27.11.16

Ảo giác tiền tệ


Ảo giác tiền tệ

Monetary Illusion
® Giải Nobel: FRIEDMAN, 1976 LUCAS, 1995
Những cá thể mắc phải ảo giác tiền tệ khi hành vi của họ tuỳ thuộc vào giá trị danh nghĩa của những đại lượng kinh tế, chứ không vào giá trị thực tế của chúng; trong trường hợp này, có thể là hành vi thay đổi tiếp theo một biến thiên của mức giá chung trong lúc những giá tương đối vẫn không đổi. Những hành vi như thế thoạt nhìn mâu thuẫn với giả thiết tính duy lí kinh tế, điều này giải thích vì sao các hành vi này thường vắng bóng trong những phân tích tân cổ điển. Ngược lại, việc tính đến các hành vi này, đặc biệt trong việc xác định cung lao động, là cơ sở cho phân tích của Keynes để tác giả mở đầu Lí thuyết tổng quát (LTTQ) của ông trên chủ đề này (chương 2). Tuy nhiên sự tồn tại của ảo giác tiền tệ không chỉ vì những hành vi được giả định là không duy lí gây nên; ảo giác tiền tệ còn có thể tác động đến những cá thể duy lí nhưng lại nắm thông tin không đầy đủ hay sai lầm, như trong trường hợp của những phân tích trọng tiền của M. Friedman hay của R. Lucas.


FRIEDMAN M., The Role of Monetary Policy, American Economic Review, 1968, p. 1-17 KEYNES J. M., Théorie général de lemploi, de lintérêt et de la monnaie (1936), trad. fr., Paris, Payot, 1939. LUCAS R., Expectations and the Neutrality of Money, Journal of Economic Theory, 1972, p. 103-124. MISES L. VON, Laction humaine: traité déconomie (1939, 1949), trad. fr. , Paris, PUF, 1985 PATINKIN D., La monnaie, lintérêt et les prix (1956, 1965), trad. fr., Paris, PUF, 1972. WALRAS L., Éléments déconomie politique pure (1874), réed., Paris, Sirey, 1952.
Gérard BRAMOUILLÉ
Giáo sư đại học Aix-Marseille 3
Nguyễn Đôn Phước dịch
® Chỉ số giá cả; Học thuyết trọng tiền; Lạm phát; Tiền mặt thực tế; Tiền tệ; Duy lí hạn chế (tính).
Print Friendly and PDF