9.10.17

Vị tha (học thuyết)



  VỊ THA (HỌC THUYẾT)

Altruism
® Giải Nobel: BECKER, 1992
Hệ chuẩn về những cá thể ích kỉ có vai trò trội nhất trong sự phát triển của các khoa học kinh tế. Phương pháp điều tra này bắt nguồn từ những công trình của Adam Smith và lí thuyết bàn tay vô hình của ông theo đó những quyền lợi riêng vận động trong những cơ chế trao đổi dẫn đến một kết quả tối ưu cho xã hội. Tuy nhiên tất cả những sự kiện kinh tế không thể qui giản được về logic thị trường. Lòng nhân hay những chuyển nhượng trong nội bộ gia đình, như gia tài hay giáo dục, không tất yếu kéo theo tính có đi có lại đặc trưng của trao đổi.
Phân tích kinh tế đương đại, đặc biệt là tiếp sau những công trình của giải Nobel Gary Becker, đã giữ một khoảng cách với tiên đề truyền thống. Xã hội không được hợp thành từ những cá thể cô lập với nhau và chỉ quan tâm độc nhất đến lợi ích riêng của bản thân, nhưng từ những cá thể nằm trong một mớ quan hệ xã hội và cảm xúc. Vị tha là một giả thiết về sự phụ thuộc lẫn nhau của những sở thích cá thể đặt cá thể kinh tế trong bối cảnh xã hội của nó và cho phép mở rộng phân tích kinh tế ra những chuyển nhượng nằm ở bên ngoài thị trường. Lợi ích của một cá thể vị tha gồm hai yếu tố: lợi ích rút ra được từ những tiêu dùng của bản thân và sự thoả mãn tâm lí cảm nhận được khi bản thân là nhân chứng của sự thoả mãn của những người khác. Như thế cá thể đối mặt trước một đánh đổi giữa một sự thoả mãn trực tiếp gán với tiêu dùng của bản thân và một sự thoả mãn gián tiếp phụ thuộc vào tính vị tha, cá thể phân bổ những nguồn lực của mình cho tiêu dùng bản thân và cho một chuyển nhượng vị tha nhằm thu được sự thoả mãn tối đa. Những tình cảm vị tha không nhất thiết dẫn đến những chuyển nhượng vị tha: một người vị tha không tiến hành những chuyển nhượng nếu chi phí chuyển nhượng tính bằng tiêu dùng là cao hơn thu hoạch mà chuyển nhượng vị tha mang về cho mình.
Vị tha nằm ở trung tâm của cuộc tranh luận đương đại về tính hiệu quả của những chính sách kinh tế. Những cá thể vị tha có thể trung lập hoá những hiệu ứng của những chính sách công cộng về phân phối lại giữa những thế hệ hay trong nội bộ một thế hệ. Những chuyển nhượng công cộng là không có hiệu quả nếu chúng chỉ đơn giản thay thế cho những cơ chế chuyển nhượng tư nhân giữa những cá thể. Một đồng thuế đánh trên thu nhập của con cái nhằm tài trợ cho một hệ thống hưu trí theo cơ chế phân phối sẽ làm cho những hiệu ứng của sắc thuế này triệt tiêu nếu có những chuyển nhượng tư nhân giữa các thế hệ: những bậc cha mẹ có thể tăng trị giá của gia tài bằng với giá trị của thuế (Barro, 1974). Thể theo cùng một cơ chế này, những chính sách trợ giúp xã hội có khả năng thay thế cho những hệ thống đoàn kết tư nhân như những hoạt động từ thiện (Warr, 1982).
BARRO R., Are Government Bonds Net Weath?, Journal of Political Economy, 1974, vol. 82, n02, p. 1095-1117 BECKER G., A Treatise on the Family, Harvard University Press, 1991. COLLARD D., Altruism and Economy, Martin Robertson, 1978. STARK O., Altruism and Beyond, Cambridge University Press, 1995. WARR P., Pareto Optimal Redistribution and Private Charity, Journal of Public Economics, 1982, vol. 19, n0 1, p. 131-138.
Jean-Pierre VIDAL
nhà nghiên cứu Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), Nhóm nghiên cứu kinh tế toán học Aix-Marseille (GREQAM) của đại học Méditerranée (Aix-Marseille 2)
Nguyễn Đôn Phước dịch
® Chính sách kinh tế; Gia đình; Hưu bổng; Lợi ích; Pareto; Thế hệ đan chéo; Tương đương Ricardo.
Ngun: Dictionnaire des sciences économiques do Claude Jessua, Christian Labrousse và Daniel Vitry ch biên, Paris, Presses Universitaires de France, 2001.
Print Friendly and PDF