THOMAS PIKETTY: ĐỐI ĐẦU VỚI LỊCH SỬ LÂU ĐỜI CỦA CHÚNG TA VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG LỚN
Chúng tôi đã nói chuyện với nhà kinh tế học người Pháp về quyển sách mới “Capital and Ideology” (Tư bản và hệ tư tưởng) cùng những suy nghĩ của ông về Covid-19, v.v..
Tác giả: Daniel Steinmetz-Jenkins, Twitter
Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty trong một buổi chụp ảnh ở Paris
vào ngày 10 tháng 9 năm 2019. (Ảnh của Joel Saget / AFP / via Getty Images / Courtesy of
Harvard University Press)
Quyển sách đồ sộ năm 2013 của Thomas Piketty, Capital in the Twenty-First Century (Tư bản thế kỷ XXI), đã tạo ra một cơn sốt học thuật hiếm có ở đất nước này và cả những nơi khác. Tác phẩm đã làm được như vậy bằng cách đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra lời giải thích cụ thể cho sự bất bình đẳng ngày càng tăng, được hỗ trợ bởi một lượng lớn bằng chứng lịch sử và thống kê có từ thế kỷ 18 ở Pháp, Hoa Kỳ, Anh và Đức. Ông lập luận rằng tỷ suất lợi nhuận trên của cải thừa kế trong một nền kinh tế sẽ luôn tăng nhanh hơn thu nhập mà một người kiếm được thông qua lao động được trả công. Piketty nhận xét rằng vì vậy sự gia tăng bất bình đẳng chính là một phần trong bản chất của chủ nghĩa tư bản và chỉ có thể được kiểm soát thông qua nhiều hình thức can thiệp của nhà nước. Có rất nhiều phê bình từ mọi hướng trên bàn cờ chính trị chỉ trích quyển sách của Piketty, nhưng không thể phủ nhận rằng Tư bản thế kỷ XXI là biểu tượng của một tinh thần mới nổi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Và thứ hai, Piketty vượt ra khỏi trọng tâm địa lý hẹp của Tư bản thế kỷ XXI, để đưa ra một lịch sử toàn cầu về cách thức các hệ thống chính trị khác nhau đã biện minh cho sự bất bình đẳng và cách thức các hệ thống này đã được biến đổi theo thời gian. Những chế độ bất bình đẳng này, như Piketty mô tả, bao gồm: các xã hội phân chia theo tam cấp là giáo sĩ, quý tộc và bình dân - như chế độ phong kiến ở châu Âu thời tiền hiện đại hoặc chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ; các xã hội sở hữu thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, giống như hệ thống quyền sở hữu tư sản ở Pháp và Anh; các nền dân chủ xã hội thế kỷ 20, xuất hiện ở châu Âu sau Thế chiến thứ hai; và những gì ông mô tả là “siêu chủ nghĩa tư bản” của trật tự thế giới thời hậu cộng sản.
Bằng cách tập trung vào sự chuyển đổi các hệ tư tưởng cơ bản của các chế độ bất bình đẳng này, Piketty cho thấy rằng “sự vận động chính trị xã hội có thể định hình lại tổ chức xã hội và cấu trúc bất bình đẳng nhanh hơn nhiều so với những gì mà hầu hết các nhà quan sát đương thời có xu hướng tưởng tượng”. Trên tinh thần này, Piketty đưa ra các đề xuất chính sách của riêng mình, chẳng hạn như chia sẻ quyền lực trong các công ty, thuế tài sản lũy tiến, kế hoạch sở hữu tạm thời (ý tưởng rằng các chủ sở hữu tư nhân giàu có nhất phải trả lại một phần của những gì họ sở hữu cho cộng đồng hàng năm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển của cải), và các giải pháp khác nhau để làm cho các xã hội phương Tây trở nên dân chủ hơn.
Piketty đã nói chuyện với The Nation về quyển sách mới của ông khác với quyển đầu tiên như thế nào, những suy nghĩ của ông về hệ tư tưởng, các đề xuất chính sách tiến bộ của ông để kiềm chế bất bình đẳng và COVID-19.
— Daniel Steinmetz-Jenkins
DANIEL STEINMETZ-JENKINS (DSJ): Thành công của quyển sách bom tấn Tư bản thế kỷ XXI rõ ràng đã khiến ông bị bất ngờ. Bây giờ, sáu năm sau, ông đã viết Tư bản và hệ tư tưởng, có độ dài gần gấp đôi và đầy tham vọng một cách bất thường trong nỗ lực cung cấp một lời giải thích lịch sử dài hơi cho sự bất bình đẳng hiện đại trên quy mô toàn cầu. Ông có cảm thấy một áp lực nào đó để làm cho tác phẩm này đáp ứng được những kỳ vọng mà tác phẩm trước đã đặt ra không?
THOMAS PIKETTY (TP): Tôi tin rằng quyển sách này phong phú và thú vị hơn nhiều so với quyển trước. Tư bản thế kỷ XXI có nhiều hạn chế. Đặc biệt, nó quá tập trung vào phương Tây. Thêm vào đó, nó có xu hướng coi hệ tư tưởng và thái độ chính trị đối với bình đẳng và bất bình đẳng như một loại “hộp đen”. Trong Tư bản và hệ tư tưởng, tôi cố gắng giải quyết hai hạn chế này bằng cách đưa ra quan điểm toàn cầu hơn về sự phát triển của các cấu trúc bất bình đẳng - ở Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Trung Quốc, Nga, v.v. - và dành sự quan tâm đáng kể cho các xã hội thuộc địa, những di sản hiện đại của chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân. Tôi cũng tập trung chú ý vào sự biến đổi của hệ tư tưởng về bình đẳng và bất bình đẳng, tức là trong lịch sử của các hệ thống khác nhau biện minh cho bất bình đẳng. Bằng cách xem xét một loạt các kinh nghiệm và quỹ đạo lịch sử, một kết luận vững chắc xuất hiện: các yếu tố quyết định sự bất bình đẳng chủ yếu là chính trị và hệ tư tưởng, chứ không phải chỉ đơn thuần là kinh tế, công nghệ hoặc văn hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử, tôi nhận thấy, sự vận động chính trị xã hội có thể định hình lại tổ chức xã hội và cấu trúc bất bình đẳng nhanh hơn nhiều so với những gì mà hầu hết các nhà quan sát đương thời có xu hướng tưởng tượng. Đặc biệt, giới tinh hoa thường có xu hướng tự nhiên hóa bất bình đẳng, tức là, trình bày cấu trúc và mức độ bất bình đẳng hiện có là “tự nhiên” và vĩnh viễn. Nhưng đây hoàn toàn không phải là những gì chúng ta quan sát được trong lịch sử.
DSJ: Trong Tư bản thế kỷ XXI, ông đã lập luận rằng có “Những quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản” và đặc biệt tuyên bố rằng bất bình đẳng có xu hướng gia tăng khi tỷ suất lợi tức trung bình của tư bản vượt quá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Bằng cách gán cho tư bản một thứ tất yếu giống như quy luật, ông đã tạo ấn tượng cho một số người rằng không thể làm được gì nhiều để thay đổi các định chế tạo ra bất bình đẳng ngoài việc đánh thuế các định chế này. Nhưng quyển sách mới, dường như đối với tôi, cố gắng chống lại cách đọc như vậy bằng cách nhấn mạnh rằng “bất bình đẳng không phải là kinh tế hay công nghệ; nó là hệ tư tưởng và chính trị”. Ý của ông là gì?
TP: Trong quyển sách trước của tôi, tôi thực sự đã nhấn mạnh đến vai trò của tỷ suất lợi tức của tư bản, nhưng tôi không có ý định theo một cách tiếp cận tất định luận trên điểm này. Đặc biệt, tôi nhấn mạnh thực tế là tỷ suất lợi tức thu được từ các danh mục tài sản lớn trên thị trường tài chính toàn cầu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây, và sự cần thiết phải có các hành động chính sách - bao gồm cả thuế tài sản lũy tiến - để kiềm chế các xu hướng bất bình đẳng này. Chủ đề này cũng đóng một vai trò quan trọng trong quyển sách mới của tôi, và thực sự tài sản của các tỷ phú hàng đầu đã liên tục tăng với tốc độ rất cao trong mười năm qua, điều này có lẽ góp phần giải thích tại sao các ứng cử viên dân chủ như Bernie Sanders và Elizabeth Warren hiện đang ủng hộ mạnh mẽ thuế tài sản lũy tiến, đó không phải là trường hợp một vài năm trước đây.
Bây giờ tôi có một cái nhìn rộng hơn nhiều về cách những chuyển đổi hệ tư tưởng của hệ thống luật pháp, tài khóa và giáo dục đã xác định và xác định lại các chế độ bất bình đẳng trong không gian và thời gian. Lấy trường hợp của Thụy Điển. Ngày nay, nhiều người nhìn Thụy Điển về bản chất là theo chủ nghĩa bình quân và đôi khi quy điều này cho một loại “văn hóa” Thụy Điển vĩnh viễn. Nhưng không phải vậy: Cho đến đầu thế kỷ 20, Thụy Điển là một quốc gia rất bất bình đẳng, và theo nhiều cách bất bình đẳng hơn nhiều so với các xã hội châu Âu khác, đặc biệt là trong cách tổ chức sự thống trị chính trị của giới quý tộc và chủ sở hữu tài sản đối với phần còn lại của xã hội. Từ năm 1865 đến năm 1911, hiến pháp Thụy Điển áp dụng một hệ thống rất giàu trí tưởng tượng, theo đó chỉ 20% chủ sở hữu bất động sản hàng đầu mới có quyền bỏ phiếu. Các thành viên của nhóm này có từ một đến một trăm phiếu bầu, tùy thuộc vào số lượng tài sản và thuế của họ. Trong các cuộc bầu cử thành phố, không có giới hạn mức cao hơn (và các công ty có quyền bỏ phiếu), do đó ở vài chục thành phố của Thụy Điển, hơn 50 phần trăm số phiếu bầu thuộc về một cử tri duy nhất. Sau một cuộc vận động dữ dội (nhưng tương đối ôn hòa) của các tổ chức công đoàn và đảng dân chủ xã hội Thụy Điển (SAP), mọi thứ đã thay đổi với tốc độ mà không ai có thể tưởng tượng được vào thời điểm đó. Quyền phổ thông đầu phiếu được áp dụng, SAP nắm quyền vào năm 1932, và năng lực hành chính và năng lực nhà nước của Thụy Điển được đưa vào phục vụ cho một dự án chính trị hoàn toàn khác. Người ta sử dụng việc đăng ký tài sản và thu nhập một cách cẩn thận để bắt mọi người phải đóng thuế lũy tiến nhằm tài trợ cho giáo dục và y tế cho tất cả mọi người (thay vì phân phối quyền bầu cử liên quan đến sự giàu có). Xuyên suốt quyển sách của tôi, cho dù tôi nói về Thụy Điển, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp hay Trung Quốc, tôi đều cố gắng chỉ ra rằng mức độ bình đẳng hay bất bình đẳng được hình thành bởi sự vận động chính trị xã hội và những thay đổi hệ tư tưởng, chứ không phải bởi những yếu tố vĩnh viễn và tất định.
DSJ: Quy mô toàn cầu của quyển sách của ông có thể làm nản lòng người đọc. Một trường hợp điển hình là phân tích của ông về các chế độ tư tưởng khác nhau trong thế kỷ 19, chẳng hạn như “xã hội sở hữu” tư sản ở Pháp và Anh, “xã hội nô lệ” ở Hoa Kỳ và Brazil, và “xã hội thuộc địa”, chẳng hạn như Ấn Độ và các nước Châu Phi. Ông cho thấy tất cả những chế độ này, mặc dù có những biện minh khác nhau cho sự bất bình đẳng, nhưng dường như có một sợi dây chung nào đó gắn kết các loại chế độ khác nhau, cụ thể là các loại chế độ khác nhau này tuân theo những gì ông mô tả là hệ tư tưởng của chủ nghĩa sở hữu. Ông có thể nói rõ hơn về hệ tư tưởng này?
Nicolas de Condorcet (1743-1794) Thomas Paine (1737-1809)
Friedrich Hayek (1899-1992) |
Alexis de Tocqueville (1805-1859)
Mọi thứ cuối cùng đã thay đổi trong suốt thế kỷ 20. Quyền của chủ sở hữu tài sản có đối trọng là quyền của người lao động, người tiêu dùng và chính quyền địa phương; sự tập trung thu nhập và tài sản đã bị hạn chế bằng cách đánh mạnh mẽ thuế lũy tiến; và cơ hội tiếp cận giáo dục và y tế bình đẳng hơn đã được phát triển. Điều này dẫn đến sự suy giảm bền vững của bất bình đẳng, sự gia tăng tính di động, và sự gia tăng thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế. Bây giờ chúng ta biết (hoặc nên biết) rằng chìa khóa của sự thịnh vượng là giáo dục và bình đẳng (tương đối), chứ không phải là sự thánh hóa của bất bình đẳng và sở hữu. Nhưng phải trải qua những cú sốc lớn để những giải pháp mới này được thử nghiệm và không may là xã hội loài người đôi khi có những ký ức ngắn ngủi.
DSJ: Hãy chuyển sang thời điểm chính trị hiện tại, thời điểm trao cho Donald Trump nhiệm kỳ tổng thống, Brexit và sự chuyển hướng toàn cầu sang chủ nghĩa dân tộc, thường được mô tả là một phản ứng dân túy đối với việc chủ nghĩa tân tự do phá bỏ chế độ dân chủ-xã hội. Ông không thích thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy”. Tại sao vậy?
Marine Le Pen (1968-) |
DSJ: Trong quyển sách, ông gợi ý rằng cánh tả trên toàn cầu hiện nay trở nên bị chi phối bởi những gì ông mô tả là sự xuất hiện của một tầng lớp tinh hoa giáo dục Bà la môn ủng hộ sự đa dạng văn hóa. Ông nói rõ, đối thủ chính của tầng lớp quý tộc này đã từng và đang là giới thương gia cánh hữu quan tâm đến thương mại nhằm bảo vệ thị trường tự do. Không được hưởng nền giáo dục tinh hoa của Bà-la-môn cánh tả cũng như sự thịnh vượng của giới thương gia cánh hữu, những người bị loại trừ ấy nay hướng về các đảng theo chủ nghĩa bản địa, ông lập luận. Theo ông, người Bà la môn cánh tả và thương gia cánh hữu có thể thành lập một liên minh hoặc thậm chí một đảng để đối đầu với các phong trào dân tộc chủ nghĩa mới ở mức độ nào?
TP: Cánh tả Bà la môn có thể không hứa hẹn nhiều về mặt tái phân phối và các chính sách xã hội, nhưng điều này vẫn tốt hơn so với cánh hữu thương gia, đặc biệt là theo thời gian, cánh hữu thương gia ngày càng trở nên bài ngoại (như Trump là một ví dụ). Khả năng hình thành một liên minh giữa các bộ phận giàu có nhất và theo chủ nghĩa quốc tế nhất của cánh tả Bà la môn và cánh hữu thương gia tương ứng với chiến lược mà Macron đang theo đuổi ở Pháp. Vấn đề là liên minh của giới tinh hoa này có sức hấp dẫn rất hạn chế đối với các cử tri thuộc tầng lớp thấp và trung lưu-thấp và cuối cùng có thể thua trong trận chiến với liên minh chủ nghĩa bản địa bài ngoại-xã hội.
Le Pen có thể còn lâu mới giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử quốc gia ở Pháp, nhưng không phải hoàn toàn không thể là đảng của bà có thể nắm quyền kiểm soát một số vùng trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2021. Về lâu dài, liên minh của Macron giữa cánh tả Bà-la-môn và cánh hữu thương gia mở đường cho một loại Salvini[2] kiểu Pháp – Salvini là tên của cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ của Ý gần đây. Vấn đề chung mà chúng ta đang phải đối mặt là: Nếu chúng ta không mở ra những quan điểm mới về tiến bộ xã hội và công bằng kinh tế, và nếu “những người theo chủ nghĩa trung dung tân tự do” cứ giả vờ rằng chỉ có một chính sách kinh tế khả thi (về cơ bản là có lợi của những người giàu có nhất), thì chúng ta có nguy cơ là cuộc thảo luận chính trị sẽ ngày càng đề cập nhiều hơn về bản sắc, điều này sẽ tạo cơ sở chiến thắng cho những người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bản địa bài ngoại.
DSJ: Ông có rất nhiều ý tưởng về cách vượt qua sự hấp dẫn ngày càng tăng của chủ nghĩa bản địa bài ngoại, chẳng hạn như chia sẻ quyền lực trong các công ty, thuế tài sản lũy tiến, kế hoạch sở hữu tạm thời - ý tưởng rằng các chủ sở hữu tư nhân giàu có nhất phải trả lại một phần những gì họ sở hữu cho cộng đồng hàng năm để tạo điều kiện luân chuyển của cải - và làm cho EU trở nên dân chủ hơn. Tuy nhiên, vị trí của chính trị cơ sở và các phong trào xã hội trong tầm nhìn của ông về thay đổi xã hội, cả trong quá khứ và tương lai là gì?
TP: Thay đổi thực sự luôn phải đến từ chính trị cơ sở và các phong trào xã hội. Tất cả những gì tôi đang làm trong quyển sách này là cố gắng đưa vào một viễn cảnh lịch sử rộng lớn và so sánh đối với một số diễn biến đã bắt đầu xảy ra. Thuế tài sản lũy tiến hiện đang được một số ứng cử viên Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ đề xuất và Đảng Dân chủ Xã hội Đức cũng đề xuất áp dụng lại. Mọi thứ rất khác chỉ năm hay mười năm trước. Các ý tưởng về đồng quản lý và tăng quyền của người lao động trong hội đồng quản trị công ty hiện đang được thảo luận ở Anh, Pháp và Hoa Kỳ, trong khi trước đây các ý tưởng này chỉ giới hạn ở các nước như Đức và Thụy Điển. Với công dân từ khắp châu Âu, chúng tôi cũng đã phát triển một tuyên ngôn để chuyển đổi các thể chế châu Âu theo hướng chủ nghĩa liên bang-xã hội. Trên toàn thế giới, chúng ta thấy các phong trào xã hội đòi hỏi công bằng kinh tế hơn, và chúng ta cũng thấy cần phải xem xét lại việc tổ chức toàn cầu hóa kinh tế để giải quyết những thay đổi về xã hội và môi trường.
Tất nhiên, luôn có thể tiến xa hơn và nhanh hơn. Trong quyển sách của mình, tôi đề xuất các khái niệm về chủ nghĩa xã hội có sự tham gia và chủ nghĩa liên bang-xã hội để mô tả những chuyển đổi này và đưa ra quan điểm về chúng. Chủ nghĩa xã hội có sự tham gia dựa trên hai trụ cột chính: công bằng giáo dục và luân chuyển tài sản thường trực. Công bằng giáo dục phải hiệu quả và có thể kiểm chứng được, điều này hoàn toàn không xảy ra hiện nay: ở nhiều nước, bao gồm cả Pháp, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội thực sự nhận được các khoản đầu tư giáo dục nhỏ hơn so với trẻ em có hoàn cảnh xã hội thuận lợi hơn. Việc luân chuyển tài sản thường trực đòi hỏi kế hoạch “thừa kế cho mọi người” (để cân bằng lại sức mạnh thương lượng trong xã hội), nhiều quyền biểu quyết hơn cho người lao động và hạn chế việc tập trung quyền biểu quyết cho các cổ đông đơn lẻ trong các công ty lớn. Ý tưởng cơ bản của “chủ nghĩa liên bang-xã hội” là các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa các quốc gia phải tuân theo các mục tiêu ràng buộc liên quan đến công bằng xã hội, tài khóa và môi trường. Nói cách khác, bạn không thể có dòng vốn tự do và tự do trao đổi hàng hóa và dịch vụ nếu bạn không có một hệ thống các mục tiêu xã hội chung và có thể kiểm chứng được (mức lương tối thiểu, quyền lao động, v.v.), công bằng tài khóa (mức thuế chung tối thiểu đối với các tác nhân kinh tế xuyên quốc gia lớn nhất), và bảo vệ môi trường (chẳng hạn như các mục tiêu có thể xác minh được về lượng khí thải carbon).
Sẽ mất thời gian, nhưng tôi nghĩ rằng về lâu dài chúng ta sẽ đi theo hướng này. Vì một lý do đơn giản: có thể dễ dàng đi theo lộ trình của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bản địa bài ngoại mà chúng ta thấy ngày nay với Trump, Johnson, Le Pen hoặc Modi để được cử tri mến mộ ngay lập tức; nhưng về lâu dài sẽ không giải quyết được các vấn đề xã hội và môi trường mà chúng ta cần giải quyết, và những vấn đề cần giải quyết sẽ không biến mất.
DSJ: COVID-19 đã khiến thế giới bị bất ngờ, và hậu quả kinh tế sắp tới của đại dịch dường như là một cuộc khủng hoảng toàn cầu với quy mô rất khó dự đoán. Cần phải làm gì để giải quyết tình hình một cách thỏa đáng, và khả năng của các tác nhân chính trị và kinh tế bị hạn chế ở mức độ nào bởi các dàn xếp thể chế đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng trong những năm gần đây?
Vài dòng về tác giả:
Thực hiện loạt bài phỏng vấn thường xuyên với The Nation. Ông là biên tập viên quản lý của tác phẩm Modern Intellectual History (Lịch sử Trí tuệ Hiện đại) và là Nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ ở Khoa Lịch sử tại Đại học Dartmouth. Ông đang viết một quyển sách cho Nhà xuất bản Đại học Columbia với tựa đề Raymond Aron and Cold War Liberalism (Raymond Aron và Chủ nghĩa Tự do trong Chiến tranh Lạnh).
Nguồn: “Thomas Piketty: Confronting Our Long History of Massive Inequality”, The Nation, 26.3.2020.
[1] Chú thích của ND: Theo thần thoại Hy Lạp, nàng Pandora được thần Zeus dặn không được mở chiếc hộp kỳ bí. Nhưng vì tò mò, Pandora đã mở hộp và khiến cho bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh…↩ [2] Chú thích của ND: Noi con Salvini (Chúng ta với Salvini) cũng là tên của một đảng chính trị dân túy ở Ý.↩
Chú thích: