THÁCH THỨC CỦA VIỆC CẢI CÁCH KINH TẾ HỌC
Cameron Murray
Không thể phóng đại thách thức của việc
cải cách kinh tế học. Kinh tế học chính thống hiện đại vẫn còn giữ ưu thế trong
những trường đại học của chúng ta và các chính phủ bất chấp chứng cứ áp đảo chống
lại hầu hết những nguyên lý cốt lõi của nó, và bất chấp hàng
thập kỷ với những cuộc cách mạng không thành công. Khái niệm về một trạng
thái cân bằng tĩnh và phương pháp “tác nhân tiêu biểu” của phép gộp chỉ là hai
ý kiến đã nhiều lần được chỉ ra là mâu thuẫn với chính logic nội tại của chúng;
không phải bởi những người ngoài cuộc, mà bởi nhiều lãnh đạo của dòng chính thống.
Nhưng họ vẫn tiếp tục thống trị khoa học này.
Vấn đề cốt lõi vẫn còn giữ nguyên.
Những khái niệm lỗi thời và không xác
đáng về mặt kinh tế vẫn lấp đầy những trang in của các giáo trình nhập môn. Từ
đó chúng tiêm nhiễm vào trí óc của từng thế hệ sinh viên mới, những người sẽ
truyền lại những ý tưởng này đến những thế hệ sinh viên kế cận, và lan tỏa đến
xã hội rộng hơn. Phá vỡ những sự truyền tải trong hệ thống này là cần thiết để
thay đổi bộ môn này.
Lời
kêu gọi cho chủ nghĩa đa nguyên thật đáng ca tụng. Chủ nghĩa đa nguyên là một mục tiêu mà hầu
hết các nhà cải cách đều đồng ý. Nhưng góc nhìn của tôi là những cố gắng trước
đó nhằm cải cách kinh tế học đã thất bại tại vì đã né tránh, hay hiểu không đầy
đủ, hai rào cản chính để thay đổi. Ngày nào hai rào cản này có vẻ dường như
không thể vượt qua được nếu không có đòn bẫy tạo nên sự đổi thay tại những điểm
này, dòng chính thống vẫn sẽ còn bị khoá chặt ở địa vị là cách tiếp cận chủ đạo
trong phân tích kinh tế.
Rào cản chính đầu tiên mang tính xã hội.
Kinh tế học như một khoa học thường tưởng thưởng cho sự trung thành với “bộ lạc”
hơn là sự hòa giải. Nếu bạn vẫn đang
theo dõi các trang blog kinh tế học trong những năm vừa qua, chắc hẳn bạn
sẽ có sự hiểu biết khá rõ ràng về nó. Nhưng chuyển động như thế
cũng xuất hiện trong môi trường hàn lâm. Những tạp chí thực thi các
khái niệm và phương pháp ưa thích của họ và hành xử như là những người gác cửa
cho “bộ
lạc”, yêu cầu tất cả những người mới đến dâng
lễ vật cho các trưởng lão. Hơn thế nữa, dòng chính thống thống lĩnh
trên 80% ngành khoa học này, vì thế bất kỳ sự thay đổi nào được cổ súy bởi nhóm
thiểu sổ sẽ không được tán thành. Đây là một thực tế xã hội.
Về bản chất, thách thức xã hội là gắn kết
các nhóm bộ lạc với nhau theo cách sao cho tất cả đều cảm thấy như người trong
cuộc trong một tập thể mới đông đúc hơn. Điều đó có nghĩa là không khởi động
chiến tranh với các bộ lạc đầy quyền lực, đặc biệt là với dòng chính thống hiện
hành. Nó có nghĩa là làm nổi bật lên bất kỳ điểm chung nào được sự đồng thuận của
các bộ lạc và thừa nhận thành tựu họ đã đóng góp cho một tầm nhìn vững chắc hơn
của kinh tế học. Còn có thể nói nhiều hơn nữa về những rào cản xã hội phải thay
đổi trong kinh tế học, và tôi hy vọng sẽ đề cập đến chủ đề này lâu dài trong
tương lai. Tuy nhiên, cho những mục đích hiện tại thì, bối cảnh đã đủ để thảo
luận rào cản thứ hai để thay đổi.
Rào cản chính thứ hai có tính kỹ thuật.
Vấn đề kỹ thuật là: làm thế nào bạn dạy một chương trình đa nguyên khi không có
một cấu trúc được thừa nhận để trình bày nội dung vốn thường khác nhau, thậm
chí mâu thuẫn nhau của những trường phái tư tưởng, và khi có rất ít các học giả
được đào tạo đủ để làm như thế?
![]() |
Simon Wren-Lewis |
Giảng dạy một chương trình đa nguyên
không nên nhằm giới thiệu khoa học kinh tế như một trong những bộ lạc thù nghịch.
Tôi chia sẻ nỗi
lo sợ của Simon Wren-Lewis rằng một chương trình giảng dạy đa nguyên có
thể trở thành một cửa hàng “một cửa” cho nhiều sinh viên, những người thường phải
lướt qua các bộ lạc trước khi gia nhập một trong số đó phù hợp nhất với ý thức
hệ chính trị của họ. Thay vì thế, mục tiêu nên nhằm đào tạo một thế hệ các nhà
kinh tế học tường minh hết di sản của từng trường phái tư tưởng, và công nhận
điểm chung giữa chúng.
Có một câu nói cũ rằng nếu bạn hỏi năm
nhà kinh tế cùng một vấn đề, bạn sẽ nhận được năm câu trả lời khác nhau – sáu nếu
một người đã từng học ở Havard. Liệu chúng ta có thể dạy một chương trình đa
nguyên đưa các nhà kinh tế tư duy theo cùng một cách, sao cho khi bạn hỏi năm
kinh tế gia cùng một câu, bạn sẽ chỉ nhận được một câu trả lời chất lượng?
Vấn đề này cần một giải pháp mang tính hệ
thống. Ví dụ, chúng ta cần suy nghĩ làm sao để xây dựng bài giảng quanh các chủ
đề và khái niệm cho phép sinh viên nghiên cứu về những vấn đề và đánh giá các cách tiếp cận tiềm
năng. Chúng ta cần một giáo trình thay thế, hoặc một bộ những giáo trình, có thể
chứng minh từng phương pháp một cách thuyết phục và sau cùng cung cấp một nền tảng
cho một chương trình giảng dạy đa nguyên.
Hiện giờ, ngay cả những cuốn giáo trình
chính thống tốt nhất chỉ thêm vào một vài bình luận về những cách tiếp cận đối
chọn. Ví dụ, các trường phái kinh tế học hành vi hay thực nghiệm phổ biến hiện
nay, mặc dù được công nhận một cách rộng rãi như là một cuộc cách mạng trong
suy tưởng kinh tế và khoa học kinh tế, được tin tưởng rất ít trong hầu hết những
giáo trình phổ biến. Sau khi điểm qua nội dung của 25 giáo trình kinh tế vi mô
bậc cử nhân phổ biến, Lombardini-Riipinien
và Autio phát hiện ra rằng
“…
10 trong số 25 giáo trình được kiểm tra không nói tí gì đến kinh tế học hành
vi, sáu dành khoảng 1% tổng số trang cho nó, sáu dành khoảng giữa 1% và 2.6%,
và ba giữa 6% và 11%. Khi kinh tế học hành vi được thảo luận, thường điều được
nhấn mạnh là tính duy lý hạn chế hơn là tư lợi hạn chế hay ý chí hạn chế.
“Kinh
tế học thực nghiệm hoàn toàn không được đề cập trong mười giáo trình, mười hai
cuốn khác thì dành ít hơn 0.6% tổng số trang cho nó, trong khi ba cuốn nữa dành
từ 2% đến 10% tổng số trang.
![]() |
Joan Robinson (1903-1983) |
![]() |
John Eatwell (1945-) |
Joan Robinson đã cố gắng viết lại một cách toàn diện
cốt lõi một cuốn sách giáo khoa kinh tế học nhập môn với John Eatwell năm 1973.
Trong khi cuốn sách làm một công việc xuất sắc đặt phân tích kinh tế trong một
khung triết học và lịch sử, nó không đề xuất được xương sống mạch lạc nào để dựa
vào đấy xây dựng một sự thấu hiểu về kinh tế học. Nó chứa đựng rất ít thứ để
giúp sinh viên khi trả lời những câu hỏi thực tế hằng ngày về nền kinh tế. Tiền
đến từ đâu? Chúng ta đo lường thất nghiệp bằng cách nào? Làm cách nào chúng ta
có thể tìm ra được những lựa chọn thay thế để giải quyết những ngoại tác tiêu cực?
Khái niệm ngoại tác có thực sự có ích không, từ khi nó ám chỉ sự tồn tại của một
thế giới không-ngoại tác?
Điều cần thiết là một cách thức xây dựng
sự khai mở của việc phân tích kinh tế bằng cách sắp xếp những vấn đề kinh tế
xoay quanh những lĩnh vực nòng cốt. Những cách tiếp cận từ các trường phái tư
tưởng khác nhau có thể được đưa vào quá trình phân tích nếu thích hợp, với điểm
chung và những liên kết giữa chúng được tô đậm lên.
Trong quan điểm của tôi, làm được điều đấy
đòi hỏi phải sơ đồ hóa các mô hình và các ý tưởng trên nền những lĩnh vực mang
tính khái niệm vượt thoát khỏi những trường phái tư tưởng cụ thể. Bất kỳ chủ đề
kinh tế nào sau đó đều được thể hiện như một vấn đề tổng quát, kiểu như, “Tại
sao các công ty tồn tại? hay “Tại sao chúng ta lại quan tâm đến việc phân bổ
các nguồn lực?” Nhưng những cuộc thảo luận sẽ được xây dựng thành những lĩnh vực
ứng dụng rộng rãi.
Để minh họa, xem xét mô hình dưới đây.
Hai bậc thấp hơn là hai lĩnh vực của kinh tế học chính thống hiện nay.
Khi hành vi của người tiêu dùng được thảo
luận, nó sẽ được ghi chú rằng đây là một phân tích về phúc lợi. Một giảng viên
giỏi sẽ giải thích rằng bất kỳ những sự lựa chọn của người tiêu dùng nào đều bị
điều kiện bởi tình hình trong những lĩnh vực cao hơn. Khi sản xuất và những sự
lựa chọn của doanh nghiệp được thảo luận chúng sẽ được miêu tả như một trong những
nguồn lực có thật, những hàng hóa vật chất chúng ta tiêu dùng, và những vốn vật
chất chúng ta đầu tư vào. Một lần nữa, những điều này sẽ được thông báo bằng những
lĩnh vực cao cấp hơn, ví như con người có những quyền sỡ hữu những gì. (Vì suy
cho cùng, bạn không thể xây dựng một tòa nhà nếu không có quyền hợp pháp trên mảnh
đất mà bạn dự kiến xây nó.)
![]() |
Cameron Murray |
Những sự liên kết giữa các lĩnh vực và
những giới hạn của mỗi lĩnh vực trong việc giải thích tổng thể cần được tìm ra,
và tôi hy vọng phát triển khái niệm này trong những phần việc tương lai.
Trừ khi cộng đồng những nhà cải cách
kinh tế học có thể tạo dựng nỗ lực để tái cấu trúc cách thức kinh tế học được
giảng dạy, và ra những quyết định khó khăn về xây dựng những bản văn hạt nhân mới
như thế nào, bao gồm những thứ thêm vào và những thứ bỏ ra, sau đó sự thay đổi
sẽ vẫn còn ngoài tầm tay. Chúng ta không thể kêu gọi sự thay đổi trong môi trường
xã hội mang tính bộ lạc của kinh tế học nếu không đề xuất một sự thay thế hấp dẫn
– một đối chọn gồm có phần tốt nhất từ mỗi trường phái kinh tế và vừa tìm ra một
cơ sở chung vừa không tạo ra một tập hợp mới những người ngoài cuộc chơi.
Nguyễn Vũ Hoàng dịch
Nguồn: “Reforming
Economics: The Challenge”, IDEA, Nov. 10 2014
