7.9.17

Có phải cuối cùng vấn đề bất bình đẳng thu nhập đã đứng đầu trong chương trình nghị sự của IMF?



CÓ PHẢI CUỐI CÙNG VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐÃ ĐỨNG ĐẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA IMF?

Tổng thống Hoa Kỳ vừa rời nhiệm sở Barack Obama đã nêu đích danh việc giảm bất bình đẳng kinh tế như là “định rõ thách thức của thời đại chúng ta”. Cái này đúng không chỉ cho Hoa Kỳ - quốc gia giàu nhất và, cùng lúc, là nơi có sự bất bình đẳng của cải lớn nhất – mà còn cho phần lớn các nước khác trên khắp thế giới, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của họ. Vậy thì, ví dụ như, hệ số Gini trung bình của thu nhập hộ gia đình khả dụng trên toàn khối OECD chạm mức cao nhất của nó từ những năm giữa thập niên 1980, từ 0,315 năm 2010 lên 0,318 năm 2014 (OECD, 2016).
Sự bất bình đẳng kinh tế đến cực độ là không mong muốn vì nhiều lý do. Đầu tiên và chủ yếu, sự bất bình đẳng thu nhập và tài sản đến cực độ có khả năng gây nguy hại đến sự bình đẳng đạo đức (“mọi người được sinh ra đều bình đẳng”), làm suy yếu nền tảng của những xã hội dân chủ. Khi một phần lớn của cải nằm trong tay của vài người có đặc quyền, thì sự tiếp cận bình đẳng đến những hàng hóa công danh nghĩa như giáo dục hay hệ thống tư pháp độc lập có thể sẽ không được bảo đảm. Vì sự bất bình đẳng kinh tế có thể làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng về cơ hội, có khả năng củng cố sự phân tầng và chia rẽ xã hội trong một quốc gia, làm cho xã hội nước đó có xu hướng nghiêng hơn đến các phong trào chính trị cực đoan, như các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và những sự phát triển chính trị toàn cầu khác đã cho thấy. Và thứ hai, sự bất bình đẳng kinh tế rõ rệt có thể góp phần tạo ra sự bất ổn của hệ thống kinh tế vĩ mô toàn cầu thông qua việc tạo nên những sự mất cân bằng to lớn, kiểu như thông qua tiêu dùng bằng vay nợ quá mức, như ở Hoa Kỳ, hay thông qua tổng cầu nội địa yếu và thặng dư ngoại thương quá lớn, như ở Trung Quốc và Đức.
Ronald Reagan (1911-2004)
Margaret Thatcher (1925-2013)
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, và một phần do sự nổi lên của tầng lớp trung lưu giàu có ở Hoa Kỳ và ở phần lớn các nước công nghiệp, sự bất bình đẳng kinh tế đã là vấn đề đứng vị trí thứ hai trong các nước này. Sự phất lên của kỷ nguyên tân tự do với Ronald Reagan và Margaret Thatcher, mặc dù vậy, không chỉ đã xói mòn nhiều thể chế xã hội như là các nghiệp đoàn yêu cầu một sự phân phối thu nhập công bằng hơn trong các quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đáng kể đến quan điểm của IMF đối với (các hoạt động) IMF từ đó.
Ngày nay, thành tích kém cỏi của các liệu pháp chính sách “Đồng thuận Washington” của IMF trong kỷ nguyên đó được thừa nhận rộng rãi. Những phương thuốc ấy đã sử dụng quá nhiều công thức “một cỡ cho tất cả”, thường bỏ qua những điểm đặc thù của các nước. Nhưng một hạn chế tương tự và có lẽ - từ quan điểm hiện hành - quan trọng hơn của các liệu pháp trong chính sách kinh tế của IMF là giả thiết ngầm ẩn cho rằng cách thức các lợi ích của tăng trưởng được phân phối đứng thứ hai về tầm quan trọng, với những nước nghèo hơn hưởng lợi từ tăng trưởng cao hơn thông qua hiệu ứng nhỏ giọt trong trường hợp xấu nhất.
Olivier Blanchard (1948-)
Trong những năm 2000, quan điểm của IMF về những thành tựu trong quá khứ của mình đã bắt đầu thay đổi, với sự đề cử Olivier Blanchard là Kinh tế gia trưởng vào tháng Chín năm 2008 dẫn đến một kỷ nguyên mới, đặc biệt về trọng tâm nghiên cứu và kết quả thu được. Trong nhiệm kỳ của ông ấy, các nghiên cứu mới được tiến hành thách thức các phương thuốc chính sách chính thống, thường được ủng hộ và truyền bá bởi IMF trước đó, quan tâm đến ví dụ như sự quan trọng của tính bất đối xứng của chính sách tài khóa nghịch chu kỳ đặc biệt trong các giai đoạn suy thoái, do số nhân của chi tiêu chính phủ thường lớn hơn trong những giai đoạn thu hẹp hơn là những giai đoạn mở rộng của nền kinh tế, đọc thêm Baum và cộng sự (2012).
Dưới ánh sáng này, và vì những khoảng cách ngày một rộng trong việc phân phối thu nhập và của cải khắp thế giới, những nghiên cứu vừa qua của những viên chức IMF đã cung cấp một lập luận mạnh mẽ cho sự liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập, nợ nần của khu vực tư nhân và những bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính (xem thêm Kumhof 2015Ostry 2016). Theo đó, bất bình đẳng kinh tế đáng kể có thể không chỉ gây nguy hiểm đến sự cải thiện giáo dục và y tế, thậm chí dẫn đến bất ổn chính trị, mà còn ảnh hưởng quan trọng lên sự tăng trưởng kinh tế dài hạn do sự tích tụ vốn con người thấp hơn và sự bất ổn tài chính tăng lên kết quả từ việc sử dụng đòn bẩy nhiều hơn xuyên suốt nền kinh tế, như chỉ một cuộc khủng hoảng 2007-2008 đã minh họa quá rõ ràng.
Hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng sau đó cũng để lại những hiệu ứng phân phối quan trọng. Ngoài những hậu quả nhãn tiền thảm khốc đến các thị trường lao động, đặc biệt trong đội ngũ công nhân tay nghề đơn giản, đã làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập vốn đã khá lớn ở nhiều nền kinh tế, các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm để giảm bớt nợ chính phủ cũng ảnh hưởng chủ yếu đến những ai ở những bậc cuối của thang thu nhập (xem ví dụ Ball và cộng sự, 2013). Trong bối cảnh này, sự tập trung của IMF vào việc thu hẹp bất bình đẳng thu nhập sẽ vì thế ngầm ám chỉ một sự thay đổi vị trí của họ trong các cuộc tái đàm phán lại nợ (trong) tương lai, nhìn kỹ vào các hậu quả phân phối và xã hội của những điều kiện của họ, và ít chú ý lợi ích của các chủ nợ, hơn là trong quá khứ. Hoạt động quản trị của IMF nhấn mạnh đến việc giảm nợ cho Hy Lạp kể từ mùa hè năm 2015 có thể là dấu hiệu của một sự thay đổi mô hình thực sự.
Trước Zeitgeist (“Tinh thần Thời đại”) hiện nay và sự hiện diện mạnh mẽ trên truyền thông của các phong trào từ tận “ngóc ngách” như phong trào Indignados (từ đó đảng cánh tả Podemos nổi lên) của Tây Ban Nha (một phong trào chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ - ND), cũng như sự phát triển của những đảng cực hữu tại nhiều nước, bỏ mặc tình trạng bất bình đẳng kinh tế quá mức hiện tại so với thời điểm “Thời kỳ vàng son” (Gilded Age) sẽ hơn cả sự thiển cận: nó có thể dẫn đến sự phân cực chính trị sâu xa hơn. Nhiều điều biện hộ cho sự thay đổi hệ ý diễn ra ở IMF, chuyển sang một hướng chính sách kinh tế công bằng và vì mọi người hơn. Bao nhiêu phần của tư duy tiến bộ này được chuyển dịch vào những đơn thuốc chính sách nhất quán trong những năm tới đang định hình vai trò lúc ấy của IMF trong bối cảnh địa chính trị mới này.
Về tác giả Christian Proaño
Christian Proaño (1980-)
Christian R.Proaño sinh năm 1980 tại Quito, Ecuador. Ông học kinh tế tại Đại học Công giáo Ecuador (PUCE) và tại Đại học Bielefeld sau đó năm 2008. Từ 2008 đến 2010, ông là nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện chính sách vĩ mô (IMK) thuộc Quỹ Hans-Böckler Foundation ở Düsseldorf. Từ 2010 đến 2015 Giảng viên Kinh tế học tại New School for Social Research in New York, bang New York. Từ tháng Năm 2015, nắm giữ một chân Giáo sư Kinh tế, đặc biệt là Kinh tế học thực nghiệm tại Đai học Otto-Friedrich Bamberg ở Đức. Ông là đồng tác giả hơn 30 bài báo đăng trên những tạp chí học thuật có bình duyệt như Journal of Economic Dynamics and Control, Journal of Economic Behavior and Organization, Journal of International Money and Finance, Journal of Applied Econometrics , trong những công trình khác, là vài cuốn sách về lý thuyết kinh tế vĩ mô và hàng loạt những bài đăng khác nữa.
Nguyễn Vũ Hoàng dịch
Nguồn: “Has Income Inequality Finally Got To Top Of The IMF Agenda?”, SocialEurope.eu, on 9 January 2017
Print Friendly and PDF