24.11.20

RCEP, hội nhập thương mại ở châu Á thách thức tham vọng của Hoa Kỳ + Biden, trước thách thức của TQ, quốc gia từ nay đứng đầu khu vực thương mại lớn nhất thế giới

RCEP: HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI Ở CHÂU Á THÁCH THỨC THAM VỌNG CỦA HOA KỲ

Sébastien Jean

Giám đốc, CEPII

Houssein Guimbard

Nhà kinh tế học, điều phối viên cơ sở dữ liệu, CEPII

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), dưới sự chứng kiến ​​ca Th tướng Lý Khc Cường, ti hi ngh thượng đỉnh ASEAN vào ngày 15/11/2020. nh: Nhac Nguyen/AFP

Trong khi các quan hệ thương mại quốc tế vẫn còn căng thẳng, thì hiệp định RCEP (viết tắt của Regional Comprehensive Economic Partnership [Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực]”), được ký vào ngày 15/11 vừa qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam), tỏ ra lạc điệu.

Về bề nổi, RCEP sẽ kết nối gần như toàn bộ khu vực Đông Á và sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất, bao phủ khoảng 30% dân số và GDP thế giới. Trên thực tế, đại đa số các nước ký kết thực hiện hơn một nửa lượng giao dịch ngoại thương (thường là hơn 60%) với các đối tác RCEP của họ (xem bảng bên dưới).

Bảng: Một khu vực đã hội nhập một cách tương đối vào hoạt động giao dịch các sản phẩm công nghệ

Bảo hộ hải quan và ngoại thương của các nước ký kết RCEP đối với các sản phẩm công nghệ

%

Thuế quan NPF, 2016

Thuế quan áp dụng đối với các nước thành viên RCEP, trước khi ký kết hiệp định, 2016

Phần đóng góp của RCEP trong giao dịch ngoại thương, 2016

Australia

3,2

1,0

63,2

Brunei

2,6

0,5

80,6

Campuchia

8,4

3,7

53,9

Trung Quốc

5,8

3,5

29,4

Hàn Quốc

5,1

3,4

48,5

Indonesia

5,4

2,5

62,1

Nhật Bản

1,2

1,0

47,3

Lào

7,0

1,6

90,0

Malaysia

6,5

1,3

58,5

Miến Điện

4,3

2,1

75,4

New Zealand

2,3

0,6

59,9

Philippines

4,6

1,3

59,7

Singapore

0

0

47,3

Thái Lan

7,3

2,4

57,3

Việt Nam

8,6

2,6

60,1

RCEP (trung bình)

4,5

2,3

42,8

Chú thích: Mức thuế quan trung bình được tính bằng cách sử dụng hệ thống quyền số hoá MAcMap-HS6. Thị phần được tính bằng tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước ký kết RCEP với các đối tác của mình, chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước đó với thế giới. Tên các nước thành viên ASEAN được in nghiêng. Tính toán của các tác giả từ việc sử dụng hệ thống MAcMap-HS6 cho thuế quan và BACI cho thương mại.

Ngược lại, về bề sâu, thì RCEP cho thấy mức độ tham vọng ít hơn nhiều, do các điều khoản quy định của nó còn hạn chế. Một mặt, RCEP sẽ xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 92% các dòng thuế quan, không bao gồm các sản phẩm nhạy cảm, như vậy sẽ có một phần đáng kể các sản phẩm nông nghiệp được miễn trừ ở nhiều nước. Mặt khác, các điều khoản được đàm phán theo quy chế ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trong đó có các lãnh vực dịch vụ và hoạt động đầu tư, nhưng nhìn chung các điều khoản này không quá ràng buộc, điều quan trọng nhất trong thực tế chắc chắn là việc thiết lập các quy tắc chung về nguồn gốc xuất xứ.

RCEP có mục tiêu minh bạch: tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các chuỗi giá trị công nghiệp trong khu vực. Tóm lại là thiết lập một nền tảng các quy tắc được đơn giản hóa và giảm thuế quan cho công xưởng của châu Á”, mà không áp đặt bất kỳ cam kết thực sự ràng buộc nào đối với những chủ đề nhạy cảm như các chuẩn mực về y tế hoặc kỹ thuật, thương mại điện tử, tính lưu động của dữ liệu, các thị trường công hoặc các doanh nghiệp nhà nước.

Các mức thuế quan đã rất thấp

Hiệp định này là thỏa thuận đầu tiên liên kết trực tiếp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, mà tự thân nó tượng trưng cho một sự đổi mới lớn. Nhưng nó còn là sự củng cố các hiệp định thương mại mà nhóm 10 nước ASEAN đã ký kết riêng rẻ với 5 đối tác (cộng với 3 nước được đề cập ở trên, là Úc và New Zealand), cho nên rất nhiều nước đã có ràng buộc với nhau bằng những hiệp định song phương.

Kết quả là mức thuế quan trung bình được áp dụng giữa các nước ký kết đã ở mức rất thấp trước khi ký kết hiệp định: 2,3% theo tính toán của chúng tôi đối với các sản phẩm công nghiệp, tức một nửa mức thuế quan thường được áp dụng đối với các nước thứ ba (4,5%, theo điều khoản tối huệ quốc).

Và một lần nữa, sự bảo hộ được áp dụng trên thực tế thường thấp hơn rất nhiều, nếu không muốn nói là bằng không, do sự xuất hiện của nhiều đặc khu kinh tế trong khu vực, thông thường để tham gia vào các chuỗi giá trị trong khu vực được miễn thuế: hơn 2.500 đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, hơn 700 ở Đông Nam Á, theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Bất chấp những con số ấn tượng trong thực tế, sẽ là quá đáng để kết luận rằng RCEP sẽ làm đảo lộn những thực tế của thương mại thế giới.

Tuy nhiên, đây là một hiệp định quan trọng, đánh dấu một giai đoạn củng cố quá trình hội nhập thương mại ở Đông Á. Bất chấp nguồn gốc xuất xứ, thực tế thương mại tất yếu sẽ tập trung xoay quanh Trung Quốc, mà đối với họ đây là một thắng lợi hiển nhiên về chính trị và ngoại giao: kết thúc cuộc đàm phán này không hề dễ dàng, khi mà bầu không khí trong khu vực vẫn còn nặng nề với các căng thẳng không chỉ về địa chính trị, mà còn cả về thương mại, chẳng hạn như các khoản trợ cấp tài chính của Nhật Bản để đa dạng hóa các chuỗi giá trị bên ngoài nước Trung Quốc, hoặc các biện pháp trả đũa thương mại của Trung Quốc đối với nước Úc.

Biden đã được cảnh báo

Đối với Hoa Kỳ, hiệp định này giống như một lời nhắc nhở đến thực tế: hai chính quyền gần đây đã cố cho thấy mong muốn tái khẳng định vai trò của Mỹ ở châu Á, nhưng kết quả thì vẫn gây thất vọng và chiến lược thì không rõ ràng, thậm chí trái ngược nhau.

Trong khi chính quyền Obama đã khởi động Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, với mục đích ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, thì việc Donald Trump bác bỏ Hiệp định đối tác nói trên không được diễn dịch thành việc phát triển một chiến lược thay thế đáng tin.

Một dấu hiệu thấy rõ của sự thất bại này là việc ký kết hiệp định RCEP cho thấy cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc đã không làm cho Trung Quốc mất đi sức hút có thể có đối với các nước láng giềng. Vả chăng, điều ngược lại là khá kinh ngạc: đặc điểm địa lý và nhân khẩu học khiến các nước không thể né tránh Trung Quốc trong một khu vực, mà không bằng như trước đây, không thể dựa vào các tiêu trường bên ngoài [Trung Quốc], cho dù chỉ vì sức mạnh kinh tế mà Trung Quốc đã đạt được trong nền kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong khu vực, kể cả về kinh tế, là một thách thức lớn đối với Hoa Kỳ. Chính quyền Biden đã được cảnh báo.

Giới thiệu tác giả

Sébastien Jean

Sébastien Jean

Là người có luận án tiến sĩ kinh tế tại Đại học Paris I và là kỹ sư từ trường Ecole Centrale de Paris, Sébastien Jean cũng là Giám đốc Nghiên cứu tại INRA. Ông là Cộng sự nghiên cứu về Chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Chính sách Kinh tế Leverhulme và là thành viên nghiên cứu của CESifo Research Network (Munich, Đức).

Ông từng điều hành chương trình “Cơ sở dữ liệu và mô hình thương mại quốc tế” của CEPII từ năm 2001 đến năm 2005, trước khi đảm nhận vị trí chuyên gia kinh tế cao cấp tại Vụ Kinh tế của OECD (2005-2006). Sau đó, ông gia nhập INRA với tư cách là Giám đốc Nghiên cứu, đồng thời cộng tác với CEPII với tư cách là cố vấn khoa học, cho đến khi được bổ nhiệm làm Giám đốc CEPII vào tháng 12 năm 2012. Ông đã giảng dạy tại rất nhiều định chế, trong đó có trường Ecole Polytechnique, Sciences Po Paris, ENSAE, Đại học Mỹ ở Paris, Ecole Centrale hoặc Ecole des Mines.

Houssein Guimbard

Houssein Guimbard

Tốt nghiệp chuyên ngành (DEA) Kinh tế Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên” (AgroParisTech, EHESS, UPX), Houssein Guimbard là nhà kinh tế học tại CEPII. Lãnh vực nghiên cứu của ông là chính sách thương mại (WTO, chủ nghĩa khu vực) cũng như sự phát triển của mô hình cân bằng chung tính toán được MIRAGE”.

Houssein Guimbard đã giảng dạy về các chính sách thương mại và khai thác các số liệu thống kê quốc tế tại Đại học Paris 2-Assas và tại HEC Paris.

Tuyên bố công khai

Các tác giả không làm việc, không tham vấn, không sở hữu cổ phần hoặc nhận tài trợ từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào, có thể hưởng lợi từ bài viết này, và không có bất cứ mối quan hệ nào khác ngoài những công việc mang tính học thuật.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: RCEP: l’intégration commerciale en Asie met les États-Unis au défi de leurs ambitions, The Conversation, ngày 20/11/2020.

* * *

BIDEN TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC, QUỐC GIA TỪ NAY ĐỨNG ĐẦU KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Pierre-Antoine Donnet

Joe Biden, khi còn là phó tổng thống dưới thời Barack Obama, với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 12 năm 2013 (Nguồn: CNBC)

Vào ngày 15 tháng 11, dưới sự thôi thúc của Trung Quốc, mười lăm nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã ký một hiệp định thương mại tự do, hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RECEP). Đây là hiệp định thương mại quan trọng nhất trên thế giới, với việc các nước ký kết chiếm 30% GDP toàn cầu, 27% giao dịch thương mại toàn cầu và 2,2 tỷ dân cư. Một chiến thắng tầm cỡ cho Bắc Kinh trước Washington. Chính quyền Biden trong tương lai không thể không tính đến chuyện này.

Các Nhà nước ký kết RECEP là mười nước ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Miến Điện, Campuchia, Lào và Brunei), trong đó bổ sung thêm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Ấn Độ, nước quan ngại về sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đã chọn cách tránh xa. Như vậy, Hoa Kỳ đã bị loại khỏi sáng kiến lớn này khi nó vừa chứng tỏ cho thấy, nếu cần, trọng tâm của lực hấp dẫn kinh tế thế giới đã thực sự dịch chuyển sang châu Á.

Sự thiết lập khu vực thương mại tự do mới này đặt ra nhiều câu hỏi về cam kết của Hoa Kỳ ở châu Á và khả năng củng cố vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong một khu vực bản lề, nơi hiện diện những nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất hành tinh. Trên thực tế, Trung Quốc đã nhanh chóng nhảy vào khoảng trống do Mỹ để lại, theo quyết định của Donald Trump, người đã đột ngột rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, cái hiệp định mà chính họ đã tạo ra dưới thời chính quyền Barack Obama.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không giấu giếm niềm vui của mình, khi tuyên bố rằng thỏa thuận “mang lại một tia sáng và hy vọng giữa đám mây đen”, đồng thời nói thêm: “Đây là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do”, một lời châm chọc đối với nước Mỹ của Donald Trump, nước đã tự thu mình lại, nói một cách chính xác là đã rời xa chủ nghĩa đa phương.

TÁM NĂM ĐÀM PHÁN

Việc ký kết hiệp định này đánh dấu tám năm đàm phán khó khăn giữa những nước đôi khi ẩn chứa một sự thù địch sâu sắc, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam hoặc Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó minh họa một thắng lợi không thể phủ nhận của chính sách ngoại giao Trung Quốc, từ nay Bắc Kinh thậm chí còn có nhiều tự do hơn trong hành động để tiến lên trong một khu vực rộng lớn mà họ hy vọng loại trừ được Hoa Kỳ.

Nhưng chắc chắn Hoa Kỳ chưa đưa ra lời nói cuối của họ. Chúng ta có thể đặt cược rằng sự cạnh tranh Trung-Mỹ sẽ còn gay gắt hơn nữa vào ngày 20 tháng 1 sắp tới với sự nắm quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden, người mà chủ đề Trung Quốc sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong phát biểu được đưa ra hai tuần trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, Joe Biden đã ám chỉ rằng ông có ý định duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Đài Loan, “hòn đảo phản nghịch” mà Bắc Kinh khẳng định muốn thống nhất lại với đại lục, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Washington có ý định “xây dựng lại” mối quan hệ với [đảo] Formosa cũ và “điều đó bao gồm việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ của chúng tôi với Đài Loan, một nền dân chủ vững mạnh, một nền kinh tế lớn, một cường quốc mạnh trong lãnh vực công nghệ và một tấm gương sáng về một xã hội cởi mở có khả năng chiến thắng Covid-19 một cách hiệu quả,” theo lời hứa của Joe Biden được đăng trong một bài viết trên tờ báo tiếng Hoa của Mỹ World Journal.

MẶT TRẬN CHÂU ÂU-MỸ CHỐNG TRUNG QUỐC

Việc cựu phó tổng thống của Barack Obama lên nắm quyền cũng làm dấy lên những hy vọng mới ở châu Âu, với triển vọng việc Mỹ quay trở lại chủ nghĩa đa phương trước sức mạnh đang trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong một diễn đàn được tờ Le Monde đăng ngày 17 tháng 11, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và vụ Châu Âu của Pháp Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Đức Heiko Maas đã tuyên bố rằng việc Joe Biden đắc cử sẽ là cơ hội để nối lại trục xuyên Đại Tây Dương Âu-Mỹ để “cùng đối phó” tốt hơn với Trung Quốc. Không hơn không kém!

Chúng tôi biết rằng dưới chính quyền Biden, Trung Quốc sẽ vẫn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, theo lời nhấn mạnh, với sự thẳng thắn khác thường, của những người đứng đầu ngành ngoại giao Pháp và Đức trong các phát biểu về Bắc Kinh. Đối với chúng ta, Trung Quốc đồng thời là một đối tác, một đối thủ cạnh tranh và một đối thủ có hệ thống. Vì vậy, chúng ta có lợi khi đứng chung chiến tuyến để ứng phó với sự tri dậy mạnh mẽ của họ một cách thực dụng, đồng thời duy trì các kênh hợp tác cần thiết để cùng với Bắc Kinh, đối phó với những thách thức toàn cầu của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.”

Pierre-Antoine Donnet


Pierre-Antoine Donnet

Cựu nhà báo của AFP, Pierre-Antoine Donnet là tác giả của khoảng mười lăm cuốn sách viết về Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Ấn Độ và những thách thức lớn của châu Á. Năm 2020, cựu phóng viên này ở Bắc Kinh đã xuất bản cuốn “Le leadership mondial en question, L'affrontement entre la Chine et les États-Unis [Đặt lại vấn đề lãnh đạo thế giới, Cuộc đụng độ giữa TQ và Hoa Kỳ]”, nhà xuất bản Editions de l'Aube.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: Biden au défi de la Chine, désormais à la tête de la plus grande zone de libre-échange du monde, Asialyst, ngày 17/11/2020.

Print Friendly and PDF