28.10.17

Tại sao Ấn Độ lo ngại sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc



TẠI SAO ẤN ĐỘ LO NGẠI SÁNG KIẾN ​​“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG” ĐẦY THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC

Đối với New Delhi, sáng kiến ​​Mt vành đai, Một con đường” [OBOR] có thể là một cơ hội kinh tế tiềm năng, nhưng cũng là một mối đe dọa đối với quyền lợi của Ấn Độ.
Yao Dawei/IANS/Xinhua
Việc Trung Quốc nói nhiều đến sáng kiến “Một vành đai, Một con đườnghay​​ OBOR đang gây ra một số lo lắng trong các hành lang quyền lực ở New Delhi, khi dự án đầy tham vọng trị giá 1 nghìn tỷ USD của Bắc Kinh bắt đầu định hình.
Được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo vào năm 2013, dự án OBOR, vốn sẽ tăng cường dấu ấn kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, đã thách thức Ấn Độ trên hai mặt trận – thứ nhất dưới hình thức các hoạt động đầu tư rộng lớn của Trung Quốc được công bố cho Pakistan, và thứ hai, là một sự hiện diện tăng nhanh về mặt chiến lược và kinh tế ở Ấn Độ Dương. Điều này bao gồm việc Trung Quốc bơm tiền vào các dự án cảng ở các nước láng giềng như Sri Lanka và Bangladesh.
Mối lo ngại của Ấn Độ
Khác với bản năng tự nhiên của một sáng kiến ​​được xây dựng với nguồn vốn khổng lồ của một đối thủ trong khu vực, điểm tranh chấp chính đối với Ấn Độ là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan hay CPEC [China-Pakistan Economic Corridor], cũng là một phần của sáng kiến OBOR. Cảng Gwadar, không xa Karachi lắm, nơi giao thoa giữa biển Ả Rập và Vịnh Ba Tư, ngày nay bị Trung Quốc nắm hoàn toàn. Cả Islamabad lẫn Bắc Kinh đều công bố những chương trình phát triển trị giá 46 tỷ US$, bao gồm việc Trung Quốc bơm tiền vào vùng Kashmir bị Pakistan chiếm đóng, mà trên thực tế thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Nhiệm vụ của Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng, các tuyến đường bộ và đường sắt. Ảnh hưởng của nó kết thúc ở Gwadar, đang nhanh chóng trở thành một bến trung chuyển trên thực tế của Trung Quốc tại khu vực Vịnh Ba Tư.
Việc phát triển nhiều dự án, như Gwadar, có thể gây khó đáng kể cho sự thống trị hiện tại của Ấn Độ ở sân sau của họ – vùng Ấn Độ Dương. Bộ trưởng Ngoại giao [Ấn Độ] Sushma Swaraj, vào tháng 5 năm 2015, cho biết Thủ tướng Narendra Modi [Ấn Độ], trong chuyến thăm Trung Quốc, đã “cực lực” phản đối Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan qua vùng Kashmir bị Pakistan chiếm đóng. Điều này, cùng với sự phát triển ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, vẫn là hai điểm quan tâm chính đối với New Delhi để đưa ra bất kỳ loại ưu tiên nào cho sáng kiến OBOR, trong cách diễn giải về chính sách đối ngoại của nước này.
Tuần trước, đã xuất hiện các báo cáo cho rằng các binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được nhìn thấy ở phía bên kia Đường kiểm soát trong vùng Kashmir bị Pakistan chiếm đóng. Người ta cho rằng các binh sĩ Trung Quốc đang hiện diện ở đó để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm bảo vệ và hỗ trợ các dự án thương mại của Trung Quốc. Cũng đã xuất hiện các báo cáo tương tự vào năm ngoái. Đối với New Delhi, sáng kiến OBOR có thể là một cơ hội kinh tế tiềm tàng, nhưng cũng là mối đe dọa đối với lợi ích của Ấn Độ. Cựu bộ trưởng ngoại giao Shyam Saran của Ấn Độ gần đây đã viết rằng nếu Trung Quốc thực sự thành công trong các mục tiêu kinh tế và địa chính trị ẩn đằng sau sáng kiến OBOR, thì Ấn Độ có thể chỉ “đóng vai trò bên lề trên đất liền và trên vùng biển của châu Á.”
Ảnh bản quyền: Chatham House
Tầm nhìn của Trung Quốc
Tính đến ngày nay, sáng kiến OBOR có lẽ là chương trình lớn nhất đối với Trung Quốc. Đây là một nhiệm vụ đồ sộ của một kế hoạch đầy tham vọng để kết nối các nền kinh tế Á-Âu bằng các công cụ phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại, bơm đầu tư to lớn vào các lĩnh vực như phát triển đường bộ và đường sắt, dầu khí và các đặc khu kinh tế.
Nền tảng của các chương trình OBOR bắt nguồn từ hai tuyến đường thương mại trong lịch sử, với tuyến đường thứ nhất là con đường Tơ lụa cũ, trải dài qua khu vực Trung Á, và đạt đỉnh điểm vào thời nhà Đường của Trung Quốc (618-906). Tuyến đường thứ hai là con đường Tơ lụa hàng hải, phác hoạ, một cách đại thể, các tuyến đường thương mại hàng hải trong lịch sử của Trung Quốc thông qua Biển Đông và xa hơn nữa, tới tận Đông Phi và Địa Trung Hải ở Châu Âu, qua các cảng như Kolkata, Colombo và Karachi ở Nam Á.
Nguồn tài trợ cho sáng kiến OBOR, mà giờ đây là một trong những sáng kiến phát triển quốc tế rộng mở nhất trên thế giới, được cho là đến từ một số lớn các sáng kiến tài chính của các định chế Trung Quốc. Định chế được đề cập nhiều nhất, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á, được cho là sát cánh cùng với dự án OBOR vào năm 2013, mà Ấn Độ là một thành viên sáng lập, đang đầu tư một phần lớn trong số 100 tỷ USD tài sản của nó cho các hoạt động có liên quan đến sáng kiến OBOR. Vào tháng 5 năm ngoái, có báo cáo là riêng Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đang chuẩn bị đầu tư hơn 890 tỷ US$ cho hơn 900 dự án liên quan đến 60 quốc gia, như là một phần của vành đai trong một khung thời gian là 15 năm. Tầm quan trọng tuyệt đối của sáng kiến OBOR là một cái gì đó đặt ra những lo ngại đáng kể đối với các lợi ích riêng của Ấn Độ, trong khi chưa có đối sách nào đối với nó.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF