25.7.24

Sự cố gián đoạn dịch vụ IT toàn cầu đã khiến chuỗi cung ứng bị tê liệt – chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn trong tương lai

 

SỰ CỐ GIÁN ĐOẠN DỊCH VỤ IT TOÀN CẦU ĐÃ KHIẾN CHUỖI CUNG ỨNG BỊ TÊ LIỆT – CHÚNG TA CẦN CHUẨN BỊ TỐT HƠN TRONG TƯƠNG LAI

Tác giả: Sanjoy PaulTowfique Rahman

Sự cố gián đoạn dịch vụ IT vào thứ sáu vừa rồi (19/06/2024) – do lỗi cập nhật phần mềm từ công ty an ninh mạng Crowdstrike – đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.

Nhiều quốc gia đã báo cáo về tình trạng gián đoạn nghiêm trọng, bao gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Nhiều doanh nghiệp không thể truy cập vào các hệ thống và dữ liệu quan trọng, dẫn đến sự chậm trễ đáng kể và tổn thất tài chính.

Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nhiều người trong chúng ta sẽ bận tâm đến những tác động tức thời của nó đối với người tiêu dùng – hệ thống bệnh viện ngừng hoạt động, một số siêu thị chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, các chuyến bay bị hoãn và người dẫn chương trình thời sự phải đọc từ những bản ghi chú được in ra.

Đọc thêm: Sự cố gián đoạn dịch vụ IT ảnh hưởng đến các ngân hàng, sân bay, siêu thị – và một bản cập nhật phần mềm duy nhất có thể là nguyên nhân

Nhưng người ta thường quên rằng chuỗi cung ứng của chúng ta – mạng lưới phức tạp biến nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện và đưa chúng đến nơi cần thiết – cũng đã trở nên tích hợp sâu sắc với công nghệ. Chúng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong vài thập kỷ qua, các hệ thống IT tiên tiến đã được áp dụng vào chuỗi cung ứng để quản lý hàng tồn kho, điều phối vận chuyển và hậu cần, đưa ra quyết định và chia sẻ thông tin tốt hơn.

Công nghệ này đã mang lại lợi ích to lớn cho quản lý chuỗi cung ứng. Nhưng nó cũng đã tạo ra những điểm dễ bị tổn thương mới to lớn, như chúng ta vừa chứng kiến ​​tn mt. Chúng ta cn chun b tt hơn để đối mt vi nhng cuc khng hong tương t trong tương lai.

Chuỗi cung ứng phụ thuộc vào công nghệ

Các hệ thống IT tiên tiến hiện nay cho phép theo dõi thời gian thực, quản lý hàng tồn kho tự động và giao tiếp liền mạch trên toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này giúp chúng hiệu quả hơn, minh bạch hơn và phản hồi nhanh hơn.

Vận tải hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự cố gián đoạn dịch vụ vào Thứ Sáu (19/06/2024). VanderWolf Images/Shutterstock

Nhưng để đạt được độ chính xác và tốc độ như vậy, chúng cũng trở nên phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhau. Việc vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả phụ thuộc vào sự thành công kịp thời của mọi người - và tất cả các công nghệ - liên quan.

Bây giờ chúng ta đã thấy mọi thứ có thể sụp đổ nhanh chóng như thế nào.

Hệ thống giao thông nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Sau sự cố gián đoạn dịch vụ, cả các công ty vận chuyểncác cảng đều báo cáo tình trạng gián đoạn.

Nhiều người đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chuyến bay chở khách bị hủy hoặc hoãn. Nhưng công ty giao hàng Parcelhero đã cảnh báo rằng cũng có thể có những tác động lan tỏa đáng kể đối với vận tải hàng không:

Không chỉ các chuyến bay vận tải hàng không chuyên dụng bị gián đoạn mà nhiều hàng hóa và bưu kiện quốc tế không chỉ được vận chuyển trên các máy bay chở hàng được thiết kế đặc biệt mà còn trong khoang hàng của máy bay chở khách.

Các chuyên gia vận tải hàng không khác cho rằng việc phục hồi hoàn toàn có thể mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần.

Các ngành tài chính và bán lẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và cũng phải đối mặt với sự gián đoạn riêng.

Nhiều ngân hàng Úc phải đối mặt với tình trạng ngừng hoạt động, cũng như các nhà cung cấp phần mềm kế toán lớn như myob và Xero. Nhiều hoạt động bán lẻ, đặc biệt là những hoạt động có nền tảng thương mại điện tử mở rộng, đã chứng kiến ​​khách hàng phi đối mt vi s chm tr trong quá trình x lý và giao đơn hàng.

Một số tác động khác của sự cố gián đoạn dịch vụ IT này có thể không nhìn thấy ngay lập tức. Chúng ta chỉ có thể thấy các tác động này khi chúng lan truyền qua chuỗi cung ứng theo thời gian.

Các công ty có thể chuẩn bị tốt hơn như thế nào?

Bất kỳ sự gián đoạn nào trong số này nếu xảy ra riêng lẻ đều đã là một sự cố đáng kể. Việc tất cả chúng xảy ra cùng một lúc khiến cuộc khủng hoảng hôm thứ Sáu trở nên cực kỳ hiếm hoi. Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp không nên chuẩn bị. Câu hỏi là khi nào, chứ không phải liệu trong tương lai có xảy ra sự cố gián đoạn dịch vụ IT nào hay không.

Bản chất của sự cố gián đoạn dịch vụ vào thứ Sáu khiến cho tác động của nó khó có thể tránh khỏi. Nhưng không phải tất cả các mối đe dọa IT đều giống nhau. Để xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi tốt hơn, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đó cần có các kế hoạch dự phòng mạnh mẽ – ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải duy trì khả năng thực hiện các quy trình chính theo cách thủ công và sử dụng hồ sơ giấy (như nhiều doanh nghiệp đã làm vào thứ Sáu).

Nhiều máy tính trên thế giới hiển thị ‘màn hình xanh chết chóc’. Erin Hooley/AP

Một chiến lược dành cho các doanh nghiệp là đa dạng hóa nguồn phần mềm và công nghệ chính của họ. Điều này giúp tránh phụ thuộc quá mức vào những gì có thể trở thành điểm lỗi duy nhất. Rủi ro nên được theo dõi một cách chủ động, với các bài kiểm định khả năng chịu tải (stress test) và kiểm tra thường xuyên.

Đầu tư vào các biện pháp an ninh mạng cũng thường có thể ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của nhiều mối rủi ro IT. Điều này bao gồm việc thường xuyên cập nhật phần mềm, huấn luyện nhân viên về các biện pháp thực hành tốt nhất và sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến liên quan.

Đào tạo nhân viên về cách xác định và ứng phó với các vấn đề IT tiềm ẩn cũng rất quan trọng để giảm thiểu lỗi của con người. Cũng cần có các kênh truyền thông rõ ràng trong thời gian ngừng hoạt động để duy trì tính minh bạch và sự tin cậy. Các giao thức này nên được cập nhật thường xuyên.

Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Một trong những vấn đề lớn nhất cần lưu ý trong quản lý chuỗi cung ứng là rủi ro một “mắt xích” duy nhất bị đứt – có thể một nhà cung cấp chính không thể sản xuất một đầu vào cụ thể hoặc không thể vận chuyển kịp thời.

Có nhiều lựa chọn nhà cung cấp có thể giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Yuri A/Shutterstock

Ngoài việc đa dạng hóa các hệ thống phần mềm được sử dụng cho các nhiệm vụ chính, các doanh nghiệp cũng nên đa dạng hóa các nguồn đầu vào quan trọng và nhu cầu hậu cần.

Việc đa dạng hóa các nhà cung cấp giúp giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một nguồn duy nhất và có nghĩa là doanh nghiệp có các lựa chọn thay thế. Lý tưởng nhất là điều này cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động tương đối suôn sẻ khi nguồn cung bị gián đoạn.

Việc đưa hoạt động sản xuất và hậu cần về trong nước (onshore) hoặc đến một quốc gia gần đó (nearshoring) cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro từ sự gián đoạn quốc tế. Và việc rút ngắn chuỗi cung ứng bằng cách giảm số lượng trung gian có thể giảm các điểm thất bại tiềm ẩn.

Phục hồi nhanh chóng là điều quan trọng

Tốc độ phục hồi của chuỗi cung ứng sau sự cố IT hoặc khủng hoảng khác phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng đó. Nhiều chiến lược mà chúng ta đã thảo luận có thể rút ngắn đáng kể thời gian phục hồi và giảm thiểu gián đoạn hoạt động, cho phép doanh nghiệp trở lại bình thường.

Các công nghệ mới đã mang lại lợi ích cho quản lý chuỗi cung ứng, nhưng chúng cũng tạo ra những điểm dễ bị tổn thương mới khổng lồ. Việc áp dụng phương pháp chủ động đối với an ninh mạng và lập kế hoạch dự phòng không thể ngăn ngừa mọi thảm họa, nhưng vẫn là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp.

Đọc thêm: Một bản cập nhật nhỏ đã làm sập hàng triệu hệ thống IT trên toàn thế giới. Đây là một cảnh báo kịp thời

Về các tác giả:

Sanjoy Paul
Towfique Rahman

Sanjoy Paul

Phó Giáo sư về Vận hành và Quản lý Chuỗi cung ứng, Trường Kinh doanh UTS, Đại học Công nghệ Sydney

Towfique Rahman

Giảng viên, Chiến lược kinh doanh và đổi mới, Trường kinh doanh Griffith, Đại học Griffith

Tuyên bố công khai

Các tác giả không làm việc, tư vấn, sở hữu cổ phần hoặc nhận tài trợ từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào được hưởng lợi từ bài viết này và không tiết lộ bất kỳ mối quan hệ liên quan nào ngoài chức vụ học thuật của họ.

Đối tác

Đại học Công nghệ Sydney cung cấp tài trợ với tư cách là đối tác sáng lập của The Conversation AU.

Đại học Griffith cung cấp tài trợ với tư cách là thành viên của The Conversation AU.

Người dịch: Nguyễn Thị Trà Giang

Nguồn:A global IT outage brought supply chains to their knees – we need to be better prepared next time”, The Conversation, 20.7.2024.

Print Friendly and PDF