22.3.21

Covid-19 tác động như thế nào đến các khoa học xã hội?

COVID-19 TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI?

Elsa Bansard[1] Anne-Coralie Bonnaire[2]

Các Khoa Học Nhân Văn và Xã Hội (KHNVXH) lên tiếng trong làn sóng đầu tiên của Covid-19 trên các phương tiện truyền thông Pháp: các nhà nghiên cứu đã hiểu và đưa ra các công cụ để phản ánh và quan sát cuộc khủng hoảng y tế và hậu quả của nó. Pexels/kaboompics.com

===============================================

Ngày nay rõ ràng là chúng ta có thể nói về đỉnh ô nhiễm Covid-19 đầu tiên và thứ hai, một vào mùa xuân và đỉnh khác vào mùa thu năm 2020. Trong đỉnh đầu tiên, có một cảm giác rằng, trong các quyết định chính trị và diễn ngôn truyền thông hiện nay, tiếng nói của các bác sĩ, các nhà dịch tễ học và các nhà vi rút học đã chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, Covid-19 và các biện pháp đã được và vẫn còn hay mới được triển khai lại để ngăn chặn sự nhiễm trùng có những hậu quả xã hội, kinh tế và tâm lý đối với sự tin tưởng vào các tổ chức, Nhà nước và thậm chí vào các chuyên gia đã được mời gọi phát biểu.

KHNVXH cũng không bị bỏ qua, và thật là thú vị khi quan sát sự lên tiếng này đối với Covid-19.

Dựa vào sự phân tích định lượng và định tính về sự lên tiếng của KHNVXH trong làn sóng đầu tiên của Covid-19 trên các phương tiện truyền thông Pháp, chúng tôi đề nghị thực hiện một bản tổng kết về cách mà các nhà nghiên cứu đã nắm bắt và cung cấp các công cụ để phản ánh và quan sát cuộc khủng hoảng y tế và hậu quả của nó.

Năm phương tiện truyền thông, hơn 1.100 bài được phân tích

KHNVXH được quan tâm ở đây dựa trên sự phân biệt với các khoa học cứng và khoa học đời sống. Chúng tra cứu về xã hội, nền tảng và tổ chức, hình tượng, phương thức vận hành của nó, và cả về các mối liên kết giữa các thành viên của nó. Do đó, chúng ta có thể giả định rằng chính KHNVXH đã đề xuất các công cụ lý thuyết để phản ánh và nắm bắt cuộc khủng hoảng y tế khi đối mặt với nó.

Chúng tôi đã thực hiện một sự giám sát có hệ thống trên năm phương tiện truyền thông, ba tờ báo toàn quốc (Le Monde, Le FigaroLibération) và hai phương tiện truyền thông trực tuyến dành cho nghiên cứu (AOCThe Conversation) và thu thập hơn 1.100 bài báo kể từ tháng 3 năm 2020 mà chúng tôi đã phân tích định lượng (khoảng 800) và định tính (gần 1.100, các tiêu chí lựa chọn khác nhau cho hai phương pháp phân tích) để đánh giá vị trí và các chủ đề được các nhà nghiên cứu KHNVXH đề cập khi đối mặt với Covid-19.

The Conversation 01/01/2021. Kết quả của một nghiên cứu về mức độ kháng thuốc hoặc chấp nhận của một dân số đối với các chiến lược khác nhau để chống lại dịch Covid-19.

Người Pháp sẳn sàng chấp nhận những biện pháp y tế nào?

Số lượng bài báo của các nhà nghiên cứu KHNVXH từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2020 khá cao: với hơn 800 bài báo, hoặc 200 bài báo mỗi tháng, với đỉnh điểm trong sản xuất vào tháng 4 – cùng với tỷ lệ nhiễm trùng, các ấn phẩm của các nhà nghiên cứu dường như phản ứng chủ yếu với các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội.

Có sự khác biệt từ phương tiện truyền thông này sang phương tiện truyền thông khác: ví dụ, Le Monde cung cấp tổng cộng 350 bài viết, trong khi Le Figaro chỉ cung cấp 50 bài, với một trung bình 87,5 bài mỗi tháng cho Le Monde so với 9 trên Le Figaro.

DIỄN ĐÀN – 30/12/2020 (Le Monde). Ba chuyên gia lao động Francois Dupuy, Sebastien Olleon và Cecile Roaux giải thích rằng làm việc từ xa, được hoan nghênh rộng rãi về khả năng thoát khỏi tình trạng xấu đi của điều kiện lao động, không ngăn cản sự xuất hiện của các hiện tượng loại trừ (phénomènes d’exclusion).

Covid-19: Làm việc từ xa tác động khác nhau đến các tổ chức.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng các nhà nghiên cứu về xã hội học, kinh tế học, triết học, sử học và chính trị học là những người phát biểu nhiều nhất. Không phải là điều ngạc nhiên, các vấn đề được đề cập liên quan đến các vấn đề quản lý cuộc khủng hoảng về mặt y tế. Vị trí của khoa học và lịch sử của các khoa học và bệnh dịch được đề cập như là công cụ để hiểu cuộc khủng hoảng; một sự lên tiếng để làm sáng tỏ và khái niệm hóa tình hình mới này với những kiến thức lý thuyết và thực nghiệm dường như là một trong những ý định ban đầu.

Ai có thẩm quyền để nói về đại dịch?

Điều hiển nhiên là việc các nhà nghiên cứu thường nghiêng mình khỏi cửa sổ của ngành của họ để đưa ra một ý kiến hẳn là sáng suốt nhưng vô căn cứ xét về mặt lĩnh vực nghiên cứu.

Ví dụ, một luật sư phát biểu trên Le Figaro để nói về giáo dục, một nhà xã hội học nói về tâm lý hoặc các nhà sử học lại nói về chính sách quản lý khủng hoảng trên Le Monde. Do đó, câu hỏi về tính chuyên môn đáng được đặt ra.

Đơn giản: Học từ xa hoạt động không tốt

Ngay cả trong thời gian bình thường, các trường đại học tốt nhất trên thế giới cũng gặp khó khăn trong việc giữ các sinh viên đã đăng ký các khóa học trực tuyến. Nhà toán học Serge Cantat cảnh báo trong một diễn đàn trên Le Monde (26/12/2020): Bằng cách đóng cửa các cơ sở giáo dục đại học, chúng ta đang gây tổn hại trước mắt cho sự thành công của một bộ phận lớn thanh niên.

Étienne Klein (1958-)

Ai có thẩm quyền để nói về đại dịch và hậu quả xã hội của nó? Những người nào có thẩm quyền phát biểu và họ dành được mức độ tin cậy nào? Điều này có thể được nối kết với điều mà Étienne Klein gọi là ipsedixitisme: chấp nhận sự thật xuất phát từ một người dựa trên một thẩm quyền của họ được mọi người công nhận.

Tuy nhiên, khi đối mặt với một hiện tượng khoa học chưa từng gặp như Covid-19, các nhà báo không nhất thiết được trang bị về mặt khoa học để giải thích các hiện tượng, hiện tượng mới tức là cũng ít được chính các nhà nghiên cứu biết đến.

Tuy nhiên, như nhà ngôn ngữ học Sophie Moirand đã ghi nhận về vụ việc “Bò điên”, rất dễ rơi vào lĩnh vực của cảm xúc và thuyết phục hơn là lập luận khoa học.

Một tiếng nói chiến đấu

Tiếng nói của KHNVXH trong cuộc khủng hoảng y tế mang tính chiến đấu. Nó tìm cách làm cho những gì trước đây là vô hình trở thành hữu hình. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những cảm xúc được các nhà nghiên cứu KHNVXH sử dụng thường là những cảm xúc trung tính, như truyền thống khoa học đòi hỏi.

“Sự chậm chạp của việc tiêm chủng ở Pháp là một triệu chứng cho thấy sự xuống cấp của chúng ta”

FIGAROVOX/TRIBUNE - Vương quốc Anh đã tiêm chủng cho 1 triệu người trong khi Pháp vào tối ngày 30 tháng 12 chỉ có 138 người được tiêm chủng, Antoine Levy nhắc lại. Nhà kinh tế học và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại MIT liệt kê những lời phủ nhận khác nhau của chính quyền giải thích cho sự chậm trễ này cũng như tám giải pháp tiềm năng để bù đắp cho nó. Diễn đàn Le Figaro 01/01/2021

Tuy nhiên, các bài báo được xuất bản trên Le FigaroLibération, hai tờ báo được định vị rõ ràng về mặt chính trị, sử dụng, ví dụ, sự phẫn nộ, kết hợp với ý định “tố cáo” một tình huống cụ thể.

Cuộc khủng hoảng y tế sau đó tra vấn cả sự trung gian khoa học nói chung và sự định vị của các nhà khoa học nói riêng. Làm thế nào để có thể kết hợp tính chính xác của khoa học với tính cấp bách của việc cần phải làm cho những cảnh báo được nghe?

Chỉ rõ Covid-19, một thách thức

Những khó khăn xảy ra ngay cả đối với cách gọi Covid-19. Trong tiêu đề của các bài báo được nghiên cứu, “Covid-19” được sử dụng cùng với “coronavirus” hoặc thậm chí với “corona” hoặc SARS-CoV-2. Hơn nữa, tờ Le Monde dao động trong định nghĩa của Covid-19 giữa bệnh dịch và đại dịch.

Thuật ngữ bệnh dịch được sử dụng khi các bài báo đề cập đến bối cảnh Pháp, trong khi thuật ngữ đại dịch được sử dụng khi khía cạnh quốc tế của hiện tượng này được nhấn mạnh. Nói tóm lại, việc chỉ định Covid-19 là một thách thức.

Mireille Delmas-Marty: “Hãy tận dụng đại dịch để xác lập hòa bình với Trái đất”

Diễn Đàn. Bà Mireille Delmas-Marty giải thích trong một diễn đàn trên Le Monde. Cần phải cho nhân loại một cơ hội cuối cùng để nhận thức về số phận chung của mình. Theo bà, không có Nước nào có thể vĩnh viễn “đơn độc”, đã đến lúc chủ quyền phải trở nên “liên đới. Đăng ngày 17/03/2020. Le Monde 17/03/2020

Ngoài ra, KHNVXH tránh tham chiếu y sinh học và tập trung sự chú ý vào các hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị, địa lý, tâm lý, giáo dục... mà chúng ta đang trải qua.

Khi làm như vậy, KHNVXH đặt câu hỏi về chính thuật ngữ “khủng hoảng”. Cuộc khủng hoảng y tế này có phải là không thể đoán trước?

Chẳng hạn tình hình không chắc chắn mà nó đã buộc Pháp rơi vào có phải là không thể tránh khỏi? Do đó, cuộc tranh luận đã hoành hành giữa các nhà kinh tế về việc liệu Covid-19 là một con thiên nga đen hay một con thiên nga trắng.

Đặc trưng của thiên nga đen gồm ba điều: nó không được dự đoán, nó có hậu quả lớn và nhìn lại, chúng ta có thể giải thích lý do tại sao nó xuất hiện. Nói cách khác, theo quan điểm của các chính trị gia, Covid-19 thực sự là một con thiên nga đen. Thiên nga trắng là một sự kiện đáng lẽ không gây bất ngờ. Và do đó, toàn bộ chiều kích đạo đức được đưa vào cuộc tranh luận: việc đại dịch là một con thiên nga đen đối với các chính phủ có chính đáng không?

Tra vấn các sự mô tả

KHNVXH cũng đặt câu hỏi về sự mô tả cuộc khủng hoảng: nếu nó có ảnh hưởng đến tất cả các chiều kích của các xã hội con người, và trong tất cả các xã hội này, phải chăng nên đặt một tên mới cho nó?

Cụm từ “sự kiện toàn cầu toàn diện đã rất hiện diện trong các bài báo phân tích. Nó rất ít bị tra vấn.

Le Monde Planète, tháng 5 năm 2020. Philippe Descola: “Chủ nghĩa tư bản lan truyền như một bệnh dịch, ngoại trừ việc nó không trực tiếp giết chết những người thực hành nó, mà tiêu huỷ những điều kiện sống lâu dài của tất cả cư dân trên Trái đất. Chúng ta đã trở thành vi rút của hành tinh.

Chúng ta đã trở thành vi rút của hành tinh. Theo nhà nhân học, cơn đại dịch này phải dẫn đến một “chính sách cho Trái Đất”.

Vậy, khi mà hiện nay chúng ta đang thiết lập một bản tổng kết, có lẽ chúng ta cần phải đặt câu hỏi về thế giới mà chúng ta đang đề cập. Nếu Covid-19 là một biến cố trên toàn thế giới, thế giới có phải là hành tinh của chúng ta? Đó có phải là tất cả các xã hội loài người? Khi chúng ta nói rằng tất cả đều bị Covid-19 tác động, tất cả là cái gì? Chúng ta còn có thể tiếp tục nghĩ về Covid-19 chỉ từ quan điểm của con người không? Và nếu Covid-19 mời chúng ta suy nghĩ lại về mối liên hệ giữa con người và những gì không phải là con người, chúng ta phải làm điều đó như thế nào?

Anne-Coralie Bonnaire

Elsa Bansard

Vào thời điểm đầu tiên của đại dịch ở Pháp, KHNVXH đã tìm cách làm sáng tỏ sự phức tạp của các khía cạnh của biến cố trên các phương tiện truyền thông. Các nhà nghiên cứu rất muốn mô tả sự đa dạng của các hiệu ứng và tác động của chúng đối với người dân. Các bài báo cũng đã cố gắng nắm bắt tầm quan trọng của Covid-19 về mặt xã hội và lịch sử. Khi làm như vậy, chúng đã phải đối mặt với nhiều thách thức mà các khoa học (KHNVXH, khoa học cứng và khoa học đời sống) được giao nhiệm vụ khám phá theo thời gian và mở ra các lĩnh vực nghiên cứu mới.

Bài viết này tiếp nối một hội thảo do Viện Khoa Học về Con Người (Maison des Sciences de l’Homme) Saclay tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2020, với sự tham gia của The Conversation.

Phạm Như Hồ dịch

Nguồn:Ce que la Covid-19 a fait aux sciences sociales, The Conversation, 12.01.2021.




Chú thích:

[1] Tiến sĩ triết học, Kỹ sư nghiên cứu ở CNRS, Trường Sư Phạm Cao Cấp Paris-Saclay.

[2] Tiến sĩ về Thông Tin và Truyền Thông ở Đại Học Leipzig, Kỹ sư nghiên cứu ở CNRS, Viện Khoa Học về Con Người (Maison des Sciences de l’Homme ) – Đại Học Paris-Saclay.

Print Friendly and PDF