5.3.21

Tại sao các nền kinh tế giàu có cần phải chống Covid khắp mọi nơi?

TẠI SAO CÁC NỀN KINH TẾ GIÀU CÓ CẦN PHẢI CHỐNG COVID KHẮP MỌI NƠI

Timothy Taylor

Các quốc gia thu nhập cao đang xô đẩy và cãi nhau vì ai cũng cố gắng tìm nguồn vắc xin để tiêm ngừa Covid-19 cho người dân của họ, trong khi các nước nghèo hơn bị đẩy ra bên lề và buộc phải ngóng theo. Nhưng vẫn chưa thật sự rõ ràng (vì chưa đủ thời gian kiểm chứng) để biết vắc xin sẽ cung cấp sự bảo vệ trong bao lâu, hay cho mối quan ngại là, những người đã bị Covid và đã khỏi bệnh sẽ miễn nhiễm trong thời gian bao lâu. Thêm nữa, đang có vài mối nguy hiểm rõ ràng rằng ít nhất một số chủng vi rút Covid mới xuất hiện trên thế giới có thể sẽ cần nhiều loại vắc xin khác nhau.

Nói ngắn gọn, tiêm ngừa cho người dân tại các quốc gia giàu có là một bước tiến hữu ích. Nhưng nếu như Covid vẫn lan tràn và đột biến thành các chủng mới ở phần còn lại của thế giới, chúng ta có lẽ đang chạy trên thảm của máy chạy bộ từ quan điểm y tế công cộng. Hơn nữa, vì tính liên kết của nền kinh tế toàn cầu, có một lập luận căn bản về chi phí - lợi ích của việc các nước giàu nên làm việc cùng nhau theo cách nào đó để có thể phổ cập vắc xin trên khắp thế giới.

Cem Çakmaklı, Selva Demiralp, ebnem Kalemli-Özcan, Sevcan Yeşiltaş và Muhammed A. Yıldırım nêu ra trường hợp này trong “Tình huống kinh tế của tiêm chủng toàn cầu: một mô hình dịch tễ học với các mạng lưới sản xuất quốc tế” (tháng Một 2021, có sẵn để tải miễn phí với đăng ký từ Phòng Thương mại Quốc tế và cũng có sẵn như một Tài liệu Công việc của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ NBER số #28395).

Các tác giả cung cấp một lời nhắc nhở hữu ích về các mối liên kết trong nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Trong sự trao đổi đó, khoảng 60% là “các sản phẩm trung gian”, nghĩa là các hàng hóa là nguyên liệu cho quá trình sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, chứ chính nó không phải là thành phẩm cuối cùng. Sự suy thoái do đại dịch làm cho các nước thu nhập trung bình hoặc thấp vừa khó khăn hơn để mua hàng nhập khẩu từ các nước giàu cũng như vừa để sản xuất sản phẩm trung gian đầu vào cho các nhà máy ở các nước giàu. Để minh họa các vấn đề ở đây, hãy xem 2 biểu đồ mà các tác giả vẽ ra để làm rõ sự kết nối của nền kinh tế toàn cầu.

Biểu đồ này có 65 quốc gia, và sau đó là một hộp ROW hay hộp “phần còn lại của thế giới” để kết nối với các nước khác. Kích thước của các hộp tương ứng với quy mô GDP của từng nước. Màu xanh lam càng đậm thì tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP càng cao. Độ dày của các đường nối hiển thị tầm quan trọng của thương mại với GDP của hai quốc gia. Các kết nối nhỏ giữa các quốc gia hoàn toàn không được hiển thị. Các quốc gia có đường viền màu đen xung quanh (hộp) tên của họ hiện có vắc xin để sử dụng: trong số 65 quốc gia, 41 quốc gia tiếp cận được nguồn cung.

Chúng ta cũng có thể nhìn vào sự liên kết của sản xuất toàn cầu theo các ngành công nghiệp. Tại đây, kích thước của mỗi hộp thể hiện độ lớn của ngành công nghiệp. Các mũi tên thể hiện các luồng hàng hóa từ ngành này sang ngành khác. Màu sắc càng đậm thì ngành công nghiệp đó càng phụ thuộc nặng nề hơn vào các sản phẩm nhập khẩu từ những nước khác.

Các tác giả viết: “Chúng tôi chỉ ra rằng ngay cả nếu các AEs (nền kinh tế phát triển) bỏ qua được các chi phí nội địa của đại dịch nhờ vào vắc xin, những chi phí mà họ phải chịu từ các mối liên kết quốc tế của họ sẽ nằm trong khoảng từ 0,2 nghìn tỷ USD đến 2,6 nghìn tỷ USD, tùy thuộc vào độ mạnh của các mối liên kết sản xuất và thương mại. Tổng thể, các AE có thể cáng đáng 49% những chi phí toàn cầu năm 2021. Những con số này lớn hơn rất nhiều 27,2 tỷ USD chi phí sản xuất và phân phối vắc xin cho toàn thế giới”.

Timothy Taylor (1960-)

Những con số cụ thể từ nghiên cứu này tất nhiên là phỏng tính, đại diện cho một loạt các giả thiết khác nhau. Nhưng bài học căn bản, mà đã được áp dụng tại nhiều thời điểm trong cuộc chiến chống đại dịch, là đủ rõ ràng: những gì dường như là các chi phí trả trước đắt đỏ hóa ra lại là cái giá thanh toán khá rẻ cho các lợi ích. Không có gì đáng ngạc nhiên là các nước giàu có có lẽ sẽ đặt ưu tiên lớn hơn về việc cung cấp vắc xin cho người dân của họ đầu tiên. Nhưng nếu các nước thu nhập cao nghĩ rằng bảo vệ công dân của họ sẽ giúp ngăn chặn các chi phí kinh tế hoặc những rủi ro y tế công tương lai, họ đang quên vài kiến thức sâu sắc cơ bản của việc chung sống trong một thế giới mà ở đó hàng hóa và con người luôn luôn vượt qua các biên giới địa lý của quốc gia.

NVH dịch

Nguồn:Why High-Income Economies Need to Fight Covid Everywhere”, Conversable Economist, 2.02.2021.

Print Friendly and PDF