ảnh hưởng trong cả các trường đại học và chính phủ Nhật Bản, và trái ngược với Takahashi, chủ nghĩa tự do của Smith dưới ngọn cờ “toàn cầu hóa” giờ đây dường như đang thay thế các hình thức cũ hơn của chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Cũng vì lẽ ấy những ý tưởng của List có thể dễ dàng dẫn đến một ngõ cụt lịch sử mà mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trước đây là đại diện.

Cùng với phong trào này, Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế, được đổi tên thành Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) vào năm 2000, đã tự mình đảm nhận sứ mệnh tự do hóa mậu dịch. Các quan chức METI, cho biết họ không còn thực hành chính sách công nghiệp, tích cực thúc đẩy sự phát triển của các công ty đầu tư mạo hiểm, mối quan hệ nghiên cứu giữa các trường đại học và các công ty, và các [chính sách] bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.[82] Với tinh thần tương tự, giới kinh doanh chóp bu của Nhật Bản Keidanren (Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản), đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh lớn cốt lõi vốn được MITI nuôi dưỡng và bảo vệ kỹ lưỡng nhất trong lịch sử, vào năm 2003 đã đề xuất thay thế “mô hình tăng trưởng được dẫn dắt bởi bộ máy quan liệu cũ” bằng một “xã hội thúc đẩy khu vực tư nhân được đặc trưng bởi tính tự chủ cá nhân”, trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản được toàn cầu hóa “đã cung cấp kiến ​​thc và công ngh ca Nht Bn để thúc đẩy s phát triển kinh tế trên toàn thế giới, không chỉ trên đất Nhật Bản”.[83] Trong một thế giới không biên giới của thế kỷ XXI, theo Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của MITI, “các cuộc đàm phán coi trọng thương mại và mọi người cùng thắng” sẽ mang lại hiệu quả quản trị đa phương, khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trở thành “một tổ chức gần với một Tổ chức Kinh tế Thế giới (WEO) hơn”. Chẳng phải là sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã biến mất; mà đúng hơn, “những nước đang cải thiện hệ thống kinh tế của họ thông qua việc tích cực thúc đẩy tự do hóa và hài hòa hóa với các tiêu chuẩn toàn cầu sẽ là những người chiến thắng trong quá trình cạnh tranh toàn cầu”. Nhật Bản theo đó đã coi tiến trình luật pháp quốc tế của Tổ chức Thương mại Thế giới là “cả thanh kiếm lẫn lá chắn” trong cuộc đấu tranh cho các lợi ích kinh tế quốc gia.[84]

Chẳng hề ngẫu nhiên, các quy định của WTO giới hạn rõ ràng phạm vi của các chính sách công nghiệp truyền thống – nhất là đối với các quốc gia nghèo hơn và kém quyền lực hơn vốn không thể dễ dàng bỏ qua hoặc khéo léo lách các quy tắc. Do đó, vấn đề phát sinh là: gói chính sách tự do hóa và toàn cầu hóa đang nổi lên, có phải là trường hợp khác của một quốc gia công nghiệp hàng đầu muốn “lên gác rút thang” mà mình đã đi lên? Hay nó, như những người thúc đẩy [chính sách tự do hóa và toàn cầu hóa] tuyên bố, sẽ thúc đẩy sự phát triển theo một hình thức được mong muốn không chỉ bởi các công ty hàng đầu ở Nhật Bản mà còn bởi người dân ở các nước kém công nghiệp hóa nơi họ làm ăn kinh doanh? Đặt ra câu hỏi này không phải là loại bỏ khả năng thứ hai. Friedrich List cũng, ở một trong những khoảnh khắc hào phóng hơn của mình, đã mở lòng thừa nhận sự đóng góp phổ quát của nền văn minh công nghiệp của chính nước Anh:[85]

Ai biết được thế giới có thể sẽ còn tụt hậu đến mức nào nếu không có nước Anh? Và nếu bây giờ họ không còn tồn tại, ai có thể ước tính được loài người có thể còn bị tụt hậu bao xa? Vì thế chúng ta hãy vui mừng trước sự tiến bộ đáng kể của quốc gia đó, và cầu chúc cho sự thịnh vượng của họ mãi trường tồn.

Nhưng tất nhiên đây không phải là điểm kết thúc của tư tưởng:

Do đó, chúng ta có nên hy vọng rằng họ sẽ tìm thấy một đế chế phổ quát trên đống tro tàn của các quốc gia khác không? … Nền văn minh của loài người chỉ có thể phát sinh từ sự bình đẳng của nhiều quốc gia về sự văn minh, sự giàu có và sức mạnh; … cùng một con đường [mà nước Anh đã đi theo] mở ra cho các quốc gia khác.

Về tác giả

Mark Metzler

Đại học Washington, Trường Nghiên cứu Quốc tế Henry M. Jackson, Cán bộ giảng dạy

Đại học Texas tại Austin, Khoa Sử học, Cán bộ giảng dạy

Đại học Washington, Khoa Sử học, Cán bộ giảng dạy

Đại học Waseda, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị, Giáo sư thỉnh giảng

Nguyễn Thị Thanh Trúc dịch

Nguồn: The Cosmopolitanism of National Economics: Friedrich List in a Japanese Mirror, Academia, tháng 01 năm 2006.

----

Bài có liên quan: Thế giới vận hành như thế nào




Chú thích:

[1] Các đề từ: “23 năm” bị nhầm thành “33 năm” trong bản dịch tiếng Anh. Bản dịch này và các tham chiếu sau đó đến National System of Political Economy |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia| của List là bản dịch năm 1885 của Sampson S. Lloyd (London, ấn bản tái bản năm 1922), mà tôi đã hiệu đính bằng cách tham khảo Das nationale System der politischen Ökonomie (chủ biên), Artur Sommer (Basel và Tübingen, 1959). Các trích dẫn được đưa ra trong mẫu (chẳng hạn, cho phần trích dẫn mở đầu), cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia, trang xxxix/trang 1–2, trong đó tham chiếu trang đầu tiên là ấn bản tiếng Anh và trang thứ hai là ấn bản tiếng Đức.

Phát biểu của Takahashi là từ “Waga kuni no sangyō ni tsuite”, ngày 18 tháng 6 năm 1925 (Osaka: Sangyōshinkō Kenkyūkai), trang 4–5. Theo thông lệ của người Nhật, tôi đặt cái họ ở phía trước, ngoại trừ trong các mục sách chuyên đề bằng Anh ngữ mà cái tên ban đầu được sắp đặt theo thứ tự của phương Tây. Trừ khi được chỉ định, các sách tiếng Nhật được xuất bản ở Tokyo.

[2] Về sự phát triển được kết hợp theo cách nghịch lý của chủ nghĩa dân tộc hiện đại và sự toàn cầu hóa hiện đại, xem A.G. Hopkins, “The History of Globalization – and the Globalization of History?” |Lịch sử Toàn cầu hóa - và Toàn cầu hóa Lịch sử?| trong quyển sách A.G. Hopkins (chủ biên), Globalization in World History |Quá trình Toàn cầu hóa trong Lịch sử Thế giới| (New York, 2002), trang 14–16, 29–30, 37; và về những xem xét có liên quan, xem chương của Tracie Matysik trong quyển sách này. Cũng có liên quan ở đây là quyển sách Benedikt Stuchtey và Eckhardt Fuchs (đồng chủ biên), Writing World History 1800–2000 |Viết Lịch sử Thế giới 1800-2000| (Oxford, 2003), cụ thể là các bài luận của Sebastian Conrad và Julia Adeney Thomas.

[3] Mối liên hệ đã được khẳng định nổi bật nhất bởi biên tập viên James Fallows của tờ Atlantic Monthly, “How the World Works?” |Thế giới Vận hành Như thế nào?|, Atlantic Monthly, tháng 12 năm 1993, trang 61–87, trong quyển sách Looking at the Sun: The Rise of the New East Asian Economic and Political System |Hướng về mặt trời: Sự trỗi dậy của hệ thống kinh tế và chính trị mới ở Đông Á| (New York, 1994). Về sự chỉ trích của Bruce Cumings, xem Parallax Visions: Making Sense of American-East Asian Relations at the End of the Century |Parallax Visions: Cảm thức về mối quan hệ Mỹ-Đông Á vào cuối thế kỷ này| (Durham, NC, 1999), trang 2; tác phẩm cùng tác giả, “Japan and Northeast Asia into the Twenty-first Century”, |Nhật Bản và Đông Bắc Á bước vào thế kỷ XXI| trong quyển sách Peter J. Katzenstein và Takashi Shiraishi (đồng chủ biên), Network Power: Japan and Asia |Sức mạnh của Mạng lưới: Nhật Bản và châu Á| (Ithaca, NY, 1997), trang 140; hoặc tác phẩm cùng tác giả, “Webs with No Spiders, Spiders with No Webs: The Genealogy of the Developmental State”, |Mạng nhện không có Nhện, Nhện không có Mạng nhện: Phả hệ Nhà nước Kiến tạo Phát triển| trong quyển sách Meredith Woo-Cumings (chủ biên), The Developmental State |Nhà nước Kiến tạo Phát triển| (Ithaca, NY, 1999), trang 61. Một điểm tương tự đã được đưa ra bởi chính Fallows, và đáng chú ý hơn bởi Lyndon LaRouche và những người ủng hộ của ông (ví dụ tại http://members.tripod.com/~american_almanac/ hoặc http://www.larouchepub.com/). Xem thêm Keith Tribe, Strategies of Economic Order: German Economic Discourse, 1750–1950 |Các chiến lược của trật tự kinh tế: Diễn văn kinh tế Đức, 1750–1950| (Cambridge, 1995), trang 32–65.

[4] Xem thêm Woo-Cumings, lời nói đầu của The Developmental State |Nhà nước Kiến tạo Phát triển|, trang ix.

[5] Trích dẫn lời giới thiệu của Bộ trưởng MITI Ikeda Hayato [池田勇人 – (1899-1965)] về lịch sử chính thức năm 1960 của Bộ, xem MCI và MITI là cùng một bộ (Tsusho Sangyosho, Shokosho sanjugonen shoshi, Tsusho Sangyosho, 1960). MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial Policy, 1925–1975 |MITI và Sự thần kỳ Nhật Bản: Sự tăng trưởng của chính sách công nghiệp, 1925–1975| của Chalmers Johnson (Stanford, CA, 1982) đã khởi động cuộc tranh luận đang diễn ra và đã xác định một cực của người theo chủ nghĩa thể chế và người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Cực ngược lại (theo chủ nghĩa phổ quát/chủ nghĩa thị trường) của cuộc tranh luận đã được thể hiện dưới dạng cực đoan nhất của nó bởi các nhà lý luận tán thành “phương pháp luận cá thể” |methodological individualism| và “lựa chọn duy lý”. Ngay cả cuộc tranh luận qua lại hiện nay cũng tạo thành một bộ phận văn chương, mà điểm xuất phát là David Williams, Japan and the Enemies of Open Political Science |Nhật Bản và Kẻ thù của Khoa học Chính trị Mở| (London, 1996).

[6] Asō Daisaku, Takahashi Korekiyo den (Takahashi Korekiyo Den Kankōkai, 1929), trang 273.

[7] “Maeda Masana-dan shōtoku kinenhi no mae ni tachite”, ngày 15 tháng 4 năm 1925, trong Takahashi Korekiyo, Zuisōroku (Chikura Shobō, 1936), trang 279–282; Soda Osamu, Maeda Masana (Yoshikawa Kōbunkan, 1973), trang 294–295. Xem thêm Richard J. Smethurst, “Takahashi Korekiyo’s Economic Policies in the Great Depression and their Meiji Roots” |Các chính sách kinh tế của Takahashi Korekiyo trong cuộc Đại Suy thoái và Nguồn gốc Minh Trị của chúng|, STICERD/Tài liệu thảo luận về Nghiên cứu Nhật Bản 381, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, tháng 2 năm 2000; tác phẩm cùng tác giả, “The Self-Taught Bureaucrat: Takahashi Korekiyo and Economic Policy during the Great Depression” |Kẻ quan liêu Tự học: Takahashi Korekiyo và Chính sách kinh tế trong thời kỳ Đại Khủng hoảng|, trong John Singleton (chủ biên), Learning in Likely Places: Varieties of Apprenticeship in Japan |Học tập Bất kỳ Nơi đâu: Các loại hình học nghề ở Nhật Bản| (Cambridge, 1998), trang 226–238.

[8] Takahashi Korekiyo, Nihon kokumin e no yuigon (chủ biên), Okubo Yasuo (Kōbunsha, 1938), trang 176–181; tác phẩm cùng tác giả, Takahashi Korekiyo jiden (ed.), Uetsuka Tsukasa (Chikura Shobō, 1936), trang 37–70. Takahashi là nhân vật nổi bật trong Lever of Empire: The International Gold Standard and the Crisis of Liberalism in Prewar Japan |Đòn bẩy của Đế chế: Bản vị vàng Quốc tế và Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa Tự do ở Nhật Bản trước Thế Chiến| (Berkeley, CA, 2006) và là chủ đề trong cuốn tiểu sử được nhiều người chờ đợi của Richard Smethurst thuộc Đại học Pittsburgh.

[9] Lúc bấy giờ gắn liền với các ý tưởng mậu dịch-tự do, việc bảo hộ bằng sáng chế vào giữa thế kỷ XIX được coi là một hình thức của chủ nghĩa bảo hộ và bị những người ủng hộ mậu dịch-tự do phản đối. Xem Fritz Machlup và Edith Penrose, “The Patent Controversy in the Nineteenth Century” |Tranh cãi về bằng sáng chế trong thế kỷ XIX|, Journal of Economic History, 10 (1950), trang 1–29.

[10] Takahashi, “Waga kuni no sangyō ni tsuite”. Takahashi đã viết lại bài phát biểu này thành nhiều phiên bản khác nhau. Nó đã được tái bản vào tháng 9 trên tạp chí của đảng Seiyūkai (Seiyū, số 294, ngày 15 tháng 9 năm 1925, trang 19–30), và sau đó được tái bản dưới ít nhất hai hình thức khác, cuối cùng xuất hiện dưới dạng phần giới thiệu của phiên bản được xuất bản sau Takahashi Korekiyo keizairon (Chikura Shobō, 1936). Trong một slip kỳ quặc có thể gợi ý kênh mà Takahashi lần đầu tiên đọc những ý tưởng “của List” này, ông đã giới thiệu một cách rõ ràng trong một phiên bản của bài phát biểu cho “học giả người Mỹ Biriyūsu” thay vì “Adam Smith của Đức, Friedrich List” (Takahashi, “Dō sureba ikkoku no seisanryoku wa yoku nobiru ka?”, n.d., trong Zuisōroku, trang 246). Đây có thể là do Takahashi đánh nhầm tên nhà bảo hộ chủ nghĩa người Anh J.B. Byles (hoặc Bairusu khi được chuyển thể thành giáo trình tiếng Nhật), cuốn sách xuất hiện trong một ấn bản của Mỹ năm 1872 và được dịch sang tiếng Nhật vào năm 1877.

[11] Metzler, Lever of Empire |Đòn bẩy của Đế chế|, Chương 8–12.

[12] Takahashi Korekiyo, “Ōshū taisen no kachū ni arite”, tháng 11 năm 1915, trong Zuisōroku, trang 262–3; Alexander Gerschenkron, Economic Backwardness in Historical Perspective: A Book of Essays |Sự lạc hậu kinh tế trong quan điểm lịch sử: Một cuốn sách của các bài Tiểu luận| (Cambridge, MA, 1962).

[13] Hiram Caton, “The Preindustrial Economics of Adam Smith”, |Kinh tế học tiền công nghiệp của Adam Smith| Journal of Economic History, 45 (1985), trang 833–53; xem thêm Roman Szporluk, Communism and Nationalism: Karl Marx Versus Friedrich List |Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Dân tộc: Karl Marx So với Friedrich List| (Oxford, 1988). Theo cách tương tự, List đã bỏ lỡ một trong những câu chuyện lớn nhất trong thời đại của mình: thậm chí còn hơn cả Smith, ông đã được tận hưởng một bức tranh đầy màu sắc về các tác động xã hội và đạo đức của lao động trong nhà máy và hầu như không biết đến các hình thức công nghiệp hóa mới của nghèo đói và bóc lột đang diễn ra xung quanh ông. Xem W.O. Henderson, “Friedrich List and the Social Question”, |Friedrich List và Vấn đề Xã hội|, tác phẩm cùng tác giả là, Marx and Engels and the English Workers, And Other Essays |Marx, Engels và những người lao động Anh, các bài Tiểu luận khác| (London, 1989), trang 105–117.

[14] Dieter Senghaas, “Friedrich List and the Basic Problems of Modern Development”, |Friedrich List và những vấn đề cơ bản của Phát triển Hiện đại|, Review (Trung tâm Fernand Braudel), 14 (1991), trang 451–467, cung cấp một bản tổng kết xuất sắc.

[15] List, National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 3–93/trang 49–131; trích dẫn từ trang 293/trang 311.

[16] Một ví dụ thú vị là Giovanni Arrighi, The Long Twentieth Century: Money, Power, and the Origins of Our Times |Thế kỷ XX dài đằng đẵng: Tiền bạc, quyền lực và nguồn gốc của thời đại chúng ta| (London, 1994). Quan niệm quốc gia – lịch sử này không xuất hiện trong công trình của các nhà kinh tế học người Mỹ, những người dường như đã ảnh hưởng đến List, Hamilton và Raymond, họ về mặt này phần lớn theo lối trình bày diễn dịch của người Anh.

[17] List, National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 339/trang 354.

[18] Các chi tiết tiểu sử sau đây chủ yếu được rút ra từ nghiên cứu có thẩm quyền của W.O. Henderson, Friedrich List: Economist and Visionary |Friedrich List: Nhà Kinh tế học và Tầm nhìn xa|, 1789–1846 (London, 1983).

[19] Tribe, Strategies |Các chiến lược|, trang 33, 44–45. Những người theo chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm, những người có mối quan tâm lớn là nhà nước và tài chính của nó, đã được thảo luận rất ít bằng tiếng Anh; Albion W. Small, The Cameralists: The Pioneers of German Social Polity |Những người theo chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm: Người Tiên phong trong Chính sách Xã hội Đức| (Chicago, 1909) vẫn là một tác phẩm tiêu chuẩn về chủ đề này. Xem thêm Tribe, Strategies |Các chiến lược|, trang 8-31.

[20] W.O. Henderson, “Friedrich List and the French Protectionists”, |Friedrich List và những nhà Bảo hộ chủ nghĩa người Pháp|, tác phẩm cùng tác giả, Marx and Engels and the English Workers |Marx and Engels và Những người lao động Anh|, trang 118–132; G. Mompez, Frédéric List et le nationalisme économique français (Paris, 1919), trang 66–69; xem thêm Tribe, Strategies |Các chiến lược|, trang 46–47.

[21] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang xlii/trang 7.

[22] Một lần nữa, thực tế này mâu thuẫn với những sự bình đẳng về luân lý được đơn giản thái quá của chủ nghĩa tự do trong mậu dịch quốc tế và chủ nghĩa tự do trong nhân quyền: Chủ nghĩa bãi nô ở Vương quốc Anh gắn liền với mậu dịch tự do, thế nhưng chủ nghĩa bãi nô của Hoa Kỳ lại thường gắn liền với chủ nghĩa bảo hộ. Các chủ nô miền Nam [Hoa Kỳ] là những người ủng hộ mậu dịch-tự do.

[23] William Notz, “Frederick List in America”, |Frederick List ở Mỹ| American Economic Review, 16 (1926), trang 249–265; Alexander Hamilton, “Manufactures”, |Các nhà công nghiệp chế tạo| trong Henry Cabot Lodge (chủ biên), The Works of Alexander Hamilton |Các Tác phẩm của Alexander Hamilton| (New York, 1904), trang 70–198, được tái bản tại Philadelphia vào năm 1817 bởi Hiệp hội Thúc đẩy Các nhà công nghiệp chế tạo Hoa Kỳ và một lần nữa ít nhất hai lần trong những năm 1820. Hai tập Elements of Political Economy |Các thành phần của Kinh tế Chính trị| Daniel Raymond (xuất bản lần thứ 2, 1823; tái bản, New York, 1964) thường được coi là tác phẩm đầu tiên của Mỹ về kinh tế chính trị.

[24] Bản đầu tiên được tái bản trong Erwin, Beckerath và các đồng sự (đồng chủ biên), Friedrich List: Schriosystem/Reden/Briefe, Tập 2 (Berlin, 1931), trang 97–156, cũng có các bức thư và bài viết khác của List trong những năm ông ở Mỹ; cũng được in lại trong Margaret E. Hirst, Life of Friedrich List and Selections from His Writings |Cuộc đời của Friedrich List và các lựa chọn từ các tác phẩm của ông| (London, 1909), trang 147–272. Cuốn thứ hai được W.O. Henderson dịch là The Natural System of Political Economy |Hệ thống Kinh tế Chính trị Tự nhiên| (London, 1983). Tribe (Strategies |Các chiến lược|, trang 44–5) nói rằng List nên được coi là nhà kinh tế học “người Đức” thay vì một nhà kinh tế học người Mỹ.

[25] Ví dụ: William Oliver Coleman, Economics and Its Enemies: Two Centuries of AntiEconomics |Kinh tế học và kẻ thù của nó: Hai thế kỷ Phản-Kinh tế học| (Basingstoke, 2002).

[26] Xem Senghaas (“Friedrich List”, trang 457–458), người đã mô tả chiến lược này là “hội nhập có chọn lọc vào thị trường thế giới và phân tách có chọn lọc”.

[27] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 106/trang 142.

[28] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 132/trang 166.

[29] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 108/trang 143–4ff; Takahashi, “Waga kuni no sangyō ni tsuite”, trang 5–7; đây cũng là chủ đề của toàn bộ cuốn sách của Kobayashi Noboru (Furidorihhi Risuto no seisanryokuron [Tōyō Keizai Shinpōsha, 1948]). Khi được dịch sang tiếng Nhật (là seisanryoku), số nhiều trong tiếng Đức (Productivkräfte, hay “sức mạnh sản xuất - powers of production”) biến mất. Trong cách sử dụng của Takahashi, khái niệm này cũng có xu hướng hợp nhất với ý tưởng hiện đại hơn về năng suất [productivity] (seisansei). Về ý tưởng thứ hai, xem William M. Tsutsui, Manufacturing Ideology: Scientific Management in Twentieth-Century Japan |Hệ tư tưởng Công nghiệp Chế tạo: Quản lý Khoa học ở Nhật Bản thế kỷ XX| (Princeton, NJ, 1998), trang 133–151.

[30] Takahashi Korekiyo, “Kinshuku seisaku to kin kaikin” (tháng 11 năm 1929), trong Zuisōroku, trang 247–8; Mark Metzler, “Woman’s Place in Japan’s Great Depression: Reflections on the Moral Economy of Deflation”, |Nơi dành cho Phụ nữ trong cuộc Đại Suy thoái của Nhật Bản: Những Suy ngẫm về Nền kinh tế Đạo đức của tình trạng Giảm phát| Journal of Japanese Studies, 30 (2004), trang 338–340.

[31] Về một phân tích của “các lĩnh vực hàng đầu”, W.W. Rostow, The Stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto |Các giai đoạn của tăng trưởng kinh tế: Tuyên ngôn Phi Cộng sản| (Cambridge, 1960); về “liên kết lùi và liên kết tiến”, Albert O. Hirschman, The Strategy of Economic Development |Chiến lược Phát triển Kinh tế] (New Haven, CT, 1958), trang 98–119.

[32] John R. Davis, Davis, Britain and the German Zollverein, 1848–1866 |Liên minh Thuế quan của Anh và Đức, 1848–1866| (Basingstoke, 1997).

[33] Cụm từ này là từ Communist Manifesto. Về chính sách của Satsuma, xem John H. Sagers, Origins of Japanese Wealth and Power: Reconciling Confucianism and Capitalism, 1830–1885 |Nguồn gốc của sự giàu có và quyền lực Nhật Bản: Dung hợp Nho giáo và Chủ nghĩa tư bản, 1830–1885| (New York, 2006), Chương 3; về “chủ nghĩa công nghệ”, Richard Samuels, Rich Country, Strong Army”: National Security and the Technological Transformation of Japan | “Quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng mạnh”: An ninh quốc gia và sự chuyển đổi công nghệ của Nhật Bản| (Ithaca, NY, 1994), ông cũng đề cập đến Satsuma ở trang 81–82 và thảo luận về List ở trang 5–7.

[34] Ronald P. Toby, State and Diplomacy in Early Modern Japan: Asia in the Development of the Tokugawa Bakufu |Nhà nước và Ngoại giao ở Nhật Bản Thời kỳ Cận đại: Châu Á trong sự Phát triển của Mạc phủ Tokugawa| (Stanford, CA, 1991); Robert Leroy Innes, “The Door Ajar: Japan’s Foreign Trade in the Seventeenth Century” |Cánh cửa Khép hờ: Ngoại thương của Nhật Bản trong Thế kỷ Mười bảy| (Luận án Tiến sĩ, Đại học Michigan, 1980); Tashiro Kazui, “Foreign Relations during the Edo Period: Sakoku Reexamined”, |Quan hệ đối ngoại trong thời Edo: Sakoku được xem xét lại| Journal of Japanese Studies, 8 (1982), trang 283–306; Kate Wildman Nakai, Shogunal Politics: Arai Hakuseki and the Premises of Tokugawa Rule |Chính trị Shogunal: Arai Hakuseki và các tiền đề của chế độ Tokugawa| (Cambridge, MA, 1988); Ronald P. Toby và Osamu Ohba, “The Bitter and the Sweet: Import Substitutions in Sugar and Ginseng in Eighteenth-Century Japan” |Đắng và Ngọt: Thay thế Nhập khẩu Đường và Nhân sâm ở Nhật Bản thế kỷ XVIII| (bản thảo chưa xuất bản, 1997); Ō ishi Shinzaburō, Tanuma Okitsugu no jidai (Iwanami Shoten, 1991).

[35] Luke S. Roberts, Mercantilism in a Japanese Domain: The Merchant Origins of Economic Nationalism in 18th-Century Tosa |Chủ nghĩa Trọng thương trong Phiên Nhật Bản: Nguồn gốc Trọng thương của Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế ở Tosa thế kỷ XVIII| (Cambridge, 1998); Kaiho Seiryō được trích dẫn trong Sagers, Origins, trang 27; Fujita Teiichirō, Kokueki shisō no keifu to tenkai, Tokugawa-ki kara Meiji-ki e no ayumi (Osaka: Seibundō, 1998), esp. trang 1–53; Sagers, Origins, Chương 1–3; E. Sydney Crawcour, “Economic Change in the Nineteenth Century”, |Thay đổi kinh tế trong thế kỷ XIX| trong Marius B. Jansen (chủ biên), Cambridge History of Japan, Vol. 5 (Cambridge, 1989).

[36] Về “các nhà quản trị tư vấn”, xem J. A. Schumpeter, History of Economic Analysis |Lịch sử của Phân tích Kinh tế|, biên tập E. B. Schumpeter (Oxford, 1954), trang 159; và Small, The Cameralists | Những người theo chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm|. Về việc tái chế các ý tưởng chủ nghĩa trọng kim loại quý hiếm của Châu Âu trở lại thời Minh Trị Nhật Bản, xem Katalin Ferber, “‘Run the State Like a Business’: The Origin of the Deposit Fund in Meiji Japan”, |“‘Điều hành Nhà nước như một Doanh nghiệp’: Nguồn gốc của Quỹ Tiền gửi ở Nhật Bản thời Minh Trị”|, Japanese Studies, 22 (2002), trang 131–151.

[37] Sagers, Origins |Các nguồn gốc|, thông tin trong đoạn này được rút ra từ đây.

[38] Tác phẩm quan trọng trong mối liên hệ này là T.C. Smith, “Japan’s Aristocratic Revolution”, |Cuộc cách mạng quý tộc của Nhật Bản| cùng tác giả là cuốn, Native Sources of Japanese Industrialization, 1750–1920 |Nguồn gốc Bản địa của tiến trình công nghiệp hóa Nhật Bản, 1750–1920| (Berkeley, CA, 1988), trang 133–147.

[39] Carmen Blacker, The Japanese Enlightenment: A Study of the Writings of Fukuzawa Yukichi |Thời đại Khai sáng của Nhật Bản: Nghiên cứu về các tác phẩm của Fukuzawa Yukichi| (Cambridge, 1964); William R. Braisted (chuyển ngữ), Meiroku zasshi, Journal of the Japanese Enlightenment (Cambridge, MA, 1976).

[40] Ichiro Inukai, Japan’s First Strategy for Economic Development, with Selected Translation of Kogyo Iken |Chiến lược Phát triển Kinh tế Đầu tiên của Nhật Bản, với Bản dịch được Chọn lọc của Kogyo Iken| (Niigata, 2003), trang 29.

[41] Byron Marshall, Capitalism and Nationalism in Prewar Japan: The Ideology of the Business Elite, 1868–1941 |Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa dân tộc ở Nhật Bản trước Thế Chiến: Tư tưởng của giới Tinh hoa Kinh doanh, 1868–1941| (Stanford, CA, 1967); Fujiwara Akio, Fukuzawa Yukichi no Nihon keizai ron (Nihon Keizai Hyōronsha, 1998), trang 150–168.

[42] Takahashi Korekiyo, “Hogo bōeki ron – Baba Tatsui no jiyū bōeki ron ni taisuru bakuron”, bài phát biểu không ghi ngày tháng tại Đại học Keio ở Takahashi Korekiyo keizairon, trang 96–117. Chứng cứ nội bộ cho thấy bài phát biểu được đưa ra vào cuối năm 1925 hoặc 1926. Cuộc tranh luận năm 1875 được tổ chức tại trường ngôn ngữ của Takahashi, và ông đã tranh luận cùng với Akabane Shiro và nhà hoạt động chính trị tự do Ono Azusa (1852–86) chống lại vị thế của mậu dịch-tự do được đảm nhận bởi nhà hoạt động chính trị tự do Baba Tatsui (1850–88).

[43] Fukuzawa Yukichi và nhiều người khác cũng nói những điều tương tự vào thời điểm đó. Đáng chú ý, những nhận thức về ngoại vi toàn cầu này có trước những phân tích sau này về “chủ nghĩa đế quốc của mậu dịch tự do” của Vương quốc Anh, chẳng hạn như bài báo kinh điển về cái tên đó của John Gallagher và Ronald Robinson trong Economic History Review, 6 (1953), trang 1–15.

[44] Takahashi, “Hogo bōeki ron”, trang 100–101.

[45] “Luật Tự nhiên” tenri, nghĩa đen, “nguyên lý thiên đường”; “tự do tự nhiên”, tenzen no jiyū; xem thêm Julia Adeney Thomas, Reconfiguring Modernity: Concepts of Nature in Japanese Political Ideology |Định hình lại tính Hiện đại: Các Khái niệm về Bản chất trong Tư tưởng Chính trị Nhật Bản| (Berkeley, CA, 2001).

[46] Takahashi, “Hogo bōeki ron”, trang 110–112.

[47] Takahashi, Jiden, I, trang 184–197; Thomas C. Smith, Political Change and Industrial Development in Japan: Government Enterprise, 1868–1880 |Thay đổi Chính trị và Phát triển Công nghiệp ở Nhật Bản: Doanh nghiệp Chính phủ, 1868–1880| (Stanford, CA, 1955); Takahashi, “Shokusan kōgyō no onjin o omou”, trong Zuisōroku, trang 269–79.

[48] Các từ Hán-Nhật kokumin (nghĩa đen, “quốc dân”) và kokka (nghĩa đen, “quốc gia”, hoặc nhà nước có chủ quyền) thường được dịch là, nhưng không liên kết trực tiếp với các từ quốc gia nhà nước ở châu Âu. Trong số các từ không giống nhau, min, “dân”, trong lịch sử có nghĩa là “những người được quản lý”, được phân biệt với kan, “quan” (hoặc nhà nước), mà ở Tokugawa Nhật Bản có nghĩa là tầng lớp samurai. Trong một phân tích làm sáng tỏ, Ishida Takeshi khám phá dòng chảy đáng kể trong các thuật ngữ này và các thuật ngữ được kết nối ngữ nghĩa khác trong Nihon no shakai kagaku (Tōkyō Daigaku Shuppankai, 1984), trang 15–21.

[49] Inukai, Japan’s First Strategy |Chiến lược đầu tiên của Nhật Bản|, trang 11–12; Soda, Maeda Masana, trang 42–46.

[50] List đã được dịch sang tiếng Pháp vào năm 1857 theo sự thúc giục của Bộ Thương mại và Công nghiệp Pháp. Mặc dù những ý tưởng của List đã được nhiều người biết đến ở Pháp và Maeda có thể đã đọc cuốn sách của ông, nhưng không có bằng chứng trực tiếp nào về điều này. Xem Sidney Crawcour, “Kōgyō iken: Maeda Masana and His View of Meiji Economic Development”, |Maeda Masana và Quan điểm của Ông về Phát triển Kinh tế thời Minh Trị| Journal of Japanese Studies, 23 (1997), trang 103–104. Luận văn ngắn năm 1919 của Mompez (Frédéric List et le nationalisme économique français) không đề cập đến Tisserand.

[51] Inukai, Japan’s First Strategy |Chiến lược đầu tiên của Nhật Bản|; Crawcour, “Kōgyō iken”, trang 69–104.

[52] Inukai (Japan’s First Strategy |Chiến lược đầu tiên của Nhật Bản|, trang 32–55) nhấn mạnh ảnh hưởng của Matsukata đối với Maeda và giảm thiểu xung đột giữa họ – nhưng đọc các dòng chữ này, người ta hình thành một ấn tượng hoàn toàn trái ngược.

[53] Những tái hiện gần đây của các sử gia kinh tế cho thấy Maeda đã xác định chính xác cơ năng mạnh mẽ nhất của tăng trưởng kinh tế thực tế của Nhật Bản trong nửa sau thế kỷ XIX, đó là sự phổ biến và thích ứng của các kỹ thuật thực hành tốt nhất hiện có trong ngành công nghiệp “bản địa” (zairai sangyō), được kích hoạt và kích thích bởi mậu dịch xuất khẩu, hội nhập thị trường quốc gia và giải quy chế. (Bản thân ngành “Zairai” được mô tả tốt hơn là nativized, vì nhiều kỹ thuật đã được điều chỉnh từ thực tiễn Trung Hoa.) Khảo sát được đưa ra trong Nishikawa Shunsaku và Abe Takeshi (đồng chủ biên), Sangyōka no jidai, jō (Nihon Keizaishi 4 [Iwanami Shoten, 1990]), đặc biệt là trong chương của Nishikawa, “Zairai sangyō to kindai sangyō” (trang 81–111). Để biết một số cân nhắc liên quan chặt chẽ, hãy xem Tessa Morris-Suzuki, The Technological Transformation of Japan, From the Seventeenth to the Twenty-first Century |Chuyển đổi Công nghệ của Nhật Bản, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XXI| (Cambridge, 1994), trang 71–104. Tiền sử của sự phát triển này là “công nghiệp hóa” nông thôn thời Tokugawa được phân tích bởi Thomas C. Smith, The Agrarian Origins of Modern Japan |Nguồn gốc Nông nghiệp của Nhật Bản Hiện đại| (Stanford, CA, 1959); cùng tác giả, Native Sources |Các nguồn gốc Bản địa|; Saitō Osamu, Puroto-kōgyōka no jidai (Nihon Hyōronsha, 1985); Edward E. Pratt, Japan’s Proto-Industrial Elite: The Economic Foundations of the Gōnō |Tinh hoa công nghiệp tiên tiến của Nhật Bản: Nền tảng kinh tế của Gōnō| (Cambridge, MA, 1999); xem thêm David L. Howell, Capitalism from Within: Economy, Society, and the State in a Japanese Fishery |Chủ nghĩa tư bản từ bên trong: Kinh tế, Xã hội và Nhà nước trong Ngư nghiệp Nhật Bản| (Berkeley, CA, 1995).

[54] Một việc khác, được Takahashi đề cập (“Shokusan kōgyō no onjin”, trang 279), là đề xuất của Maeda về việc thành lập một trường kỹ thuật, khiến Bộ trưởng Giáo dục Mori Arinori (một người khác trong số nhiều cố vấn và người bảo trợ của Takahashi) tức giận.

[55] Bản gốc, chưa được công bố của báo cáo chỉ được phát hiện lại và phân tích vào năm 1969.

[56] Takahashi, “Shokusan kōgyō no onjin”, trang 276–7, 281; Richard Smethurst, “Takahashi Korekiyo’s Fiscal Policies in the 1930s and their Meiji Roots”, |Các Chính sách Tài khóa của Takahashi Korekiyo trong những năm 1930 và Nguồn gốc Minh Trị của chúng| Suntory Centre Papers, Trường Kinh tế London, 1999.

[57] Kết luận này song song với phân tích quan trọng về sự phát triển kinh tế thời Minh Trị do Yasuba Yasukichi trình bày, “Did Japan Ever Suffer from a Shortage of Natural Resources Before World War II”, |Nhật Bản đã từng chịu cảnh thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên trước Thế chiến thứ hai| Journal of Economic History, 56 (1996), trang 543–560; tác phẩm cùng tác giả, “Nihon keizaishi ni okeru shigen, 1800–1940”, Shakai keizai shigaku, 62 (1995), trang 291–312. Xem thêm Metzler, Lever of Empire |Đòn bẩy của Đế chế|, trang 68, 91.

[58] Inukai thực sự đã dịch nửa đầu của một bản tóm tắt vẫn còn dài dòng về tác phẩm ba tập của Carey bởi Kate McKean, Manual of Social Science; Being a Condensation of the “Principles of Social Scienceof H. C. Carey, LL.D. |Sổ tay Khoa học xã hội; Là sự cô đọng của “Các nguyên lý của Khoa học Xã hội” của H.C. Carey, LL.D.| (Philadelphia, PA, 1864). Nửa sau được dịch bởi Machida Chu ji (Tokitō Hideto, Meiji-ki no Inukai Tsuyoshi [Tokyo, 1996], trang 54–5). Bản thân Machida sau này là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp, và là chủ tịch của đảng Minseitō trong những năm 1930. Về Carey, xem thêm Andrew Dawson, “Reassessing Henry Carey (1793–1879): The Problems of Writing Political Economy in Nineteenth-Century America”, |Đánh giá lại Henry Carey (1793–1879): Các vấn đề của việc viết kinh tế chính trị ở Mỹ thế kỷ XIX| Journal of American Studies, 34 (2000), trang 465–485; Charles H. Levermore, “Henry C. Carey and his Social System”, |Henry C. Carey và Hệ thống xã hội của ông| Political Science Quarterly, 5 (1890), trang 553–582.

[59] 宇宙経済ノ空理: một cách đọc thông thường của bốn chữ Hán đầu tiên sẽ là uchū keizai, nghĩa đen là kinh tế học “phổ quát” (hoặc “không gian”). Bằng các chỉ số ngữ âm, Inukai chỉ ra rằng từ ghép bốn ký tự nên được đọc là “kosumupolichisumu” (Bokudō Sensei Denki Kankōkai, Inukai Bokudō den, jō (Tōyō Keizai Shinpōsha, 1938), trang 129.

[60] National System of Political Economy |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, G.-A. Matile và đồng sự (Philadelphia, PA, 1856), một ấn bản bây giờ hiếm khi được đề cập đến.

[61] Reinhard H. Luthin, “Abraham Lincoln and the Tariff”, |Abraham LincolnThuế quan| American Historical Review, 59 (1944), trang 609–629.

[62] Tuy nhiên, lưu ý rằng “trường phái lịch sử già cỗi hơn” cũng thường được định nghĩa là chỉ bao gồm bốn nhà kinh tế học, một nhóm mà List không thuộc về.

[63] Kobayashi Noboru, “Kokuminteki taikei ni tsuite, trang 558–559.

[64] Andrew E. Barshay, The Social Sciences in Modern Japan: The Marxian and Modernist Traditions |Khoa học xã hội ở Nhật Bản hiện đại: Truyền thống Mác xít và Chủ nghĩa Hiện đại| (Berkeley, CA, 2004), đặc biệt là trang 37–46; Carol Gluck, Japan’s Modern Myths: Ideology in the Late Meiji Period |Thần thoại hiện đại của Nhật Bản: Hệ tư tưởng vào cuối thời kỳ Minh Trị| (Princeton, NJ, 1985).

[65] Về sự chuyển dịch sang kinh tế chính trị của Đức, Ishida, Nihon no shakai kagaku, trang 29–40, và Chūhei Sugiyama và Hiroshi Mizuta (đồng chủ biên), Enlightenment and Beyond: Political Economy Comes to Japan |Khai sáng và xa hơn: Kinh tế chính trị đến với Nhật Bản| (Tokyo, 1988). Trong những năm 1890, tư tưởng chính sách xã hội của Đức đã trở thành một khía cạnh mới của mối liên hệ này, theo đó, Kenneth Pyle, “Advantages of Followership: German Economics and Japanese Bureaucrats, 1890–1925”, |Ưu điểm của việc đi theo: Kinh tế Đức và các quan chức Nhật Bản, 1890–1925| Journal of Japanese Studies, 1 (1974), trang 127–164. Đối với Taguchi, Ōshima Mario, “Taguchi Ukichi no gaikoku bōeki ron ni tsuite”, Keizaigaku zasshi, 100: 3 (Ōsaka Shiritsu Daigaku, 1999), trang 65–81.

[66] Friedrich List [Furiidorihhi Risuto], Ri-shi keizairon, 2 vol, được hiệu đính và dịch bởi Tomita Tetsunosuke và Ōshima Sadamasu (Tokyo: Nihon Keizaikai, 1889); Nihon Ginkō Hyakunenshi Hensan Iinkai (chủ biên), Nihon Ginkō hyakunenshi, Vol. 1 (Nihon Ginkō, 1982), trang 408–411. Bản dịch tiếng Nhật cũng bao gồm tiểu sử ngắn về ngoại tình của List ban đầu được chuyển thể từ Friedrich List, ein Vorläufer und ein Opfer für das Vaterland (Stuttgart, 1851). Một số ấn bản sau đó của tác phẩm List đã được xuất bản, bao gồm bản dịch học thuật gần đây hơn từ tiếng Đức của Kobayashi Noboru (Furiidorihhi Risuto, Keizaigaku no kokuminteki taikei [Iwanami Shoten, 1970]).

[67] Mặc dù Gerschenkron không phân tích điều đó, nhưng Bỉ là quốc gia công nghiệp hóa thứ hai của châu Âu sau Anh, và sự săn đón của các ngân hàng đầu tư lớn trong tiến trình công nghiệp hóa của Bỉ khiến nước này thậm chí còn “Đức” hơn so với mô hình Đức mà ông đã xác định. Để biết chi tiết, xem Michael Schiltz, “The Bank of Japan and the National Bank of Belgium”, |Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Quốc gia Bỉ| trong W.F. Vande Walle (chủ biên), Japan and Belgium: Four Centuries of Exchange |Nhật Bản và Bỉ: Bốn thế kỷ hối đoái| (Brussels, 2005), trang 121–133; Rondo E. Cameron, “Belgium, 1800–1875”, |Bỉ, 1800–1875| trong quyển sách, Banking in the Early Stages of Industrialization: A Study in Comparative Economic History |Ngân hàng trong giai đoạn đầu của tiến trình Công nghiệp hóa: Nghiên cứu Lịch sử Kinh tế So sánh| (Oxford, 1967), trang 129–150. Mô hình của Bỉ được đề xuất cho Matsukata Masayoshi, nhưng trớ trêu, bởi Bộ trưởng Tài chính Pháp tự do Léon Say, cháu trai của J.-B. Say (người là mục tiêu số một trong cuộc bút chiến của List). Matsukata không nói được tiếng Pháp, và Maeda Masana có lẽ đã dịch cuộc trò chuyện của họ.

[68] Yoshino Toshihiko, Wasurareta moto Nichigin sōsai – Tomita Tetsunosuke den (Tōyō Keizai Shinpōsha, 1974), trang 405–406; Takahashi, Jiden, trang 63–65.

[69] Takahashi lần đầu tiên tự mình gia nhập Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hai năm sau khi Tomita rời ngân hàng; Chức vụ phó thống đốc trước đây của Tomita bị bỏ trống cho đến khi Takahashi đảm nhiệm chức vụ này vào năm 1899.

[70] Trích trong Barshay, Social Sciences, trang 42.

[71] Inukai, Japan’s First Strategy |Chiến lược đầu tiên của Nhật Bản|, trang 29–30, 48–49. Về các bang hội cũ và sự giải thể của chúng, xem Ulrike Schaede, Self-Regulation, Trade Associations, and the Antimonopoly Law in Japan |Tự điều chỉnh, Hiệp hội Mậu dịch và Luật chống độc quyền ở Nhật Bản| (Oxford, 2000), trang 224–239.

[72] Đáng chú ý, lĩnh vực chính sách kinh tế mà các ý tưởng của người Anh có ảnh hưởng lớn nhất trước năm 1931 là trong lý thuyết ổn định tiền tệ, được thực hành bởi các chủ ngân hàng theo chủ nghĩa quốc tế như Inoue Junnosuke (1869–1932), người đã khôi phục bản vị vàng kiểu Anh của Nhật Bản vào năm 1930 và kích động cuộc khủng hoảng mà Takahashi Korekiyo sau đó đã được triệu hồi để điều chỉnh (và cho người xem Metzler, Lever of Empire |Đòn bẩy của Đế chế|). Một lĩnh vực khác mà tư tưởng chính sách của người Anh có ảnh hưởng là lĩnh vực phúc lợi xã hội. Trong chính sách kinh tế vĩ mô, chủ nghĩa Keynes sau này đã có ảnh hưởng đáng kể.

[73] Vấn đề này sẽ nhận được sự luận bàn đầy đủ trong nghiên cứu sắp tới của Smethurst. Thông tin tóm tắt có thể được tìm thấy trong Myung Soo Cha, “Did Takahashi Korekiyo Rescue Japan from the Great Depression?”, |Có phải Takahashi Korekiyo đã giải cứu Nhật Bản khỏi cuộc Đại suy thoái?|, Journal of Economic History, 63 (2003), trang 127–144; Metzler, Lever of Empire |Đòn bẩy của Đế chế|, trang 240–245, 248–252.

[74] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 69, 78–80/ trang 109, 116–118. Xem thêm François Crouzet, “Wars, Blockade, and Economic Change in Europe, 1792–1815”, |Các cuộc chiến tranh, Phong tỏa và Thay đổi Kinh tế ở Châu Âu, 1792–1815,| Journal of Economic History, 24 (1964), trang 567–588. Kết quả huỷ hoại của “sự phong tỏa có đi có lại” này, như List đã gọi, là khu vực “Đại Tây Dương” của các nền kinh tế lục địa châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, mất quyền tiếp cận các thị trường thuộc địa và các nguồn cung cấp và không bao giờ thực sự được phục hồi, gây ra tiến trình phi công nghiệp hóa và tái nông nghiệp hóa trên toàn bộ các vùng như Bordeaux và Nantes.

[75] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 69–70/trang 109.

[76] Trong lịch sử chính thức được trích dẫn ở trên (Tsūshō sangyōshō, Shōkōshō sanjūgonen shōshi), trang 7.

[77] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 295/trang 313. Do đó, tựa đề của một thử thách tân Listian tinh vi của Ha-Joon Chang, Kicking Away the Ladder: Development Strategy in Historical Perspective |Lên Gác Rút thang: Chiến lược Phát triển nhìn từ Quan điểm Lịch sử| (London, 2002).

[78] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 272.

[79] Xem thêm Kiren Aziz Chaudhry, “The Myths of the Market and the Common History of Late Developers”, |Những huyền thoại về thị trường và lịch sử chung của các nhà phát triển muộn|, Politics and Society, 21 (1994), trang 245–274.

[80] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 103/trang 139; trang 100/trang 136; trang 272; Emmanuel N. Roussakis, Friedrich List, the Zollverein and the Uniting of Europe |Friedrich List, Liên minh Thuế quan và sự Thống nhất của châu Âu| (Brussels, 1968).

[81] Hay chính xác hơn, reregulation: xem Steven K. Vogel, Freer Markets, More Rules: Regulatory Reform in Advanced Industrial Countries |Thị trường Tự do hơn, Các quy tắc khác: Cải cách quy định ở các nước công nghiệp tiên tiến| (Ithaca, NY, 1996). Xem thêm Hopkins, “History of Globalization”, |Lịch sử toàn cầu hóa| trang 42.

[82] Mark Elder, “METI and Industrial Policy in Japan: Change and Continuity”, |METI và chính sách công nghiệp ở Nhật Bản: Thay đổi và Liên tục| trong Ulrike Schaede và William Grimes (đồng chủ biên), Japan’s Managed Globalization: Adapting to the Twenty-first Century |Toàn cầu hóa được quản lý của Nhật Bản: Thích ứng với thế kỷ 21| (Armonk, NY, 2003), trang 159– 190.

[83] Nippon Keidanren, Keidanren’s Priority Policies”, |Các Chính sách Ưu tiên của Keidanren| ngày 24 tháng 11 năm 2004, sửa đổi ngày 7 tháng 2 năm 2005; Nippon Keidanren, Japan 2025: Envisioning a Vibrant, Attractive Nation in the Twenty-First Century |Nhật Bản 2025: Hình dung một quốc gia sôi động, hấp dẫn trong thế kỷ XXI, tháng 1 năm 2003; tại www.keidanren.or.jp/english/policy/.

[84] Hisamitsu Arai, “Global Competition Policy as a Basis for a Borderless Market Economy”, |Chính sách cạnh tranh toàn cầu làm cơ sở cho nền kinh tế thị trường không biên giới|, bài phát biểu tại Đại học Columbia, ngày 22 tháng 7 năm 1999; idem, “The Future of the WTO and the Multilateral Trading System”, |Tương lai của WTO và Hệ thống Mậu dịch Đa phương| bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, ngày 13 tháng 9 năm 2000; cả trực tuyến tại www.meti.go.jp; Saadia M. Pekkanen, “Sword and Shield: The WTO Dispute Settlement System and Japan”, |Sword và Shield: Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO và Nhật Bản| trong Schaede và Grimes, Japan’s Managed Globalization |Toàn cầu hóa được quản lý của Nhật Bản|, trang 77–100.

[85] National System |Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia|, trang 293–294, 312.

Print Friendly and PDF