6.8.21

Làm thế nào để giải quyết nạn phá rừng? Hãy trao quyền về đất đai cho dân bản địa

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT NẠN PHÁ RỪNG? HÃY TRAO QUYỀN VỀ ĐẤT ĐAI CHO DÂN BẢN ĐỊA

Theo một báo cáo mới của Liên hợp quốc, nạn phá rừng, nạn mất đa dạng sinh học và lượng khí thải carbon đã được giảm bớt trên các lãnh thổ do các cộng đồng bản địa quản lý.

Tác giả: Rachel Ramirez

Theo một báo cáo mới, tỷ lệ phá rừng thấp hơn một cách đáng kể ở những khu rừng do người bản địa bảo vệ và quản lý.

Phát hiện này xuất phát từ việc phân tích hơn 300 nghiên cứu khoa học về rừng ở các lãnh thổ bộ tộc và dân bản địa ở Mỹ La tinh và Caribe trong hai thập kỷ qua.

Báo cáo - do Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) và Quỹ Phát triển Người bản địa Mỹ La tinh và Caribe công bố - cho thấy, bình quân rừng ở các lãnh thổ bộ tộc và dân bản địa đã được bảo tồn tốt hơn nhiều so với các khu rừng khác trong vùng.

Theo báo cáo, từ năm 2006 đến năm 2011, các khu rừng do người bản địa kiểm soát ở vùng Amazon thuộc Peru đã giảm gấp đôi nạn phá rừng so với các khu bảo tồn khác trong khu vực.

Tại Lưu vực sông Amazon, nơi có ít nhất 10% đa dạng sinh học được biết đến trên thế giới, mức độ tàn phá rừng ở các lãnh thổ bản địa từ năm 2003 đến năm 2016 thấp hơn so với các khu bảo tồn khác. Báo cáo cho thấy các lãnh thổ bản địa chiếm tổng cộng 28% lưu vực sông Amazon nhưng chỉ chiếm 2,6% lượng khí thải carbon.

Ảnh: COLLART HERVÉ/SYGMA VIA GETTY IMAGES

Phát quang rừng phá hủy trạng thái cân bằng của nước, khoáng chất và chất hữu cơ. Mối đe dọa đối với rừng nhiệt đới Amazon là mối đe dọa đối với sự cân bằng khí hậu của thế giới.

Rừng là bể chứa carbon khổng lồ và là công cụ quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu cũng như ổn định nhiệt độ và lượng mưa trong khu vực. Các lãnh thổ bản địa nắm giữ khoảng một phần ba tổng lượng carbon được lưu trữ trong các khu rừng ở Mỹ La tinh và Caribe, và 14% lượng carbon trong các khu rừng nhiệt đới trên khắp thế giới.

David Kaimowitz

David Kaimowitz, người quản lý rừng và cơ sở trang trại tại FAO và là tác giả chính của báo cáo cho biết: “Những người bản địa và hậu duệ người châu Phi trong các khu vực rừng của Châu Mỹ La tinh đã làm rất tốt công việc chăm sóc rừng của họ”.

Theo báo cáo, những cộng đồng này có nhiều thế hệ kinh nghiệm bảo vệ thiên nhiên thành công, có bề dày thành tích bảo vệ rừng. Nhìn chung, họ thường ủng hộ canh tác quy mô nhỏ hơn, đa dạng hơn, ít khai thác từ ​​đất hơn so vi các hot động công nghip.

Nhưng họ đang bị đe dọa thường xuyên từ tác động của biến đổi khí hậu cũng như sự xâm nhập của các ngành công nghiệp như sản xuất thịt bò, đậu nành, dầu cọ và nhiên liệu hóa thạch, cũng như khai thác mỏ và khai thác gỗ. Những mối đe dọa này đã tăng lên khi việc xây dựng đường xá giúp rừng dễ tiếp cận hơn và những tiến bộ công nghệ làm cho việc khai thác mỏ và canh tác ở các vùng sâu trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó, một số chính phủ đã giảm bớt sự ủng hộ đối với các quyền về đất đai của người bản địa.

Cecilia Rivas, người “lãnh đạo” những phụ nữ Kariña, một cộng đồng bản địa nhỏ sống ở trung tâm Khu bảo tồn rừng Imataca của Venezuela, đã làm việc không ngừng để bảo vệ cộng đồng của mình. Trong nhiều thập kỷ, người Kariña, giống như các cộng đồng bản địa khác trong khu vực, đã theo dõi ngành công nghiệp xâm chiếm rừng của họ để khai thác mỏ và khai thác gỗ.

“Rừng cung cấp cho chúng tôi thức ăn, nước uống và cho chúng tôi một mái nhà. Bà Rivas cũng đang làm việc để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nông lâm, nói rằng rừng không phải là một cái gì xa lạ với chúng tôi, mà đó cũng là một sinh vật sống”. “Chúng tôi chỉ lấy đúng những gì chúng tôi cần mà thôi, và không lấy thêm gì nữa.”

Bà nói, để bảo vệ rừng, các chính phủ và ngành công nghiệp cần phải lắng nghe. “Trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào, phải lắng nghe tiếng nói của các dân tộc bản địa sống trong rừng. Quan điểm của chúng tôi là quan điểm cần để định hướng cho mỗi dự án được thực hiện trên lãnh thổ của chúng tôi.”

ẢNH: MARÍA GONZÁLEZ GUEVARA

Cecilia Rivas là người “lãnh đạo” những phụ nữ Kariña, một cộng đồng bản địa nhỏ sống ở Venezuela có đất đai đang bị đe dọa bởi công nghiệp.

Một ví dụ về điều này là một sáng kiến ​​do người bản địa lãnh đạo mà bà Rivas đã thực hiện với sự giúp đỡ của chính phủ Venezuela và FAO.

Vào năm 2019, những phụ nữ Kariña đã thành lập Tukupu, một công ty lâm nghiệp do phụ nữ bản địa lãnh đạo. Công ty được đặt tên theo một loài cá nhỏ với vảy hình sọc có nguồn gốc từ khu rừng đang bị lâm nguy bởi các mối đe dọa công nghiệp. Chính phủ đã cấp cho họ 7.000 ha (17.300 mẫu Anh) ở Khu bảo tồn rừng Imataca, nơi đã từng trở thành trung tâm của các nỗ lực khôi phục nhằm hồi sinh các vùng bị phá hủy bởi khai thác gỗ và hầm mỏ. Những phụ nữ đã trồng hàng trăm vườn ươm để trồng cây phục vụ cho việc tái tạo rừng, và công ty cũng đang nỗ lực để hồi sinh quần thể cá tupuku.

Ada Marisol Recinos của tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch, người đã không tham gia vào báo cáo, cho biết: “Chúng ta cần tập trung và thực hiện chỉ đạo từ những người bảo vệ đất của bộ tộc và người bản địa để bảo vệ đa dạng sinh học của rừng và thậm chí ngăn chặn đại dịch tiếp theo”. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng phá rừng và tàn phá đa dạng sinh học làm tăng nguy cơ đại dịch do tạo điều kiện cho các mầm bệnh nguy hiểm lây lan sang người.

Recinos nói: “Sự đồng thuận khoa học này [trong báo cáo] trao cho các nhà lãnh đạo thế giới của chúng ta nhiệm vụ bảo vệ quyền của các cộng đồng bộ tộc và người bản địa”. “Nếu không, các hệ sinh thái và rừng nhiệt đới nhạy cảm, chẳng hạn như Amazon, sẽ vẫn bị đe dọa hoặc tệ hơn là đạt đến một đỉnh điểm không thể đảo ngược.”

Báo cáo đưa ra một loạt các khuyến nghị chính sách cho các chính phủ và các tổ chức quốc tế, bao gồm trao quyền lãnh thổ cho người bản địa, bồi thường cho họ về việc bảo vệ môi trường mà họ cung cấp và hỗ trợ họ thúc đẩy và phát triển lâm nghiệp bền vững.

Ông Kaimowitz cho biết: “Những áp lực [mà người bản địa phải đối mặt]... đang gia tăng với tốc độ đến mức họ cần sự trợ giúp từ bên ngoài nhiều hơn những gì họ cần trong quá khứ, vì vậy báo cáo cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế và các chính phủ hành động và làm những việc cụ thể mà chúng ta đã biết là có hiệu quả.”

Khuyến nghị chính sách mạnh mẽ nhất của báo cáo là để các chính phủ chính thức công nhận các quyền về đất đai của người bản địa và bảo đảm tôn trọng các quyền này. Báo cáo cho thấy từ năm 2000 đến năm 2012, tỷ lệ phá rừng ở các vùng lãnh thổ của người bản địa có chủ quyền về đất đai ở Bolivia, Brazil và Colombian Amazon chỉ bằng một phần ba tỷ lệ phá rừng ở các khu rừng tương tự về mặt sinh thái.

Báo cáo kết luận: Bảo đảm quyền về đất đai của người bản địa là “một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí để giảm lượng khí thải carbon”.

Các khuyến nghị khác bao gồm giải quyết tình trạng nghèo đói dai dẳng ở nhiều cộng đồng người bản địa thông qua các chương trình trả tiền để bảo tồn, ví dụ như các chương trình này đã được thực hiện ở các khu vực của Châu Mỹ La tinh và Caribe, bao gồm ở Mexico, Costa Rica, Guatemala và Ecuador.

Năm 2008, chính phủ Ecuador đã khởi động chương trình Socio Bosque cung cấp các ưu đãi tài chính cho các cộng đồng địa phương và người bản địa để bảo vệ rừng và giảm lượng khí thải trong khoảng thời gian 20 năm. Gần 200 cộng đồng đã nhận được tiền để bảo tồn khoảng 1,5 triệu ha (3,6 triệu mẫu Anh) rừng tính đến nay trong một chương trình được thiết kế để kết hợp giữa bảo tồn và xóa đói giảm nghèo. Các khu vực của Ecuador nơi Socio Bosque đã được thực hiện đã chứng kiến​​ t l phá rng gim khong 80% t năm 2008 đến năm 2016.

Kaimowitz nói với HuffPost: “Nếu chúng ta đầu tư tiền và nếu chúng ta đưa ra các quyết định chính sách mà chúng ta cần, các cộng đồng này sẽ phát triển mạnh mẽ, khí hậu của chúng ta sẽ được hưởng lợi và đa dạng sinh học sẽ được hưởng lợi.

Báo cáo được đưa ra vào thời điểm trọng tâm được đổi mới tập trung vào việc giảm mạnh lượng khí thải để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Vào tháng 4, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu đầu tiên của ông, khi ông dự kiến ​​s cng c các cam kết ca quc gia đối vi hiệp định khí hậu Paris trước Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 tại Glasgow vào tháng 11. Biden cũng đã cam kết bảo vệ 30% đất đai và đại dương của Hoa Kỳ vào năm 2030.

Kaimowitz cho biết ông hy vọng báo cáo sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới đưa tiếng nói và giải pháp của người bản địa trở thành trọng tâm trong các cam kết của họ để cứu hành tinh.

Rachel Ramirez

“Chúng tôi đã coi khu vực này như là một tổng thể. Chúng tôi đã xem xét các xu hướng tổng thể. Chúng tôi đã xác định được các nền văn hóa của người bản địa và của hậu duệ người châu Phi là gì và các yếu tố khác đã cho phép họ trở thành những người bảo vệ rừng,” ông nói. “Thực tế đó không phải là một câu chuyện cổ tích. Mà đó là khoa học.”

Vài nét về tác giả

Rachel Ramirez

Rachel Ramirez là một nhà báo độc lập chuyên viết về về chủng tộc, công bằng môi trường và khí hậu. Bà sinh ra và lớn lên ở Saipan, miền Bắc Quần đảo Mariana, nhưng hiện đang sống ở Thành phố New York. Bạn có thể tìm thấy bài viết của bà trên các báo như: Vox, The Guardian, Rolling Stone, Mother Jones, Grist, v.v…

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn:How To Tackle Deforestration? Give Indigeneous People Their Land Rights“, Huffpost, 25.3.2021.

Print Friendly and PDF