GIẢI NOBEL CHỦ YẾU ĐƯỢC TRAO CHO CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU DÁM THÁCH THỨC SỰ CHUYÊN MÔN HÓA – NGƯỜI CHIẾN THẮNG LÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG ĐẦY SÁNG TẠO ĐÃ TỔNG HỢP NHỮNG ĐỔI MỚI TỪ NHIỀU LĨNH VỰC VÀ THẬM CHÍ LÀ NHỮNG THÚ TIÊU KHIỂN
Nghiên cứu cho thấy những ý tưởng đổi mới nảy sinh từ nhiều nguồn. Yuichiro Chino/ Khoảnh khắc từ Getty Images |
Chúng tôi đã xem xét sự nghiệp của những người đoạt giải Nobel, vốn được cho là một trong những cá nhân sáng tạo nhất trên thế giới. Chúng tôi nhận thấy rằng đây cực kỳ có khả năng là cái chúng tôi gọi là “những nhà bác học sáng tạo và đa năng” [creative polymaths]. Theo đó, họ có chủ đích hợp nhất chuyên môn chính thức và không chính thức từ nhiều chuyên ngành khác nhau để tạo ra những ý tưởng lẫn cách thực hành mới và hữu ích.
Trên thực tế, lời chứng thực từ những người đoạt giải khoa học vốn từng là môn đồ của những người đoạt giải trước đó cho thấy sự uyên bác sáng tạo là một kỹ năng có thể học được. Chúng tôi đã viết một vài ý về vấn đề này trong các quyển sách “Discovering” (tạm dịch: Khám phá) và “Sparks of Genius” (tạm dịch: Sự sắc sảo của thiên tài).
Nhiều người trong nhóm đoạt giải này khám phá vấn đề bằng cách xem xét các đề tài theo cách mới hoặc họ giải quyết chúng bằng cách chuyển các kỹ năng, kỹ thuật và tài liệu từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Họ thường sử dụng các công cụ khái niệm như thực hiện các phép tương tự, nhận dạng mẫu, tư duy bằng cơ thể [body thinking], đóng kịch và mô hình hóa. Một ví dụ nổi bật là Alexis Carrel đã giành được giải Nobel y học vào năm 1912 nhờ áp dụng kỹ thuật tạo ren và thêu vào phẫu thuật cấy ghép.
Herbert Simon, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 1978. Ảnh: AP |
Herbert Simon đoạt giải Nobel kinh tế năm 1978 cho “nghiên cứu tiên phong về quá trình ra quyết định trong các tổ chức kinh tế.”
Ông là giáo sư của nhiều khoa tại Đại học Carnegie
Mellon. Các đồng nghiệp thường gọi ông là “người đàn ông thời Phục Hưng”
vì những quan tâm đa dạng và sự tò mò trước nhiều thứ. Trong suốt sự nghiệp
của mình, ông đã có những đóng góp lớn cho nghiên cứu khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, tâm lý học và triết học, cũng như kinh tế học.
Ngoài công việc học thuật, những sở thích
khác của Simon bao gồm chơi piano,
sáng tác âm nhạc, vẽ, hội họa và cờ vua.
Ông thường đề cập đến sự phấn khích trí óc, cảm
giác vui thích và những hiểu biết mới lạ có được từ việc tích hợp nhiều thú tiêu
khiển với công việc.
“Tôi có thể hợp
lý hóa bất kỳ hoạt động nào mà tôi tham gia đơn giản như là một dạng
nghiên cứu khác về nhận thức,” ông tuyên bố trong cuốn tự truyện năm 1996 của
mình. Simon tiếp tục nói thêm, “Tôi luôn có thể
xem các sở thích như một phần trong nghiên cứu của mình.”
Christiane Nüsslein-Volhard, người đoạt giải Nobel vật lý năm 1995. Marijan Murat/picture alliance từ Getty Images<.u> |
Christiane
Nüsslein-Volhard đã kết hợp một loạt các kỹ năng khác nhau để giành giải Nobel
sinh lý học năm 1995 – hay y học – được trao cho “những khám
phá liên quan đến việc kiểm soát di truyền trong quá trình phát triển phôi thai
sớm.”
“Tôi
rất tò mò và thích hiểu được mọi thứ,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn
năm 2003, “và không chỉ khoa học… tôi còn làm về âm nhạc, về ngôn ngữ và văn học,
v.v..”
Bà
từng làm nhiều việc ngắn hạn như họa
sĩ minh họa, nhà thiết kế câu đố và là tác giả một quyển sách dạy nấu
ăn ăn khách.
Khi
là sinh viên khoa học, Nüsslein-Volhard thể hiện tư duy rộng không kém, bà thử
qua vật lý, hóa lý và hóa sinh trước khi quyết định nghiên cứu về phôi học. Người
có nhiều mối quan tâm cá nhân lẫn chuyên môn rõ ràng có lợi thế trong việc nghĩ
ra các câu hỏi và kỹ thuật mới, và tạo ra những kết quả mới lạ. Bà khuyên
các học giả nên rộng rãi và có phong cách riêng như thế.
Trong
một cuộc phỏng vấn năm 2017, Nüsslein-Volhard nói, “Bạn
hãy tránh các lĩnh vực chính thống
càng xa càng tốt và đổi nhiều lĩnh vực sau khi lấy
bằng Tiến sĩ để có khả năng phát triển một hồ sơ độc lập và tiếp tục làm việc với
một chủ đề căn bản, do tự mình chọn lấy.”
Tầm
quan trọng của sự uyên bác sáng tạo
Chúng
tôi nhận thấy rằng Carrel, Nüsslein-Volhard và Simon là kiểu điển hình của những
người đoạt giải Nobel – nhưng hoàn toàn không điển hình cho các nhà chuyên môn.
Nhằm phục vụ cho nghiên
cứu sáng tạo của mình, suốt 20 năm qua, chúng tôi đã thu thập thông tin
về công việc, sở thích và mối quan tâm của 773 người đoạt giải về kinh tế, văn
học, hòa bình, vật lý, hóa học và sinh lý học hoặc y học từ năm 1901 đến năm
2008.
Chúng
tôi nhận thấy rằng đại đa số những người đoạt giải đều có hoặc có trình độ học
vấn chính thức – và thường cả không chính thức – trong nhiều hơn một chuyên ngành,
đã phát triển các sở thích sâu và rộng cũng như thay đổi qua nhiều lĩnh vực. Quan
trọng nhất, chúng tôi nhận thấy, họ đã cố ý tìm kiếm những kết nối
hữu ích giữa các hoạt động đa dạng của bản thân như một chiến lược
chính thức để kích thích sự sáng tạo.
Phân
tích của chúng tôi cho thấy rằng các nhà khoa học đoạt giải Nobel có khả năng học
được tay nghề thủ công như gia công gỗ và kim loại hoặc mỹ thuật cao hơn khoảng chín lần
so với một nhà khoa học điển hình.
Và
không giống như hầu hết các nhà khoa học xã hội hoặc sinh viên khác của ngành
nhân văn, những người
đoạt giải Nobel kinh tế hầu như toàn được đào tạo về toán học, vật
lý hoặc thiên văn học. Những người đoạt giải Nobel văn học có khả năng trở thành nghệ sĩ
giỏi cao gấp ba lần và khả năng trở thành diễn viên cao gấp 20 lần
so với số đông.
Trái
ngược hoàn toàn với các
chuyên gia điển hình vốn coi sở thích là không liên quan hoặc
thậm chí gây bất lợi cho công việc, những người đoạt giải Nobel cảm thấy sở
thích và các mối quan tâm đa dạng là chất kích thích quan trọng.
Như
nhà viết kịch kiêm diễn viên Dario Fo, người đoạt giải Nobel văn học 1997 và
cũng là một họa sĩ, đã trả lời phỏng vấn rằng: “Đôi khi tôi vẽ các vở
kịch của mình trước khi viết, và những lần khác, khi gặp khó khăn
với một vở kịch, tôi ngừng viết để có thể vẽ diễn biến thành hình ảnh nhằm giải
quyết vấn đề.”
Chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những người đoạt giải Nobel đều đưa ra các tuyên bố tương đương.
Leonardo da Vinci, người được khắc họa trên chiếc huy chương này, là nhà bác học nổi tiếng trong thời kỳ Phục Hưng châu Âu. Universal History Archive/Universal Images Group từ Getty Images |
Nuôi
dưỡng tính uyên bác sáng tạo
Chúng
tôi tin rằng có thể nuôi dưỡng sự tương tác có lợi giữa các mối quan tâm rộng
rãi. Một nghiên cứu cho thấy những
người học hai chuyên ngành đại học có nhiều khả năng thể hiện những
hành vi sáng tạo hoặc trở thành doanh nhân hơn những ai chỉ học một chuyên
ngành.
Một
nghiên cứu khác cho thấy việc có một sở thích bền bỉ, thách
thức trí tuệ – chẳng hạn như biểu diễn âm nhạc, diễn xuất, triển lãm
nghệ thuật thị giác, cờ vua thi đấu hoặc lập trình – là yếu tố dự báo cho thành
công trong sự nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào tốt hơn là điểm xếp hạng học lực, điểm
trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa hoặc chỉ số IQ. Tương tự, nghiên cứu của riêng
chúng tôi đã phát hiện ra rằng các chuyên gia khoa học có sở
thích làm thủ công bền bỉ có khả năng nhận bằng sáng chế và thành lập công ty mới cao
hơn đáng kể so với những người không có.
Theo
chúng tôi, một thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng không chỉ cần các chuyên
gia chuyên môn hóa mà còn cần những người học rộng biết nhiều đầy sáng tạo – típ
học giả chuyên về chiều rộng và sự hợp nhất nhằm thúc đẩy kiến thức
vượt ra ngoài những gì chúng ta đã tin là khả dĩ.
Tác
giả
Michele Root-Bernstein (1953-) |
Giáo
sư Sinh lý học, Đại học Bang Michigan
Trợ giảng Giáo sư tại Giảng đường, Đại học Bang Michigan
Các
tác giả không làm việc, tư vấn, sở hữu cổ phần trong hoặc nhận tài trợ từ bất kỳ
công ty hoặc tổ chức nào có thể hưởng lợi từ bài viết này và không có sự trực
thuộc nào ngoài giới chuyên môn của mình.
Huỳnh Thị Thanh Trúc dịch
Nguồn: Nobel prizes most often go to
researchers who defy specialization – winners are creative thinkers who
synthesize innovations from varied fields and even hobbies, The Conversation, Oct 3, 2022.